Những Câu đố Hài Hước Và Trò Chơi Tập Thể - Khám Phá ẩm Thực
Có thể bạn quan tâm
Những câu đố hài hước và trò chơi tập thể
1 Comments I – ĐỐ VUI: 1. Bệnh gì mà các bác sỹ phải bó tay ? – Bệnh gãy tay. 2. Có 1 đàn chim đậu trên cành, người thợ săn bắn cái rằm. Hỏi chết mấy con ? - 15 con, vì rằm là ngày 15. 3. Con gì ăn lửa với nước than ? - Con tàu. 4. Có một chiếc thuyền chỉ chở tối đa 2 người, nếu thêm người thứ 3 sẽ bị chìm. Hỏi tại sao người ta trông thấy trên chiếc thuyền đó có ba thằng Mỹ đen và ba thằng Mỹ trắng ngồi trên chiếc thuyền mà không bị chìm ? - Vì trên thuyền chỉ có 2 người, đó là ba của thằng Mỹ đen và ba của thằng Mỹ trắng. 5. Nắng 3 năm tôi không bỏ bạn, mưa 1 ngày sao bạn bỏ tôi, là cái gì? – Là cái bóng của mình. 6. Cái gì bằng cái vung, vùng xuống ao, đào chẳng thấy, lấy chẳng lên ? - Mặt trăng. 7. Con trai và đàn ong có điểm gì khác nhau ? - Con trai là con vật sống dưới nước, còn đàn ong sống trên cây. 8. Con gì mang được miếng gỗ lớn nhưng không mang được hòn sỏi ? - Con sông. 9. Ở Việt Nam, rồng bay ở đâu và đáp ở đâu? - Rồng bay ở Thăng Long và đáp ở Hạ Long. 10. Có một cây lê có 2 cành, mỗi cành có 2 nhánh lớn, mỗi nhánh lớn có 2 nhánh nhỏ, mỗi nhánh nhỏ có 2 cái lá, cạnh mỗi lá có 2 quả. Hỏi trên cây có mấy quả táo ? - Không có quả táo nào, vì cây lê không thể sinh ra quả táo. 11. Ở một xứ nọ, có luật lệ: Ai muốn diện kiến nhà vua thì phải nói một câu. Nếu câu nói thật thì sẽ bị chém đầu, câu nói dối bị treo cổ. Vậy để gặp được nhà vua, ta phải nói như thế nào ? – Ta phải nói: "Tôi sẽ bị treo cổ". Giải thích: Nếu câu nói này là thật thì ta sẽ bị chém đầu, nhưng nếu đem ta đi chém đầu thì câu nói "tôi sẽ bị treo cổ" là nói dối, mà nếu nói dối thì bị treo cổ, mà nếu treo cổ thì câu nói "tôi sẽ bị treo cổ" là thật ... Nhờ vậy, ta gặp được nhà vua mà vẫn bảo toàn tính mạng. 12. Một người đàn ông đi trong trời mưa. Đầu, mắt, mũi, miệng của ông ta đều bị ướt, nhưng tóc không bị ướt. Tại sao ? - Ông ta trọc đầu. 13. Ở Việt Nam, một thằng mù và ba thằng điếc đi ăn phở, mỗi người ăn một tô, mỗi tô phở 10 ngàn đồng. Tổng cộng họ phải trả bao nhiêu tiền ? - 20 ngàn đồng. 14. Có một cây cầu có trọng tải 10 tấn, có nghĩa là nếu vượt quá trọng tải trên 10 tấn thì cây cầu sẽ sập. Có một chiếc xe tải chở hàng, tổng trọng tải của xe 8 tấn + hàng 4 tấn = 12 tấn. Làm sao bác tài qua được cây cầu này ? - Bác tài cứ đi qua thôi, còn xe ở lại. 15. Nếu chỉ có một bao diêm, trong ngày mùa đông giá rét, bạn bước vào căn phòng có một cây đèn, một bếp dầu, một bếp củi, bạn thắp gì trước ? - Que diêm. 16. Một kẻ giết người bị kết án tử hình. Câu hỏi hắn ta phải chọn một trong 3 căn phòng: Phòng thứ nhất lửa cháy dữ dội, phòng thứ hai đầy những kẻ ám sát đang giương súng và phòng thứ ba đầy sư tử nhịn đói trong 3 năm. Phòng nào an toàn nhất cho hắn ? - Phòng thứ ba, vì sư tử nhịn đói trong 3 năm bị chết hết rồi. 17. Có một bà không biết bơi, xuống nước là chết. Một hôm bà đi tàu, bỗng nhiên tàu chìm nhưng bà không chết. Tại sao ? - Bà ấy đi tàu ngầm. 18. Cái gì đen khi bạn mua nó, đỏ khi bạn dùng nó và xám xịt khi bạn vứt nó ? - Than. 19. Lịch nào dài nhất ? - Lịch sử. 20. Xã nào đông nhất ? - Xã hội. 21. Quần rộng nhất là quần gì ? - Quần đảo. 22. Cái gì mà đi thì nằm, đứng cũng nằm, nhưng nằm lại đứng ? - Bàn chân. 23. Bạn có thể kể ra ba ngày liên tiếp mà không có tên là thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật ? - Hôm qua, hôm nay và ngày mai. 24. Con gì đập thì sống, không đập thì chết ? - Con tim. 25. Trong 1 cuộc thi chạy, nếu bạn vượt qua người thứ 2, bạn sẽ đứng thứ mấy ? - Thứ nhì. 26. Con trai có gì quí nhất ? - Ngọc trai. 27. Cơ quan quan trọng nhất của phụ nữ ? - Hội Liên hiệp phụ nữ. 28. Sở thú bị cháy, con gì chạy ra đầu tiên ? - Con người. 29. Khi Bec-khăm thực hiện quả đá phạt đền, anh ta sẽ sút vào đâu ? - Trái banh. 30. Câu hỏi và đáp: Hôn con heo trong nhà gọi là Hôn thú Mong được hôn gọi là Cầu hôn Vừa mới hôn gọi là Tân hôn Hôn thêm cái nữa gọi là Tái hôn Đang hôn mà bị đẩy ra gọi là Từ hôn Không cho mà cứ hôn gọi là Ép hôn Hẹn sẽ hôn gọi là Hứa hôn Vua hôn gọi là Hoàng hôn Hôn chia tay gọi là Ly hôn Vừa hôn vừa ngửi gọi là Vị hôn Hôn vào không trung gọi là Hôn gió Hôn trong mơ gọi là Hôn ước Hôn mà quá sớm thì gọi là Tảo hôn Rất thích hôn gọi là Kết hôn Hôn mà bị hôn lại gọi là Đính hôn 31. Loại nước giải khát nào chứa sắt và canxi ? - Cafe (Ca: canxi, Fe: sắt). 32. Con cua đỏ dài 10 cm chạy đua với con cua xanh dài 15 cm. Con nào về đích trước ? - Con cua xanh, vì con cua đỏ đã bị luộc chín. 33. Cái gì đánh cha, đánh mẹ, đánh anh, đánh chị, đánh em ? - Bàn chải đánh răng. II - TRÒ CHƠI: 1. Cao thấp dài ngắn: * Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo * Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân * Thời gian: 5 -> 7 phút Cách chơi: quản trò (hành động tay của mình) hô: Cao – Thấp – Dài – Ngắn. Người chơi làm theo lời quản trò, quản trò phải dần dần làm nhanh để người chơi dễ bị sai ** Chú ý: quản trò phải cho người chơi làm nháp 1 lần rồi mới bắt đầu 2. Con thỏ ăn cỏ: * Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo * Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân * Thời gian: 5 -> 7 phút Cách chơi: - Quản trò: đưa bàn tay chụm lại hô “Con thỏ” - Người chơi: lặp lại theo lời quản trò nói “Con thỏ” - Quản trò: đưa tay này qua tay kia hô “Aên cỏ” - Người chơi: làm theo và nói “ăn cỏ” - Quản trò: đưa tay lên miệng hô “Uống nước” - Người chơi: làm theo và nói “Uống nước” - Quản trò: đưa tay lên lỗ tai hô “chui vô hang”, chấp tay lại hô “thỏ ngủ” Người chơi phải làm theo quản trò nếu làm sai sẽ bị phạt, quản trò chú ý phải làm dần dần nhanh (có thể nâng lên bằng cách nói và làm khác nhau). 3. Tôi bảo: * Mục đích: tạo không khí vui tươi * Số lượng: không hạn chế * Địa điểm: ngoài sân, trong phòng * Thời gian: 2 -> 3 phút * Ban tổ chức: 1 quản trò Cách chơi: - Quản trò hô: “Tôi bảo tôi bảo” Người chơi hỏi: “Bảo gì bảo gì” - Quản trò nói: “Tôi bảo các bạn vỗ tay 2 cái” Người chơi: vỗ tay 2 lần Khi quản trò hô “tôi bảo” thì người chơi phải làm theo. Nếu như quản trò không nói “tôi bảo” mà người chơi làm thì sẽ bị phạt. 4. Thụt thò: * Mục đích: tạo không khí vui tươi * Số lượng: không hạn chế * Địa điểm: ngoài sân, trong phòng * Thời gian: 2 -> 3 phút * Ban tổ chức: 1 quản trò Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn. Quản trò hô: “Thụt” (đồng thời khuỷ tay thụt ra sau) – “Thò” (đồng thời đẩy tay lên trước). Người chơi vừa làm vừa hô theo quản trò. Quản trò phải nhanh nhẹn và hô nhiều lần, nếu người chơi làm sai sẽ bị bắt ra phạt Tương tự có thể chuyển thành nắm, mở và ngược lại động tác. 5. Mưa rơi: * Mục đích: tạo không khí sinh động * Số lượng: không hạn chế * Địa điểm: ngoài sân, trong phòng * Thời gian: 2 -> 3 phút * Ban tổ chức: 1 quản trò Cách chơi: người chơi trong phòng hoặc ngoài sân. Quản trò giơ tay lên cao thì nói “Mưa rơi mưa rơi” – quản trò đưa tay càng cao thì người chơi vỗ tay càng lớn – quản trò đưa tay thấp xuống thì người chơi vỗ tay càng nhỏ. Quản trò phải nhanh nhẹn đưa tay lên xuống liên tục – trò chơi không có phạt. 6. Ăn táo treo: Nội dung: Treo quả táo lên dây và cho các thí sinh…ăn. Ai ăn nhanh nhất sẽ thắng cuộc (sẽ rất khó xơi). 7. Nói và làm ngược: * Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo * Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân * Thời gian: 5 -> 7 phút Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn - Quản trò hô: “Các bạn hãy cười thật to” - Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ” - Quản trò hô: “Các bạn hãy nhảy lên” - Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất” Quản trò sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì người chơi phải làm ngược lại. Quản trò có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt. 8. Trò chơi 12 congiáp: Mục đích, ý nghĩa: - Rèn luyện trí nhớ, phản xạ nhớ được các con vật theo năm âm lịch. - Tạo không khí sôi nổi, vui tươi trong hoạt động thanh niên. Nội dung: Trò chơi kết bạn theo đúng tên các con vật hoặc đúng số thứ tự. Cách chơi: - Người quản trò cho tập thể xếp hình vòng tròn và đếm số theo thứ tự từ 1, 2, 3…đến 12, tương tự với các con vật trong các năm âm lịch: Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Người chơi dùng bút ghi lại số và các con vật tương ứng trên tay của mình (người số 1 ghi số 1 và chữ Tý trên tay). - Khi chơi quản trò hô các con vật hoặc các số cho người chơi kết bạn với nhau như: Tý – sửu; Tý, Mão Dần…hoặc 1, 3; 5, 4, 2;…Người chơi chạy ra khỏi hàng và tìm kiếm kết thành nhóm. Luật chơi: - Trong thời gian quy định bạn nào được gọi không kết đúng, chịu phạt. - Bạn không được gọi, chạy ra khỏi hàng chịu phạt. Chú ý: - Quản trò có thể đọc những câu văn vui như: Hôm nay mẹ đi chợ mua thịt lợn, thịt Gà, thịt Trâu…những người mang tên con vật phải chạy ra và kết thành nhóm với nhau. 9. Đếm sao: * Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo * Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân * Thời gian: 5 -> 7 phút Cách chơi: quản trò hát bài hát: “Một ông sao sáng, 2 ông sáng sao tôi đố anh chị nào từ 1 hơi đếm hết đến 10 ông sáng sao”. Người chơi được chỉ định sẽ đếm: 1 ông sao sáng, 2 ông sáng sao, 3 ông sao sáng, 4 ông sáng sao, …, 10 ông sáng sao – nếu như người chơi đếm không dứt 1 hơi thì sẽ bị phạt. 10. Hát số đếm: Hát đếm số * Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo * Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân * Thời gian: 5 -> 7 phút Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên thì người chơi bắt bàn hát theo số ngón quản trò đưa ra Ví dụ: Quản trò đưa 1 ngón tay Người chơi bắt bài hát: “Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần) Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi” Quản trò đưa 2 ngón tay: Người chơi: “2 con thằn lằn con rủ nhau cắn nhau đứt đuôi …” Quản trò cứ tiếp tục đưa lần lượt các ngón tay nếu như nhóm nào không bắt được bài hát sẽ bị phạt. 11. Tìm các con vật có từ láy: * Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo * Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân * Thời gian: 5 -> 7 phút Cách chơi: trong hội trường có bảng (nếu có). Quản trò chia ra làm 3 -> 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn lên, quản trò sẽ ra mật hiệu cho các bạn là “Tìm những con vật có từ láy” Ví dụ: chuồn chuồn, bươm bướm, … 4 đội 1 lượt và 1 người viết con này xong chạy về cho người khác lên viết tiếp … Trong vòng 5 phút đội nào viết được nhiều con vật có từ láy nhiều nhất thì đội đó thắng cuộc. 12. Đố nghề: * Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo * Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm * Địa điểm: trong phòng, ngoài sân * Thời gian: 5 -> 7 phút Cách chơi: Quản trò chia người chơi ra thành 3 nhóm và mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng. Quản trò sẽ diễn tả hành động và nhóm trưởng có 2 phút để bàn với nhóm sau đó trả lời xem là nghề gì. Quản trò phải diễn tả 1 hành động ít nhất 3 lần, nhóm nào trả lời trước thì được thêm 1 điểm. III - NHỮNG TRÒ PHẠT VUI: 1. Cao cẳng cùng cò: Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc) Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng Cách phat: - Tập thể cùng hát “Con cò có cái cổ cao cao, có cái cẳng cong cong” - Quản trò hô: Cò đâu? Cò đâu? - Người bị phạt đáp: Cò đây! Cò đây! - Quản trò: Cổ đâu? - Người bị phạt: Cổ đây! (đưa cổ, đầu ra) - Quản trò: Cẳng đâu? - Người bị phạt: Cẳng đây! (đưa chân trái ra) Người bị phạt tập trung thành một hàng dọc, chân phải co lên, người đứng sau cầm chân phải người đứng trước. Tập thể cùng nhảy lò cò quanh vòng tròn khi tập thể bắt đầu hát. 2. Múa đôi: Số người bị phạt: Tuỳ ý (hai hoặc nhiều người nhưng phải chẵn) Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng Cách phạt: Hai người bị phạt bị bịt mắt, đứng mỗi người một góc. Quản trò bắt một bài hát vui, tất cả cùng hát. Trong khi đó, 2 người bị bắt vừa múa vừa tìm đến nhau. Khi nào tìm thấy thì sẽ được về chỗ. Chú ý: Khi 2 người bị phạt càng đến gần nhau, người chơi sẽ hát to hơn, nhằm hướng dẫn họ dễ tìm ra nhau. 3. Gia đình nhà gà: Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc) Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng Cách phạt: Người bị phạt xếp một hàng dọc, và ngồi xổm. Tập thể cùng hát bài “Đàn gà trong sân”, người bị phạt nhảy quanh vòng tròn, hai tay làm cánh gà vỗ đều; vừa nhảy vừa mô phỏng theo bài hát: “Gà mà biết gáy là con gà cha… Đi làng thang trong sân có con gà, có con gà”… 4. Bữa tiệc bò: Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc) Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng Cách phạt: Tập thể cùng nói “Bò nhúng dấm nhúng dấm, bò tùng xẻo tùng xẻo, bò lúc lắc lúc lắc”. Người bị phạt đứng thành hàng dọc hoặc vòng tròn làm động tác sau: - Nhún theo điệu câu nói “Bò nhúng dấm, nhúng dấm”. - Lắc mông theo điệu câu nói “bò lúc lắc, lúc lắc” - Lấy hai tay làm như xẻo mông “bò tùng xẻo, tùng xẻo” Chú ý: Người bị phạt vừa đọc theo, vừa làm động tác, vừa đi quanh vòng tròn. 5. Vịt béo: Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc) Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do: “Đàn vịt bầu nó béo ghê. Nó xàng xê, xàng xê, xàng xê, xàng xê” Người bị phạt xếp một hàng dọc hoặc vòng tròn, khi hát được cất lên thì người bị phạt cùng đi và làm động tác: - Câu 1: đưa 2 tay lên vai và chân đi hình chữ bát - Câu 2: đưa 2 tay vòng trước bụng - Câu 3: đứng yên tại chỗ và lắc hông qua lại, cuối cùng thì nhảy qua lạI 6. Vịt lạ kỳ: Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc) Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng Cách phạt: Người bị phạt đứng thành hàng dọc hay vòng tròn. Tập thể cùng hát bài hát “Một con vịt xòe ra hai cái cánh…”, người bị phạt đi kiểu khuỵu gối và múa theo lời bài hát. Sau mỗi câu, quản trò hô “vịt què”. Người bị phạt làm động tác gãy cánh và múa tiếp.Chú ý: - Quản trò có thể múa mẫu, cùng hát vỗ tay - Quản trò có thể hô những động tác khó hơn. Ví dụ: “vịt béo”, “vịt xàng xê” - Ai làm đúng, đẹp cho về trước. Ai làm chưa đẹp, tiếp tục phạt trò khác. 7. Chú mèo đáng yêu: Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc) Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng Cách phạt: Xếp thành hàng ngang trước tập thể. Tập thể cùng hát bài “Meo meo meo rửa mặt như mèo…”, người bị phạt làm các động tác của chú mèo trong bài hát: rửa mặt, liếm tay,… 8. Vịt đẻ trứng vàng: Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc) Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do “te te te – vịt đẻ, te te te – vịt ấp, te te te – vịt nở, te te te – vịt bay”. Người bị phạt đứng theo hàng dọc hoặc vòng tròn, khi nghe hát thì hô “cạp cạp cạp…” và làm điệu bộ theo các động tác. - Vịt đẻ: hai tay để sau mông - Vịt ấp: hai tay để trước bụng - Vịt nở: hai tay để trước mặt - Vịt bay: hai tay giang ra hai bên 9. Âm vang Tây Nguyên: Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc) Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng Cách phạt: Người bị phạt được xếp thành hàng dọc hoặc vòng tròn Tập thể cùng hát theo nhịp điệu “Cắc cùm cùm, cắc cùm cùm, cắc cum cum cùm cum” (hát nhiều lần từ chậm đến nhanh) Hai tay người bị phạt đứng sau ôm eo người đằng trước, và làm động tác theo nhịp điệu của bài hát như: lắc mông, lắc eo, nhún lên, ngồi xuống, uốn éo,… Khi bài hát dừng chỗ nào, người bị phạt giữ nguyên động tác đó, không được nhúc nhích. Ai nhúc nhích sẽ bị phạt trò khác. 10. Chú ếch lông bông: Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc) Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do: “Ếch nhông nhông, ếch nhông nhông. Ngựa ta phi như gió vượt qua đồi núi. Ếch nhông nhông, ếch nhông nhông. Ngựa ta phi như gió vượt qua núi đồi”. Người bị phạt xếp hàng dọc hoặc vòng tròn. Khi bài hát được cất lên người bị phạt làm động tác sau: tập thể xuống tấn, hai tay như đang tưởng tượng cầm dây cương. - Câu 1: đứng yên tại chỗ, hông lắc qua lại - Câu 2: nhảy về phía trước - Câu 3 và 4: giống như câu 1 và 2 Khi bài hát được lập lại lần 2 thì nhảy lui. Sưu tầmUnknown
1 nhận xét:
- Nguyễn Phúc Bảo Châulúc 21:49 25 tháng 7, 2023
Mấy lúc rãnh mình cũng hay tìm mấy câu đố vui để giải trí lắm, cảm ơn ad nhiều
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
Từ khóa » Các Trò Chơi đố Vui Tập Thể
-
Các Trò Chơi Sinh Hoạt Tập Thể | Sinh Viên
-
40+ Trò Chơi Tập Thể Hấp Dẫn Và Vui Nhộn - VietPower
-
Những Câu Hỏi Vui Và Các Trò Chơi Tập Thể - 123doc
-
Những Câu Hỏi Vui Và Các Trò Chơi Tập Thể - Tài Liệu Text - 123doc
-
30 Trò Chơi Tập Thể Hoạt Náo Hay, Dễ Và Vui Nhộn Nhất - Top10tphcm
-
25 Trò Chơi Tập Thể Hay Và Vui Nhộn Nhất
-
+100 Trò Chơi Tập Thể Vui Nhộn - HƯƠNG THẢO PRO
-
Top 10 Trò Chơi Tập Thể Hấp Dẫn Và Vui Nhộn Nhất Hiện Nay
-
Một Số Trò Chơi Dùng Cho Sinh Hoạt Tập Thể
-
Các Trò Chơi Tập Thể Trong Lóp Học Vui Nhộn | Quà Việt
-
Những Trò Chơi Tập Thể Hay Gắn Kết được Mọi Người
-
89. Trò Chơi Tập Thể - YouTube
-
Gợi ý 21 Trò Chơi Hoạt Náo Trên Xe Cho Hướng Dẫn Viên
-
Top 10 Trò Chơi để Tổ Chức Sinh Hoạt Tập Thể Thú Vị Nhất - Tikibook