Những Chiến Sĩ Thầm Lặng Cống Hiến Cho Cuộc Sống Tươi đẹp Hơn
Có thể bạn quan tâm
Chấp nhận hy sinh khoảng thời gian dành cho gia đình
Trong thời gian phòng chống dịch COVID -19, lượng mẫu mà Khoa Xét nghiệm Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM nhận được là rất lớn. Ngoài việc xét nghiệm các bệnh nhân đang cách ly và điều trị tại bệnh viện, Khoa còn xét nghiệm các mẫu cho Bệnh viện Dã chiến Củ Chi, Bệnh viện điều trị COVID-19 Cần Giờ; phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP xét nghiệm trong từng ổ dịch, tầm soát trong các khu cách ly và tham gia điều tra cộng đồng. Đến nay, Khoa đã nhận và giải quyết được khoảng 30.000 mẫu bệnh phẩm. Với số lượng mẫu xét nghiệm lớn, rất nhiều công đoạn nên nhân viên Khoa xét nghiệm thay nhau làm việc xuyên suốt cả giờ nghỉ trưa, chiều tối và đến 21 giờ. Đặc biệt có những khâu phải đảm bảo túc trực 24/24.
Bác sĩ Đinh Nguyễn Huy Mẫn, Trưởng khoa Xét nghiệm Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM chia sẻ: “Chúng tôi đã tập trung xây dựng quy trình và chuẩn hóa quy trình xét nghiệm trong thời gian sớm nhất. Cùng với đó là đào tạo nhân viên để đạt chuẩn kỹ thuật, khi bắt tay vào làm không còn khó khăn nữa. Khoa được công nhận là một trong những đơn vị có năng lực xét nghiệm đầu tiên của TP nên áp lực rất lớn về lượng mẫu và thời gian trả kết quả. Trước yêu cầu này, chúng tôi phải liên tục cải tiến để càng làm càng nhanh, mà vẫn bảo đảm chính xác”.
Cũng theo Bác sĩ Đinh Nguyễn Huy Mẫn, ban đầu nhân viên trong Khoa cũng có tâm lý lo sợ, nhất là khi nhận những mẫu dương tính. Tâm lý đó cũng dẫn đến có những thao tác thận trọng tới mức dư thừa mà mất thời gian tới 30 phút để nhận mẫu. Sau khi Khoa tập huấn lại và đưa ra quy trình chuẩn để cán bộ, nhân viên y tế áp dụng vừa nhanh chóng vừa an toàn, nhân viên tự tin hơn và nhanh chóng hơn. “Kiến thức, kỹ thuật cao nhưng tinh thần không tốt thì cũng không thể chịu đựng được áp lực công việc cao. Sau khi biết cách phòng vệ cho bản thân thì mọi người đều lăn xả, xông pha thực hiện nhiệm vụ”. – Bác sĩ Đinh Nguyễn Huy Mẫn bộc bạch.
Nhớ lại thời gian thực hiện các mẫu xét nghiệm COVID – 19, Bác sĩ Nghiêm Mỹ Ngọc, Phó khoa Xét nghiệm Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM kể: “Tôi còn nhớ rõ là có một chiều cuối tuần, khi mọi người nô nức chuẩn bị về nhà đoàn tụ cùng gia đình trong bữa cơm chiều, tôi và một đồng nghiệp bước ra ngoài thì thấy hàng dài xe của các trung tâm y tế chuyển mẫu đến. Khu nhận mẫu trở nên quá tải. Chúng tôi nói vui với nhau rằng, tủ lạnh chứa mẫu của Khoa xét nghiệm như niêu cơm Thạch Sanh. Làm bao nhiêu mẫu xét nghiệm rồi mà nó cũng vẫn đầy lên”.
Theo Bác sĩ Nghiêm Mỹ Ngọc, cán bộ, nhân viên y tế của khoa phải nỗ lực rất nhiều từ tất cả các bộ phận, từ nhận mẫu, xếp mẫu, dán nhãn… Tất cả phải tập trung cao độ và lúc đó không màng hy sinh thời gian cho gia đình. Nhất là những bạn làm trực tiếp trong phòng xét nghiệm thì phải mặc đồ bảo hộ 3-4 tiếng, đeo khẩu trang N95, hạn chế nhu cầu cá nhân. “Chúng tôi chấp nhận hy sinh khoảng thời gian dành cho gia đình để thực hiện các xét nghiệm. Bởi cả TP đang đợi kết quả xét nghiệm, nên không được chậm trễ mà phải có tinh thần trách nhiệm cao,” – Bác sĩ Nghiêm Mỹ Ngọc cho biết.
Các đại biểu tham gia buổi giao lưu. (Ảnh: Thy Dương)Trên hết là lòng yêu thương con người
Thiếu tá Nguyễn Chí Thành, Phó Đội trưởng Đội Công tác chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an TPHCM có 20 năm gắn bó với công việc này, trực tiếp tham gia 173 vụ cứu nạn, cứu hộ, cứu sống 82 nạn nhân và tìm được 27 thi thể. Thiếu tá Nguyễn Chí Thành chia sẻ: “Luôn ý thức về nghề của mình là nghề Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ luôn đặt lên trên hết là lòng yêu thương con người. Và để trụ được với nghề cần lòng dũng cảm, gan dạ, bản lĩnh để đối diện với mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ...”.
Thiếu tá Nguyễn Chí Thành cho biết, công việc phòng cháy, chữa cháy cứu nạn, cứu hộ là hết sức nguy hiểm. Các chiến sĩ phải cứu nạn, tìm kiếm nạn nhân sập đổ công trình, lặn mò tìm người mất tích dưới sông, thực hiện nhiệm vụ ở những nơi môi trường ô nhiễm. Nhiều khi cứu hộ trên cao rất nguy hiểm, nhưng cũng có khi phải chui vào những con tàu, hoặc những nơi độ sâu 200m… “Các chiến sĩ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ được trui rèn qua quá trình học tập, công tác, kinh nghiệm của các thế hệ chiến sĩ truyền đạt lại. Cán bộ chiến sĩ cũng luôn truyền lại cho nhau về ý nghĩa nhân văn của công việc, để có ý chí vượt qua sợ hãi, khó khăn trong công việc để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao để cứu giúp người, cứu tài sản cho nhân dân, nỗ lực để “cứu cái còn trong cái mất.”” – Thiếu tá Nguyễn Chí Thành cho biết.
Kể về quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, Thiếu tá Nguyễn Chí Thành vẫn nhớ về 2 vụ tìm kiếm và cứu nạn, cứu hộ dưới hang sâu với địa hình phức tạp tại 2 tỉnh Cao Bằng và Hà Giang. Mặc dù trước đó bản thân đồng chí chưa bao giờ thực hiện nhiệm vụ ở địa hình hang sâu, có nhiều đá sắc nhọn, thiếu dưỡng khí... nhưng đồng chí vẫn không quản khó khăn, nguy hiểm trực tiếp tham gia vào 2 vụ này.
Thiếu tá Nguyễn Chí Thành tại buổi giao lưu. (Ảnh: Thy Dương)Thiếu tá Nguyễn Chí Thành kể lại quá trình khi thực hiện cứu nạn cứu nạn cứu hộ tại Cao Bằng. Lúc đó nạn nhân rơi xuống hang 3 năm rồi, chỉ còn bộ hài cốt. Quãng đường di chuyển đến điểm tìm kiếm nạn nhân rất khó khăn, anh em đi ô tô vận chuyển các phương tiện rất vất vả, đến nơi mệt lừ. Thời tiết lúc này rất khó khăn, dưới 10 độ C và có mưa. Ra tới nơi, Ban chỉ huy đưa ra rất nhiều phương án, nhưng phương án nào cũng rất nguy hiểm cho cán bộ chiến sĩ. Vì nếu hang có khí độc hoặc thiếu dưỡng khí thì xuống dưới sẽ hi sinh. Hang này xoắn ốc, dích dắc và rất hẹp, có đoạn chỉ vừa 1 người qua.
“Khi vào hang cứu nạn nhân, xuống được 5m phải dừng lại hít thở sâu lấy can đảm. Đường đi dích dắc, trơn trượt, đá rơi sượt qua vai, phải nhích từng bước từng bước một. Xuống được đáy hang, hài cốt bị vùi lấp, phải dùng tay trần bới xương nạn nhân bỏ vào bọc, mất hơn một tiếng, cũng vừa hết dưỡng khí dưới hang. Vừa lên được miệng hang, đồng đội vỡ òa; người thân bày tỏ sự cảm ơn mình” – Thiếu tá Nguyễn Chí Thành xúc động kể.
Cũng theo Thiếu tá Nguyễn Chí Thành, trước khi xuống hang, trong tổ bàn bạc rất nhiều và cử đồng chí thực hiện nhiệm vụ vì là người có kinh nghiệm. “Trước khi xuống hang tôi cũng rất hồi hộp vì mình còn gia đình nếu chẳng may hi sinh thì sẽ phải bỏ họ ở lại. Nhưng luồng suy nghĩ thứ hai cũng xuất hiện trong đầu tôi là nạn nhân đang chờ mình. Người nhà nạn nhân cũng đang mong mỏi việc mình làm. Mình nghĩ đã làm nghề này phải vì dân mà làm, nên nếu hy sinh vẫn phải xuống…” - Thiếu tá Nguyễn Chí Thành chia sẻ.
Từ khóa » Ví Dụ Về Sự Cống Hiến Thầm Lặng
-
Dẫn Chứng Về Sự Cống Hiến Trong Cuộc Sống - TopLoigiai
-
Văn Mẫu Lớp 12: Nghị Luận Xã Hội Về Sự Cống Hiến Trong Cuộc Sống ...
-
Tuổi Trẻ Và Sự Cống Hiến - Báo Bạc Liêu
-
Cống Hiến Là Gì? Cuộc Sống Này Luôn Cần Sự Cống Hiến ở Mỗi Người
-
Cống Hiến Là Gì? Ý Nghĩa, Dẫn Chứng Về Sự Cống Hiến
-
Top 10 Bài Nghị Luận Về Sống Cống Hiến Hay Chọn Lọc
-
Viết đoạn Văn 200 Chữ Về Sự Cống Hiến - THPT Sóc Trăng
-
Những Tấm Gương Thầm Lặng được Vinh Danh: 'Chỉ Làm Việc Của ...
-
Nghị Luận Về Sự Hy Sinh Thầm Lặng Trong Cuộc Sống
-
NHỮNG TẤM GƯƠNG THẦM LẶNG TRONG ĐẠI DỊCH PHÒNG ...
-
Cống Hiến Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Suy Nghĩ Của Em Về Sự Cống Hiến Của Thế Hệ Trẻ Hiện Nay - Thủ Thuật