Những Câu Trả Lời Phỏng Vấn Thông Minh, đảm Bảo Trúng Tuyển ...
Có thể bạn quan tâm
Đi phỏng vấn là nỗi sợ của không ít bạn trẻ, nhất là những người mới ra trường. Làm sao để đưa ra những câu trả lời phỏng vấn thông minh, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, thuyết phục được họ trao cho bạn việc làm? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ “tất tần tật” các bí kíp trọng yếu nhất!
- Top danh sách câu hỏi cho nhà tuyển dụng nhân sự
- Lần đầu đi phỏng vấn xin việc: mắc phải 6 sai lầm, có thể bị loại ngay
Để có được những câu trả lời phỏng vấn thông minh là cả 1 nghệ thuật. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng nếu bạn không có tố chất cần thiết, bạn hoàn toàn có thể luyện tập theo thời gian.
- Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc
- Bạn hãy giới thiệu về bản thân?
- Bạn có những điểm mạnh, điểm yếu nào?
- Bạn nghĩ mình có phù hợp với công việc này không?
- Tại sao bạn muốn làm việc ở công ty chúng tôi?
- Bạn có chịu được áp lực công việc không?
- Những câu trả lời phỏng vấn thông minh
- Bạn hãy miêu tả bản thân bằng một từ?
- Nếu được nhận vào bất kỳ công ty nào, bạn sẽ chọn vào đâu?
- Tại sao bạn nghỉ việc ở chỗ làm cũ?
- Tại sao có khoảng thời gian bạn không làm việc gì?
- Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn vào vị trí này?
- Nếu được nhận việc, bạn định làm ở công ty chúng tôi bao lâu?
- Bạn có sẵn sàng đặt công ty lên trước lợi ích cá nhân?
- Bạn chưa có kinh nghiệm thì làm sao chúng tôi dám tuyển?
- Bạn muốn mức lương bao nhiêu?
- Loạt lưu ý để có buổi phỏng vấn hiệu quả
- Câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp bằng tiếng Anh
- Các trang web vừa tìm được việc, vừa cung cấp cẩm nang để sở hữu những câu trả lời phỏng vấn thông minh
Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc
Bạn hãy giới thiệu về bản thân?
Đừng nghĩ rằng đây chỉ là một câu hỏi suông. Câu hỏi này như phần thi khởi động, nếu bạn trả lời mượt mà, buổi phỏng vấn sẽ diễn ra suôn sẻ. Ngược lại, ngay cả những thông tin về bản thân bạn cũng phải ngập ngừng, mắc lỗi, nhà tuyển dụng ắt sẽ bắt đầu nghi ngờ về khả năng, tố chất của bạn.
Bạn nên nói trong khoảng 2-3 phút về họ tên, tuổi, bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, tất cả những gì liên quan đến vị trí đang ứng tuyển.
Bạn có những điểm mạnh, điểm yếu nào?
Điểm mạnh được nêu ra phải là những yếu tố có liên quan, có thể hỗ trợ đắc lực cho công việc bạn đang xin làm.
Đừng dại mà hùng hồn tuyên bố bạn không có điểm yếu nào. Điều quan trọng nhất ở đây là phải trung thực, hãy thoải mái đưa ra những điểm chưa hoàn hảo của bản thân và kèm theo lời “hứa hẹn” như bạn đang rất cố gắng khắc phục, cải thiện chúng.
Bạn nghĩ mình có phù hợp với công việc này không?
Đây là câu hỏi hay gặp nhất trong các buổi phỏng vấn tuyển dụng. Hãy tự tin khẳng định với những điểm mạnh, kỹ năng đang có, bạn chắc chắn là ứng viên sáng giá với vị trí còn trống và mong nhà tuyển dụng sẽ trao cho bạn cơ hội.
Tại sao bạn muốn làm việc ở công ty chúng tôi?
Trước khi trả lời câu hỏi này, hãy tìm hiểu kỹ lưỡng về nhiệm vụ, mục tiêu, uy tín của công ty. Sau đó, cho nhà tuyển dụng thấy bạn hứng thú, khao khát có được công việc ra sao, muốn được hỗ trợ, góp phần cho sự phát triển công ty như thế nào. Hãy tranh thủ “đánh bóng”, nâng tầm giá trị của công ty thông qua câu hỏi này, chắc chắn, bạn sẽ “lấy lòng” được nhà tuyển dụng.
Bạn có chịu được áp lực công việc không?
Đương nhiên, câu trả lời không thể là “Không” rồi. Hãy khéo léo bày tỏ quan điểm rằng áp lực mang đến hiệu quả tốt cho công việc và bạn sẽ cố gắng để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Những câu trả lời phỏng vấn thông minh
Đôi khi, nhà tuyển dụng hỏi khó, “vặn vẹo” bạn không phải là để nhận lại 1 câu trả lời thật chính xác mà thực chất, họ đang đánh giá thái độ, tư duy, phẩm chất của bạn đến đâu mà thôi. Hãy tỉnh táo và khôn ngoan!
Bạn hãy miêu tả bản thân bằng một từ?
Nhà tuyển dụng đang kiểm tra tính cách bao quát và mức độ tự tin của bạn. Hãy nhớ, hầu hết các nhà tuyển dụng ngày nay đều cần tìm những người tận tụy, chịu được áp lực, lạc quan, trung thực, đáng tin cậy. Cố gắng “lèo lái” bản thân về những phẩm chất này.
Nếu được nhận vào bất kỳ công ty nào, bạn sẽ chọn vào đâu?
Đừng bị “đánh lừa”, xao nhãng dẫn tới việc để lộ rằng bạn quan tâm tới các công ty khác. Nhà tuyển dụng đang muốn biết họ có phải là lựa chọn hàng đầu của bạn không mà thôi. Tập trung vào công ty hiện tại chắc chắn là lời khuyên hữu ích cho trường hợp này.
Tại sao bạn nghỉ việc ở chỗ làm cũ?
Bạn có thể trả lời là “Tôi muốn có cơ hội phát triển bản thân ở một môi trường khác”, tuyệt đối không được nói xấu sếp, đồng nghiệp, công ty cũ. Chắc chắn, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn cao hơn nhờ thái độ tích cực này. Đừng để họ có suy nghĩ rằng, sau này, bạn cũng sẽ đi nói xấu họ với 1 bên khác.
Tại sao có khoảng thời gian bạn không làm việc gì?
Nói nôm na, đây chính là khoảng thời gian “thất nghiệp”. Hãy khéo léo giải thích theo hướng như khi ấy, bạn đang thực hiện dự án cá nhân, đi du lịch khám phá, trải nghiệm, làm tình nguyện, học thêm tiếng Anh, khóa học bổ trợ cho công việc… Hãy thành thật, đừng lo sợ. Ngoài ra, bạn cũng có thể nâng tầm cho khoảng thời gian tưởng chừng vô giá trị này bằng cách đưa ra các đúc kết, kinh nghiệm, bài học nhận về.
Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn vào vị trí này?
Đi xin việc ở đâu, bạn cũng sẽ nhận được câu hỏi này. Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước sao cho nhà tuyển dụng thấy bạn thực sự nổi bật hơn các ứng viên khác. Hãy nhắc khéo nhà tuyển dụng rằng, người xuất sắc nhất chưa chắc đã bằng người phù hợp nhất.
Nếu được nhận việc, bạn định làm ở công ty chúng tôi bao lâu?
Đương nhiên, bạn cần thể hiện rằng mình sẽ cố gắng, dốc sức hỗ trợ cho công ty ở mức tối đa. Không 1 công ty nào muốn tuyển dụng, đào tạo nhân viên để rồi họ sang chỗ khác “cống hiến”, bỏ công việc cũ dở dang. Chẳng 1 doanh nghiệp nào ưa chuộng các nhân viên thích “nhảy việc”.
Bạn có sẵn sàng đặt công ty lên trước lợi ích cá nhân?
Lại là 1 câu hỏi “đánh lừa” để kiểm tra độ trung thành của bạn. Bạn sẽ chẳng mất gì nếu trả lời là “Có” phải không nào. Đừng cố gắng thể hiện mình là 1 người “sâu sắc” không đúng lúc.
Bạn chưa có kinh nghiệm thì làm sao chúng tôi dám tuyển?
Nếu là sinh viên mới ra trường, ít kinh nghiệm, bạn có thể đề cập đến công việc làm thêm, hoạt động ngoại khóa, dự án cộng đồng, công việc tình nguyện đã từng tham gia hay các đề án, nghiên cứu khoa học, khoá học nâng cao kỹ năng, đào tạo nghiệp vụ (nếu có).Bạn muốn mức lương bao nhiêu?
Hãy tham khảo mức lương ở các công ty khác và nói ra 1 con số hợp lý, đừng để bị “hố” lẫn “hớ”. Sau đó, bày tỏ rằng hy vọng công ty sẽ có mức lương thích hợp cho các vị trí, tương xứng với công sức mà nhân viên bỏ ra.
Loạt lưu ý để có buổi phỏng vấn hiệu quả
- Tuyệt đối không đến muộn
- Ăn mặc thanh lịch, gọn gàng
- Luôn nở nụ cười vui vẻ, thân thiện
- Không nói xấu sếp hoặc đồng nghiệp cũ
- Không nói dối, trung thực với mọi thông tin đưa ra
- Không đùa cợt thiếu nghiêm túc
- Không cướp lời khi người khác đang nói
- Không chia sẻ lan man, dài dòng về các vấn đề riêng tư
- Tìm hiểu tỉ mỉ, chi tiết về văn hóa công ty cùng các thành tựu, sự kiện quan trọng
- Cố gắng (tỏ ra) thoải mái khi gặp phải những câu hỏi hóc búa, đòi hỏi tư duy, phản biện
- Khéo léo nhấn mạnh cá tính của bản thân, đừng quá phô trương, khoe khoang, phản cảm
- Hít 1 hơi thật sâu để lấy lại sự tự tin
- Nếu có thể, hãy hỏi ngược lại nhà tuyển dụng
- Nếu được nhận việc, hãy viết email gửi lời cảm ơn tới nhà tuyển dụng trong vòng 24h
- Giữ bình tĩnh trong bất cứ tình huống nào, không chút thái độ, kể cả khi buổi phỏng vấn thất bại, bạn là người bị loại
Câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp bằng tiếng Anh
Nếu bạn thành thạo tiếng Anh, các câu hỏi phỏng vấn bằng tiếng Anh sẽ không làm khó được bạn. Tuy nhiên, nếu tiếng Anh chỉ là 1 yếu tố ưu tiên cho công việc bạn đang mong muốn, hãy tham khảo 1 số câu hỏi thường gặp dưới đây để không phải lúng túng khi bị hỏi:
- Could you introduce about yourself? (Giới thiệu bản thân)
- What are your long-term goals? What are your short-term goals? (Mục tiêu nghề nghiệp ngắn, dài hạn)
- What skills and qualities can you bring to this position? (Kỹ năng, phẩm chất)
- Do you manage your time well? (Kỹ năng quản lý thời gian)
- Why should we hire you? (Sự phù hợp với công việc)
- What are your weaknesses? What are your strengths? (Điểm yếu, điểm mạnh)
Các trang web vừa tìm được việc, vừa cung cấp cẩm nang để sở hữu những câu trả lời phỏng vấn thông minh
- Careerlink.vn
- Topitworks.com
- Kosaido-hr.com
- Careerbuilder.vn
- Timviec.com.vn
Trước khi gặp nhà tuyển dụng, bạn nên chuẩn bị kỹ càng, ghi nhớ những thông tin cần thiết, tập trả lời trơn tru, mượt mà để có được những câu trả lời phỏng vấn thông minh. Đừng quá căng thẳng, hãy thoải mái, tự tin và chân thành, có như vậy, bạn mới được trao cơ hội việc làm. Cũng đừng quá lo lắng nếu bạn bị loại mà coi đó là kinh nghiệm để cải thiện trong những lần sau. Chúc bạn thành công!
Từ khóa » Cách Trả Lời Phỏng Vấn Thông Minh
-
7 Cách Trả Lời Phỏng Vấn Thông Minh
-
Bí Quyết để Có Những Câu Trả Lời Phỏng Vấn Thông Minh Nhất
-
Cách Trả Lời Phỏng Vấn Thông Minh Mà Bạn Nên Biết - Thủ Thuật
-
Top 22 Câu Hỏi Thường Gặp Khi Phỏng Vấn Xin Việc (Mọi Ngành)
-
Cách Trả Lời Phỏng Vấn Xin Việc Chuyên Nghiệp Nhất - TopCV
-
10 Câu Trả Lời “ăn điểm” Khi đi Phỏng Vấn
-
3 Câu Hỏi Phỏng Vấn “bẫy” Và Cách Trả Lời Thông Minh - VietnamWorks
-
101+ Câu Hỏi Phỏng Vấn Hay Gặp Và Cách Trả Lời Thông Minh-Jobnow
-
7 Cách Trả Lời Phỏng Vấn Thông Minh Trong Tuyển Dụng Cho ứng Viên
-
Cách Trả Lời Phỏng Vấn Thông Minh Khi Xin Việc Trái Ngành - AloBacsi
-
Những Cách Trả Lời Thông Minh Cho Các Câu Hỏi Phỏng Vấn Khó
-
Cách Trả Lời Phỏng Vấn Thông Minh để Hạ Gục Nhà Tuyển Dụng
-
TOP 7 Câu Trả Lời Thông Minh Cho Câu Hỏi Phỏng Vấn Rập Khuôn
-
22 Câu Hỏi Thường Gặp Khi Phỏng Vấn Xin Việc Và Cách Trả Lời Thông ...