Những Cụm Từ “bỏ Túi” Khi Thi Nói Tiếng Anh A2, B1, B2, C1

1. GREETING/ ENDING:

Trước khi bắt đầu một cuộc nói chuyện hoặc một bài thi nói ví dụ: phần thi nói tiếng Anh A2, B1, B2, C1 trong kỳ thi Chứng chỉ tiếng Anh Vstep, các bạn luôn phải ghi nhớ cách để chào mở đầu và kết thúc. Điều này thể hiện được sự tự tin của bạn cũng như là sự tôn trọng của bạn với người đối diện. Tham khảo một số mẫu câu chào hỏi sau:

* Bắt đầu cuộc phòng vấn

- Good morning/afternoon.

- I’m very glad to meet you. / It’s my pleasure to meet you.

* Kết thúc cuộc phỏng vấn

- Thank you for your time. Goodbye.

- Thank you very much for your help.

- It’s been nice talking to you. Goodbye.

Đặc biệt, trong phần thi nói tiếng Anh A2 theo khung ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam thì phần chào hỏi được tính là một phần thi và có điểm thực tế.

2 . EXPAND ON TOPIC

Việc mở rộng chủ đề nói giúp bạn thể hiện vốn từ vựng và khả năng biện luận bằng tiếng Anh, đây là yếu tố rất quan trọng, quyết định bài thi nói của bạn tốt hay không tốt. Hãy dùng những liên từ chuyển tiếp trong phần này để tạo sự rõ ràng, mạch lạc giữa các ý nói. Đây là yêu cầu cơ bản đối với bài thi nói tiếng Anh B1, B2, C1 hay còn gọi là tiếng Anh Vstep.

- Tham khảo một số tín hiệu chuyển tiếp thường dùng sau:

+ Firstly, secondly, finally… / First, then,…

+ On the other hand….

+ Besides…/ Moreover………

+ While……………………

3. MAKE GENERALISATIONS

Tạo một câu khái quát chủ đề trước khi bắt đầu bất cứ luận điểm nào để giám khảo thấy rõ được chủ đề bài nói tiếng Anh A2, B1, B2, C1 của bạn ngay từ đầu, thậm chí nhiều giám khảo kinh nghiệm có thể định hướng được bạn sẽ nói những gì.

+ .. .. tend to ……… (có khuynh hướng làm gì)

+ In most cases………… (trong hầu hết các trường)

+ Generally speaking…….(nói chung thì)

4. GIVE OPINIONS

Sử dụng những cụm từ/ cấu trúc mang tính đưa ra ý kiến, quan điểm nếu gặp những đề thi nói tiếng Anh A2, đặc biệt là thi nói tiếng Anh B1, B2, C1 có yêu cầu đưa quan điểm cá nhân về vấn đề, sự vật, sự việc… Một số cụm từ dưới đây sẽ giúp bài nói của bạn trôi chảy và phong phú hơn:

+ As I see it, ……………. / As far as I’m concerned …………… (Như em thấy thì…./ theo em nghĩ thì…)

+ In my opinion, …………./ From my point of view, ………………./ Personally, I think……………… (Theo quan điểm của em….)

+ I’d like to point out that ……….. (em muốn nói rằng….)

5. ASK FOR REPETITION

Có hai trường hợp bạn cần đến những câu hỏi này để hỏi lại ban giám khảo. Thứ nhất là bạn thực sự không nghe rõ giám khảo hỏi gì, thứ hai là bạn chưa thể ngay lập tức nghĩ ra phải trả lời câu hỏi của giám khảo thế nào.

Đừng coi thường khoảng thời gian ít ỏi khi giám khảo nhắc lại câu hỏi cho bạn. Trong phần thi nói tiếng Anh B1, B2, C1 tương tác xã hội và thảo luận chủ đề, những câu hỏi lại thực sự có nhiều tác dụng hơn bạn tưởng.

- Sorry, I don’t see what you mean. Can you say that again/repeat that, please?

- I’m sorry, I’m not sure what you mean. Can you repeat the question, please?

Xin lỗi thầy/ cô, em không hiểu ý thầy/ cô nói gì. Thầy/ cô có thể nhắc lại được không ạ?

- I’m sorry, would you mind saying that again?

Em xin lỗi, thầy/ cô có thể nhắc lại được không ạ?

6. ASK FOR CLARIFICATION

Thực tế, trong khi thi nói tiếng Anh A2, B1, B2, C1, bạn có thể sẽ gặp những trường hợp không hiểu từ mà giám khảo nhắc tới có nghĩa là gì. Không hẳn là do bạn không biết, có thể chỉ đơn giản là bạn không thể nghe ra họ đang nói từ gì. Khi đó, hãy sử dựng những câu hỏi dạng xác nhận để giám khảo giải thích cho bạn thay vì tự đoán mò với tỉ lệ sai cao hơn hẳn khiến phần thi nói hoàn toàn lạc đề. Một số mẫu câu bạn có thể dùng trong trường hợp này:

- I’m sorry; I don’t understand what you mean by “working environment”. Can you explain it for me please?

Em xin lỗi, em không hiểu từ “working environment”, thầy/ cô có thể giải thích giúp em được không ạ?

- Could I ask you a little more about “negative impacts” in greater detail?

Em có thể hỏi thầy/ cô chi tiết về “negative impacts” được không ạ?

- I’m afraid I’m not clear about what you mean. Would you please explain it/ put it another way? - I’m sorry, but could you please explain what you mean by “status”?

7. USE HESITATION DEVICES

Những cấu trúc sau sẽ giúp bạn có thêm thời gian trước khi bắt đầu trả lời câu hỏi. Trước khi chính thức trả lời 1 câu hỏi/ đề thi nói tiếng Anh A2, B1, B2, C1, sau khi dùng mẹo “hỏi lại giám khảo” mà bạn vẫn chưa nghĩ ra nên nói gì thì phải làm thế nào? Đây là một số cách giúp bạn kéo dài thêm chút thời gian trả lời:

+ That’s an interesting/ a difficult question. I guess……………..(Đó là một câu hỏi thú vị/ khó. Em đoán là….)

+ Well, I think,…………. (À, em nghĩ là…)

+ Let me see…………… (Để em xem…)

+ Actually, …………… /In fact, ……….. (Thực tế thì…)

+ As you see/know………………. (Như thầy cô thấy/ biết thì…)

8. MAKE CLARIFICATIONS

Dùng các cụm từ sau để làm rõ ràng hơn ý nói của bạn hoặc giải đáp câu hỏi của giám khảo khi họ còn băn khoản hoặc chưa hiểu hết câu trả lời của bạn.

- What I meant to say was…………. (ý em muốn nói là….)

- Well, the point I’m trying to make is that ……….. (Ồ, ý em đang muốn nói là…)

- Sorry, let me explain further. (Xin lỗi thầy cô, để em giải thích cụ thể hơn….)

9. EXPRESS AGREEMENT

Đưa ra kết luận rõ ràng cho vấn đề đang thảo luận vào cuối buổi nói chuyện/ phỏng vấn. Nếu bạn đồng ý với đề hoặc với điều mà giám khảo nói hãy dùng cụm từ bên dưới:

- Yes, I agree./ I think so/ I agree entirely.

Vâng, em đồng ý. / Em cũng nghĩ vậy/ Em hoàn toàn đồng ý

- That’s what I want to say.

Đó chính là điều em muốn nói.

- That’s just what I was thinking

Đó chính là những điều em đang suy nghĩ.

Trong trường hợp bạn không tán thành ý kiến được đưa ra tranh luận, hãy dùng những cụm từ đơn giản, khéo léo và lịch sự sau để thể hiện quan điểm của mình:

- I agree to some extent, but I think……………

Em đồng ý một phần nhưng em cho rằng…

- I see what you mean, but …………………..

Em hiểu ý thầy cô nhưng mà…

- I’m afraid I can’t agree with you that. ……………

Em e là em không thể đồng ý với thầy cô về…

10. EXPLAIN WHY YOU CANNOT ANSWER A QUESTION

Nếu bạn hoàn toàn không biết trả lời câu hỏi như thế nào dù đã dùng hết cách để kéo dài thời gian thì nên nói như thế nào để giám khảo có ấn tượng tốt hoặc làm thế nào để có thể xin đổi một chủ đề/ câu hỏi khác? Thử một số cụm từ bên dưới nhé:

- I’m sorry, I have very little idea of …………..

Em xin lỗi, em có rất ít ý tưởng về…

- I’m not sure how to answer that question, but …………..

Em không biết cách trả lời câu hỏi nhưng mà…

- I don’t have much experience of ……. because…………..

Em không có nhiều kinh nghiệm về…bởi vì…

- Actually, I really don’t know very much about ………………

Thực tế thì em không biết nhiều về….

- That’s a rather difficult question, I’m afraid I cannot give you a satisfactory answer.

Đó là một câu hỏi khó, em e là em không thể đưa ra một câu trả lời hợp lý được

Từ khóa » Bài Mẫu Thi Nói Tiếng Anh B2