Những Chuẩn Wifi Được Sử Dụng Phổ Biến Nhất Hiện Nay - WinERP
Có thể bạn quan tâm
Kết nối không dây trên điện thoại, máy tính, tivi đang chiếm vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, thường gặp nhất đó là wifi, như vậy thì wifi là gì? Bài viết này của Viettelhochiminh sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về các chuẩn wifi hiện nay.
Mục lục
Wifi là gì?
Hiểu theo cách nôm na thì Wifi mà mạng kết nối Internet không dây, là từ viết tắt của Wireless Fidelity, sử dụng sóng vô tuyến để truyền tín hiệu. Loại sóng vô tuyến này tương tự như sóng điện thoại, truyền hình và radio.
Và trên hầu hết các thiết bị điện tử ngày nay như máy tính, laptop, điện thoại, máy tính bảng… đều có thể kết nối Wifi.
Kết nối Wifi dựa trên các loại chuẩn kết nối IEEE 802.11, và chủ yếu hiện nay Wifi hoạt động trên băng tần 54 Mbps và có tín hiệu mạnh nhất trong khoảng cách 100 feet (gần 31 mét, các bạn cứ thử tưởng tượng mỗi 1 tầng nhà lấy trung bình là 4 mét thì theo lý thuyết sóng wifi phát ở tầng 1 vẫn sẽ bắt được nếu bạn đang ở tầng 7 – đó là theo lý thuyết).
Còn trong thực tế thì trong mỗi ngôi nhà thường có rất nhiều vật cản sóng, nên bạn chỉ cần đứng trên tầng 4 hoặc 5 là tín hiệu đã yếu lắm rồi.
Một số chuẩn kết nối Wifi hiện nay
1. Chuẩn 802.311
Năm 1997, IEEE giới thiệu chuẩn mạng không dây đầu tiên và đặt tên nó là 802.11. Khi đó, tốc độ hỗ trợ tối đa của mạng này chỉ là 2 Mbps với băng tầng 2.4GHz.
2. Chuẩn 802.11b
Vào tháng 7/1999, chuẩn 802.11b ra đời và hỗ trợ tốc độ lên đến 11Mbps. Chuẩn này cũng hoạt động tại băng tần 2.4GHz nên cũng rất dễ bị nhiễu từ các thiết bị điện tử khác
3. Chuẩn 802.11a
Song song với quá trình hình thành chuẩn b, chuẩn 802.11a phát ở tần số cao hơn là 5GHz nhằm tránh bị nhiễu từ các thiết bị khác.
Tốc độ xử lý của chuẩn đạt 54 Mbps tuy nhiên chuẩn này khó xuyên qua các vách tường và giá cả của nó hơi cao.
4. Chuẩn 802.11g
Chuẩn 802.11g có phần hơn so với chuẩn b, tuy nhiên nó cũng hoạt động ở tần số 2.4GHz nên vẫn dễ nhiễu. Chuẩn này có thể xử lý tốc độ lên tới 54 Mbps.
5. Chuẩn 802.11n
Ra mắt năm 2009 và là chuẩn phổ biến nhất hiện nay nhờ sự vượt trội hơn so với chuẩn b và g. Chuẩn kết nối 802.11n hỗ trợ tốc độ tối đa lên đến 300Mbps, có thể hoạt động trên cả băng tần 2,4 GHz và 5 GHz.
Chuẩn kết nối này đã và đang dần thay thế chuẩn 802.11g với, phạm vi phát sóng lớn hơn, tốc độ cao hơn và giá hợp lý.
6. Chuẩn 802.11ac
Là chuẩn được IEEE giới thiệu vào đầu năm 2013, hoạt động ở băng tầng 5 GHz. Chuẩn ac có thể mang đến cho người dùng trải nghiệm tốc độ cao nhất lên đến 1730 Mpbs.
Do vấn đề giá thành cao nên các thiết bị phát tín hiệu cho chuẩn này chưa phổ biến dẫn đến các thiết bị này sẽ bị hạn chế sự tối ưu do thiết bị phát.
7. Chuẩn 802.11ad
Được giới thiệu năm 2014, chuẩn wifi 802.11ad được hỗ trợ băng thông lên đến 70 Gbps và hoạt động ở dải tần 60GHz.
Nhược điểm của chuẩn này là sóng tín hiệu khó có thể xuyên qua các bức tường, đồng nghĩa với việc chỉ cần Router khuất khỏi tầm mắt, thiết bị sẽ không còn kết nối tới Wifi được nữa.
8. Chuẩn 802.11ax
Wi-Fi 6 là bản cập nhật mới nhất cho chuẩn mạng không dây. Wi-Fi 6 dựa trên tiêu chuẩn IEEE 802.11ax, với tốc độ nhanh hơn, dung lượng lớn hơn và hiệu suất năng lượng được cải thiện tốt hơn so với các kết nối không dây trước đây. Tên gọi mới Wifi 6 này sẽ chính thức được áp dụng từ năm 2019.
9. Wifi Hotspot
Ngoài những chuẩn kết nối kể trên, mỗi thiết bị di động có thể tự phát ra sóng Wifi cho những thiết bị khác. Nói cách khác, thiết bị di động có thể được xem như là một Router.
Tóm tắt những chuẩn Wifi phổ biến hiện nay
Ưu điểm của mạng Wifi
Ưu điểm của kết nối Wifi là tính tiện dụng, và đơn giản gọn nhẹ so với kết nối trực tiếp bằng cable truyền thống qua cổng RJ45.
Người sử dụng có thể truy cập ở bất cứ vị trí nào trong vùng bán kính phủ sóng mà tại đó Router Wifi làm trung tâm.
Ưu điểm thứ hai của mạng sử dụng Wifi là dễ dàng sửa đổi và nâng cấp, người sử dụng có thể tăng băng thông truy cập, tăng số lượng người sử dụng mà không cần nâng cấp thêm Router hay dây cắm như các kết nối bằng dây vật lý.
Tính thuận tiện: người truy cập có thể duy trì kết nối kể cả khi đang di chuyển, một ví dụ cụ thể là các Router Wifi đặc lắp trên các xe khách đường dài. Bên cạnh đó, tính bảo mật của mạng Wifi tương đối cao.
Nhược điểm của mạng Wifi
Bên cạnh những ưu điểm, mạng Wifi cũng tồn tại nhiều nhược điểm chưa thể khắc phục như: phạm vi kết nối của mạng Wifi tới thiết bị có giới hạn, đi càng xa router kết nối càng yếu dần đi.
Giải pháp cho vấn đề này là trang bị thêm các Repeater hoặc Access point hoặc chuyển sang sử dụng dịch vụ internet cáp quang của nhà cung cấp uy tín. Tuy nhiên, gặp nhiều khó khăn do giá thành cao.
Nhược điểm tiếp theo của mạng Wifi là về vấn đề băng thông, càng nhiều người kết nối vào mạng thì tốc độ truy cập giảm rõ rệt.
Từ khóa » Chuẩn Wifi 802.11n
-
Wifi Là Gì? Có Những Chuẩn Wifi Nào?
-
Các Chuẩn WiFi - 802.11b, 802.11a, 802.11g, 802.11n Và 802.11ac
-
WiFi 802.11 Chuẩn A/b/g/n/ac Là Gì? Chuẩn WiFi Nào Tốt Và Mạnh Nhất?
-
WiFi 802.11 Chuẩn A/b/g/n/ac Trên Các Thiết Bị Di động Là Gì? - T2QWIFI
-
Các Chuẩn WiFi - 802.11b, 802.11a, 802.11g, 802.11n Và 802.11ac
-
IEEE 802.11 – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chuẩn Wifi Nào Mạnh Nhất? Nên Chuẩn Wifi Nào? | BKHOST
-
Công Nghệ Wifi 4 Là Gì? Chuẩn Wifi 802.11 Nào Là Mạnh Nhất?
-
Chuẩn Wi-Fi 802.11n đã Chính Thức được Phê Chuẩn
-
Các Chuẩn WiFi 802.11 Phổ Biến Hiện Nay
-
Sự Khác Nhau Giữa Chuẩn Wifi 802.11ac Và 802.11n - Thủ Thuật
-
Lịch Sử Ra đời Và Những điều Cần Biết Về Các Chuẩn Kết Nối Wi-Fi
-
WiFi Chuẩn AC Là Gì? WiFi Chuẩn AC Khác Gì Với WiFi Chuẩn N