Những Công Dụng đặc Biệt Của Bồn Bồn đối Với Sức Khỏe

Bồn bồn là loại cây rau đặc sản của vùng sông nước Tây Nam Bộ, loại cây này chủ yếu mọc ở vùng đầm lầy và ngập mặn. Nó thường được chế biến thành nhiều loại thức ăn khác nhau. Nhưng không phải ai cũng biết được những lợi ích của nó. Vậy nên, hôm nay Medplus sẽ giới thiệu với bạn đọc một số công dụng hữu ích nhất của bồn bồn.

Thông tin tổng quan về cây bồn bồn

Bồn bồn còn được gọi là thủy hương hồ, cỏ nến… Nó có tên khoa học là Typha orientalis G.A, họ hương bồ (Typhaceae). Tại Việt Nam, loại cây này là đặc sản của vùng nước ngập mặn mũi Cà Mau và các tỉnh lân cận. Loại cây này đặc biệt tươi tốt vào tháng 5, được người dân ở đây thường hái cây non về chế biến món ăn.

Loại cây rau này được biết đến làm nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon như bồn bồn muối, nhúng lẩu, canh chua, làm gỏi,… Do cây này chỉ hấp thụ dưỡng chất từ trong đất nên nó rất an toàn. Sau khi được nhổ từ ao đầm về chặt bỏ lá, giữ lại từ gốc lên khoảng 30cm rồi tách lấy lõi non bên trong. Sau đó ngâm nước vo gạo với ít muối, 1 tuần là có thể ăn được.

Nhìn bề ngoài cây trông khá giống với cây cói. Chiều cao của thân cây có thể tầm từ 100 cho đến 200cm. Thậm chí còn có thể cao hơn ở các nước khác. Lá của nó dài và nhỏ như lá lúa, nhìn hao hao lá của cây sả. Hoa của nó rất giống đuôi mèo có lông. Hoa cái thường có màu nâu nhạt còn hoa đực lại là nâu đậm có pha chút vàng. Khi thu hoạch, những bông hoa đực sẽ được  cắt đem phơi vài nằng cho khô, giã nhuyễn và rây lấy phấn hoa. Trong thành phần của nó bao gồm chất béo, chứa  acid palmitic và isorhamnetin.

Nhờ các thành phần dưỡng chất này mà nó có một số công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của người dùng. Hãy cùng Medplus tìm hiểu về những công dụng của bồn bồn ngay bây giờ.

Những công dụng đặc biệt của bồn bồn đối với sức khỏe

Một số công dụng của bồn bồn

1. Kích thích lưu thông máu, kháng viêm

Dùng 4 – 8g phấn hoa đem sắc uống hoặc nuốt thuốc bột với nước đun sôi để nguội. Mỗi ngày dùng 4 – 6g. Hoặc có thể sử dụng nó như một loại ra ăn bình thường để giúp kích thích lưu thông máu, kháng viêm cho cơ thể.

2. Bồn bồn điều trị bệnh phế nhiệt, ho khạc ra máu

Khi bị ho, khạc ra máu bạn có thể dùng cây tóc rối, cỏ nến mỗi vị 4g đem chiêu thuốc với củ sinh địa. Sau một thời gian sử dụng thì các tình trạng này sẽ giảm thiểu.

3. Chữa đi ngoài ra máu

Dùng phấn hoa đen sử dụng, lấy 4 – 8g uống cùng nước ép củ cải hoặc nước cốt lá sen. Nó có công dụng hạ nhiệt, làm mát cơ thể ngăn chặn đi ngoài ra máu.

4. Bồn bồn điều trị rối loạn kinh nguyệt

Nếu muốn điều trị những bệnh phụ nữ. Cách làm là luyện mật làm viên thuốc để uống. Thành phần bao gồm lá lốt tẩm muối sao lên và cỏ nến sao. Mỗi ngày có thể uống 25- 30 viên bằng hạt đậu.

5. Chữa xuất huyết đường ruột

Bồ hoàng tán bột. Mỗi ngày lấy 1 thìa canh sắc chia 3 lần uống. sau một thời gian phục dụng thì tình trạng của đường ruột được cải tiến, các vách ngăn sẽ được bảo vệ tốt hơn.

6. Chữa đau nhức khớp

Lấy 8 lượng bồ hoàng và 1 lượng chế phụ tử. Cả hai nghiền bột mịn, mỗi ngày uống 1 chỉ với nước. Những cơn đau sẽ được giảm thiểu từ từ.

7. Bồn bồn điều trị bệnh xuất huyết tử cung

Sử dụng bồ hoàng và liên phòng mỗi vị 15g. Cả hai đem sao cháy đen thành than, sắc với 300ml nước uống hết trong ngày. Trường hợp bị xuất huyết tử cung gây suy nhược cơ thể nặng thì bổ sung thêm các vị ngải thảo 30g, đảng sâm 24g, sắc uống.

8. Trị băng huyết, rong kinh  ở phụ nữ

Chuẩn bị: Bồ hoàng, a tỉnh lư bì giao, bạch giao, nhân sâm, ô cửu, sa tiền tử, xuyên tục đoạn,  xịch phục linh, miên hoa lượng bằng nhau. Sắc thuốc với 5 bát nước cho cạn còn 3 bát. Chia 2 – 3 lần uống trong ngày.

Lưu ý khi dùng cây bồn bồn

Loại cây ra này rất nhanh chín nên không thể nấu quá lâu, vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng và vị giòn tự nhiên của nó.

Người có thể âm hư và trường hợp không bị ứ huyết tránh dùng bồ hoàng dược liệu.

Người bị dị ứng với một trong các thành phần của nó nên tránh dùng dưới bất kỳ hình thức nào.

Kết luận

Không chỉ là loại cây rau đặc sản của vùng sông nước tây nam bộ, bồn bồn còn là một loại dược liệu có nhiều công dụng như kích thước lưu thông máu, kháng viêm, chữa xuất huyết đường ruột, đi ngoài ra máu,… Vậy nên, việc ăn loại cây rau này sẽ rất tốt cho sức khỏe và cơ thể của bạn.

Nguồn tham khảo

Link: https://trongraulamvuon.com/cach-trong-rau/cong-dung-cua-cay-bon-bon

Từ khóa » Hoa Bồn Bồn Có ăn được Không