Những Chiếc Ghế đơn Giản Mà Hữu Dụng Của Arne Jacobsen
Kiến trúc sư, nhà thiết kế Arne Emil Jacobsen là một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến nền kiến trúc Đan Mạch ở thế kỷ 20. Ông là người đi đầu của nội thất Đan Mạch hiện đại và phong cách tối giản. Những toà nhà cũng như nội thất do ông thiết kế là sự kết hợp giữa ý tưởng mang tính hiện đại và chủ nghĩa tự nhiên mang tính Bắc Âu. Arne Emil Jacobsen (11/2/1902 - 24/3/1971) sinh ra và lớn lên tại thủ đô Copenhagen của đất nước Đan Mạch. Trước khi trúng tuyển vào học viện nghệ thuật Hoàng Gia năm 1924, ông từng là người học nghề thợ nề. Công việc này làm Jacobsen thấm nhuần tình yêu với vật liệu và nó đã trở thành một thế mạnh của ông trong những công việc sau này.Giống như hầu hết các kiến trúc sư trẻ khác, Jacobsen bắt đầu sự nghiệp bằng việc thiết kế nhà riêng, trong quá trình làm việc ông dần dần thể hiện được tính hợp nhất sự đơn giản và triết lý mà ông ngưỡng mộ trong các tác phẩm chủ nghĩa cổ điển của các bậc thầy người Bắc Âu, đặc biệt là kiến trúc sư kỳ cựu người Thuỵ Điển Erik Gunnar Asplund. Vào giai đoạn thành công nhất trong sự nghiệp của Arne Jacobsen, ông được biết đến nhiều nhất bởi các thiết kế đơn giản, thanh lịch và đầy hữu dụng, thiết thực của mình. Ông hợp tác với nhà sản xuất nổi tiếng Fritz Hansen năm 1934 nhưng phải đến năm 1952 ông mới tạo ra một bước đột phá với bộ ghế kiến. Sau đó là bộ ghế series 7 năm 1955. Những bước đột phá này đưa tên tuổi của Arne Jacobsen và Fritz Hansen vào lịch sử đồ nội thất. Vào cuối những năm 50, Arne Jacobsen là kiến trúc sư chính trong việc thiết kế khách sạn Hoàng Gia ở thủ đô Copenhangen, Đan Mạch và bộ ghế trứng, thiên nga, sofa thiên nga và bộ ghế series 3300 nổi tiếng. Arne Jacobsen là một nhà thiết kế có tài năng vượt trội, ông đã và đang rất được ngưỡng mộ. Tuy nhiên các công trình kiến trúc do Jacobsen thiết kế không được đánh giá cao, nhưng nội thất và các thiết kế khác của ông đã trở thành di sản quốc gia và quốc tế. Trường cao đẳng St. Catherine – ĐH Oxford. Khi một người Đan Mạch chỉ nói được một ít tiếng Anh và hiếm khi rời khỏi xưởng của mình ở Copenhagen, lại được uỷ quyền thiết kế một trường cao đẳng mới cho trường đại học Oxford năm 1958, một kiến trúc sư nổi tiếng đã gửi một lá thư cho báo The Times và trong bức thư ông mô tả công trình của Arne Jacobsen là một sự xúc phạm tồi tệ nhất đến kiến trúc Anh từ thế kỷ 11 kể từ khi một người Pháp được giao phó việc xây dựng lại nhà thờ Cantebury. Không thoái chí, các vị hiệu trưởng của trường đại học Oxford vẫn tiếp tục đẩy mạnh sự uỷ nhiệm cho Anre Jacobsen thiết kế trường cao đẳng St. Catherine. Jacobsen cho rằng “thiết kế của từng chi tiết của toà nhà phải hài hoà, cân đối dù chỉ là cái tay nắm cửa”. Hiệu trưởng nhấn mạnh thêm một điều khoản trong hợp đồng rằng “Giáo sư Jacobsen nên đảm trách thực hiện nhiều nhất có thể trong việc thiết kế cảnh quan và thiết kế đồ đạc, phụ kiện”. Jacobsen hiểu điều khoản này như một sự được phép toàn quyền hành động trong việc quyết định mọi thứ từ sắc thái của màu xám của rèm cửa, độ cao của cây tuyết tùng mà ông trồng trong sân, cho đến sự kết hợp nuôi cá bống và cá orfe vàng trong ao. Kết quả là một sự kết hợp hoàn toàn cân đối và hoàn hảo, một khuôn viên trường học hoà nhã, lịch thiệp. Thiết kế này hầu như không thay đổi kể từ khi nó được hoàn thành vào năm 1963. Ghế Trứng (EGG CHAIR)
Arne Jacobsen thiết kế ghế trứng vào năm 1958 nhằm mục đích phục vụ cho khu vực hành lang và lễ tân tại khách sạn Hoàng Gia ở thành phố Copenhagen – khách sạn lớn nhất tại Đan Mạch tại thời điểm đó, thuộc sở hữu của hãng hàng không Scandinavia Airlines và đã trở thành toà nhà chọc trời đầu tiên trong lịch sử của đất nước. Lần đầu tiên ra mắt, khách sạn đã được gọi là “hộp đựng thuốc lá bằng thuỷ tinh” với kết cấu thép vẫn là một công trình bất hủ của phong cách hiện đại cho đến ngày nay. Danh tiếng này không chỉ được tạo nên bởi kiến trúc của toà nhà mà còn vì những những thứ ở trong nó. Triết lý của Jacobsen đã được mô tả là “từ chiếc muỗng cho đến thành phố” và ghế trứng, ghế thiên nga đến tất cả các tay nắm cửa, dao kéo và các máy pha rượu Martin được thiết kế như một chỉnh thể đặc biệt. Mỗi phần là một phần quan trọng của thiết kế hài hoà.
1.300 mũi khâu được sử dụng để bọc chiếc ghế này. Vỏ ghế được tạo ra bằng bọt polyurethane và vải sợi thuỷ tinh, Jacobsen là người đầu tiên sử dụng kỹ thuật này.Với hình dáng độc đáo của chiếc ghế này, nó đảm bảo một chút riêng tư trong không gian công cộng. Ghế trứng là một chiếc ghế lý tưởng cho phòng chờ ở khách sạn cũng như ở nhà. Ghế trứng có sẵn với nhiều chất liệu vải bọc và da phong phú. Ghế trứng ban đầu, được thực hiện bởi công ty Fritz Hansen của Đan Mạch có giá khoảng hơn 5.000 USD, và được bán hàng ngàn chiếc. Bản sao chép thì rẻ hơn; giá bắt đầu từ 600 USD cho đến 2.000 USD. Nó càng ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Những chiếc ghế bản mẫu đầu tiên từ những năm 1950 đã được bán tại nhà đấu giá New York lên đến 70.000 USD. Ghế Series 7
Được thiết kế vào năm 1955, ghế series 7 là loại ghế bán chạy nhất trong lịch sử của Fritz Hansen, và có lẽ là cả trong lịch sử đồ nội thất. Bề mặt nhẵn mịn, không nhìn thấy thớ gỗ. Màu sắc rõ rằng trên bề mặt trơn tru. Màu sơn đa dạng. Đây là một dòng ghế đa năng đồng thời được tặng kèm nhiều thứ như bánh xe và một chuỗi các phụ kiện. Nó có thể sử dụng làm ghế công sở, ghế phụ, ghế bệ, ghế ngồi quán bar hay ghế cho trẻ em...
Sự đúc ép vỏ ngoài của ghế là một sự phát triển xa hơn của ghế kiến. Chiếc ghế bốn chân này có thể xem như là sự đỉnh cao của kỹ thuật dát mỏng. Jacobsen, một con người có tầm nhìn xa trông rộng đã khai thác được khả năng của sự dát mỏng một cách hoàn hảo và kết quả cho ra hình dáng có tính chất hình tượng của ghế. Ghế giải thưởng lớn (Grand Prix chair)
Chiếc ghế to lớn được Arne Jacobsen lần đầu giới thiệu bởi Frizt Hansen tại triển lãm Các nhà thiết kế mùa xuân tại bảo tàng nghệ thuật Đan Mạch tại Copenhage vào năm 1957. Cuối năm đó, chiếc ghế được trưng bày tại Triennale, Milan và nhận được giải thưởng lớn – chiếc ghế độc đáo nhất triển lãm. Sau đó nó luôn luôn được gọi là chiếc ghế giải thưởng lớn. Chiếc ghế đầu tiên được giới thiệu làm bằng chất liệu gỗ và chân thép không gỉ. Ngày nay, chiếc ghế được thay đổi một chút về chất liệu là mạ crôm (chrome). Chiếc ghế được sử dụng cho không gian phòng ăn, phòng họp, văn phòng hoặc nhà riêng. Nó có trọng lượng nhẹ và có thể xếp chồng lên nhau, chiếc ghế có nhiều màu cũng như chất liệu gỗ, vải bọc hoặc da và nó cũng có vài độ cao khác nhau để phù hợp cho từng mục đích sử dụng. Ghế Series 3300
Chiếc ghế 3300 được thiết kế cho khách sạn Hoàng Gia tại Copenhagen, một trong những công trình kiến trúc của Arne Jacobsen. Trong sự hài hoà của tổng thể kiến trúc vào thời điểm đó, chiếc ghế 3300 nhìn rất lạnh và nghiêm trang. Thêm nữa, chiếc ghế 3300 là ý tưởng trong nguồn cảm hứng không bao giờ cạn và khả năng thiết kế vô tận của ông. Arne Jacobsen lấy cảm hứng thiết kế ghế này từ ghế sofa mà ông thiết kế riêng cho mình ở nhà vào năm 1940. Hình mẫu ghế 3300 là sự tương phản lịch lãm với những đường cong mềm mại của ghế trứng và ghế thiên nga và cũng được thiết kế riêng cho khách sạn Hoàng Gia. Ghế 3300 là dạng ghế đơn giản, có thể có từ một đến ba vị trí ngồi được đặt ở khu đợi hoặc chỗ ngồi thư giãn tại các sảnh khách sạn, nhà hàng, hoặc tại nhà riêng. Chiếc ghế có nhiều chất liệu khác nhau như vải hoặc da bọc với chân làm bằng thép mạ crôm. Ghế Thiên Nga (Swan chair)
Được tạo ra cùng năm và cùng mục đích với ghế trứng nhằm phục vụ cho khu vực hành lang và phòng chờ khách sạn Hoàng Gia năm 1958. Năm 1958, ghế thiên nga là một chiếc ghế có sự cải cách mới về kỹ thuật: không có đường thẳng, chỉ đường cong. Chiếc ghế này là kết quả của sự nghiên cứu của Jacobsen tìm ra một hình dạng cong linh hoạt yêu cầu tối thiểu đệm, trọng lượng nhẹ mà không làm mất đi sự thoải mái. Khung sườn của chiếc ghế được đổ khuôn bằng vật liệu tổng hợp trên chiếc đế xoay hình ngôi sao bằng nhôm, với một lớp bọt lạnh bao phủ vỏ bọc bằng vải hoặc da. Cũng như các thiết kế ghế khác của Jacobsen, ghế thiên nga có hình dáng độc đáo, chức năng phong phú và tạo cảm giác dễ chịu cho người sử dụng. Giá hiện tại của ghế thiên nga là 3.041 euro. Ghế hoa loa kèn (Lily chair)
Bộ ghế này mang số hiệu 3208 được ông thiết kế cho ngân hàng trung tâm của Đan Mạch. Nó còn được gọi là ghế hoa loa kèn và lần đầu tiên được giới thiệu tại hội chợ triển lãm đồ nội thất Đan Mạch vào năm 1970. Cấu tạo chiếc ghế được làm từ gỗ vơnia (veneer) dát mỏng và kỹ thuật vô cùng phức tạp trong việc làm khuôn ghế để cho ra những đường cong hữu cơ hoàn hảo và đem lại sự thoải mái khi ngồi. Các phiên bản ghế 3208 hiện tại lớn hơn bản gốc và có màu đỏ, đen, và trắng sơn mài.
Ghế Oxford (Oxford chair)
Nguyên bản của chiếc ghế này được ông thiết kế cho các giáo sư tại trường St. Catherine ở Oxford vào năm 1963. Khi họ chọn ông thiết kế phần mở rộng cho trường St. Catherine, ông cũng làm luôn phần thiết kế cảnh quan và những bộ đồ nội thất. Chế ghế này có hai phiên bản chính là ghế lưng thấp và ghế lưng cao. Chiếc ghế lưng cao đặc biệt là biểu tượng cho danh tiếng cũng như sự sáng tạo cho bản thân không gian mà nó được đặt vào.
Chiếc ghế cho các giáo sư cuối cùng cũng được triển khai thành bộ ghế Oxford. Trong sự không hài lòng và phản đối tại thời điểm thiết kế vì đó là nhà thiết kế phong cách hiện đại nước ngoài, sau khi hoàn thành dự án, Arne Jacobsen vẫn nhận được bằng tiến sĩ danh dự từ Oxford. Đó là một ví dụ đột phá về một thiết kế, là một trong những công việc xuất sắc nhất của ông. Những chiếc ghế Oxford bây giờ vẫn được sản xuất và đem lại sức sống giống như những chiếc nguyên bản thời đó. Ghế Kiến (Ant chair)
Ghế kiến được tạo ra vào năm 1952. Jacobsen thiết kế ghế kiến nhằm phục vụ cho khu vực căntin của một trung tâm chăm sóc sức khoẻ ở Novo, Đan Mạch. Ngày nay, ghế kiến là một trong những biểu tượng nổi bật nhất của bộ sưu tập. Ban đầu, Fritz Hansen không tin tưởng vào tiềm năng của chiếc ghế này cho đến khi Jacobsen đảm bảo rằng ông sẽ mua lại tất cả số ghế nếu nó không bán được. Cuối cùng, nó cũng vượt qua được sự hoài nghi của Fritz Hansen. Mặc dù hình thức nhỏ gọn và hình dáng mảnh dẻ, ghế kiến vẫn tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng. Ở phiên bản đầu tiên ghế kiến chỉ có ba chân, nhưng trong quá trình sử dụng có thể bị mất cân bằng khi ngả ghế ra phía sau khiến người ngồi bị ngã. Ông đã cải tiến bằng cách đưa về kiểu ghế truyền thống có bốn chân. Ghế kiến được làm bằng gỗ xếp với đế có ba hoặc bốn chân được làm bằng crôm (chrome).
Ghế kiến có sẵn trong ba độ cao khác nhau và được sơn màu bóng kết hợp màu tro trông giống như cây sồi, cây phong, cây sồi màu tối. Giá hiện tại của chiếc ghế này là 399 euro. Vài mẫu thiết kế khác của Arne Jacobsen: Đèn bàn AJ thiết kế cho nhà sản xuất Louis Poulsen / Bình đựng nước và bình trà của nhà sản xuất Stelton
Bộ muỗng nĩa và đế nến Arne Jacobsen thiết kế cho nhà sản xuất Georg Jensen. Bàn ăn AD Djob được thiết kế cho ngân hàng quốc tế Đan Mạch vào năm 1971.
KTS Hoàng Kiên (tổng hợp)
TweetTin mới hơn:
- Cầu thang - Cái đáng gọi là tác phẩm thì lại hay bị sơ sài
- Nơi gặp của công năng và thẩm mỹ
- D–càphê: Nơi gặp gỡ của những cuộc chơi ý tưởng và thiết kế
- Nội thất đầy màu sắc của khách sạn Mystic - Bangkok
- Các thiết kế của Charles & Ray Eames
- Văn phòng linh hoạt - thiết kế của S+Na
- Trong lành cùng ngôi nhà ven hồ
- Tạo màu sắc cho không gian ngoài trời
- Thiết kế phòng tắm “VIP” (Master bathroom)
- Thiết kế khu vườn theo kiểu Tây Ban Nha
Từ khóa » Ghế Hữu Cơ
-
Nội Thất Hữu Cơ - Tạp Chí Đẹp
-
Combo 3 Miếng Sợi Hữu Cơ Vệ Sinh Ghế Da,kính GB Pad Detailing ...
-
Thiết Kế Hữu Cơ – Organic Design Là Gì? - Nội Thất Sen Vàng
-
Thiết Kế Hữu Cơ – Organic Design Là Gì?
-
Chiếc Ghế Có Hình Dạng Hữu Cơ đầy Màu Sắc Của Alex Petunin
-
Những Chiếc Ghế Kinh điển - Ghế Organic
-
Ergonor Bảo Bạn Tính Ergonor Ghế Liên Hữu Cơ Công Học Ghế Vàng ...
-
GHẾ DECOR TRANG TRÍ – MÓN ĐỒ HỮU DỤNG BẠN NÊN SẮM ...
-
Những Mẫu Bàn Ghế Âu Á Đẹp Nhất? Ưu Điểm Khi Sở Hữu
-
+88 Bộ Bàn Ăn 4, 6, 8 Ghế Giá Rẻ, Hiện Đại, Xu Hướng 2022
-
Combo 3 Miếng Sợi Hữu Cơ Vệ Sinh Ghế Dakính GB Pad Detailing ...
-
Bộ Bàn Ghế Coffee Aurora Mặt Pk Thủy Tinh Hữu Cơ, Lưng Nệm ...
-
Phân Bón Hữu Cơ Gồm Những Loại Nào? Ưu Và Nhược điểm Của Từng ...