Những Cây Sống ở Sa Mạc Có đặc điểm Gì? - TopLoigiai

Câu trả lời đúng nhất:

- Những cây sống ở sa mạc có đặc điểm thích nghi với môi trường sống khô hạn là thực vật CAM. Thực vật CAM đóng kín các khí khổng (lỗ thở) vào ban ngày nhằm giữ gìn nước không cho thoát ra ngoài. Vào ban đêm các khí khổng này sẽ được mở ra khi không khí lạnh và có nhiều độ ẩm hơn, cho phép chúng hấp thụ CO2 để sử dụng trong chuyển hóa cacbon thành chất hữu cơ (thường diển ra trong quá trình quang hợp).

- Ví dụ như các loại xương rồng đều có thân mọng nước, lá biến thành gai để hạn chế sự thoát hơi nước.

Để hiểu rõ hơn về Thực vật CAM và các đặc điểm gì của chúng để thích nghi với môi trường khô hạn. Top lời giải mời các bạn đọc bài viết sau:

Mục lục nội dung 1. Khái niệm thực vật CAM2. Vì sao Thực vật CAM sống được ở sa mạc trong môi trường khô hạn?3. Chu trình quang hợp diễn ra ở thực vật CAM

1. Khái niệm thực vật CAM

Trong tự nhiên, có những loài thực vật sở hữu cơ chế thích nghi vô cùng đặc biệt để có thể phát triển tốt và ổn định trong điều kiện khí hậu khô cằn như sa mạc, núi đá, savan (thực vật ưa khô hay các thực vật chịu hạn). Một trong những cơ chế này được gọi là cơ chế chuyển hóa axit “Crassulacean” và được viết tắt là CAM (Crassulacean acid metabolism) hay còn gọi được gọi ngắn gọn hơn là thực vật CAM.

2. Vì sao Thực vật CAM sống được ở sa mạc trong môi trường khô hạn?

Những cây sống ở sa mạc có đặc điểm gì?

Thực vật CAM đóng kín các khí khổng (lỗ thở) vào ban ngày nhằm giữ gìn nước không cho thoát ra ngoài. Vào ban đêm các khí khổng này sẽ được mở ra khi không khí lạnh và có nhiều độ ẩm hơn, cho phép chúng hấp thụ CO2 để sử dụng trong chuyển hóa cacbon thành chất hữu cơ (thường diển ra trong quá trình quang hợp).

3. Chu trình quang hợp diễn ra ở thực vật CAM

- Để có thể giúp thực vật tránh bị mất nước, khí khổng của các loài này sẽ được đóng lại vào ban ngày và mở ra vào ban đêm để cố định được CO2 dựa theo con đường CAM.

- Vào ban đêm, nhiệt độ môi trường xuống thấp, tế bào khí khổng mở ra, CO₂ khuếch tán qua lá vào.

+ Chất nhận CO₂ đầu tiên là PEP và sản phẩm ổn định đầu tiên là AOA

+ AOA chuyển hóa thành AM vận chuyển vào các tế bào dự trữ

- Ban ngày, khi các tế bào khí khổng đóng lại sẽ xảy ra hiện tượng:

+ Các AM bị phân hủy và giải phóng CO2 cung cấp cho chu trình Canvin, axit piruvic được tái sinh chất nhận ban đầu là PEP

- Chu trình CAM sẽ gần giống với chu trình C4, điểm khác biệt duy nhất là về thời gian: Cả 2 giai đoạn chính của chu trình C4 đều diễn ra vào ban ngày, trong khi đó chu trình CAM phải phân chia thực hiện vào ban đêm và ban ngày.

Từ khóa » Các Cây Sống ở Vùng Sa Mạc