Những Công Cụ Miễn Phí Tốt Nhất để Lập Trình Game - Techmaster
Có thể bạn quan tâm
Bài viết được dịch từ trang web Lifehacker
Gần đây, với việc phát hành phiên bản miễn phí của Unreal Engine và công bố miễn phí Source 2 Engine, bây giờ bạn đã có nhiều lựa chọn hơn để lập trình game. Nhưng việc chọn ra công cụ tốt nhất và những tập kỹ năng cho bạn có thể gặp một chút khó khăn. Hãy cùng xem qua một số những phần mềm miễn phí tốt nhất để bạn có thể phát triển game.
Trước khi có thể thực sự nhảy vào nghiên cứu những công cụ này, bạn sẽ cần ít nhất một nền tảng kiến thức lập trình. Nhưng cho dù bạn đang ít tuổi hay đã lớn tuổi, chúng tôi đã có bài viết nói về vấn đề này. Khi làm game đầu tiên của mình bạn có thể tuân theo hướng dẫn ở bài viết này tại trang web Kotaku. Không phải tất cả những công cụ này đều yêu cầu kỹ năng lập trình, vì vậy bạn có thể nhảy vào làm ngay.
Stencyl hoặc GameMaker (dành cho người mới bắt đầu)
Nếu bạn chỉ mới bắt đầu làm game và chưa có bất kỳ kinh nghiệm nào với lập trình, bạn có thể muốn bắt đầu với một số công cụ dễ sử dụng hơn. Hai trong số những công cụ phổ biến nhất và được đón nhận là Stencyl và GameMaker. Cả hai đều rất dễ sử dụng cho người mới bắt đầu và đã tạo ra một số game chất lượng.
Stencyl là một công cụ để tạo game mà không cần phải lập trình. Nó là một giao diện hoàn toàn kéo thả và bạn có thể xuất bản trò game của mình tới Windows, Mac, Linux, iOS, Android, và Flash. Nếu bạn đã từng sử dụng một công cụ giống như Scratch, thì sẽ ngay lập tức quen thuộc với hướng tiếp cận giống như đang chơi trò xếp hình LEGO của Stencyl khi xây dựng code bằng cách sắp xếp các khối có sẵn. Stencyl nhắm đến việc tạo ra các game sprite-based rất dễ dàng, vì vậy nó có khuynh hướng được sử dụng nhiều nhất cho các game puzzle và side-scroller. Rất khó để làm một trò game phức tạp với Stencyl, vì vậy nếu bạn đang tìm cách làm một cái gì đó kiểu như một RPG hoặc game chiến thuật, thì bạn sẽ muốn tìm kiếm một công cụ khác. Một số game nổi tiếng được xây dựng bằng Stencyl bao gồm Impossible Pixel và Zuki's Quest. Stencyl cũng có một tutorial đi kèm hướng dẫn bạn mọi thứ bạn cần biết về nó.
GameMaker là một công cụ miễn phí và dễ sử dụng khác, được tạo ra cho người mới bắt đầu, giúp bạn có thể tạo ra những trò game cho Windows, Mac, iOS, và Android. Giống như Stencyl, nó hầu như là kéo thả, nhưng cũng bao gồm các hook dành cho việc tạo ra các game multiplayer, liên kết đến các SDK bên ngoài, hoặc can thiệp trực tiếp vào trong code và hơn thế nữa. Phiên bản miễn phí của GameMaker khi phát hành sẽ có một watermark, nhưng nó vẫn khá tốt để bắt đầu và đi kèm một tutorial dạy những kiến thức cơ bản. GameMaker linh hoạt hơn so với Stencyl trong thể loại game nó có thể làm, chúng có rất nhiều hướng dẫn về những kiến thức cơ bản để làm nhiều loại game khác nhau. Những game nổi tiếng được làm từ GameMaker bao gồm phiên bản gốc của Spelunky và Hotline Miami.
Dĩ nhiên, có rất nhiều những công cụ tương tự khác cho bạn lựa chọn. Buildbox là một công cụ mới hơn cho phép bạn dùng thử một thời gian và một chương trình huấn luyện học cách làm thế nào để sử dụng nó, GameSalad cũng là một nền tảng khá nổi tiếng, mặc dù nó thường bị xem là có nhiều bug và không ổn định. Construct cũng là một công cụ có giá trị nếu bạn muốn tạo ra các game HTML5. Vấn đề với tất cả những công cụ này đó là bạn sẽ bị hạn chế trong thiết kế của mình. Bởi vì chúng được làm ra dành cho người mới bắt đầu, bạn sẽ phải dùng những crack với các tool này khi bạn muốn thử làm một cái gì đó đặc biệt phức tạp. Điều này nghĩa là chúng sẽ tạo ra những sản phẩm game có bug, và không thể chơi được nếu bạn cố gắng đi quá xa ra ngoài hệ thống của chúng. Tuy nhiên, chúng vẫn là những công cụ tuyệt vời để bắt đầu và rất tốt cho những người không có nhiều kinh nghiệm lập trình.
Tạo game 2D bằng Cocos2D (cấp độ trung bình)
Cocos2D là một công cụ mã nguồn mở dành cho việc tạo ra các game 2D. Trò game của bạn làm ra có thể xuất bản được trên Windows, Mac, Android, iOS, Windows Phone, hoặc trên web.
Phần lớn ngôn ngữ mà bạn sẽ làm trong Cocos2D là bằng C++ (và cũng hỗ trợ các ngôn ngữ Lua và JavaScript), vì vậy bạn sẽ cần nắm về các ngôn ngữ lập trình đó trước khi bạn có thể bắt đầu tạo ra bất cứ thứ gì với Cocos2D. Tuy nhiên, một khi bạn đã thành thạo những ngôn ngữ này, Cocos2D rất dễ sử dụng, đi kèm một IDE đầy đủ để xây dựng game, và nó hoàn toàn miễn phí, không có ràng buộc nào đi kèm. Như cái tên đã nói lên tất cả, Cocos2D được tạo ra để làm các game 2D, vì vậy nó có khuynh hướng làm việc tốt nhất với những game đơn giản, sprite-based mà không cần bất kỳ phần 3D nào. Bạn cũng có thể tạo ra các game 2D bằng Unity, nhưng Cocos2D dễ hơn nhiều nếu bạn là người mới bắt đầu (và dĩ nhiên là đã biết về C++).
Cocos2D đã được sử dụng để tạo ra tất cả các dạng game thành công, bao gồm cả game từng đoạt giải thưởng Badland. Nếu bạn không chắc chắn nên bắt đầu từ đâu với Cocos2D, thì trang web Ray Wenderlich có một tutorial tuyệt vời về nó hoặc một khóa học trên trang Udemy.
Tạo game 3D bằng Unreal Engine hoặc Unity (cấp độ nâng cao)
Nếu bạn cảm thấy thích thú làm những thứ phức tạp hơn như các game 3D, thì Unreal Engine và Unity là hai trong số những công cụ miễn phí nổi tiếng nhất bạn nên quan tâm. Cả hai đều có những điểm mạnh và điểm yếu của chúng, và đều có những loại giấy phép khác nhau, bạn nên đọc kỹ trước khi quyết định xem công cụ nào là phù hợp nhất đối với mình.
Với Unity, bạn có thể tạo ra các game 3D và 2D có thể chạy trên rất nhiều nền tảng như Windows, Mac, Xbox, Playstation, Android, iOS, và một số khác. Nó cũng hỗ trợ việc lấy các tài sản (assets) từ những chương trình khác như 3ds Max, Maya, Softimage, Cinema 4D, Blender, v.v... Unity sử dụng C# là ngôn ngữ để lập trình, vì vậy bạn sẽ muốn thành thạo ngôn ngữ này trước khi bạn bắt đầu. Điều đó nói lên rằng, giữa Unity và Unreal, Unity có thể dễ học hơn. Nó có rất nhiều hành động được xây dựng sẵn (pre-built behaviours) và những thư viện tài sản tích hợp khiến bạn có thể sử dụng rất dễ dàng. Một số nhà phát triển game mà tôi đã nói chuyện khi đang viết bài này đã gợi ý rằng Unity là công cụ tốt nhất để bắt đầu bởi vì khái niệm của nó dễ hiểu hơn Unreal. Nếu bạn đã từng làm game bằng một công cụ nào đó như GameMaker, bạn sẽ có khả năng nắm được rất nhanh cách thức mà Unity làm việc. Unity cũng hỗ trợ một số mô hình thanh toán ngay trong engine đó, bao gồm một số mô hình free-to-play monetization.
Phiên bản miễn phí personal có nhiều chức năng phong phú để bạn bắt đầu. Nếu bạn làm một trò game bằng phiên bản miễn phí này, thì bạn không phải trả bất kỳ khoản phí giấy phép hay bản quyền nào cả, tuy nhiên cũng có một vài ràng buộc đi kèm. Đó là, bạn không thể nhận được nhiều hơn $100,000 đô-la (khoảng trên 2 tỷ VNĐ) doanh thu cho trò game của bạn nếu bạn đang sử dụng phiên bản miễn phí. Để giúp bạn bắt đầu với Unity, có hàng tấn những tutorial tuyệt vời ở ngoài kia. Một số trò game nổi tiếng được làm bằng Unity như Alto's Adventure, Gone Home, và Firewatch.
Bạn có thể phát hành các trò game của mình với Unreal Engine trên các nền tảng PC, Mac, iOS, Android, Xbox One, và Playstation 4. Unreal tích hợp hầu hết mọi thứ bạn cần để làm một trò game, bao gồm những công cụ mô hình hóa 3D, các hệ thống landscape, v.v... Bởi vì nó được nhồi nhét với rất nhiều thứ, nên Unreal Engine 4 có khuynh hướng khó sử dụng hơn những công cụ khác, thậm chí nếu bạn đã rất thành thạo ngôn ngữ C++, thì đôi khi bạn cũng sẽ gặp những vấn đề hóc búa khi học nó. Điều đó nói lên rằng, bạn sẽ có khả năng xây dựng những trò game trông chuyên nghiệp không thể tin nổi bằng Unreal. Bạn cũng có thể đào xới vào trong để xem cách nó hoạt động, nhưng rất khó để nhảy vào Unreal Engine 4 mà không có kiến thức trước đó. Unreal Engine 4 vẫn còn khá mới, nhưng một số game đã được phát hành là sử dụng engine này, bao gồm Daylight và Tekken 7.
Để sử dụng Unreal Engine 4, bạn sẽ phải đồng ý với một chi phí bản quyền nếu bán trò game của mình. Khi bạn bán một trò game hoặc ứng dụng, bạn phải trả một khoản phí 5% cho Unreal sau $3000 đô-la đầu tiên/ quý. Nó trông có vẻ nhiều, nhưng phụ thuộc vào số lượng doanh thu mà trò game của bạn có thể mang về, khoản phí này không nhiều như bạn nghĩ. Để bắt đầu, hãy xem tất cả các tutorial về Unreal Engine 4.
Ngoài ra bạn cũng nên quan tâm về Source 2 Engine của Valve, họ sẽ cung cấp phiên bản miễn phí vào cuối năm nay, chúng tôi cũng không biết nhiều thông tin về công cụ này.
Twine/RPG Maker (dành cho các Writer)
Không phải ai cũng là một tay coder chuyên nghiệp, và những công cụ như Stencyl là tuyệt vời dành cho những người này, nhưng chúng vẫn còn hơi phức tạp đối với một số người khác. Nếu bạn ưa thích dạng tường thuật hoặc kể chuyện, thì bạn có hai lựa chọn tuyệt vời là Twine và RPG Maker.
Twine là một hệ thống rất đơn giản cho phép bạn tạo ra các câu chuyện tương tác phi tuyến. Về mặt cơ bản, bạn có thể lựa chọn chuyến hành trình cho riêng mình. Nó dễ sử dụng đến mức khó tin. Bạn kết nối những câu chuyện của mình thông qua rất nhiều node, giống như bạn vẽ sơ đồ mindmap vậy. Mỗi lựa chọn thì player sẽ nhận được một ghi chú mới. Sau khi hoàn thành trò game, bạn có thể dễ dàng xuất bản nó lên một trang web. Công cụ này rất dễ sử dụng, nhưng nếu bạn đang gặp vướng mắc hoặc muốn bổ sung thêm một số thành phần bên ngoài, thì phần hướng dẫn cho người mới bắt đầu của Twine cung cấp mọi đặc trưng mà bạn cần biết. Những game nổi tiếng được làm từ Twine bao gồm A Kiss và Cry$tal Warrior Ke$ha.
Nếu Twine có một chút lỗi thời đối với bạn, thì RPG Maker có thể là một lựa chọn thay thế. Phiên bản miễn phí của nó không được mạnh mẽ như phiên bản trả phí, nhưng bạn có thể làm được rất nhiều thứ cùng với nó. Hệ thống này cũng rất dễ học, bạn có thể kéo thả các hình ảnh, chèn vào đoạn hội thoại chỉ bằng một cú nhấp chuột, v.v.... Bạn sẽ phải thực sự sáng tạo để làm game từ RPG, nhưng một số game được cộng đồng đón nhận như To the Moon và LISA đã cho thấy điều này là có thể. Thêm nữa, bạn có thể bắt đầu với một gói âm nhạc và tài sản số miễn phí, vì vậy bạn thậm chí không cần phải học vẽ cũng có thể làm game. Những tutorial đi kèm cũng rất hữu ích khi làm trò game đầu tiên của mình. Một số game nổi tiếng được làm từ RPG Maker bao gồm Clock of Atonement và One Night.
Một số tài nguyên bổ sung vào những công cụ miễn phí nói trên
Dĩ nhiên, một trò game có nhiều thứ phức tạp hơn một engine. Bạn sẽ cần tất cả các dạng tài sản số khác, bao gồm các artwork, âm thanh, v.v... Tôi đã hỏi một số nhà phát triển game độc lập về một số công cụ ưa thích của họ như:
- TexturePacker: Một công cụ miễn phí dùng để tạo sprite
- Tiled: Một map editor đơn giản có thể hook vào trong Cocos2D, Unity, và một số khác
- OpenGamesArt: một địa chỉ cung cấp các tài sản số miễn phí
- Free Music Archive: một nguồn tài nguyên miễn phí về âm thanh Creative Commons
- FreeSound: một tuyển tập miễn phí những hiệu ứng âm thanh mã nguồn mở
Cùng với đó, bạn sẽ có khả năng làm game theo cách tốn ít chi phí nhất. Dĩ nhiên là bạn sẽ cần phải đầu tư thời gian, công sức, mồ hôi và cả nước mắt nữa, nhưng ít ra thì túi tiền của bạn sẽ không bị ảnh hưởng trong quá trình làm game.
Tham khảo:
Các khóa học lập trình tại TechMaster sẽ cung cấp cho bạn những kỹ năng thực tế nhất để có thể xin được việc làm. Với nhiều mô hình đào tạo như online, offline, và FlipLearning (kết hợp giữa online với offline). Bạn có thể xem thông tin chi tiết về các khóa học tại đây.
Từ khóa » Buildbox Là Gì
-
BuildBox - Công Cụ Mới để Làm Game - Viblo
-
Buildbox Phần Mềm Làm Game Kéo Thả đơn Giản - .vn
-
Buildbox Là Gì? Reviews, Tính Năng, Bảng Giá, So Sánh
-
Buildbox Các Phần Mềm Thay Thế Và Phần Mềm Tương Tự
-
BuildBox-Tool Làm Mini Game Mobile Cực Nhanh, Cực Dễ, Không Cần ...
-
Buildbox: Nền Tảng Tạo Trò Chơi 2D Và 3D Không Mã - TechAcute
-
Download Buildbox 2.3.3 Build 1986 – Phần Mềm Xây Dựng Trò Chơi ...
-
Buildbox - Tra Cứu Từ định Nghĩa Wikipedia Online
-
Buildbox: Nền Tảng Tạo Trò Chơi 2D Và 3D Không Mã - LIVESHAREWIKI
-
Download Buildbox 2.3.3 Build 1986 – Phần Mềm ... - Chickgolden
-
Download Buildbox 2.3.3 Build 1986 – ứng Dụng Xây Dựng Trò Chơi ...
-
TOP 11 Phần Mềm Lập Trình Game đơn Giản Cho Người Mới Bắt đầu
-
Những Phần Mềm Tạo Game Hay Nhất - Kênh Tool
-
Tải Buildbox - Windows - MTAIVE.COM