Những Công Dụng Bất Ngờ Của Cây Chùm Ruột, Cách Trồng Và Chăm ...

Cây chùm ruột là cây đặc trưng của miền Tây Nam Bộ, cây đã gắn bó với tuổi thơ của rất nhiều người. Tuy trái chùm ruột không có nhiều dinh dưỡng như các loại trái nhưng lại là món ăn vặt được mọi lứa tuổi yêu thích. Hãy cùng tìm hiểu thông tin về cây qua bài viết nhé.

Mục lục ẩn I. Giới thiệu về cây Chùm ruột II. Đặc điểm của cây Chùm ruột III. Tác dụng của cây Chùm ruột 1. Tác dụng trong trang trí, làm cảnh 2. Tác dụng chữa bệnh 3. Giá trị ẩm thực IV. Cách trồng và chăm sóc cây Chùm ruột 1. Cách trồng cây 2. Cách chăm sóc cây

I. Giới thiệu về cây Chùm ruột

  • Tên thường gọi: Cây chùm ruột
  • Tên gọi khác: Cây tầm ruột
  • Tên khoa học: Phyllanthus acidus
  • Họ thực vật: Thuộc họ Diệp hạ châu – Phyllanthaceae
  • Tên tiếng anh: Gooseberry tree
  • Nơi sống: Cây chùm ruột thường mọc hoang ở các khu rừng nhiệt đới
  • Nguồn gốc xuất xứ: Cây có nguồn gốc ở vùng Madagascar
  • Phân bố: Cây phân bố chủ yếu ở các vùng có khí hậu nhiệt đới: Châu Á, một số vùng của châu Mỹ. Ở Việt Nam, chùm ruột trồng rải rác ở khắp đất nước chủ yếu là miền Tây Nam Bộ
  • Màu sắc của hoa: Màu hồng
  • Thời gian nở hoa: Hoa chùm ruột nở vào khoảng tháng 3 – 5
Cây Chùm ruột
Cây chùm ruột thường mọc hoang ở các khu rừng nhiệt đới

II. Đặc điểm của cây Chùm ruột

  • Hình dáng bên ngoài: Cây chùm ruột thuộc dạng cây thân gỗ, cỡ nhỡ. Tán cây dày rậm rạp, vỏ cây màu xám đen, trên thân và cành có nhiều vết sẹo sần sùi của những cuống lá già đã rụng.
  • Kích thước: Cây trưởng thành đạt chiều cao từ 8 – 10m.
  • Lá: Lá cây chùm ruột là dạng lá kép mọc đối nhau trên cùng một cuống lá, các cuống lá dài khoảng 20 – 30cm. Các lá kép có hình trứng thuôn dài, kích thước khoảng 6 – 8cm, rộng khoảng 2 – 3cm, chóp nhon. Lá non màu xanh lục, khi già chuyển màu đậm hơn và vàng úa khi già nhưng không rụng lá ồ ạt theo mùa.
  • Hoa: Hoa chùm ruột thường nở thành từng chùm bám trên thân và các cành nhánh của cây mọc dày san sát từ gốc đến ngọn. Nếu có dịp đến miền Tây vào khoảng tháng 3 – 5 đều được chiêm ngưỡng sắc hồng đỏ rực rỡ của loài cây này.
  • Cành: Cây chùm ruột phân nhánh khá nhiều, cành thường mềm và giòn, cành gốc già màu xám đen, các cành non màu xanh nhạt, lá chủ yếu tập trung ở ngọn cành.
  • Quả: Quả chùm ruột có hình tròn, nhỏ đường kính khoảng 2 – 3cm, trên vỏ chia thành nhiều khía (rãnh) nông, quả non màu xanh lục, khi già chín màu vàng. Quả chỉ có 1 hạt, ăn quả xanh có vị chua giòn, khi chín có vị ngọt hẳn.

III. Tác dụng của cây Chùm ruột

1. Tác dụng trong trang trí, làm cảnh

Cây chùm ruột được trồng rất nhiều ở khu vực phía Nam, Tây của nước ta để làm cảnh, làm bóng mát. Cây có tầng tán rộng, có những chuỗi hoa màu hồng đỏ rực rỡ khi vào mùa và những chùm quả độc đáo, lạ mắt.

Cây được trồng nhiều để trang trí cho sân vườn biệt thự, khu đô thị, các khu chợ, khu liên hợp nhà máy, xí nghiệp… Mục đích để giảm tiếng ồn, thanh lọc không khí, hút bụi bẩn làm giảm ô nhiễm môi trường không khí.

2. Tác dụng chữa bệnh

Hầu hết các bộ phận của cây chùm ruột đều có tác dụng chữa bệnh trong đó lá và quả là phổ biến nhất, riêng vỏ rễ có độc tính khá mạnh nên phải lưu ý khi dùng và không được uống.

Theo đông y, quả chùm ruột có tính mát, vị chua và ngọt có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan. Từ đó cải thiện và tăng cường chức năng gan, hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan rất hiệu quả.

Lá và rễ có tính nóng, lá có chứa chất sát khuẩn tác nên có tác dụng tiêu, viêm ứ máu, bầm dập ở phần mềm. Lá chùm ruột nhai nhỏ, lấy bã đắp vào vết mụn nhọt giúp làm tan mủ, giảm sưng tấy rất tốt. Ngoài ra, lá đun đặc để tắm chữa ghẻ lở, viêm da, mẩn ngứa mề đay cũng khá hiệu quả.

Rễ có độc tính khá mạnh nên không được dùng đường uống mà chỉ đun để tắm gội, xông chữa cảm sốt, đau đầu.

3. Giá trị ẩm thực

Quả và lá chùm ruột được dùng để chế biến thành những món ăn dân dã nhưng cũng không kém phần hấp dẫn. Lá tơ được dùng để vò nát nấu canh ăn có vị chua thanh mát, ngọn non dùng để ăn sống hoặc cuốn gỏi. Quả non được dùng để ăn tươi hoặc nấu canh, kho cá…

Quả chùm ruột cũng được dùng để ngâm rượu uống giúp giảm đau nhức mình mẩy, tay chân, đau cơ khớp.

Mứt chùm ruột cũng là món ăn vặt được mọi lứa tuổi ưa thích bởi vị chua ngọt thanh mát, vừa ngon lại rẻ phù hợp với nhiều điều kiện kinh tế.

Tìm hiểu về cây chùm ruột
Quả chùm ruột được dùng để ngâm rượu uống giúp giảm đau nhức mình mẩy, tay chân, đau cơ khớp

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Chùm ruột

1. Cách trồng cây

  • Đất trồng

Cây chùm ruột có tốc độ sinh trưởng rất nhanh, cây rất ưa sáng và thích hợp trồng ở những vùng có khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ trung bình từ 15-37oC. Cây không kén chọn đất, dễ dàng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh khác nhau.

Để cây sinh trưởng tốt nhất nên trồng trên đất phù sa ngọt ven sông, kênh rạch hoặc đất đồi có thảm thực vật dày khoảng 5 – 10cm.

Nếu trồng trên đất nghèo dinh dưỡng phải đào hố, bón vôi khử trùng trước khoảng 6 tháng đến 1 năm mới lót phân ủ để trồng. Sau khi trồng phải chăm sóc tích cực cây mới sinh trưởng nhanh.

Đào hố với kích thước khoảng 30 x 30 x 30cm, hàng cách hàng là 7m, cây cách cây là 6m. Lót khoảng 1 – 2 kg phân chuồng hoai mục vào mỗi hố để khoảng 2 tháng mới trồng. Nếu không có phân chuồng có thể thay thế bằng phân vi sinh rồi trộn đều với đất.

  • Chọn cây giống

Chùm Ruột được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt và chiết cành. Cây phát triển nhanh và ra quả rất sớm khoảng 1 – 1,5 năm là bói quả.

Chọn hạt giống chắc mẩy, không bị mối mọt, hạt sáng màu không bị mốc đen làm ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm. Hạt được ngâm trong nước sạch khoảng 24 giờ, vớt ráo rồi cho vào ủ khô đơi nứt nanh là đem ươm. Dụng cụ ươm có thể là túi bầu, khay, chậu, cốc, ca..

Chọn cây chùm ruột giống khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, thân cây không bị biến dạng trầy xước, kích thước của cành chiết cao từ 40 – 50cm. Sau khi ươm hạt vào túi ươm hoặc trực tiếp xuống đất, bạn cần thường xuyên tưới nước giữ ẩm để hạt sớm nảy mầm và chăm sóc cây con. Bạn cần lựa chọn những cây giống khỏe mạnh, không bị sâu bệnh đem đi trồng.

  • Kỹ thuật trồng cây

Gỡ bỏ túi bầu nilon, nhẹ nhàng đặt cây chùm ruột vào giữa hố đã ủ phân trước đó, rồi lấp đất trên mặt bầu khoảng 3cm, nén chặt đất. Sau đó cắm cọc cố định cây tránh đổ gãy khi gió bão và tưới nước ngay sau khi trồng để ẩm đất và cây cũng không bị héo lá.

2. Cách chăm sóc cây

Khâu chăm sóc cây non là rất quan trọng, cây chùm ruột thường ưa nắng để cây không bị héo cần phải có mái che cẩn thận. Tưới nước cũng phải điều độ, tưới nhỏ giọt, thời điểm tưới là buổi sáng hoặc chiều mát. Nếu tưới giờ nắng gắt không làm cho cây mát hơn mà lại làm cho cây bị bỏng rễ và gây cháy lá.

Thường xuyên làm cỏ, vun gốc để tránh cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng. Sau khi làm sạch cỏ nên bón phân luôn và vùi đất lại tránh rửa trôi.

Mỗi năm bón ít nhất 2 lần phân lân NPK và một lần phân chuồng hữu cơ tạo mùn cho đất.

Khoảng 2 năm cây chùm ruột bắt đầu bói quả, lúc này lượng bón cần được tăng lên và cần bón thêm các loại phân bón đa vi lượng để cây có đủ dưỡng chất nuôi cây và quả.

Sau khi thu hoạch quả chùm ruột, cần tỉa cành tăm, cành đã cắt quả cẩn thận giúp cây thoáng sạch bệnh và phun thuốc trị bệnh nếu có. Trước khi ra hoa, cần bón một lần phân NPK để kích thích ra hoa nhiều, nở đồng loạt làm cho vụ mùa năng suất cao.

Cây chùm ruột là cây có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người nên mỗi gia đình hãy trồng thật nhiều cây để tận dụng những lợi ích mà nó mang lại.

5/5 - (3 bình chọn)

Từ khóa » Trồng Cây Tầm Ruột