Những Câu Hỏi Day Dứt Trên Diễn đàn Quốc Hội - Báo Yên Bái

Thứ bảy, 30/11/2024 English Truyền hình Infographics Báo in Chuyên mục +
  • Chính trị +
    • Xây dựng Đảng
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Yên Bái - Lào Cai hợp tác cùng phát triển
    • Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh Yên Bái
    • Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp
    • Nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân
  • Kinh tế +
    • Phòng chống thiên tai
    • Giảm nghèo bền vững
    • Cấp bách phòng chống dịch tả lợn châu Phi
    • Ô tô - xe máy
  • Vấn đề hôm nay
  • Xã hội +
    • Y tế
    • Quảng cáo
    • Giáo dục
    • Pháp luật
    • Cải cách hành chính
    • Kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7
  • Giáo dục
  • Pháp luật
  • Thế giới +
    • Chuyện bốn phương
    • Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội
  • Thể thao +
    • Giải Việt dã Báo Yên Bái lần thứ XVII
    • Euro 2024
    • Đại hội TDTT tỉnh Yên Bái lần thứ IX
  • Văn hóa +
    • Ảnh
    • Làm đẹp
  • Du lịch - Lễ hội +
    • Ẩm thực
    • Tôn vinh “Nghệ thuật xòe Thái”
  • Ảnh
  • Biển đảo quê hương
  • Quảng cáo
  • Euro 2024

Chính trị

Những câu hỏi day dứt trên diễn đàn Quốc hội

  • Cập nhật: Thứ năm, 2/6/2022 | 7:49:23 AM
  • Google News
  • Facebook
  • Twitter
  • Phiên thảo luận về kinh tế xã hội năm 2021 và những tháng đầu năm 2022 tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đang diễn rất sôi nổi, thẳng thắn và đầy hơi thở cuộc sống khi các đại biểu đã thay mặt cử tri gửi gắm niềm phấn khởi, lạc quan, tin tưởng, song cũng không ít băn khoăn, lo lắng.

    Đại biểu Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện kế hoạch KT-XH tại kỳ họp thứ 3.
    Đại biểu Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện kế hoạch KT-XH tại kỳ họp thứ 3.

    Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đồng hành của Quốc hội, sự điều hành quyết liệt, linh hoạt của Chính phủ đã tạo được sự đồng lòng, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân, thực hiện tốt mục tiêu kép là phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế - xã hội, thể hiện qua các con số cụ thể sinh động. Nhiều đại biểu khẳng định, kết quả đó là điều dường như không tưởng, nếu chúng ta nhớ lại bối cảnh năm 2021, diễn biến dịch vô cùng phức tạp, nhiều nơi có nguy cơ chìm vào thảm hoạ của đại dịch Covid-19, hàng loạt các doanh nghiệp đóng cửa đứng bên bờ vực phá sản, dòng người lao động rời bỏ các trung tâm kinh tế lũ lượt kéo nhau về quê, lần đầu tiên trong lịch sử kinh tế tăng trưởng âm 6,1% vào quí 3/2021, đặc biệt là các trung tâm kinh tế lớn âm càng sâu như Hà Nội âm 7,02% và TP HCM âm 24,3%. Trong bối cảnh đó, chúng ta chỉ mong thu ngân sách đạt kế hoạch để không làm vỡ chỉ tiêu kế hoạch bội chi, chứ ít ai dám mơ đến con số thu ngân sách vượt 16,8% so với kế hoạch thu năm 2021 và 5 tháng đầu năm 2022 đã đạt 57%, tiếp tục hứa hẹn một năm "bội thu” ngân sách. Đó là nhờ những lỗ lực của chúng ta đã lội ngược dòng chống dịch một cách ngoạn mục với việc bao phủ vaccine thần tốc, cũng như các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi có hiệu quả, để có được cuộc sống trở lại bình thường như hôm nay – đại biểu khẳng định. Điểm tích cực, kết quả đạt được đã rõ, đáng được ghi nhận, song đại biểu Quốc hội cũng nêu hàng loạt hạn chế, tồn tại ở hầu hết các lĩnh vực mà đáng ra cần được xử lý quyết liệt hơn, kịp thời hơn để mang lại hiệu quả cao hơn. Đó là về vấn đề chậm giải ngân, thực hiện các gói hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội. Quy mô gần 350.000 tỷ đồng được Quốc hội thảo luận thông qua một cách khẩn trương nhưng đến nay có vẻ như chưa qua được vòng thủ tục, tiến độ rất chậm, mặc dù đã có cơ chế đặc. Đặt câu hỏi chúng ta có lý do để chậm hay không, có đang lãng phí cơ hội, thời gian hay không, đại biểu mong sự hành động quyết liệt hơn để không lỡ nhịp, không bỏ lỡ cơ hội và không để những hy vọng của người dân cùng với thời gian trở thành nguội lạnh. Giải ngân vốn đầu tư công chậm và không đạt kế hoạch - một vấn đề mà gần như kỳ họp nào cũng được đặt lên bàn nghị sự như một hạn chế phải xử lý. Đại biểu cho rằng việc tăng cường kiểm soát, chỉ ra được tổ chức, cá nhân có trách nhiệm về việc triển khai chậm trễ này là việc làm cần thiết để các quyết sách của Nhà nước được thực thi nghiêm túc, có hiệu lực, hiệu quả rõ rệt, đáp ứng được sự mong đợi của người dân. Các vấn đề "nóng” được dư luận đặc biệt quan tâm thời gian qua được rất nhiều ý kiến đề cập chính là biểu hiện lệch lạc trong các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp; hành vi lợi dụng chính sách, nhất là trong phòng, chống dịch để "đục nước béo cò”. Nhiều sai phạm được phát hiện, hàng loạt cá nhân, tổ chức đã và đang bị xử lý nghiêm minh, trong đó có không ít cán bộ quản lý. Điều băn khoăn là bằng cách nào mà các tổ chức, cá nhân đó vượt qua được các cơ quan quản lý nhà nước một cách dễ dàng như vậy? Sao lại có những cái "bắt tay” cấu kết trên đau khổ của người dân trong đại dịch như vậy! Ở một góc độ khác, như một đại biểu chia sẻ, hệ thống y tế đã trải qua những giờ phút không thể nào quên. Những thành công đã được xã hội ghi nhận bằng nhiều hình thức và những sai lầm đã phải trả giá đúng theo nguyên tắc công - tội phân minh. Vấn đề đặt ra là sau cơn bão lớn, việc phục hồi và phát triển tốt hơn một ngành trụ cột trong an sinh xã hội sẽ diễn ra như thế nào? Tìm được câu trả lời không hề dễ dàng, nhất là khi đang có sự bối rối, loay hoay chưa tìm được đường đi cho đúng, vì đi đâu cũng vướng, làm gì cũng có thể sai. Đối với giao thông, một quốc gia gần 100 triệu dân nhưng theo đại biểu, các vấn đề về giao thông giải quyết quá chậm, nhất là những vấn đề lớn phải tính toán cho cả một giai đoạn vài chục năm như: Đường sắt tốc độ cao, đường sắt nội đô metro, các tuyến đường vành đai ở các đô thị lớn, cao tốc trục ngang liên vùng. Đây là những vấn đề mang tính chiến lược, tầm nhìn dài hạn, nếu chúng ta không bắt tay vào ngay sẽ không biết đến bao giờ mới có được hạ tầng giao thông hiện đại để phát triển. Vấn đề nông nghiệp - nông dân - nông thôn vẫn luôn là lĩnh vực được cử tri gửi gắm nhiều điều đến nghị trường. Câu chuyện các yếu tố đầu vào của sản xuất, đầu ra của nhiều loại sản phẩm hàng hóa vẫn còn phụ thuộc lớn vào một thị trường tiếp tục được nêu ra, với hình ảnh hàng ngàn xe nông sản bị ách tắc tại các cửa khẩu trong khi "không thể kêu gọi giải cứu hàng hóa mãi”. Rồi vấn đề lao động trong nông nghiệp, chắc chưa một ai quên hình ảnh đón hàng triệu lao động trở về từ tâm dịch để rồi "chúng ta giật mình và đau lòng, phải chăng sự phát triển bên cạnh những thành tựu đã kéo một bộ phận người nông dân ra khỏi ruộng vườn để rồi tiếp tục rơi vào vòng luẩn quẩn tìm kiếm việc làm, tìm kiếm kế sinh nhai để sống”. Day dứt hơn, đại biểu mang theo tâm tư nặng trĩu của người nông dân đang oằn mình trong bão giá, mà nếu không quan tâm khắc phục sớm sẽ dẫn đến một nghịch lý là chính nông dân - người tự sản xuất lương thực và đảm bảo an ninh lương thực sẽ rơi vào đói do nghèo. Nhiều vấn đề "nóng" được các đại biểu Quốc hội thảo luận thẳng thắn trên nghị trường. Đại biểu cũng bày tỏ xót xa khi thực trạng một số di sản văn hóa bị đối xử tệ hại ngay trước mắt, trong khi mỗi di sản văn hóa là một thông điệp mà tổ tiên, các thế hệ đi trước để lại cho các thế hệ hôm nay và cả mai sau, ghi dấu lịch sử oai hùng. Không ít ý kiến lo lắng vấn đề sức khỏe tâm thần và công tác tư vấn tâm lý học đường; bức xúc trước hậu quả đáng buồn về bạo lực học đường; đau xót khi số liệu thống kê cho thấy trung bình mỗi ngày có 5 trẻ em bị đuối nước, đứng đầu trong các tai nạn, thương tích của trẻ. Và còn hàng loạt vấn đề khác đã và đang được Quốc hội, Chính phủ lắng nghe, giải trình, phân tích, gợi ý các giải pháp để có những quyết sách kịp thời, đáp ứng nguyện vọng, mong mỏi của cử tri, cũng như góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thời gian tới. (Theo VOV)

    • Twitter
    Các tin khác

    Thành công từ đại hội chi bộ cơ sở ở Văn Chấn

    Cấp ủy Chi bộ Tổ dân phố số 1, thị trấn Nông trường Liên Sơn, huyện Văn Chấn chuẩn bị tài liệu tổ chức Đại hội Chi bộ.

    Đại hội chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở nhiệm kỳ 2022 - 2025 của huyện Văn Chấn diễn ra trong tháng 5/2022 đã thể hiện được tư tưởng đổi mới từ việc kiểm điểm tổng kết nhiệm kỳ 2020-2022, xác định mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp chủ yếu của nhiệm kỳ mới. Đặc biệt, việc thảo luận góp ý kiến vào dự thảo văn kiện, công tác nhân sự đảm bảo quy định và sự chỉ đạo của cấp trên, góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của chi bộ và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong xây dựng chi bộ ngày càng trong sạch, vững mạnh.

    Yên Bái thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ quan hành chính Nhà nước

    Cán bộ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh trong giờ làm việc.

    Những năm qua, việc thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở trong các cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Yên Bái theo Nghị định số 04 của Chính phủ và Thông tư số 01 của Bộ Nội vụ đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

    UBND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 6: Phấn đấu hoàn thành vượt mức kịch bản tăng trưởng quý II

    Chiều 1/6, dưới chủ trì của đồng chí Trần Huy Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức phiên họp thường kỳ đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 5, triển khai nhiệm vụ tháng 6/2022 và quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền.

    Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu: Ngành y "đụng đâu cũng vướng, làm gì cũng có thể sai"

    Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu.

    Phát biểu tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội sáng 1-6, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Bình Định) cho biết số lượng bệnh nhân COVID-19 đã giảm và số lượng tử vong do COVID-19 của Việt Nam nhiều ngày nay gần như không có.

    Xem các tin đã đưa ngày:
    Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
    Chọn 12345678910111213141516171819202122232425262728293031 Chọn Tháng Một Tháng HaiTháng BaTháng TưTháng NămTháng SáuTháng BảyTháng TámTháng ChínTháng MườiTháng Mười MộtTháng Mười Hai

    Từ khóa » Diễn đàn Quốc Hội