Những đặc điểm Của Một Vị Sếp Tồi - VnExpress Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
Công khai miệt thị nhân viên trước đám đông
Việc miệt thị nhân viên trước tập thể sẽ hủy hoại tinh thần của họ cũng như niềm tin mà bạn đã tạo dựng được. Trên thực tế, kể cả khi lãnh đạo có những chỉ trích, phê bình mang tính xây dựng, tốt nhất là nên nói một cách riêng tư, bởi nhân viên có nhiều khả năng sẽ khắc phục tốt hơn khi mọi việc được giữ kín, thay vì bị công khai rộng rãi.
Hung hăng thụ động
Hung hăng thụ động là thay vì bày tỏ sự không hài lòng, nhà quản lý có hành vi trừng phạt cấp dưới một cách ngấm ngầm, trong khi họ không biết sếp đang khó chịu, không hài lòng với họ về việc gì.
Hành vi này có thể là việc sếp cố tình giấu thông tin để cấp dưới không thể thực hiện công việc, ví dụ cố ý trì hoãn trả lời email hoặc cố tình không cho họ tham dự một cuộc họp quan trọng. Sự thù địch này sẽ làm tình hình tồi tệ, khó chịu hơn.
Không khen ngợi nhân viên
Nhiều nhà quản lý không coi trọng ý tưởng của nhân viên vì họ sợ bị lép vế. Trên thực tế, sếp sẽ được đánh giá cao khi nhân viên của họ làm việc tốt, bởi dìu dắt nhân viên thành công cũng ghi dấu thành công của người lãnh đạo. Thêm vào đó, việc vinh danh nhân viên cũng giúp họ ngưỡng mộ cấp trên vì sự hào phóng và tôn trọng dành cho họ.
Nên sử dụng các cuộc họp toàn công ty để khen ngợi, vinh danh nhân viên, bởi nó thúc đẩy mọi người làm việc chăm chỉ hơn.
Đổ lỗi cho nhân viên
Từ chối nhận lỗi và đổ tội cho người khác có thể giúp cứu vãn vị trí của nhà quản lý trong thời gian ngắn, nhưng khi là sếp, bạn phải chịu trách nhiệm chính về những gì mà các cấp dưới của bạn thực hiện.
Thay vì đổ lỗi, bạn nên phê bình mang tính xây dựng. Điều này có thể có lợi vì nó cho thấy rằng bạn đang kiểm soát tốt nhóm của mình và tình hình của nhóm một cách hiệu quả.
Thiếu tôn trọng nhân viên
Bạn có thể trở thành một người sếp tồi khi yêu cầu cấp dưới hoàn thành việc khi họ đang đi nghỉ hoặc ngắt lời họ trong cuộc trò chuyện. Ngay cả khi bạn không tỏ ra xấu tính, tất cả những ví dụ này đều thể hiện sự thiếu tôn trọng mà bạn dành cho nhân viên.
Chơi trò "bên trọng bên khinh"
Nhà quản lý nào cũng có những cánh tay phải, nhưng không nên trao cho người nhân viên mình quý mến nhiều quyền lợi, trọng trách và cơ hội hơn so với những người khác. Người sếp tốt đưa ra các quyết định dựa trên hiệu suất chứ không phải sở thích cá nhân.
Không nghĩ trước khi nói
Lời của sếp rất quan trọng trước nhân viên, do đó, nếu bạn thốt ra điều không đúng đắn, hình ảnh, giá trị của bạn trong mắt nhân viên sẽ thay đổi.
Dành thời gian nghĩ về điều bạn nói trước mỗi cuộc họp, lựa chọn những từ ngữ phù hợp và cư xử theo cách quan tâm đến cảm xúc của nhân viên... là cách để tạo dựng hình ảnh của một người sếp tốt.
Thường xuyên lên giọng
Bạn có thể cho rằng việc lên giọng sẽ khiến ai đó lắng nghe, nhưng việc này trên thực tế chỉ gây ra sự thù địch. Đừng gằn giọng, hãy lịch thiệp nhưng cứng rắn.
Thùy Linh (Theo Her World)
- 4 đặc điểm của người luôn được sếp coi trọng
- 10 câu nói với sếp có thể hủy hoại sự nghiệp của bạn
- Nỗi lo hầu rượu sếp sau giờ làm của nhiều phụ nữ Nhật
- Nỗi khổ khi bạn trai là sếp
- Trắc nghiệm bạn thích hợp làm sếp lớn hay sếp nhỏ
Từ khóa » Nhận Diện Sếp Tồi
-
9 Dấu Hiệu Nhận Biết Sếp Tồi - Sapuwa
-
Những Dấu Hiệu Nhận Biết Sếp Tồi - Glints
-
4 Dấu Hiệu Nhận Biết Một Người “sếp Tồi” Khiến Nhân Viên Bỏ Việc
-
Nhận Diện Sếp Tồi Khi Dự Phỏng Vấn | Talent Community
-
6 KIỂU SẾP “TỒI” PHỔ BIẾN NƠI CÔNG SỞ VÀ CÁCH ỨNG PHÓ
-
9 Dấu Hiệu Nhận Biết Sếp Tồi | Báo Dân Trí
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách đối Phó Với Những Vị Sếp Tồi Tệ - Zing
-
9 Dấu Hiệu Nhận Diện Sếp Tồi - PLO
-
4 Dấu Hiệu Nhận Diện Một Người Sếp 'tồi' - Tạp Chí NỮ DOANH NHÂN
-
5 Dấu Hiệu Của Người "sếp Tồi" Mà Bạn Cần Thay đổi Ngay
-
12 Dấu Hiệu Nhận Dạng Những Vị Sếp Thật "khủng Khiếp" - Tình Yêu
-
Bạn Có Đang Chán Việc Vì Gặp Phải Sếp "Tồi"?
-
Sếp Tồi - CafeF
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách đối Phó Với Những Vị Sếp Tồi Tệ