Những Con Số đáng Chú ý Về Nợ Xấu Của Hệ Thống Ngân Hàng - CafeF
Có thể bạn quan tâm
Chính phủ vừa có báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Báo cáo cho biết, trước tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chỉ đạo các TCTD tích cực áp dụng các chính sách quy định tại Nghị quyết 42 để xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng, hạn chế phát sinh nợ xấu mới bảo đảm phù hợp với diễn biến dịch bệnh. Đến thời điểm 30/6/2021, việc xử lý nợ xấu của hệ thống đạt được một số kết quả quan trọng.
Đến cuối tháng 6/2021, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống là 1,73%, giảm so với thời điểm trước khi triển khai nghị quyết số 42.
Tính từ cuối năm 2017 đến 30/6/2021, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 677 nghìn tỷ đồng nợ xấu nội bảng. Trong đó, nợ xấu do các TCTD tự xử lý là 554,6 nghìn tỷ đồng (chiếm 81,92%); nợ xấu bán cho VAMC là 110,3 nghìn tỷ đồng (chiếm 16,29%); nợ xấu bán cho tổ chức, cá nhân khác là 12,1 nghìn tỷ đồng (chiếm 1,79%).
Tính riêng từ 30/6/2020 đến 30/6/2021, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 188,7 nghìn tỷ đồng nợ xấu nội bảng.
Đến cuối tháng 6/2021, tổng nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và các khoản tiềm ẩn thành nợ xấu tăng 2,8% so với cuối năm 2020 và có số dư 384,96 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 3,66% so với tổng dư nợ cho vay, đầu tư.
Nếu tính thêm các khoản nợ được cơ cấu và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01 (đã sửa đổi, bổ sung) có nguy cơ chuyển thành nợ xấu do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 thì tỷ lệ này là 7,21% (cuối năm 2020 là 5,08%).
Theo báo cáo của các TCTD, tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 của toàn hệ thống các TCTD đến 30/6/2021 là 425,5 nghìn tỷ đồng, giảm 3,4% so với cuối năm 2020. Lũy kế từ 15/8/2017 đến 30/6/2021, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 354,6 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42.
Trong đó, xử lý nợ xấu nội bảng là 183,0 nghìn tỷ đồng (chiếm 51,61% tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 đã xử lý). Xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán xác định theo Nghị quyết số 42 là 93,5 nghìn tỷ đồng (chiếm 26,37% tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 đã xử lý. Xử lý các khoản nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB) là 78,1 nghìn tỷ đồng (chiếm 22,02% tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 đã xử lý).
Tính riêng từ thời điểm 30/6/2020 đến thời điểm 30/6/2021, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 55,0 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42.
Tổng số nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 được xử lý từ 15/8/2017 đến 30/6/2021 đạt trung bình khoảng 5,95 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn 2,43 nghìn tỷ đồng/tháng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình tại thời điểm trước khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực (trung bình từ năm 2012 - 2017, hệ thống xử lý được khoảng 3,52 nghìn tỷ đồng/tháng).
Trước khi có Nghị quyết số 42, nợ xấu của toàn hệ thống các TCTD chủ yếu được xử lý bằng dự phòng rủi ro, các biện pháp xử lý nợ xấu thông qua xử lý TSBĐ và khách hàng trả nợ còn chưa cao. Tuy nhiên, kể từ khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực, xử lý nợ xấu nội bảng thông qua hình thức khách hàng trả nợ tăng cao.
Cụ thể, từ 15/8/2017 đến 30/6/2021, xử lý nợ xấu nội bảng xác định theo Nghị quyết số 42 thông qua hình thức khách hàng trả nợ là 136,5 nghìn tỷ đồng (chiếm 38,51% tổng nợ xấu theo Nghị quyết số 42 đã xử lý), cao hơn nhiều so với tỷ trọng nợ xấu được xử lý do khách hàng tự trả nợ/tổng nợ xấu trước khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực (tỷ trọng nợ xấu được xử lý do khách hàng trả trung bình năm từ 2012-2017 nợ/tổng nợ xấu là khoảng 22,8%).
Mặc dù xử lý nợ xấu theo NQ42 đã đạt được kết quả tích cực nhưng thực tế vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc. Ngày 5/8/2020, Thống đốc NHNN đã thừa ủy quyền của Thủ tướng để thay mặt Chính phủ có Báo cáo sơ kết 3 năm triển khai NQ42, trong đó nêu rõ 11 nhóm vấn đề khó khăn, vướng mắc khi TCTD áp dụng các chính sách quy định tại NQ42.
Ngoài ra, trong trung và dài hạn, nếu dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của các biến chủng mới nguy hiểm hơn, mức độ lây lan nhanh hơn thì sẽ dẫn đến khả năng trả nợ của khách hàng vay suy giảm, nợ xấu của các TCTD có khả năng tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.
Do đó, mục tiêu phấn đấu xử lý và kiểm soát tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các TCTD ở mức dưới 2% (cuối năm 2020, tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức 1,69%) trong thời gian tới là thách thức không nhỏ đối với ngành ngân hàng, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương.
NQ42 là Nghị quyết thí điểm nên hiệu lực chỉ kéo dài 5 năm, đến 15/8/2022, NQ42 sẽ hết hiệu lực thi hành. Điều này sẽ tác động lớn đến quá trình xử lý nợ xấu của các TCTD, VAMC cũng như quá trình tái cơ cấu TCTD đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Do đó, Chính phủ đề xuất Quốc hội xem xét việc rà soát, nghiên cứu để luật hóa các chính sách quy định tại NQ42 để tiếp tục triển khai, áp dụng trong xử lý nợ xấu của TCTD theo hướng ban hành 1 luật riêng quy định về xử lý nợ xấu.
NHNN bổ sung quy định không được cho khách hàng vay để mua nợ, ngừa khả năng che giấu nợ xấuTừ khóa » Nợ đáng Chú ý
-
Hướng Dẫn Cách Phân Biệt Nợ Xấu, Nợ Quá Hạn Và Nợ Cần Chú ý
-
Nợ Cần Chú ý Là Gì? Thuộc Nhóm Mấy, Cần Lưu ý Gì?
-
Nợ Cần Chú ý Là Gì? Thuộc Nhóm Mấy, Cần Lưu ý Gì?
-
Nợ Cần Chú ý (nhóm 2) Là Gì, Bao Nhiêu Ngày, Bao Lâu Mới Xóa?
-
Tư Vấn Giúp Bạn: Nợ Chú ý Có Vay Tín Chấp được Không? - VPBank
-
Nợ Chú ý Là Gì? Nợ Chú ý Có Vay Tiền được Nữa Không?
-
Nợ Xấu Ngân Hàng Là Gì? - Báo Lao Động
-
[PDF] Thế Nào Là Nợ Chú ý Vậy Nợ Chú ý được Vay Vốn ở Ngân Hàng Nào?
-
Nợ Xấu Nhóm 2 Vay được Ngân Hàng Nào? - TheBank
-
Nợ Xấu Bao Lâu Thì được Xóa? Cách Xóa Nợ Xấu? - OCB GO
-
Đề Xuất Giải Pháp Xử Lý Nợ Xuyên Biên Giới - Chi Tiết Tin
-
Xung Quanh Lượng Lớn Nợ Xấu Có “yếu Tố Nhà Nước” - Chi Tiết Tin
-
Thủ Tướng Chính Phủ Phê Duyệt đề án “Cơ Cấu Lại Hệ Thống Các Tổ ...
-
Ngân Hàng Nào Phân Loại Nợ Chưa Phù Hợp Và Trích Lập Dự Phòng ...