Những Chỉ Tiêu Nước Nuôi Tôm Quan Trọng Người Nuôi Cần Nắm
Có thể bạn quan tâm
Môi trường nước là một trong những yếu tố then chốt quyết định hiệu suất của ao nuôi tôm. Môi trường nước tốt, tôm phát triển và sinh trưởng khỏe mạnh. Môi trường nước ô nhiễm, các yếu tố môi trường thường xuyên bị biến đổi sẽ gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tỷ lệ sống của tôm. Để quản lý tốt ao nuôi, bà con cần phải nắm các chỉ tiêu nước nuôi tôm quan trọng dưới đây.
Các nội dung chính
- Chất đất và chất lượng nước
- Nhiệt độ ao nuôi
- Độ pH
- Độ mặn của nước
- Hàm lượng oxy hòa tan trong nước
- Độ kiềm
- Độ trong ao nuôi
- Độ cứng của nước
- Nồng độ NO3- (nitrat)
- Nồng độ NO2- (nitrit )
- Nồng độ NH3 (Amoniac)
- Nồng độ H2S (Sunphua Hydro)
Chất đất và chất lượng nước
Để bắt đầu xây dựng ao nuôi tôm, việc tìm hiểu chất đất và chất lượng nguồn nước rất quan trọng. Nhất là đối với bà con nuôi tôm ao đất, nên kiểm tra chất đất cẩn thận, tránh nguồn đất phèn vì tính axit trong đất phèn có thể làm giảm độ pH trong ao nuôi hay làm nước bị cứng.
Để không bị ảnh hưởng nhiều bởi đất phèn, bà con nên hiểu rõ về chất lượng đất và độ sâu của các lớp đất nhằm thiết kế ao nuôi hợp lý và có chế độ quản lý nguồn nước chặt chẽ. Ngoài ra, việc xây dựng ao nuôi tôm lót bạt đáy ao cũng là cách mà nhiều bà con đang áp dụng để hạn chế sự tiếp xúc của nước đáy ao với nền đất phèn.
Tham khảo: Quy trình xử lý nước ao nuôi tôm
Nhiệt độ ao nuôi
Nhiệt độ ao nuôi tôm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức ăn và khả năng sinh trưởng, phát triển của tôm. Khi nhiệt độ cao, tôm tăng cường hô hấp để nhận oxi do vậy sẽ tiêu thụ lượng thức ăn nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, do men tiêu hóa trong cơ thể có hạn nên chúng không có khả năng hấp thụ hết các chất dinh dưỡng. Do vậy, chúng ăn nhiều nhưng không hiệu quả.
Khi nhiệt độ ao nuôi xuống thấp, tôm giảm trao đổi chất, kéo theo sức ăn giảm và làm chậm tăng trưởng, thời gian lột xác của tôm cũng lâu hơn. Bà con cần chú ý theo dõi nhiệt độ ao nuôi thường xuyên để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp, tránh dư thừa hay lãng phí lượng thức ăn. Mức độ nhiệt tốt nhất nên duy trì trong ao tôm là 26 – 32℃.
Tham khảo: Cách quản lý nhiệt độ ao tôm hiệu quả
Độ pH
Độ pH là chỉ tiêu nguồn nước quan trọng mà bà con cần theo dõi hàng ngày. Độ pH tối ưu trong ao nuôi tôm là 7.5 – 8.5. Độ pH rất dễ bị biến đổi do các yếu tố thời tiết như nhiệt độ cao hay trời mưa. Nếu trong ngày độ pH dao động chênh lệch vượt quá 0.5 rất dễ khiến tôm bị sốc.
Nếu độ pH tăng cao hoặc giảm thấp hơn mức tối ưu trong thời gian dài tôm sẽ chậm lớn, còi cọc và có sức đề kháng yếu, dễ bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, khi nồng độ pH tăng cao, độc tính của NH3 trong ao cũng tăng.
Tham khảo: Cách tăng/giảm ph ao nuôi tôm
Độ mặn của nước
Độ mặn thích hợp cho ao nuôi tôm thẻ chân trắng hay tôm sú là 5 – 35‰. Tôm thẻ chân trắng sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở độ mặn 10 – 25‰, còn tôm sú sẽ phù hợp nhất ở độ mặn 15-20‰. Khi độ mặn trong nước tăng cao, vượt ngưỡng tối ưu, tôm sẽ, phát triển chậm.
Độ mặn thấp hơn 5‰, ao tôm sẽ bị thiếu các chất dinh dưỡng vô cơ, làm tôm mềm vỏ, suy giảm khả năng miễn dịch và dễ bị nhiễm bệnh. Bà con có thể kiểm tra độ mặn của nước thường xuyên bằng tỷ trọng kế , khúc xạ kế hay các loại máy đo kỹ thuật để theo dõi và có biện pháp khắc phục phù hợp.
Tham khảo: Cách kiểm soát độ mặn ao nuôi tôm
Hàm lượng oxy hòa tan trong nước
Hàm lượng oxy hòa tan trong nước hay DO là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống của tôm. Nước ao tôm phải đảm bảo DO > 3,5 mg/l và nên duy trì ở mức tối ưu DO > 5 mg/l để tôm có lượng oxy tốt nhất.
Tham khảo: Quản lý hàm lượng oxy hòa tan trong nước ao tôm
Độ kiềm
Độ kiềm trong ao nuôi tôm thể hiện khả năng trung hòa axit của nước, được đo lường bằng đơn vị mg/l CaCO3. Độ kiềm phù hợp cho ao nuôi tôm thẻ chân trắng là 120 – 180 mg CaCO3/l, đối với tôm sú là 80 – 120 mg CaCO3/l.
Nếu độ kiềm giảm thấp hơn mức tối ưu, độ pH sẽ biến đổi mạnh khiến tôm bị stress, tăng trưởng chậm. Độ kiềm cao thì độ pH sẽ ít dao động hơn. Độ kiềm là yếu tố dễ thay đổi, vậy nên bà con cần kiểm tra thường xuyên, mỗi 3 – 5 ngày.
Tham khảo: Cách tăng/giảm kiềm ao nuôi tôm
Độ trong ao nuôi
Độ trong tối ưu của nước nuôi tôm là 30 – 35cm. Tuy không gây ảnh hưởng tức thời đến ao nuôi nhưng khi độ trong biến đổi về lâu dài sẽ gián tiếp gây nguy hại đến sự phát triển và sức khỏe của tôm, làm giảm hiệu suất ao nuôi. Độ trong của nước liên quan đến phù sa hay các quần thể sinh vật trong nước (tảo và vi khuẩn).
Khi độ đục nước cao, ánh sáng mặt trời không xâm nhập sâu vào nước, ức chế sự phát triển của thực vật phù du, giảm hàm lượng oxy được sản xuất trong ao. Khi độ trong nước cao tức là nước đang bị nghèo dinh dưỡng, thiếu các sinh vật phù du nên nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm cũng ít đi.
Tham khảo: Quản lý độ trong ao nuôi tôm
Độ cứng của nước
Độ cứng phù hợp của nước nuôi tôm dao động từ 20 – 150ppm. Nếu độ cứng của nước cao trên 300ppm, tôm sẽ khó lột vỏ và có tốc độ tăng trưởng chậm.
Nồng độ NO3- (nitrat)
Nồng độ NO3- trong nước không gây nhiều ảnh hưởng đến tôm nên bà con không cần quá quan tâm để chỉ tiêu này. Ion NO3- không độc hại và rất thích hợp cho sự phát triển của tảo. Ở nồng độ NO3- 900 mg/l, tôm không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu nồng độ NO3- quá cao sẽ dẫn đến hiện tượng phú dưỡng, phát triển tảo độc, làm chất lượng nước kém đi.
Nồng độ NO2- (nitrit )
Nồng độ NO2- tăng trong nước sẽ gây nguy hại đến khả năng phát triển của tôm. NO2- ngấm vào tôm qua mang, da. Gây khó khăn cho quá trình vận chuyển oxy trong cơ thể tôm khiến chúng chậm lớn, dễ mắc bệnh hoặc có thể bị chết. Giới hạn NO2- cho ao tôm nhỏ hơn 5 mg/l NO2- . (cách xử lý khi NO2 vượt ngưỡng)
Nồng độ NH3 (Amoniac)
NH3 là khí độc đáng chú ý trong ao tôm. Nồng độ NH3 > 0.45 mg/l, sức tăng trưởng của tôm sẽ giảm đi 50%. Hàm lượng NH3 trong nước nuôi tôm không được vượt quá 0.3 mg/l trong khi ngưỡng tối ưu là 0.1 mg/l. (Cách xử lý khi NH3 vượt ngưỡng)
Nồng độ H2S (Sunphua Hydro)
Giống NH3, H2S cực kì độc hại và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tôm. Khi nồng độ H2S trong nước ở mức 0.1 – 0.2 mg/l, tôm sẽ bị mệt mỏi. Nồng độ H2S trong nước đáy ao đạt 0.9mg/l tôm sẽ chết từ từ và chìm xuống đáy. Đặc biệt, nếu nồng H2S lên đến 4mg/l tôm sẽ chết ngay lập tức. Theo Tiêu chuẩn Việt Nam, nồng độ H2S tự do trong ao nuôi không được vượt quá 0.05 mg/l. (Cách xử lý khí độc H2S)
Vậy là Biogency vừa chia sẻ đến bà con những chỉ tiêu nước nuôi tôm quan trọng để quản lý ao nuôi hiệu quả. Bà con hãy kiểm tra những chỉ tiêu này thường xuyên để phát hiện những biến đổi bất thường trong ao nuôi và thực hiện xử lý kịp thời, hạn chế rủi ro trong quá trình chăn nuôi tôm nhé!
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh
Từ khóa » độ Cứng Của Nước Trong Nuôi Tôm
-
Phân Biệt Độ Kiềm KH Và Độ Cứng GH Trong Nước Ao Nuôi - Tin Cậy
-
Một Số Vấn đề Về độ Cứng Và độ Kiềm Trong Ao Nuôi Tôm
-
Ảnh Hưởng Của độ Kiềm Và độ Cứng đến Năng Suất Nuôi Tôm Thâm ...
-
Tìm Hiểu Về độ Kiềm KH Và độ Cứng GH Trong Nước Ao Nuôi
-
Vai Trò Của Ca Và Mg Cho Ao Nuôi - Tạp Chí Thủy Sản
-
XL-Kiểm Soát độ Mặn, độ Cứng Và độ Trong Của Nước Hồ Nuôi Tôm
-
Những Quy Chuẩn Nước Nuôi Tôm Mà Người Nông Dân Cần Biết
-
Chỉ Tiêu Nước Nuôi Tôm - Những Yếu Tố ảnh Hưởng đến Sự Sống Còn ...
-
CÂN BẰNG ION VÀ ĐỘ CỨNG NƯỚC AO NUÔI TÔM - SDMD 2045
-
Kiểm Soát độ Cứng (Ca, Mg) Của Nước Trong Ao Nuôi Tôm - Tin Tức
-
Kiểm Soát độ Cứng (Ca, Mg) Của Nước Trong Ao Nuôi Tôm
-
Kiểm Soát Và điều Chỉnh độ Mặn, độ Cứng Của Nước
-
Cách Làm Giảm độ Kiềm Trong Ao Nuôi Tôm Nhanh Chóng
-
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC NUÔI TÔM