Những đặc Trưng Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Xã Hội Trong “Tuyên Ngôn ...

Trang chủ / Khoa học - thông tin - tư liệu / Bài viết chuyên đề Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” của C.Mác - Ph.Ănghen và sự vận dụng của Đảng ta về xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nayĐăng lúc: 07:13:36 25/02/2022 (GMT+7)25901 lượt xem ThS. Đinh Thị BìnhKhoa Lý luận cơ sởmac.jpg C.Mác và Ph.Ăngghen Cách đây 174 năm (24/02/1848 - 24/02/2022), Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản – một Văn kiện mang tính cương lĩnh, có giá trị lịch sử và tràn đầy sức sống thực tiễn của chủ nghĩa Mác, một tác phẩm lý luận bất hủ do C.Mác và Ph.Ăngghen soạn thảo (theo sự ủy nhiệm của Liên đoàn những người cộng sản) lần đầu tiên được xuất bản tại Luân đôn. Tuyên ngôn là cương lĩnh đầu tiên của những người cộng sản, là ngọn cờ tư tưởng lý luận dẫn dắt phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Tác phẩmđã đặt nền tảng tư tưởng cho những vấn đề về cách mạng vô sản. Những tư tưởng đó có ý nghĩa thiết thực trong công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. V.I.Lênin đã đánh giá về giá trị, ý nghĩa to lớn của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Ông đã viết: "Cuốn sách nhỏ ấy có giá trị bằng cả một pho sách lớn. Tinh thần của nó cho tới nay còn cổ vũ và thúc đẩy toàn bộ giai cấp vô sản có tổ chức chiến đấu cho thế giới văn minh". mac 1.jpg Từ khi mới hình thành, C.Mác và Ăngghen đã cố gắng phác hoạ ra mô hình CNXH với đầy đủ các đặc trưng mà sau này được Lênin bổ sung và đưa vào thực tiễn, về xây dựng một xã hội không có áp bức bất công, con người được sống bình đẳng. Trong quá trình xây dựng học thuyết của mình, các nhà kinh điển của CNXHKH đã phác thảo ra một số nét về một xã hội tương lai. Thứ nhất, cơ sở vật chất của CNXH là nền đại công nghiệp cơ khí. Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, mỗi chế độ xã hội đều có một cơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng, phản ánh trình độ phát triển kinh tế - kỹ thuật của nó. Nếu công cụ thủ công là đặc trưng cho cơ sở vật chất – kỹ thuật của các xã hội tiền tư bản chủ nghĩa thì nền đại công nghiệp cơ khí là cơ sở vật chất của CNTB. Xã hội XHCN nảy sinh với tính cách là phủ định biện CNTB, thì cơ sở vật chất của CNXH nhất thiết phải là nền đại công nghiệp phát triển và hoàn thiện trên một trình độ cao của nó. Thứ hai, CNXH xoá bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác, và Ăngghen đã cho rằng: thủ tiêu chế độ tư hữu là cách nói vắn tắt nhất, tổng quát nhất về thực chất của cuộc cải tạo xã hội theo lập trường của giai cấp vô sản. Tuy nhiên, đặc trưng của CNCS không phải là xoá bỏ chế độ sở hữu nói chung mà là xoá bỏ chế độ tư hữu TBCN. Thứ ba, CNXH tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới. Trong sự nghiệp kiến thiết chế độ xã hội mới, các nhà kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa học rất quan tâm và coi trọng việc tổ chức lao động và kỷ luật lao động bị tha hoá trong xã hội cũ, xây dựng thái độ lao động mới phù hợp với địa vị là chủ của người lao động. Điểm khác nhau cơ bản giữa CNXH và CNTB là tính chất tư hữu và công hữu về tư liệu sản xuất. Lao động được tổ chức có kế hoạch và kỷ luật tự giác, tự nguyện là đặc trưng của xã hội XHCN. Thứ tư, CNXH thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. Trong giai đoạn đầu của CNCS, XHCN chưa cho phép thoả mãn đầy đủ mọi nhu cầu của con người. Vì vậy, phải thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. Nội dung: “ai làm được nhiều thì phân phối nhiều, ai làm được ít thì phân phối ít”. Mọi người đều phải lao động. Nguyên tắc này khuyến khích mọi người lao động, nâng cao trình độ, thành thạo về nghề nghiệp. Mặt khác xã hội XHCN không ngừng chăm lo mở rộng cho các công trình phúc lợi chung, nhằm nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần cho nhân dân. Thứ năm, nhà nước trong CNXH là nhà nước kiểu mới, thể hiện sâu sắc bản chất giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã đề cập tới khái niệm chuyên chính vô sản khi xác định bản chất nhà nước được xác lập do thắng lợi của cách mạng XHCN. Thực chất của chuyên chính vô sản là sự lãnh đạo của chính đảng của giai cấp công nhân đối với nhà nước và toàn xã hội nhằm bảo vệ và phát triển nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền dân chủ thuộc về nhân dân, trước hết là nhân dân lao động. Thứ sáu, mục tiêu cao nhất của CNXH là giải phóng con người khỏi mọi ách bóc lột về kinh tế và nô dịch về tinh thần, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện. Những đặc trưng của CNXH được các nhà kinh điển đưa ra là kết quả của việc nhận thức tình hình kinh tế xã hội cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX trong sự đối chiếu, so sánh với CNTB đương thời. Những đặc trưng đó đã thể hiện trình độ phát triển cao hơn, tốt đẹp hơn của CNXH so với CNTB. mac 2.jpg Trên cơ sở nhận thức về thời đại, nhận thức về dân tộc và sức mạnh dân tộc, từ thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước, dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã khai phá ra một con đường cho dân tộc. Con đường đó chưa có tiền lệ, nhưng nó không trái với nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin và lại phù hợp với Việt Nam. Công cuộc xây dựng CNXH từ ngày lập nước đến nay của Đảng và nhân dân ta là quá trình không ngừng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam. Đó cũng là quá trình không ngừng tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận để vừa xây dựng CNXH trong hiện thực, vừa hoàn thiện những đặc trưng xã hội XHCN về mặt lý luận của Đảng qua mười ba kỳ Đại hội. Đường lối đổi mới (từ Đại hội VI) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đột phá vào những quan điểm sai lầm về chủ nghĩa xã hội, như tuyệt đối hóa vai trò của chế độ công hữu; đối lập một cách máy móc sở hữu tư nhân với chủ nghĩa xã hội; đồng nhất chế độ phân phối bình quân với chế độ phân phối xã hội chủ nghĩa; phủ định chủ nghĩa tư bản một cách sạch trơn; phủ định kinh tế hàng hóa trong chủ nghĩa xã hội; đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản; v.v.. mac3.jpg Tổng kết 5 năm đổi mới, Đại hội VII của Đảng (năm 1991) đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH. Đây là Cương lĩnh đầu tiên của Đảng trong thời kỳ đổi mới, thể hiện tầm nhìn chiến lược về những vấn đề hệ trọng của đất nước. Một trong những nội dung quan trọng nhất của Cương lĩnh là xác định các đặc trưng cơ bản của xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng. Đặc trưng tổng quát được xác định là: “Xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: do nhân dân lao động làm chủ; có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân; các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới”. Việc xác định 6 đặc trưng của xã hội XHCN ở nước ta là một trong những đột phá về tư duy lý luận của Đảng. Việc xác định nhữn đặc trưng đó mới chỉ là bước đầu, chưa thật sự đầy đủ, chính xác. Tuy nhiên, đã phản ánh khá chính xác bản chất của một chế độ xã hội tốt đẹp mà khi kết thúc thời kỳ quá độ sẽ đạt tới. Các đặc trưng đó cũng đã bao quát khá đầy đủ các lĩnh vực, từ chính trị đến kinh tế, văn hóa, con người, lĩnh vực xã hội cũng như quan hệ quốc tế. Tiếp tục phát triển tư duy lý luận về CNXH ở Việt Nam, Đại hội lần thứ X của Đảng đã có sự điều chỉnh trong nhận thức về các đặc trưng xã hội XHCN ở Việt Nam. Theo đó, xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng bao gồm 8 đặc trưng chủ yếu. Việc xác định các đặc trưng ở nước ta chứng tỏ nhận thức lý luận của Đảng ta về CNXH ở Việt Nam đã có những bước tiến mới. Các đặc trưng cũng đã được điều chỉnh. Tiếp theo Đại hội X, Đại hội XI của Đảng (năm 2011) thông qua “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (bổ sung, phát triển năm 2011) đã điều chỉnh, chuẩn hóa một số nội dung và cô đọng hóa thành tám đặc trưng lớn. Cụ thể: xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”. Tám đặc trưng của xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng được điều chỉnh, bổ sung, thể hiện tinh thần khoa học, tôn trọng và tổng kết thực tiễn ở Việt Nam để bổ sung, phát triển lý luận của Đảng ta, trong đó có lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Đến Đại hội lần thứ XII, Đảng ta tiếp tục kế thừa những đặc trưng CNXH mà Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011đã đưa ra. Nhưng đến Đại hội lần thứ XIII, Đảng ta tiếp tục có những bước phát triển mới trong tư duy lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, trong đó có vấn đề đặc trưng của xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng. Tuy không có phần trình bày riêng về các đặc trưng, song nhiều nội dung mới được bổ sung, phát triển. Cụ thể: Về đặc trưng “do nhân dân làm chủ” cũng được Văn kiện Đại hội lần thứ XIII là sâu sắc thêm. Theo đó, Đảng xác định, “phát huy nhân tố con người, lấy nhân dân làm trung tâm” ; “ thực hiện tốt, có hiệu quả phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” . mac 4.jpg Về đặc trưng kinh tế, so với Văn kiện Đại hội XI, Đại hội XII, Văn kiện Đại hội XIII cụ thể hóa thể chế kinh tế và khẳng định: “kinh tế thị trường định hướng XHCN là mô hình inh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các qui luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước pháp quyền XHCN, do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng XHCN vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó: kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cos, phát triển; kinh tế tư nhân là môt động lực quan trọng…” Trong giải quyết quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc, đặc trưng thứ tám, ngoài các nguyên tắc được xác định trong Văn kiện Đại hội XI, Đại hội XII, Văn kiện Đại hội lần thứ XIII nhấn mạnh “Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi”. Như vậy, trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, qua thực tiễn lãnh đạo, cầm quyền, Đảng ta đã có những bổ sung, phát triển mới, làm phong phú, sâu sắc hơn lý luận về CHXH và con đường đi lên CHXH ở Việt Nam. Việc xác định ngày càng đầy đủ, chính xác các đặc trưng của xã hội XHCH ở Việt Nam là cơ sở lý luận để thực hiện hiệu quả hơn chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây cũng là cơ sở để chỉ đạo thực tiễn nhằm “khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại” để tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới đất nước. Đánh giá về những đổi mới trong tư duy lý luận của Đảng, Văn kiện Ðại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII nhận định: "Tư duy lý luận của Ðảng có bước phát triển. Hệ thống lý luận về đường lối đổi mới, về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam tiếp tục được bổ sung, phát triển"; “lý luận về đường lối đổi mới, về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hoá. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Cơ đồ của đất nước ngày nay có được là thành quả quý báu được xây đắp nên bởi lớp lớp các thế hệ mà chúng ta phải trân trọng và có trách nhiệm giữ gìn, phát huy. Cơ đồ đó tạo ra tiềm lực mới, sức mạnh mới, uy tín mới, niềm tin mới, khát vọng mới vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước ta trong thời đại mới. Điều đó đã minh chứng con đường mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và toàn thể dân tộc ta đã đồng tâm lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với bước tiến hoá của lịch sử dân tộc và xu thế của thời đại. Có thể khẳng định rằng, công cuộc đổi mới đất nước trải qua hơn 35 năm đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, trong đó có những thành tựu đổi mới nhận thức, lý luận về chủ nghĩa xã hội và về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam mà những tư tưởng chỉ đạo của Đảng ta về những vấn đề đó được bắt nguồn từ những tư tưởng chỉ đạo của các nhà kinh điển Mácxit đã nêu trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản cách đây tròn 174 năm vẫn còn nguyên giá trị và định hướng cho chúng ta tiếp tục nghiên cứu./. Ghi chú: 1. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb CTQG - H.1995, tập 4 (tr 591 - 646) 2. Đảng cộng Sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB CTQG Sự thật, H.2006 3. Đảng cộng Sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB CTQG Sự thật, H.2011 4. Đảng cộng Sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB CTQG Sự thật, H.2021, tập 1 5. Đảng cộng Sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB CTQG Sự thật, H.2021, tập 2 6. Những điểm mới trong các Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, NXB CTQG Sự thật, H.2021 Các tin khác
  • Mô hình “5 được, 5 sản phẩm, 5 quán xuyến, 5 thông qua, 5 vai trò” trong công tác chủ nhiệm lớp
  • Nữ cán bộ, viên chức Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng trường đạt chuẩn mức 2
  • Vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chống thói ba hoa trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” để nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị
  • Giải phóng Thủ đô Hà Nội - Sự kiện trọng đại của dân tộc Việt nam
  • Ý nghĩa của Tuyên ngôn Độc lập đối với cách mạng Việt Nam
  • Học tập Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
  • Một số giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay - Thực tiễn từ Tổng Công ty Hợp Lực, Thanh Hóa
  • Báo cáo từ chương trình nghiên cứu thực tế lớp Bồi dưỡng cán bộ dự nguồn Ban Chấp hành Đảng bộ và các chức danh lãnh đạo, quản lý huyện Thạch Thành, nhiệm kỳ 2025 - 2030, 2026 - 2031
  • Giải pháp nâng cao chất lượng Trang thông tin điện tử Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa theo Quy định số 11
  • Đóng góp của lực lượng vũ trang Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
Thông báo Tuyển sinh Trung cấp lý luận chính trị hệ tập trung năm 2024 Quyết định thành lập hội đồng, tổ thư ký chấm thi tốt nghiệp K51 Kế hoach tổ chức các lớp bồi dưỡng cán bộ, công chức năm 2024 Thông báo Kết luận về nội dung cuộc họp Hội đồng khoa học lần thứ nhất năm 2024 Các văn bản cuộc thi chính luận năm 2024 Khung nền Lô gô 75 năm Về việc mở lớp chuyên viên, chuyên viên chính Tuyển sinh các lớp Trung cấp lý luận chính trị hệ tập trung năm 2023 Lịch giảng dạy và học tập TC.LLCT - K50- tháng 8/2023 Phương án tổ chức hội thảo Kế hoạch tổ chức hội thảo khoa học Hướng dẫn thực hiện một số nhiệm vụ khoa học Thông báo tuyển sinh Kế hoạch hưởng ứng cuộc thi viết chính luận khoa học Thông báo về việc cài đặt phần mềm BHXH Thư Kêu gọi Bài viết của GS, TS Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam: Công văn của Học viện Chính trị Quốc gia HCM Giới thiệu sách mới: Kiến thức và kỹ năng dành cho cán bộ dân vận cấp cơ sở Giới thiệu sách: Kỹ năng cơ bản dành cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

Liên kết website

Liên kết websiteBộ GD&ĐTSở GD&ĐT Thanh HóaUBND tỉnh Thanh HóaHọc viện Chính trị Quốc gia HCM Số lượt truy cập Hôm nay:165 Hôm qua:1922 Tuần này:4538 Tháng này:9641 Tất cả:4.943.242

Từ khóa » đặc điểm Của Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam