Những Chiếc Cầu Bắc Qua Sông Sài Gòn ở Thành Phố Hồ Chí Minh

Cầu Bình Lợi cũ: Cầu đường sắt Bình Lợi có lý trình tại Km1719 + 086 tuyến đường sắt Hà Nội - TP Hồ Chí Minh được xây dựng từ những năm 1900 nên đã xuống cấp dù được bảo dưỡng thường xuyên. Cầu đường sắt Bình Lợi mới sẽ được xây dựng để thay thế cầu cũ đã 113 tuổi, hiện xuống cấp làm tắc nghẽn tuyến giao thông thủy trên sông Sài Gòn. Cầu mới được xây cách cầu cũ 12 m về phía hạ lưu với độ thông thuyền 7 m để không ảnh hưởng đến giao thông thủy. Sau khi hoàn thành sẽ giúp vận tốc chạy tàu qua cầu Bình Lợi đạt 100 km/h.

Cầu Bình Lợi mới: Cầu Bình Lợi, công trình nằm trong đoạn đường thông xe ngày 27.9.2013, băng qua sông Sài Gòn với chiều dài 1,1 km, 6 làn xe mỗi hướng, hoàn thành cuối tháng 8.2013. Đặc biệt, hạng mục vòm Nielsen của cầu là một trong những cấu trúc có kỹ thuật tiên tiến trong số các công trình cầu hiện nay, rộng 48 m, vòm cầu dài 150 m.

Cầu Bình Triệu: Cầu Bình Triệu là một trong những cây cầu bắc qua sông Sài Gòn, nằm trên quốc lộ 13 - là cửa ngõ giao thông quan trọng giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Đông Nam bộ. Ngày nay, cầu Bình Triệu nối liền quận Bình Thạnh và quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh gồm hai chiều lưu thông riêng biệt: Cầu Bình Triệu I (cầu cũ, xây từ thời Việt Nam Cộng hòa): lưu thông hướng Bình Thạnh đi Thủ Đức; Cầu Bình Triệu II (cầu mới, hoàn thành năm 2003): lưu thông hướng Thủ Đức đi Bình Thạnh. Cầu Bình Triệu II dài 559,09 mét; rộng 12,25 mét.

Cầu Thủ Thiêm: Cầu Thủ Thiêm là một cây cầu nối hai bờ Sông Sài Gòn thuộc Quận 2 và Quận Bình Thạnh của Thành phố Hồ Chí Minh. Cầu Thủ Thiêm dài 1.250 m, phần cầu chính gồm 5 nhịp, 6 làn xe; phần cầu dẫn phía Bình Thạnh gồm 4 nhánh, mỗi nhánh 2 làn xe; cầu dẫn phía quận 2 dài 160 m, rộng tương đương 6 làn xe. Nút giao phía quận Bình Thạnh gồm một hầm chui trực thông dài 460 m trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, rộng 4 làn xe. Đường dẫn phía quận 2 dài 280 m, mặt cắt ngang 47 m. Đường gom có tổng chiều dài 1.460 m, phía quận Bình Thạnh rộng 10,5 m, phía quận 2 rộng 9,5 m.

Cầu Thủ Thiêm 2: Sáng 3.2.2015, lễ động thổ xây dựng cầu Thủ Thiêm 2 tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2, TP.HCM) đã diễn ra. Cầu Thủ Thiêm 2 có điểm đầu tại giao lộ Tôn Đức Thắng - Lê Duẩn (quận 1) chạy dọc theo đường Tôn Đức Thắng vượt qua sông Sài Gòn và kết nối với đại lộ Vòng cung trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Cầu có quy mô 6 làn xe (4 làn xe ô tô và 2 làn xe tổng hợp), với tổng chiều dài là 1.465 m, trong đó phần cầu dài 885,7 m, được thiết kế là cầu dây văng với trụ tháp chính cao 113 m, nghiêng về phía Thủ Thiêm, là biểu tượng cổng chào từ trung tâm thành phố qua Khu đô thị mới Thủ Thiêm

Cầu Sài Gòn: Cầu Sài Gòn là một trong những cây cầu bắc qua sông Sài Gòn nối đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh) với Xa lộ Hà Nội (Quận 2), Thành phố Hồ Chí Minh. Cho đến khi đường hầm Thủ Thiêm được xây dựng xong thì đây vẫn là cửa ngõ chính để vào nội ô Thành phố Hồ Chí Minh từ các tỉnh miền Trung và miền Bắc Việt Nam. Cầu được công ty Johnson Drake and Piper thi công từ tháng 11 năm 1958 đếnngày 28 tháng 6 năm 1961 thì hoàn thành. Cầu dài 986,12 m, gồm 32 nhịp, trong đó có 3 nhịp với chiều dài 267,45m. Cầu được sửa chữa 3 lần vào các năm 1995, 1996. Năm 1998, cầu được tiến hành nâng cấp và sửa chữa với tổng kinh phí 54 triệu franc từ nguồn vốn viện trợ của Pháp và đến tháng 6 năm 2000 thì hoàn thành. Sau khi nâng cấp, mặt cầu được mở rộng từ 19,63m lên 24m đạt tải trọng H30-XB80, có 4 làn xe, có tải trọng 32 tấn, đáp ứng nhu cầu giao thông ngày càng cao của thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 12/5/2011, công trình nâng cấp, sửa chữa cầu Sài Gòn do Công ty Freyssinet Việt Nam khởi công thực hiện. Cầu Sài Gòn được thi công các hạng mục như gia cường mặt bê-tông, nhịp thép, hệ thống đỡ nhịp treo, trụ đỡ, gia cố các mối nối, thay thế khe co giãn… trong thời gian 6 tháng với tổng mức kinh phí khoảng 64 tỷ đồng. Dự án nâng cấp, sửa chữa cầu Sài Gòn do Công ty Freyssinet Việt Nam làm tổng thầu theo hình thức EPC (chìa khóa trao tay), đảm nhiệm tất cả công đoạn từ lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây dựng công trình. Sau khi nâng cấp, sửa chữa, cầu Sài Gòn được tăng tải đảm bảo theo tiêu chuẩn HL-93 không hạn chế tải trọng qua cầuCầu Sài Gòn 2: Cầu Sài Gòn 2 do Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP Hồ Chí Minh thực hiện trong 18 tháng, khởi công xây dựng ngày 14/4/2012 hoàn thành ngày 15/10/2013. Cầu Sài Gòn 2 song song với cầu Sài Gòn 1 hiện hữu, cách khoảng 3m về phía hạ lưu, có tổng chiều dài hơn 987m, gồm 30 nhịp. Kết cấu nhịp chính được bố trí theo sơ đồ 5 nhịp liên tục bằng bê tông cốt thép dự ứng lực. Dự án cầu Sài Gòn 2 đã được Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM lên kế hoạch hoàn thành trong vòng 21 tháng, rút ngắn tiến độ so với các đơn vị thiết kế trước đó. Và thực tế thi công đã rút xuống còn 18 tháng, tiết kiệm chi phí hàng trăm tỉ đồng cho ngân sách. Sau khi đưa vào sử dụng đã giải quyết triệt để điểm nghẽn ở cửa ngõ phía Đông Bắc của TP.HCM Cầu Bình Phước: Cầu Bình Phước là một trong những cây cầu bắc qua sông Sài Gòn. Cầu nằm trên đường Xuyên Á, giáp ranh giữa quận 12 và quận Thủ Đức. Cầu có chiều rộng 23,5 m, dài 500 m gồm 11 nhịp với kinh phí đầu tư 104 tỷ đồng. Công ty xây dựng công trình giao thông 61 tiếp tục trải bê-tông nhựa để kịp thông xe kỹ thuật vào ngày 26 tháng 4 năm ??. Cầu Bình Phước thuộc Dự án đường xuyên Á, thiết kế cho 4 làn xe ô tô và 2 làn xe thô sơ, tải trọng 30 tấn. Hiện nay đã có cầu Bình Phước 2 nằm song song với cầu Bình Phước cũ, tải trọng từ 25 - 30 tấn. Cầu Phú Mỹ: Cầu Phú Mỹ là cây cầu dây văng lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh bắc qua sông Sài Gòn nối Quận 2 và Quận 7, thuộc đường vành đai ngoài của Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng mức đầu tư 2076 tỷ đồng. Cầu được khởi công ngày 9 tháng 9 năm 2005 và dự kiến hoàn thành cuối năm 2009, tuy nhiên theo tiến độ mới nhất thì công trình đã vượt tiến độ đến 4 tháng và đã khánh thành vào ngày 2/9/2009. Cầu PhúMỹ có chiều dài: hơn 2000m, không kể đường dẫn; chiều rộng: 27,5 m, có 6 làn xe cơ giới, hai làn xe thô sơ. Một khoang thông thuyền rộng 200 m, tĩnh không 45 m. Cầu có thể cho phép 100.000 lượt xe lưu thông qua cầu mỗi ngày. Công trình do nhà thầu Bilfinger Berger (Đức), tổng thầu của dự án, cùng với các nhà thầu khác là Baulderstone Hornibrook (Úc), Freyssinet International et Companie và Arcadis (Pháp) thi công.Đây là cây cầu dây văng có 6 làn xe, kết nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm và Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, nối Quận 7 với Quận 2 và Quận 9. Cầu cũng giúp việc lưu thông trên Quốc lộ 1A đoạn từ miền Bắc và miền Trung đi Đồng bằng sông Cửu Long đi qua địa phận Thành phố Hồ Chí Minh được rút ngắn, sau khi cầu Phú Mỹ và các đường vành đai nối đến cầu hoàn thành sẽ góp phần làm giảm sự quá tải cho hệ thống giao thông đường bộ ở Thành phố Hồ Chí Minh, khi ấy các xe tải loại lớn và xe container sẽ không chạy trong nội thành nữa, góp phần vào việc giảm ô nhiễm cho nội thành. Cầu Phú Mỹ không chỉ là một công trình trọng điểm của Việt Nam, mà còn là công trình cầu dây văng hiện đại nhất thế giới. Hiện đại nhất ở đây là phần kỹ thuật dây văng, trên thế giới chỉ có vài cây cầu như thế.

Từ khóa » Cầu Sài Gòn Quận 2 Hồ Chí Minh