Những Cung đèo đẹp Nối Liền Phố Núi Và Phố Biển Của Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Không chỉ mỗi Tây Bắc mới sở hữu những cung đèo ấn tượng. Hãy cùng iVIVU.com khám phá những cung đèo đẹp nối liền phố núi và phố biển trải dài khắp Việt Nam nhé.
Những cung đường đèo đẹp nối liền phố núi và phố biển của Việt Nam
Đèo Gia Bắc: Đà Lạt – Phan Thiết
Nằm trên quốc lộ 28 nối 2 thành phố du lịch là Đà Lạt và Phan Thiết. Đèo Gia Bắc có nhiều đoạn chỉ vừa đủ một làn xe cho cả hai chiều nhưng phong cảnh cực hữu tình, hoang sơ. Tại đỉnh đèo thường có sương mù vào buổi sớm mai hay những ngày không nắng, bay lập lờ ngang tầm xe chạy, gần giống như Sapa. Giữa đèo là trung tâm xã Gia Bắc với những thôn xóm của người K’Ho cư ngụ trong những ngôi nhà nhỏ nhắn ven đường.
Với đỉnh cao nhất chừng 800m so với mực nước biển, đường đèo Gia Bắc hiểm trở với khoảng trên chục km đường đèo dốc quanh co liên tiếp, cua nối tiếp cua, vực nối tiếp vực thẳm, hết cua trái lại cua phải, có nhiều đoạn cua rất gấp. Tuy nhiên do đường ít xe nên không quá nguy hiểm. Điểm hấp dẫn của đèo Gia Bắc ngoài sự hiểm trở và các khúc cua chính là thiên nhiên hoang sơ gần như còn nguyên vẹn. Con đường độc đạo cheo leo có khi nằm giữa hai vách núi cây rừng phủ bóng, có khi mở ra cảnh thiên nhiên hùng vĩ núi non với vực thẳm hun hút một bên, vách núi dựng đứng một bên.
Đèo Đại Ninh (đèo Lò Xo): Đà Lạt – Phan Rí
Chỉ cần bạn đi từ quốc lộ 20 theo hướng phố núi mộng mơ Đà Lạt, sau đó rẽ phải theo ngã 3 Tà Hin, từ đây bạn có thể xuôi theo con đường này thêm một chút nữa là sẽ được dịp thách thức cùng một trong những đường đèo hiểm trở, mạo hiểm đó chính là Đại Ninh. Đặc biệt, trong chuyến khám phá cung đèo Đại Ninh, bạn còn được ngắm nhìn vẻ đẹp dịu dàng, thơ mộng của hồ nước thủy điện Đại Ninh nữa đấy.
Trong hành trình chinh phục đường đèo Đại Ninh, bạn sẽ phải đối mặt với những đoạn đường gập ghềnh, uốn lượn quanh co và những khúc cua gấp hay một vài khúc cua tay áo mạo hiểm. Trong nắng sớm, vẻ đẹp kỳ vĩ của nơi đây tựa như vùng rẻo cao Tây Bắc khiến bao người không khỏi ngỡ ngàng, vỡ òa. Trong suốt đoạn đường ấy bạn sẽ được dịp thỏa sức chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên, say đắm trước cảnh vật non núi trùng điệp, nhấp nhô hùng vĩ và biển cả Phan Rí xanh biếc, mênh mông.
Đèo Ngoạn Mục (đèo Sông Pha): Đà Lạt – Phan Rang
Là một trong những đường đèo hùng vĩ và đẹp nhất Việt Nam, đèo Ngoạn Mục dài 18,5 km, có độ dốc trung bình trên 9 độ. Do vậy đây cũng là đèo có độ dốc lớn nhất ở các tỉnh phía Nam. Đúng như tên gọi, cảnh đèo Ngoạn Mục uốn lượn ngoằn ngoèo, nhiều khúc quanh co hiểm trở băng qua núi cao vực hiểm. Cảnh vật hoang sơ hùng vĩ mà đẹp như tranh vẽ, vừa thanh thoát lãng mạn, khiến lòng du khách không khỏi lâng lâng ngất ngây choáng ngợp.
Nối thung lũng Ninh Sơn và cao nguyên Langbiang, đèo Ngoạn Mục có độ cao thấp nhất là 200m, cao nhất là 980m ở đỉnh đèo. Chinh phục đèo, bạn sẽ đi qua 4 khúc cua tay áo rất gấp, với những con đường uốn lượn mềm mại, đi bên những bờ vực dốc dựng đứng.
Đèo Khánh Sơn: Đà Lạt – Cam Ranh
Từ Cam Ranh đến đỉnh đèo Khánh Sơn khoảng hơn 30km, bạn sẽ cảm nhận thấy sự khác biệt của khí hậu nơi đây. Một bầu không khí mát lành, với sương mù vờn quanh đỉnh núi đẹp như một bức tranh thủy mặc. Trên đường đến thị trấn Tô Hạp, bạn dễ dàng bắt gặp những ruộng lúa nước, những thửa nếp rẫy với hạt đen như than mà đồng bào nơi đây gọi là “nếp quạ”, những nương bắp, những “rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”… Hai bên đường là những căn nhà nhỏ của đồng bào dân tộc Raglai với lối sinh hoạt giản dị, mộc mạc.
Chinh phục cung đường này bạn còn được tham quan thác Tà Gụ ở xã Sơn Hiệp. Thác Tà Gụ còn có tên gọi là thác Ngà Voi Đá Đứng bởi nó có hình dáng giống như chiếc ngà voi khổng lồ. Thác cao khoảng 40m, gắn liền với truyền thuyết dân gian đặc sắc của dân tộc Raglai.
Đèo Khánh Lê (đèo Omega): Đà Lạt – Nha Trang
Đèo Khánh Lê giữ vai trò cầu nối giữa tỉnh Khánh Hòa với Lâm Đồng, giảm thời gian đi lại giữa hai tỉnh khá nhiều với chặng được rút ngắn cả 80km so với trước đây, khi di chuyển theo đường đèo Ngoạn Mục. Đèo Khánh Lê thừa hưởng một chút không khí biển của tỉnh Khánh Hòa và cả những luồng gió núi đặc trưng từ cao nguyên Lâm Viên của tỉnh Lâm Đồng. Chính đặc điểm này đã tạo nên bức tranh phong cảnh tuyệt vời và khí hậu mát lành khác biệt, đủ làm xiêu lòng bất cứ ai yêu thiên nhiên.
Một đặc điểm rất đặc trưng khác của đèo Khánh Lê là thường có sương mù dày đặc và lượng mưa nhiều, thế nên bạn có thể dễ dàng bắt gặp những dải sương thật dày phủ trước mắt, hay những bức màn mưa dày đặc hạt khi vượt đèo. Điều này đôi khi mang lại cho bạn những trải nghiệm đặc biệt khó quên về sự kỳ vỹ đầy thử thách của thiên nhiên và sự nhỏ bé của con người trước nó.
Đèo Phượng Hoàng: Buôn Ma Thuột – Nha Trang
Đèo Phượng Hoàng nằm trên quốc lộ 26, giáp ranh giữa hai tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lắk. Đèo có chiều dài 12 km, thuộc địa phận huyện M’Drăk, và là cửa ngõ phía Đông của tỉnh Đắk Lắk. Trước kia, đây là một con đèo rất nguy hiểm, nhưng hiện tại đã được cải tạo nhiều và mở rộng tầm nhìn tại các khúc quanh.
Đèo Phượng Hoàng là một cửa ngõ đi miền duyên hải Trung Bộ, một thắng cảnh đẹp của thiên nhiên, nơi vẫn còn mãi chiến công vang dội, những dải núi đẹp như cánh chim tung trời sải cánh giữa đại ngàn. Thắng cảnh này đẹp tựa một bức tranh hùng vĩ đã từng cuốn hút bao du khách khi ngược đồng bằng lên với cao nguyên.
Đèo An Khê: Pleiku – Quy Nhơn
Đèo An Khê là đèo núi nằm trên đường từ Quy Nhơn đi Pleiku. Đây là đèo dài và nguy hiểm nhất trên tuyến quốc lộ 19. Đèo nằm trên địa phận huyện Tây Sơn và thị xã An Khê. Độ dài của đèo là 8 km. Tuy được mở rộng sau này, nhưng đèo An Khê vẫn còn những cái “ngoẹo” khá nguy hiểm như ngoẹo Cây Khế, ngoẹo Ðồng Tiến, ngoẹo Hang Dơi…
Đèo Vi Ô Lắc: Măng Đen – Quảng Ngãi
Đèo Vi Ô Lắc so với những con đèo khác của tỉnh Quảng Ngãi thuộc hàng khá dài và cao, với rất nhiều khúc cua tay áo. Đèo nằm trên quốc lộ 24, là một trong những trục đường chính nối vùng Tây Nguyên với các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Con đèo này khi xưa rậm rạp hoang vu và có rất nhiều cây sưa.
Từ đỉnh đèo có thể phóng tầm nhìn bao quát xuống vùng đất phía dưới. Bốn bề đều là núi non nối tiếp nhau thành một địa hình nhấp nhô không hồi kết. Xa xa phía chân núi là những thửa ruộng bậc thang của đồng bào dân tộc thiểu số.
BẠN CẦN MỘT NƠI LƯU TRÚ VỚI GIÁ HỢP TÚI TIỀN TRONG HÀNH TRÌNH DU LỊCH, ĐỪNG NGẦN NGẠI GỌI NGAY TỚI SỐ 1900 1870 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN NHÉ
Theo Như Ý
Xem thêm bài viết:
Ngỡ lạc miền tuyết trắng tại con đèo kỳ lạ ở Mai Châu
Khám phá Đà Lạt qua những cung đường đèo hùng vĩ
Cuối tuần về Long Hải cắm trại ở đèo Nước Ngọt tận hưởng gió biển
Đặt phòng khách sạn trực tuyến với giá tốt nhất tại iVIVU.com
***
Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com
iVIVU.com Tháng Hai 8, 2017Đánh giá bài viết này
(2 lượt, 5,00 điểm trên 5) Loading...DU LỊCH VIỆT NAM Điểm đến Nổi Bật Nổi Bật 2cung đường đèo cung đường đèo đẹp đèo An Khê đèo Gia Bắc đèo Khánh Sơn đèo Lò Xo Đèo Ngoạn Mục đèo Phượng Hoàng đèo Vi Ô LắcTừ khóa » Chiều Dài đèo Gia Bắc
-
Trên Tuyến đường Có Nhiều đèo Dốc, Trong đó đáng Chú ý Hơn Cả Là đèo Gia Bắc (đèo Di Linh) ở Ranh Giới Tỉnh Bình Thuận - Lâm Đồng, đèo Quảng Khê. Quốc Lộ 28 (đoạn Từ Phan Thiết Tới Di Linh) Có đèo Gia Bắc Rất Kỳ Thú. ...
-
Top 14 Chiều Dài đèo Gia Bắc
-
Một Lần Leo đèo Gia Bắc
- Du Lich Binh Thuan -
Khám Phá Cung đường Nối Liền Giữa Núi Với Biển - Đèo Gia Bắc
-
Đà Lạt - Di Linh - Gia Bắc: Có Một Cung đường Thật Lạ ở Xứ Sở Thật ...
-
4 Cung Phượt 'ớn Lạnh' Nhất Dẫn Vào Thành Phố Đà Lạt
-
Trải Nghiệm ĐÈO GIA BẮC Quanh Co, Cảnh Đẹp Mê Mẩn Vùng Tây ...
-
Một Lần Leo đèo Gia Bắc - Du Lịch, GO!
-
Cảnh Báo Tai Nạn Giao Thông: Đèo Gia Bắc Khiến Nhiều Tài Xế 'thót Tim'
-
ĐÈO GIA BẮC | DI LINH, LÂM ĐỒNG - Gia Bac Pass | VVDTN
-
Những Cung đường đèo đẹp Không Lối Thoát ở Lâm Đồng Và Nối Liền ...
-
Hỏi Đường? Mũi Né-Đà Lạt: Đèo Gia Bắc Hay Đại Ninh - Otosaigon