NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP CỦA NGƯỜI BỆNH UNG THƯ ...
Có thể bạn quan tâm
BVK - Có nhiều phương pháp để điều trị ung thư vú như phẫu thuật; hóa, xạ trị; điều trị nội tiết ....., việc chỉ định điều trị như thế nào còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người bệnh; kích thước và sự phát triển của khối u ; độ tuổi và tiền sử bệnh của bệnh nhân .....
Phẫu thuật
Phẫu thuật là việc thực hiện cắt bỏ khối u, các bác sĩ phẫu thuật loại bỏ các tế bào ung thư bảo tồn tối đa vú cho người bệnh. Đây là một sự lựa chọn khả thi khi khối u chưa lan rộng.
Bác sĩ có thể phẫu thuật chỉ loại bỏ khối u trong vú hoặc cắt bỏ hoàn toàn tuyến vú. Phẫu thuật này nhằm loại bỏ toàn bộ vú có tế bào ung thư, các hạch bạch huyết dưới cánh tay, lớp thành ngoài cơ ngực.
Xạ trị
Xạ trị là sử dụng chùm tia năng lượng cao hoặc các dạng tia phóng xạ khác để tiêu diệt các tế bào ung thư hay ngăn ngừa chúng phát triển và giảm nguy cơ tái phát.
Hóa trị
Hóa trị là sử dụng thuốc để làm các tế bào ung thư ngừng phát triển. Phương pháp này có thể được sử dụng để làm giảm sự phát triển của khối u trước khi phẫu thuật loại bỏ. Hóa trị cũng có thể được dùng sau phẫu thuật để ngăn ngừa khối u tái phát triển.
Ngoài ra còn phương pháp nữa được nhiều người bệnh quan tâm đó là điều trị nội tiết. Và bài viết dưới đây sẽ là một số câu hỏi thường được quan tâm, giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này.
Vậy điều trị nội tiết là gì?
Điều trị nội tiết được biết đến là một phương pháp điều trị đích trong ung thư vú.
Tình trạng thụ thể nội tiết dương tính hay không được xác định qua xét nghiệm nhuộm hóa mô miễn dịch bệnh phẩm khối u, hoặc tổ chức di căn của ung thư vú. Có khoảng 70–80% phụ nữ ung thư vú có thụ thể nội tiết (ER và/hoặc PR) dương tính, những bệnh nhân này có chỉ định điều trị với phương pháp điều trị nội tiết. Theo đó tất cả các thuốc nội tiết đều tác động đến mục tiêu đích là các thụ thể estrogen (ER) của tế bào có thụ thể ER, nó sẽ làm giảm lượng estrogen hay làm cho estrogen không gắn được với thụ thể nội tiết hoặc làm giảm số lượng thụ thể nội tiết của tế bào u, giúp nâng cao hiệu quả điều trị ung thư vú.
Bệnh nhân nào có lợi ích của điều trị nội tiết? Khi nào điều trị nội tiết bậc 1 và bậc 2?
Liệu pháp điều trị nội tiết cho bệnh nhân ung thư vú được chỉ định trên những bệnh nhân ung thư vú có thụ thể nội tiết (ER/PR) dương tính. Khoảng 60-70% bệnh nhân ung thư vú có thụ thể nội tiết dương tính. Xét nghiệm này được xác định bằng phương pháp nhuộm hóa mô miễn dịch trên bệnh phẩm khối u vú, hoặc tổ chức hạch, mô di căn của ung thư vú. Mục đích của biện pháp điều trị này là ngăn chặn estrogen gắn vào các thụ thể trên tế bào ung thư hoặc giảm sản xuất estrogen của cơ thể. Lựa chọn phương pháp điều trị nội tiết nào phụ thuộc vào tình trạng kinh nguyệt (chưa mãn kinh hay đã mãn kinh), giai đoạn bệnh, các bệnh lý kèm theo như tim mạch hay loãng xương, và các tác dụng phụ mà bệnh nhân gặp phải trong quá trình điều trị.
Điều trị nội tiết thường được chỉ định sau phẫu thuật với ung thư vú chưa di căn để giảm khả năng tái phát (điều trị bổ trợ, điều trị hỗ trợ), hoặc để kiểm soát các tổn thương tái phát, di căn trên những bệnh nhân ung thư vú tái phát, di căn.
Thời gian điều trị nội tiết bổ trợ thường 5 năm, có thể kéo dài tới 10 năm. Với giai đoạn tái phát, di căn, liệu pháp nội tiết được điều trị đến khi bệnh tiến triển hoặc có độc tính nặng phải dừng điều trị nội tiết. Việc bệnh nhân kháng với một phương pháp điều trị nội tiết, có thể tiếp tục phương pháp điều trị nội tiết khác theo chỉ định của bác sĩ ung thư.
Các thuốc nội tiết được chỉ định trong điều trị bổ trợ ung thư vú gồm thuốc thuốc nội tiết bậc 1 tamoxifen (các thuốc bậc một khác như raloxifene, toremifene ít được sử dụng) hoặc các thuốc kháng aromatase, thường được gọi là thuốc nội tiết bậc 2 (anastrozole, letrozole, exemestane). Với giai đoạn di căn, ngoài hai loại thuốc trên còn các thuốc khác sử dụng đơn chất hoặc kết hợp với thuốc nội tiết khác để tăng hiệu quả điều trị. Các thuốc đó bao gồm fulvestrant (Faslodex), abemaciclib (Verzenio), palbociclib (Ibrance), ribociclib (Kisqali), everolimus (Afinitor). Tuy nhiên một số thuốc trên còn chưa có ở Việt Nam, giá thành cao, nên ít bệnh nhân có thể tiếp cận điều trị.
Với các bệnh nhân ung thư vú chưa mãn kinh, chỉ định điều trị thường điều trị tamoxifen (bậc 1) có hoặc không kết hợp với ức chế buồng trứng. Nếu bệnh nhân ung thư vú chưa mãn kinh có chỉ định điều trị kết hợp các thuốc nội tiết bậc 2 (anastrozole, letrozole, exemestane), thì cần được cắt buồng trứng hoặc tiêm thuốc bất hoạt buồng trứng để bệnh nhân trở nên mãn kinh trước khi điều trị các thuốc trên.
Với bệnh nhân ung thư vú đã mãn kinh, tùy theo bệnh nhân bác sĩ có thể lựa chọn điều trị nội tiết bậc 1 hay bậc 2. Với bệnh nhân đã mãn kinh, điều trị nội tiết bậc 2 cho hiệu quả giảm tỉ lệ tái phát hơn so với nội tiết bậc 1. Tuy nhiên tùy theo khả năng dung nạp và các bệnh lý kèm theo, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ hợp lý cho bệnh nhân.
Tác dụng phụ của điều trị nội tiết?
Một số tác dụng không mong muốn của tamoxifen: cơn nóng bừng mặt, khô rát âm đạo, tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc mạch, tăng nguy cơ ung thư thân tử cung, đặc biệt ở bệnh nhân trên 50 tuổi và dùng tamoxifen đến 10 năm. Tuy nhiên, lợi ích của việc phòng tái phát ung thư vú cao hơn nhiều so với nguy cơ mắc các bệnh lý khác. Vì vậy việc điều trị cần được theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa ung thư để có biện pháp xử trí kịp thời.
Một số tác dụng phụ không mong muốn: tác dụng phụ thường gặp của thuốc ức chế aromatase là loãng xương, gãy xương, đau cơ khớp. Vì vậy bệnh nhân điều trị thuốc ức chế aromatase cần được theo dõi tình trạng loãng xương và điều trị kịp thời, có chế độ ăn bổ xung canxi và vitamin D đầy đủ. Một số bệnh nhân có thê được chỉ định điều trị các thuốc biphosphonat (Zometa) để giảm tỉ lệ loãng xương và các biến cố do loãng xương.
Tuy nhiên cũng cần phân biệt đau xương do tác dụng phụ của thuốc, do tình trạng loãng xương, hay có thể do bệnh nhân có ung thư vú di căn xương.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần thông báo các triệu chứng và tác dụng phụ gặp phải để bác sĩ có chế độ điều chỉnh hợp lý theo chỉ định.
Khi nào có thể sinh con sau khi điều trị ung thư vú? Thuốc nội tiết có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Mang thai và sinh con sau khi bị ung thư vú có làm tăng tỉ lệ tái phát ung thư vú?
Ung thư vú chủ yếu gặp ở phụ nữ trung niên, với độ tuổi trung bình khoảng 50 tuổi. Tuy nhiên cũng có tỉ lệ ung thư vú ở tuổi trẻ, đặc biệt độ tuổi mắc bệnh ở các nước Châu Á thường trẻ hơn các nước Châu Âu và Mỹ. Với bệnh nhân ung thư vú trẻ tuổi sau điều trị, câu hỏi thường gặp về việc có thể sinh con không? Việc sinh con có làm tăng tỉ lệ tái phát? Thời điểm nào là hợp lý để sinh con và các thuốc nội tiết đang điều trị có thể ảnh hưởng đến con không?
Đối với bệnh nhân ung thư vú, việc điều trị có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của bệnh nhân. Ví dụ hóa chất có thể làm suy giảm chức năng buồng trứng, các biện pháp điều trị như ức chế buồng trứng, thuốc nội tiết kéo dài 5 năm có thể ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng cũng như quá tuổi sinh sản. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân ung thư vú sau điều trị vẫn có thể sinh con. Nếu bệnh nhân có nguyện vọng muốn sinh con sau điều trị, cần thông báo với bác sĩ điều trị để có phương án điều trị hợp lý bảo vệ tối đa chức năng buồng trứng.
Khoảng 30% bệnh nhân ung thư vú sẽ tái phát trong vòng 15 năm sau điều trị, và khoảng thời gian tái phát thường gặp nhất là trong 5 năm đầu, đặc biệt năm đầu sau kết thúc điều trị. Vì vậy các chuyên gia khuyên bệnh nhân nên đợi ít nhất 2 năm sau điều trị để theo dõi bệnh có tái phát hay không trước khi quyết định sinh con. Việc có thai, sinh con trong khi bệnh tái phát không những ảnh hưởng tới việc lựa chọn các phương pháp điều trị hợp lý mà còn ảnh hưởng đến các vấn đề tâm lý, xã hội, vì với bệnh nhân ung thư vú di căn, hiện chưa thể chữa khỏi, mục đích điều trị là kéo dài thời gian sống và việc điều trị thường kéo dài liên tục.
Các phương pháp điều trị hóa trị, điều trị đích, thuốc nội tiết đều gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Vì vậy nếu bệnh nhân có ý định sinh con, cần thông báo với bác sĩ điều trị để có hướng điều trị hợp lý, và cần dừng các thuốc điều trị nội tiết ít nhất 3 tháng trước khi có thai. Đa số các thuốc điều trị ung thư vú đều được khuyến cáo không được tiếp tục sử dụng khi cho con bú. Vì vậy nếu bệnh nhân đang cho con bú mà điều trị ung thư thì cần thông báo với bác sĩ để có hướng dẫn cụ thể.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc có thai hay cho con bú không ảnh hưởng tới việc tăng khả năng tái phát bệnh ung thư. Cũng không có bằng chứng cho thấy các trẻ em được những bệnh nhân ung thư vú sinh ra có bất thường về tỉ lệ tử vong cũng như dị tật. Vì vậy bệnh nhân ung thư vú có thể sinh con sau khi điều trị. Tuy nhiên bệnh nhân cần được sự tư vấn, theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ chuyên về ung thư trước khi có ý định có thai, trong và sau quá trình sinh con.
Từ khóa » Er Pr Không Chịu Vào Hóa Chất
-
Ung Thư Vú ER Dương Tính: Loại Ung Thư đáng được Quan Tâm
-
NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP TRONG ĐIỀU TRỊ NỘI TIẾT UNG ...
-
Tìm Hiểu Về Sự Khác Biệt Giữa Thể Ung Thư Vú HER2 Dương Tính Và ...
-
Chia Sẻ Kinh Nghiệm điều Trị Ung Thư Vú – Tập 4
-
HÓA, XẠ TRỊ UNG THƯ TUYẾN VÚ | Khám Bệnh ở Đà Nẵng
-
Cụ Bà 70 Tuổi ở Hà Nội Sống Khoẻ Sau Ung Thư Di Căn
-
Các Thụ Thể Nội Tiết Trong Ung Thư Vú | Vinmec
-
Giải Thích Các Thuật Ngữ Trong Kết Quả Giải Phẫu Bệnh đối Với Ung ...
-
Các Phương Pháp điều Trị Ung Thư Vú | TCI Hospital
-
Hướng Dẫn Chẩn đoán Và điều Trị Ung Thư Vú (P1) | BvNTP
-
Ung Thư Vú - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
[PDF] BỘ Y TẾ - Cổng Thông Tin điện Tử Tỉnh Bắc Giang
-
[PDF] đánh Giá Kết Quả Hóa Trị Bổ Trợ Phác đồ Tac Trong Bệnh
-
Hướng Dẫn Chẩn đoán Và điều Trị Ung Thư Vú - Health Việt Nam