Những Công Dụng Của Trái Bần, Càng ăn Càng Mê - Báo Phụ Nữ
Có thể bạn quan tâm
Trái bần là quả gì?
Bần (tên khoa học Sonneratia caseolaris (L.) Engl. (S.acida L.f), thuộc họ Bần - Sonneratiaceae) là loại cây sống trong môi trường bùn nước, có bộ rễ rộng, khả năng chịu ngập và tái sinh chồi mạnh, có tác dụng tốt trong việc giữ đất, chắn sóng, chống sạt lở dọc các sông rạch.... Rễ phụ mọc nhô lên khỏi mặt bùn. Hoa màu trắng pha chút hồng phấn. Trái to tròn, hơi dẹt, có vị chua.
Cây bần có nhiều loại, loại phổ biến có thể kể đến là “bần chua” (Sonneratia caseolaris) thường mọc ở ven sông, có trái tròn dẹt (hay còn gọi là bần dĩa, bần sẻ, thủy liễu, bằng lăng tía, hải đồng).
Bên cạnh đó là cây “bần ổi” (Sonneratia ovata) có trái hơi tròn gần giống như trái ổi (hay còn gọi là bần trứng, bần hôi).
Ngoài ra, còn có bần trắng (Sonneratia alba), bần vô cánh (Sonneratia apetala), bần đắng (Sonneratia Griffithii), bần Hải Nam (Sonneratia hainanensis)…
Cây bần mọc ở đâu?
Cây bần là loài cây rừng ngập mặn nhiệt đới, được phát tán rộng khắp châu Á , châu Phi và châu Đại dương.
Ở Việt Nam, cây bần mọc hoang hoặc được trồng ở rừng ngập mặn ven biển từ Bắc vào Nam, nơi có nhiều bùn và bãi bồi.
Ở miền Bắc, cây bần mọc thành rừng gần như thuần loại ven bờ biển và vùng cửa sông như ở Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Ở miền Nam, cây bần là thành phần chính yếu của các rừng ngập mặn tự nhiên ven biển và chúng mọc dày đặt ven sông rạch ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng với loại cây đặc thù là “cây bần”. Người miền Tây có câu ca dao “Muốn ăn mắm sặc bần chua. Chờ mùa nước nổi ăn cho đã thèm”.
Mùa nước lên tháng 9 không chỉ đem đến nguồn cá tôm trù phú mà còn là mùa của các loại cây trái hoang dại như: bông súng, bông điên điển, bông so đũa và cả trái bần.
Trái bần có tác dụng gì?
Quả bần chứa chất màu, archicin, archin, 11% pectin và 2 chất flavonoid (2 chất flavonoïdes chống oxy hóa được phân lập là lutéoline và lutéoline 7-O-glucoside.).
– Theo Đông Y:
Trái bần có vị chua và chát dù là chín hay sống nhưng khi chín mùi thơm rất nồng nàn. Nhờ trái có vị chua của phó mát và tính mát nên có tác dụng tiêu viêm, giảm đau. Lá có tác dụng chữa bí tiểu tiện và cầm máu.
Chữa bong gân, viêm tấy: dùng quả non, rửa sạch, giã nát và đắp lên vùng sưng tấy. Có thể dùng băng cố định và thay 1 lần/ngày.
Chữa bí tiểu tiện: giã lá bần lẫn với cơm quả bần làm thuốc đắp vào bụng dưới.
– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
Chiết xuất từ cây bần có tác dụng chống oxy hóa, hạ đường huyết và kháng khuẩn. Dịch chua từ trái bần có tác dụng bảo vệ tế bào gan, gây độc đối với ấu trùng muỗi và chống viêm. Chiết xuất từ bần có tác dụng ức chế ung thư vú, ung thư phổi và ung thư biểu mô.
Ngoài ra, cây bần còn ức chế enzyme acetylcholinesterase – enzyme làm ngưng hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh. Vì vậy, vị thuốc này có tác dụng ngăn chặn phát triển bệnh Alzheimer (một chứng bệnh xảy ra do thoái hóa thần kinh).
- Kinh nghiệm sử dụng quả bần của các nước khác:
Người dân Ấn Độ sử dụng dịch quả bần lên men để cầm máu và điều trị các chứng bệnh xuất huyết.
Ở Miến Điện, người ta sử dụng trái bần tươi, đem giã nát rồi thêm muối vào và đắp trực tiếp vào vết bầm do máu ứ.
Tại Malaysia, lá tươi của cây bần được sử dụng để chữa bí tiểu tiện. Ngoài ra, nhân dân còn ăn quả bần chín để tiêu diệt ký sinh trùng sống trong sán, giun, bệnh đậu mùa, bệnh thiếu máu tiểu cầu.
Nhân dân Philippines sử dụng quả non và lá bần giã nhuyễn để giảm sưng, trị bong gân và cầm máu.
Món ngon từ trái bần
Trái bần thường được người miền Tây chế biến thành rất nhiều những món ăn dân dã như: bông bần trộn gỏi với thịt heo, tép bạc, cá sặc. Trái bần chua có thể ăn sống và chấm kèm với các loại mắm được chế biến từ thủy sản.
Trái bần chín dùng để nấu canh chua, kho cá hoặc dầm với nước mắm, đường, bột ngọt để chấm rau lang, rau muống luộc... Cây bần không chỉ có giá trị sinh thái, ẩm thực, kinh tế mà còn có giá trị y học.
Chú ý: Trái bần có vị chua nên tránh ăn khi bụng đói và cần thận trọng khi dùng cho bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng. Cần tránh lạm dụng dược liệu (đặc biệt là quả bần) vì acid trong loại quả này có thể gây đau dạ dày và xót ruột.
Bác sĩ CK2 Huỳnh Tấn Vũ
Từ khóa » Cây Bần Cây Mắm Có Rễ Gì
-
Cây Bần, Cây Mắm Có Rễ? - Ngoc Nga - HOC247
-
Cây Bần, Cây Mắm Có Rễ - Trắc Nghiệm Online
-
Cây Bụt Mọc, Cây Mắm Có Rễ Gì?
-
Vì Sao Cây Bụt Mọc, Cây Mắm, Cây Bần Lại Mọc Thêm Rễ Thở - Selfomy
-
1 Cây Hồ Tiêu Có Rễ Gì 2, Cây Mắm Có Rễ Gì 3,cây Bần Có Rễ Gì Giúp Mk ...
-
Giải Bài Tập Sinh Học 6 Bài 12: Biến Dạng Của Rễ
-
Kể Tên Một Số Cây Có Rễ Củ, Rễ Móc, Rễ Thở Và Rễ Giác - Top Lời Giải
-
THƯƠNG CÂY MẮM NƠI BÃI BỒI ĐẤT MŨI
-
Nhóm Cây Nào Sau đây Toàn Là Cây Có Rễ Thở ? Trầu Không, Tiêu Khoai ...
-
Cây Bần ở Miền Tây Là Loại Cây Hoang Vẫn Làm Giàu được - Be Training
-
Công Nghệ Trồng Cây Bần Cây Mắm Trên Bãi Cát ... - Chào Bán CN/TB
-
Thực Vật Ngập Mặn – Wikipedia Tiếng Việt