Những Câu So Sánh Vật Với Vật

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

tìm thêm 1 VD:

-so sánh giữa người với người

-so sánh giữa vật với vật

-so sánh giữa vật với người

-so sánh cái cụ thể với cái trừu tượng

Các câu hỏi tương tự

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 6
  • Đề Kiểm Tra Ngữ Văn Lớp 6
  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 1
  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 2
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 6
  • Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1
  • Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2

Câu 1 (trang 18-19 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 1, trang 25 SGK: Với mỗi mẫu so sánh gợi ý dưới đây, em hãy tìm thêm một ví dụ:

a, So sánh đồng loại

– So sánh người với người

– So sánh vật với vật

b, So sánh khác loại:

– So sánh vật với người

– So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng

Trả lời:

Ví dụ
So sánh đồng loại So sánh người với người Bà ngoại em hiền dịu như một bà tiên
So sánh vật với vật Những bông hoa gạo như những ngọn lửa cháy rực trên cây
So sánh khác loại So sánh vật với người

Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan

So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng

Ai rằng công mẹ như non

Thật ra công mẹ lại còn lớn hơn

Câu 2 (trang 19 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 2, trang 26 SGK: Dựa vào những thành ngữ đã biết, hãy viết tiếp vế B vào những chỗ trống dưới đây để tạo thành phép so sánh:

– khỏe như …

– đen như …

– trắng như …

– cao như …

Trả lời:

– khỏe như voi

– đen như than

– trắng như tuyết

– cao như cột cờ

Câu 3 (trang 19-20 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 3, trang 26 SGK: Hãy tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong các bài Bài học đường đời đầu tiên và Sông nước Cà Mau

Trả lời:

– Những câu có sử dụng phép so sánh trong bài Bài học đường đời đầu tiên: Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện, như người cởi trần mặc áo gi-lê.

– Những câu có sử dụng phép so sánh trong bài Sông nước Cà Mau: sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện, cá nước bơi hàng đàn đen trũi như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

Câu 4 (trang 20 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Tìm và phân tích so sánh (theo mô hình của so sánh) trong các câu thơ sau:

a, Ngoài thềm rơi cái lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng

b,

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay

Trả lời:

a,

Vế A Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B
Tiếng rơi mỏng như là rơi nghiêng

b,

Vế A Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B
Quê hương chùm khế ngọt
Quê hương đường đi học

Câu 5 (trang 20-21 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Tìm 5 thành ngữ có cấu trúc so sánh. Đặt câu với một thành ngữ trong số đó.

Trả lời:

Năm thành ngữ: Nhanh như chớp, xấu như quỷ, đen như than, đỏ như máu, nóng như lửa.

Câu: Thời tiết hôm nay nóng như lửa.

Câu 6 (trang 21 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Viết một đoạn văn ngắn tả Dế Mèn. Trong đó có sử dụng phép so sánh.

Trả lời:

Dế Mèn là nhân vật chính của truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”. Đó là một chàng dế thanh niên cường tráng, có vẻ đẹp khỏe khoắn như một anh thanh niên lực lưỡng. Dế Mèn có đôi càng mẫm bóng, những móng vuốt sắc nhọn cứng cáp. Đôi cánh như cái áo dài phủ kín tận chấm đuôi. Cả người sáng lên một màu nâu bóng mỡ soi gương được.

Đua top nhận quà tháng 3/2022

Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5* nếu câu trả lời hữu ích nhé!

  • phamha18015
  • Câu trả lời hay nhất!
  • 08/03/2020

  • Cám ơn 2
  • Báo vi phạm

a) So sánh đồng loại

- So sánh người với người:

Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo

Khi đến trường, cô giáo như mẹ hiền.

(Lời bài hát)

- So sánh vật với vật:

Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ […].

(Vũ Tú Nam)

b) So sánh khác loại

- So sánh vật với người:

Ngôi nhà như trẻ nhỏ

Lớn lên với trời xanh.

(Đồng Xuân Lan)

Bà như quả đã chín rồi

Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng.

(Võ Thanh An)

- So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:

Trường Sơn: chí lớn ông cha

Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.

(Lê Anh Xuân)

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

(Ca dao)

Gợi ý: Có thể lấy thêm các ví dụ sau.

a) So sánh đồng loại

- Người với người:

Người là Cha, là Bác, là Anh

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu đỏ.

(Tố Hữu)

- Vật với vật:

Những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ.

(Đoàn Giỏi)

b) So sánh khác loại

- Vật với người:

Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.

(Thép Mới)

Trẻ em như búp trên cành,

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

(Bác Hồ)

- So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:

Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.

(Tố Hữu)

Tình yêu Tổ quốc là đỉnh núi, bờ sông,

Những lúc tột cùng là dòng huyết chảy.

(Xuân Diệu)

Từ khóa » Ví Dụ Về So Sánh Vật Với Người