Những đặc điểm Của Doanh Nghiệp Nhà Nước Là Gì?

Doanh nghiệp nhà nước vẫn luôn là loại hình chủ chốt có ý nghĩa quyết đinh đối với nền kinh tế Việt Nam. Trong xu hướng hội nhập ngày càng phát triển; nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển rõ rệt trong quá trình chuyển đổi cơ cấu. Từ tập chung kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường – nền kinh tế mở; với nhiều loại hình doanh nghiệp hơn ra đời và song song cùng tồn tại với DNNN. Vậy đặc điểm của DNNN là gì ?

1. Doanh nghiệp nhà nước là gì?

Theo luật doanh nghiệp 2014 : “DNNN là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn

2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước

a) Về chủ sở hữu

Nhà nước là chủ sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của từng DNNN.

b) Về hình thức tồn tại

DNNN tồn tại dưới hình thức công ty TNHH một thành viên, bao gồm 2 dạng

  • Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ- công ty con.
  • Công ty TNHH một thành viên độc lập do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

c) Về tư cách pháp lí và trách nhiệm tài sản

DNNN có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. Với tư cách là một chủ thể có tư cách pháp nhân độc lập, có tài sản riêng; DNNN tự chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng về mọi khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác của DN. Nhà nước với tư cách là chủ đầu tư vào doanh nghiệp nên nhà nước có trách nhiệm, quyền hạn của chủ đầu tư. Vì vậy, Nhà nước chỉ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong phạm vi phần vốn điều lệ của doanh nghiệp.

d) Về lĩnh vực hoạt động

Để đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, vai trò và chức năng chủ đạo của DNNN trong nền kinh tế; phạm vi đầu tư vốn Nhà nước chỉ nên giới hạn trong một số lĩnh vực sau.

  • Cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội.
  • Hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh theo quy định của Chính phủ về tổ chức quản lí và hoạt động của doanh nghiệp quốc phòng an ninh.
  • Hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên.
  • Hoạt động ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế.

3. Phân loại doanh nghiệp nhà nước

Căn cứ vào cơ cấu tổ chức quản lí doanh nghiệp, DNNN được chia thành

  • DNNN có Hội đồng thành viên
  • DNNN không có Hội đồng thành viên
Rate this post
  • 14/02/2020 9 việc cần làm sau khi thành lập Doanh nghiệp
  • 14/02/2020 Các khoản chi phí được trừ khi tính thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp
  • 14/02/2020 Các doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử từ 01/11/2020

Liên hệ luật sư

Tổng đài miễn phí: 0922772222

Email: lienheluatsu@gmail.com

Zalo: 0972817699

Từ khóa » Các đặc Trưng Của Doanh Nghiệp Nhà Nước