Những Cây Thuốc Quý Chữa Bệnh Gan - .vn
Có thể bạn quan tâm
Trong dân gian có rất nhiều cây thuốc nam được biết đến với tác dụng bảo vệ gan, tốt cho những người bệnh gan như cà gai leo, cỏ mần trầu, chó đẻ răng cưa, cây vọng cách… Dùng các loại cây này thường xuyên không những mang lại hiệu quả trong việc hỗ trợ các bệnh lý về gan mà còn rất an toàn và tiết kiệm chi phí. Dưới đây là một số thông tin về các cây thuốc này.
Mục lục
- Có nên sử dụng các loại cây thuốc nam để trị bệnh gan?
- Cây thuốc nam trị bệnh gan hiệu quả hiện nay
- Cà gai leo
- Cây xạ đen
- Cây nhọ nồi
- Cây Atiso
- Cây mã đề
- Cỏ mần trầu
- Cây nhân trần
- Hoa cúc
- Cây kế sữa
- Cây chó đẻ
- Cây dứa dại
- Bồ công anh
- Cây vọng cách
Có nên sử dụng các loại cây thuốc nam để trị bệnh gan?
Gan là cơ quan nội tạng lớn trong cơ thể và giữ nhiều chức năng khác nhau. Không chỉ là nhà máy xử lý độc tố trong cơ thể, gan còn giúp chuyển hóa các chất, tổng hợp protein cũng như sản sinh ra một số hoạt chất hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Tuy nhiên, do các yếu tố như môi trường ô nhiễm, khói bụi, hóa chất, ăn uống không đảm bảo vệ sinh…tấn công gan khiến gan bị tổn thương, chức năng gan suy giảm. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới những bệnh lý về gan.
Thông thường, khi gan bị tổn thương bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc tây để điều trị bệnh và chữa lành các tổn thương ở gan. Tuy nhiên, để cải thiện chức năng gan, chữa lành các tổn thương ở gan một trong những lựa chọn tốt là sử dụng cây thuốc nam để trị bệnh gan. Đặc biệt khi bệnh ở giai đoạn sớm, các triệu chứng còn nhẹ
Sử dụng cây thuốc nam chữa bệnh gan không chỉ cải thiện triệu chứng mà còn có tác dụng tăng cường chức năng gan giúp cho gan hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, chỉ nên xem nó như một cách để hỗ trợ điều trị bệnh lý. Ngoài ra, cần lưu ý rằng điều trị bệnh gan bằng cây thuốc nam không thể nào đáp ứng trong các trường hợp bệnh nặng và cũng không có tác dụng thay thế cho phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra.
Cây thuốc nam trị bệnh gan hiệu quả hiện nay
Cà gai leo
Cà gai leo hay gọi là cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh… có tên khoa học là Solanum procumbens Lou, vốn là loài thực vật mọc hoang ở khắp mọi nơi trong tự nhiên, từ vùng núi thấp đến trung du và đồng bằng ven biển.
Từ lâu trong dân gian, cà gai leo đã được dùng trong các trường hợp chữa các bệnh về gan như: nóng gan, gan yếu, mẩn ngứa, viêm gan… và được biết đến công dụng giải rượu hữu hiệu của người dân Tây Bắc
- Chữa viêm gan, xơ gan, hỗ trợ chống tế bào gây ung thư: cà gai leo (thân, rễ, lá) 30g, cây dừa cạn 10g, cây chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu) 10g. Tất cả sao vàng, sắc uống hằng ngày một thang.
- Làm giải rượu: theo kinh nghiệm dân gian, cà gai leo dùng chữa ngộ độc rượu rất tốt. 100g cà gai leo khô sắc với 400ml nước còn 150ml, uống trong ngày, nên uống khi thuốc còn ấm. Hoặc 50g cà gai leo khô hãm với nước sôi, cho người say rượu uống thay nước. Dùng đến khi tỉnh rượu. Các bài thuốc trên sẽ nhanh chóng giúp tỉnh rượu, bảo vệ tốt tế bào của gan. Theo kinh nghiệm dân gian tác dụng bảo vệ tế bào gan mạnh đến nỗi khi uống rượu chỉ cần chà răng hoặc nhấm rễ cà gai leo thì sẽ tránh được say, nếu bị say thì uống nước sắc của rễ hoặc thân lá sẽ nhanh chóng tỉnh rượu.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan (viêm gan B, xơ gan…): 35g rễ hoặc thân lá cà gai leo, sắc với 1 lít nước, còn 300ml chia uống 3 lần trong ngày, giúp hạ men gan, và giải độc gan rất tốt.
Từ những năm 1980, Cà gai leo đã được nghiên cứu bài bản, kĩ lưỡng với 4 luận án tiến sĩ, 2 đề tài cấp nhà nước và hàng trăm công trình nghiên cứu khác. Cà gai leo cũng là dược liệu duy nhất được thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân viêm gan B mạn tính thể hoạt động tại các bệnh viện Quân y 103, viện Quân đội Trung ương 108, viện Dược liệu Trung ương cho kết quả rất đáng khích lệ.
Để khẳng định thêm điều này, Giải độc gan Tuệ Linh đã được đem kiểm chứng lâm sàng trên bệnh nhân gan tại một số bệnh viện uy tín trên toàn quốc. Kết quả thử nghiệm cho thấy Giải độc gan Tuệ Linh đem lại tác dụng siêu việt trong việc giúp giải độc, tăng cường chức năng gan, bảo vệ gan khỏi tác nhân gây hại, giúp hạ men gan cao, hỗ trợ điều trị viêm gan virus, đặc biệt là viêm gan virus B và giúp làm chậm sự tiến triển của xơ gan. Từ kết quả đó, các chuyên gia gan mật khuyên những người hay uống rượu bia nhiều, tiếp xúc với hóa chất độc hại, người bị men gan cao, viêm gan virus, xơ gan nên sử dụng Giải độc gan Tuệ Linh để bảo vệ lá gan, bảo vệ sức khỏe.
Cây xạ đen
Trong cây xạ đen có những thành phần hoạt chất như flavonoid và quinon, có tác dụng kháng viêm, tiêu độc cho gan và thận. Y học hiện đại đã sử dụng dược liệu này trong thành phần của các loại thuốc để điều trị các bệnh lý liên quan tới gan như xơ gan, viêm gan hay men gan cao.
Tuy nhiên, khi sử dụng cây xạ đen cần thận trọng vì nếu sử dụng quá liều có thể gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn. Thường gặp nhất là tình trạng hoa mắt, chóng mặt hoặc gây cảm giác buồn ngủ.
Cây nhọ nồi
Cây nhọ nồi là cây thuốc được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Theo đông y, cỏ nhọ nồi có tính hàn, vị ngọt, không chứa độc tính có tác dụng chữa cảm sốt hiệu quả, bổ thận mát gan lành tính.
Dùng cỏ nhọ nồi giúp thanh lọc cơ thể, bổ thận, hỗ trợ điều trị chuwgns tâm thận nóng rất hiệu quả. Những người nóng gan thận chỉ cần lấy cỏ nhọ nồi phơi khô và thán thành bột mịn sắc thành nước uống hoặc trộn với nước cơm uống 2 lần/ ngày sẽ thấy tình trạng bệnh thuyên giảm. Bên cạnh đó, cỏ nhọ nồi còn được dùng để hỗ trợ cải thiện chức năng gan, chữa các bệnh về gan hay vàng da.
Cây Atiso
Một trong những cây thuốc có tác dụng tốt với gan phải kể tới atiso. Không chỉ giúp giải độc cơ thể, tác dụng tốt với bệnh gan thận, atiso còn chứa nhiều khoáng chất như manga, phospho, sắt cùng các loại vitamin: A, B1, B2, C… Những chất này có tác dụng giúp cơ thể tăng sức đề kháng, kích thích tiêu hóa làm giúp ăn uống ngon miệng hơn. Các chất taraxasterol và faradiol trong hoa atiso còn có tác dụng kháng viêm, giải độc, lợi mật rất tốt. Chất chống oxy có trong atiso có khả năng bảo vệ tế bào, phục hồi chức năng gan.
Sử dụng atiso đúng cách mang lại nhiều lợi ích tốt giúp giải độc, tăng cường chức năng gan và điều trị tình trạng tăng men gan. Ngoài ra, còn giúp tăng bào tiết dịch mật, hỗ trợ tiêu hóa và hạ cholesterol máu.
Cách sử dụng atiso như sau:
- Ở dạng khô: Lấy 10g hoa atiso khô đem đun sôi với 1 lít nước và dùng trong ngày
- Ở dạng tươi: Lấy 300g hoa atiso tươi cùng với 300g gan lợn để nấu canh ăn hàng ngày
Cây mã đề
Cây mã đề là cây mọc hoang dã, có tuổi thọ lâu năm và được người xưa sử dụng để chữa bệnh về gan thận. Theo đông y, cây mã đề có vị ngọt, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt, làm thông thoáng mồ hôi, làm sạch phong nhiệt tại các cơ quan gan thận và làm tiêu tắc nghẽn.
Cây mã đề được dùng phổ biến trong bài thuốc chữa bệnh sỏi thận, giải độc gan, mát gan. Ngoài ra, mã đề còn được sử dụng chữa chứng viêm đường tiết niệu, đái rắt, hỗ trợ điều trị xơ gan cổ trướng. Các hoạt chất quan trọng có trong mã đề như Aucubin, Rinantin, Aucubozit, Carotin, Vitamin C, Vitamin K… rất tốt cho sức khỏe.
Cỏ mần trầu
Cỏ mần trầu còn có tên gọi khác là Cỏ vườn trầu, Cỏ màn trầu, Cỏ dáng – Eleusine indica (L.) Gaertn., thuộc họ Lúa – Poaceae.
Mô tả: Cây thảo sống hằng năm, cao 15-90cm, có rễ mọc khỏe. Thân bò dài ở gốc, phân nhánh, sau mọc thẳng đứng thành bụi. Lá mọc so le, hình dải nhọn. Cụm hoa là bông xẻ ngón có 5-7 nhánh dài mọc tỏa tròn đều ở đầu cuống chung và có 1-2 nhánh xếp thấp hơn ở dưới, mỗi nhánh mang nhiều hoa. Quả thuôn dài, gần như có ba cạnh. Cây ra hoa từ tháng 3-11.
- Bộ phận dùng: Toàn cây -Herba Eleusinis Indicae.
- Nơi sống và thu hái: Loài cổ nhiệt đới, mọc phổ biến ở nhiều nơi, thường gặp ở bờ ruộng, ven đường, bãi hoang. Thu hái cây vào mùa khô, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.
- Tính vị, tác dụng: Cỏ mần trầu có vị ngọt hơi đắng, tính bình, có tác dụng hạ nhiệt, làm ra mồ hôi, tiêu viêm, trừ thấp, cầm máu, tán ứ, làm mát gan.
- Chữa viêm gan vàng da: Liều dùng 16-20g dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán; thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Xem thêm bài viết: Lời khuyên của thầy thuốc khi bị viêm gan virus
Cây nhân trần
Nhân trần là vị thuốc nam quen thuộc mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, giúp bổ thận, mát gan, tăng cường chức năng hoạt động của gan thận. Các thành phần hóa học có trong nhân trần như pinen, xeton, capilen… Ngoài các chất này, cây còn chứa hàm lượng tương đối lớn chất chống oxy hóa flavonoid, polyphenol và chất cumarin.
Theo kết quả của nhiều nghiên cứu cho rằng, cây nhân trần có tác dụng hỗ trợ thúc đẩy tăng tiết dịch mật đồng thời giúp bảo vệ gan thận khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Sử dụng nhân trần có tác dụng ngăn ngừa gan nhiễm mỡ, thúc đẩy tuần hoàn và làm hạ huyết áp, chống viêm mạnh mẽ.
Tuy nhiên, khi sử dụng nhân trần cần lưu ý cẩn trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Không được dùng chung nhân trần với cam thảo đặc biệt trong tình trạng mất nước, mất cân bằng điện giải.
Hoa cúc
Hoa cúc là vị thuốc quen thuộc có tác dụng bảo vệ và tăng cường chức năng gan thận. Theo đông y, hoa cúc có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và mát gan.
Ngài ra, hoa cúc còn có tác dụng rất tốt cho những người thường xuyên bị mất ngủ, khó tập trung nhờ công dụng giảm căng thẳng thần kinh. Một ly trà hoa cúc thơm dịu nhẹ không chỉ giúp tinh thần thư giãn, sảng khoái mà còn giúp mát gan. Bài thuốc hoa cúc kết hợp hoa kim ngân sắc nước uống có tác dụng giải độc gan thận, chữa mất ngủ, ổn định huyết áp tót. Hoa cúc kết hợp với cam thảo có thể ngăn ngừa xơ vữa động mạch, trợ tim, sáng mắt.
Cây kế sữa
Cây kế sữa có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, hiện nay được trồng khá phổ biến ở miền Trung nước ta. Trong cây kế sữa có hoạt chất flavonolignan và silymarin dồi dào trong cây kế sữa đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là đem lại tác dụng tuyệt với với chức năng gan. Không chỉ ngăn ngừa sự xâm nhập của các tác nhân gây hại mà còn có tác dụng tăng cường khả năng giải độc, giúp gan hoạt động hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, kế sữa còn có tác dụng tái tạo tế bào gan bao gồm cả những tế bào gan bị hủy hoạt do các chất độc hại. Cây kế sữa thường dùng phổ biến trong điều trị bệnh lý như gan nhiễm mỡ, xơ gan, viêm gan B…
Cây chó đẻ
Cây chó đẻ còn được gọi là chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu (vì có hạt tròn xếp thành hàng dưới lá), diệp hạ châu đắng, diệp hạ châu ngọt… Cả hai loại diệp hạ châu ngọt và đắng cùng họ thầu dầu (Euphorbiaceae).
- Cây chó đẻ có chứa nhiều chất thuộc nhóm hóa học khác nhau như flavonoit, alkaloid phyllanthin; các hợp chất hypophyllanthin, nirathin, phylteralin, tritequen, tamin, axit hữu cơ, phenol, lignam…
- Về dược năng, thí nghiệm về hoạt tính bảo vệ gan của cây chó đẻ cho thấy có tác dụng bảo vệ gan. Các thí nghiệm với kháng nguyên HbsAg chứng tỏ cây chó đẻ có tác dụng kháng virus viêm gan B. Đông y cho rằng cây chó đẻ vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng, thông huyết, điều kinh, thanh can, lương huyết, hạ nhiệt…; thường được dùng làm thuốc chữa các bệnh đau gan, thận, đường tiết niệu, đường ruột, bệnh chứng ở ngoài da.
Tiếp theo đó, một nghiên cứu tiến hành năm 1995 cho thấy cây chó đẻ có tác dụng lợi tiểu, giảm huyết áp tâm thu ở người không bị đái tháo đường và giảm đáng kể đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường.
Xem chi tiết: Cây chó đẻ có công dụng chữa bệnh gì?
Cây dứa dại
Các bộ phận của cây dứa dại đều có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Đối với bệnh gan, quả dứa dại có tác dụng bổ máu, giải độc rượu…được sử dụng để khắc phục các triệu chứng của bệnh viêm gan do virus.
Trong đó, rễ cây dứa dại có tác dụng hạ sốt, kích thích cơ thể tiết mồ hôi nên không thể thiếu trong điều trị viêm gan, phù thũng. Bromelain – một loại enzym chiết xuất từ dứa dại còn có tác dụng ngăn ngừa biến chứng ung thư do bệnh xơ gan gây ra.
Bồ công anh
Bồ công anh là cây thuốc nam có từ lâu đời có tác dụng bổ thận, mát gan được nhiều người sử dụng. Cây có vị ngọt, hơi đắng, tính bình có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán ưng tiêu ung rất hiệu quả.
Các kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy bồ công anh có thành phần dược tính cao như Inulin, Pectin, Taraxasterol, Choline… Nhờ đó mà có thể giúp cải thiện chức năng gan và hỗ trợ điều trị các rối loạn về gan, thận. Bên cạnh đó, giúp kiểm soát lượng mỡ thừa trong cơ thể, ngừa nóng gan, tăng cường chức năng gan mật.
Bồ công anh còn có tác dụng ức chế hoạt động của nhiều chủng vi khuẩn nên được ứng dụng trong điều trị nhiễm trùng hay các vấn đề liên quan tới túi mật. Bồ công anh còn có tác dụng lợi tiểu, khắc phục chứng tiểu tiện khó khăn do bệnh thận gây nên. Phụ nữ sau sinh có thể dùng để chữa sưng vú, tắc tia sữa.
Cây vọng cách
Vọng cách còn có nhiều tác dụng chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh về gan do bia rượu. Chẳng thế mà trong bữa tiệc của cánh đàn ông bia rượu không thể thiếu thứ lá này. Ở nước ta Vọng cách mọc hoang ở nhiều nơi. Vọng cách là một cây nhỏ, lá mỏng, hình dáng thay đổi, khi thì hình trứng dài, khi thì hình hơi bầu dục. Hoa nhiều, nhỏ, màu xanh lục nhạt, mọc thành ngù ở đầu cành. Quả hình trứng màu đen nhạt, to bằng hạt đậu, có 4 ngăn, mỗi ngăn chứa một hạt. Lá Vọng cách được dân ở vùng Nam Định dùng phổ biến để ăn gỏi cá và chữa lỵ, tiêu hóa kém, viêm gan. Rễ dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, sốt, chữa bệnh về gan, tiểu đường…
Xem thêm: 17 cách giải độc gan tại nhà hiệu quả
Từ khóa » Cây Trị Bệnh Gan
-
3 Cây Thuốc Hỗ Trợ điều Trị Viêm Gan Do Virus
-
5 Thảo Dược Dành Cho Người Bệnh Gan
-
TOP 5 Cây Thuốc Nam Trị Bệnh Gan Tốt Nhất Và Cách Dùng
-
Những Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh Gan Hiệu Quả - HEWEL
-
Top 10 Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh Gan Tốt Nhất Hiện Nay
-
Những Loại Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh Gan Tốt | Báo Dân Trí
-
10 Cây Thuốc Nam Chữa Gan Nhiễm Mỡ Hiệu Quả Theo Dân Gian
-
10+ Cây Thuốc Nam Bổ Thận, Mát Gan Hiệu Quả Và Phổ Biến
-
Cây An Xoa Có Tác Dụng Gì - Trị được Bệnh Gan Không
-
Bài Thuốc Lạ Trị Bệnh Gan Giúp Nhiều Người Trở Về Từ… Cõi Chết
-
Những Lưu ý Trong điều Trị Gan Nhiễm Mỡ Bằng Cây Chó đẻ Răng Cưa
-
4 Cây Thuốc Chữa Bệnh Gan Hiệu Quả | Báo Dân Tộc Và Phát Triển
-
Gan Nhiễm Mỡ Uống Lá Gì để Hỗ Trợ điều Trị Bệnh Tốt Nhất? - Medlatec