Những đại án Kinh Tế Rúng động Dư Luận Xét Xử Năm 2019
Có thể bạn quan tâm
- Xét xử các đại án án tham nhũng trước Tết Nguyên đán
- Khởi tố thêm nhiều bị can trong đại án OceanBank
Đây cũng là chủ trương lớn và quyết liệt của Đảng, Nhà nước, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Trung ương trong công tác xây dựng Đảng, đặc biệt là không có vùng cấm trong xử lý cán bộ sai phạm.
Nhiều cán bộ ngành Dầu khí nhúng chàm vì hưởng vì nhận “tiền bẩn”
Trong vụ án lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), 4 bị cáo đứng đầu BSR bị đưa ra xét xử gồm: cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Nguyễn Hoài Giang, cựu Tổng Giám đốc Đinh Văn Ngọc, cựu Phó Tổng Giám đốc Vũ Mạnh Tùng và cựu Kế toán trưởng Phạm Xuân Quang. Giai đoạn 2009-2014, thực hiện chỉ đạo của PVN về việc sử dụng dịch vụ của OceanBank do Hà Văn Thắm là Chủ tịch HĐQT, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn đã gửi số tiền rất lớn tại OceanBank, Chi nhánh Quảng Ngãi.
Ông Giang khi giữ chức vụ Tổng Giám đốc BSR đã ký 19 hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn với tổng số tiền hơn 11.500 tỷ đồng và 23 triệu USD. Sau khi được bổ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐTV, ông Giang ký phê duyệt 15 tờ trình để BSR gửi tiền vào OceanBank. Kế nhiệm chức Tổng Giám đốc BSR từ ông Giang, ông Ngọc ký 6 tờ trình gửi 1.840 tỷ đồng và 12 tờ trình đề xuất gia hạn gửi hơn 12.000 tỷ đồng.
Với chức vụ Phó Tổng Giám đốc BSR, ông Tùng ký 35 hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn với tổng số hơn 7.800 tỷ đồng. Kế toán trưởng BSR Phạm Xuân Quang đã đề xuất cấp trên ký 56 hợp đồng tiền gửi với tổng số hơn 19.400 tỷ đồng và 23 triệu USD. Thực hiện chủ trương chi lãi ngoài của Hà Văn Thắm, Nguyễn Minh Thu (Tổng Giám đốc OceanBank) đã nhận hơn 10 tỷ từ Hội sở OceanBank để chi cho ông Giang số tiền 2,9 tỷ đồng từ OceanBank; ông Tùng số tiền 2,9 tỷ đồng và 40.000 USD (tương đương 3,7 tỷ đồng); ông Quang số tiền 2,2 tỷ đồng và ông Ngọc số tiền 1,3 tỷ đồng. Với hành vi phạm tội như trên, ông Tùng nhận hình phạt 8 năm tù, ông Giang 7 năm tù, ông Quang 6 năm tù và ông Ngọc 4 năm tù cùng về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Tòa án buộc các bị cáo trả lại cho Hà Văn Thắm số tiền hơn 10 tỷ đồng để Thắm bồi thường cho OceanBank.
Ngay sau vụ án tại BSR là vụ án lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro (VSP). Với vai trò là lãnh đạo VSP có ảnh hưởng trong việc gửi tiền tại OceanBank, trong các năm 2013 và 2014, Chánh kế toán VSP Võ Quang Huy và Tổng Giám đốc VSP Từ Thành Nghĩa đã quyết định việc gửi tiền của VSP vào OceanBank.
Từ tháng 7-2013 đến năm 2014, ông Nghĩa đã sử dụng các tài khoản và ký 10 hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn VNÐ với tổng số tiền 1.900 tỷ đồng và năm hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn USD với tổng số tiền 55 triệu USD. Ông Huy đã ký duyệt và đề xuất gửi tiền, ký nháy và trình Tổng Giám đốc ký tất cả các hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn tại OceanBank- Chi nhánh Vũng Tàu. Ðể ông Huy và ông Nghĩa tiếp tục ủng hộ trong việc gửi tiền của VSP và OceanBank, Nguyễn Minh Thu (Tổng Giám đốc OceanBank) đã chi tiền ngoài hợp đồng tiền gửi cho ông Nghĩa 1,5 tỷ đồng và 30.000 USD (tổng trị giá hơn 2,1 tỷ đồng); ông Huy 5,2 tỷ đồng và 130.000 USD (tổng trị giá hơn 7,9 tỷ đồng). Ông Nghĩa nhận hình phạt 3 năm 6 tháng tù. Ông Huy 7 năm tù về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Vụ chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Vinashin và Ngân hàng Đại Tín
Ông Nguyễn Ngọc Sự (cựu Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam-Vinashin), ông Trần Đức Chính (cựu Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban Tài chính Vinashin), ông Trương Văn Tuyến (cựu Tổng Giám đốc Vinashin) và ông Phạm Thanh Sơn (Phó Tổng Giám đốc Vinashin).
Trong thời gian giữ chức vụ, cả 4 ông này đều thống nhất ý chí về việc chuyển số tiền được Chính phủ cấp để tái cơ cấu Vinashin từ tài khoản thanh toán sang tài khoản có kỳ hạn tại OceanBank để được hưởng lãi cao, và khoản tiền chi ngoài lãi để ngoài sổ sách của Vinashin phục vụ cho việc chi tiêu trái pháp luật và chiếm hưởng cá nhân. Tại thời điểm phạm tội, ông Sự với vai trò cao nhất là Chủ tịch Hội đồng thành viên của Vinashin đã đưa ra chủ trương và thống nhất với lãnh đạo Vinashin thực hiện hành vi phạm tội.
Ông Nguyễn Ngọc Sự và đồng phạm. |
Ông Sự trực tiếp ký 12 hợp đồng giao dịch tiền gửi, chỉ đạo ông Tuyến ủy quyền cho ông Chính ký hợp đồng, giao dịch tiền gửi và giao cho ông Chính tiếp nhận toàn bộ số tiền chi ngoài lãi từ OceanBank nhưng để ngoài sổ sách kế toán của Vinashin, qua đó chiếm hưởng cá nhân 8 tỷ đồng và quyết định các khoản chi tiêu chung khác không đúng quy định. Với hành vi phạm tội đã gây ra, ông Sự phải nhận hình phạt 16 năm tù về tội lạm dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Cùng tội danh này, ông Tuyến 6 năm tù, ông Chính 15 năm tù và ông Sơn 6 năm tù.
Bà Hứa Thị Phấn. |
Bà Hứa Thị Phấn (cựu Cố vấn cao cấp HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Tín, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Phú Mỹ) lợi dụng việc nắm giữ 84,92% cổ phần của ngân hàng đã thâu tóm, lũng đoạn hoạt động của Ngân hàng Đại Tín và gây thiệt hại ngân hàng này số tiền hơn 1.338 tỷ đồng. Bà Phấn chỉ đạo Ngân hàng Đại Tín đầu tư trái pháp luật vào 4 bất động sản do 3 công ty của bà làm chủ đầu tư, qua đó chiếm đoạt và sử dụng 1.037 tỷ đồng. Với hành vi phạm tội như trên, bà Phấn bị tuyên phạt 20 năm tù, tổng hợp với bản án 30 năm tù mà bà Phấn bị tuyên trong vụ án trước đó, hình phạt chung bà Phấn phải thi hành là 30 năm tù. Liên quan đến hành vi phạm tội của bà Phấn, các đồng phạm tuỳ theo mức độ phạm tội mà bị tuyên phạt từ 2 năm đến 7 năm tù về tội ltạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Ông Lê Bạch Hồng. |
Vụ án tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Ông Lê Bạch Hồng là cựu Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cựu Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Trong thời gian giữ chức vụ Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ông Hồng cùng đồng phạm được Nhà nước giao quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội, là tiền đóng góp của người lao động, được dùng để giải quyết quyền lợi cho người lao động. Theo quy định, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải dùng tiền này đúng quy định pháp luật, đảm bảo hiệu quả. Vậy nhưng lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình, ông Hồng cố ý cho Công ty cho thuê tài chính II (viết tắt là Công ty ALC II) vay vốn (1.010 tỷ đồng) trái quy định của pháp luật, dẫn đến hậu quả là Bảo hiểm xã hội Việt Nam bị thiệt hại hơn 1.600 tỷ đồng. Với hành vi này, ông Hồng bị tuyên phạt 6 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Cùng tội dnah này, các đồng phạm của ông Hồng tuỳ thư mức độ phạm tội mà bị tuyên phạt từ 20 tháng tù (án treo) đến 14 năm tù giam.
Vụ vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công tại MobiFone
Năm 2015, Tổng Công ty Viễn thông MobiFone thực hiện dự án đầu tư dịch vụ truyền hình theo hình thức đầu tư vốn nhà nước mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG) với số tiền 8.900 tỷ đồng. Ông Nguyễn Bắc Son (cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông- T&TT) cùng với ông Trương Minh Tuấn (cựu Bộ trưởng TT&TT), ông Phạm Đình Trọng (cựu Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp-Bộ TT&TT), ông Lê Nam Trà, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên MobiFone và đồng phạm đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện đầu tư vốn đầu tư công tại MobiFone, thực hiện đề xuất đánh giá đầu tư dự án về tài chính kinh doanh của AVG, thẩm định giá, sử dụng kết quả giá trị sử dụng doanh nghiệp trong đàm phán quyết định mua cổ phần AVG, lập dự án, phê duyệt dự án, thanh toán tiền mua cổ phần AVG gây thiệt hại đặc biệt lớn cho Nhà nước.
Hai cựu Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn. |
Hành vi của ông Son và đồng phạm đã xâm phạm quy định của Nhà nước về vốn đầu tư công, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn và uy tín của MobiFone, là một trong những doanh nghiệp lớn của đất nước; đồng thời gây thiệt hại lớn về tài sản cho nhà nước, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của MobiFone do mất vốn đầu tư và làm chậm tiến trình cổ phần hóa MobiFone theo chủ trương của Nhà nước.
Quá trình chỉ đạo thực hiện hành vi sai phạm, ông Son đã nhận hối lộ 3 triệu USD. Các đồng phạm của ông Son là ông Tuấn, ông Trọng và ông Trà cũng nhận hối lộ số tiền từ 200.000 USD đến 2,5 triệu USD. Với hành vi phạm tội đã gây ra, Ông Son bị tuyên phạt tù chung thân về hai tội: vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng và nhận hối lộ. Các đồng phạm của ông Son cũng bị áp dụng hình phạt xứng với tội danh.
Vụ thâu tóm đất công sản liên quan đến 2 cựu Chủ tịch thành phố Đà Nẵng
Vụ án vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí và vi phạm các quy định về quản lý đất đai xảy ra tại thành phố Đà Nẵng là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận xã hội quan tâm. Hai cựu Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng là Trần Văn Minh (cựu Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, giai đoạn từ năm 2006-2011) và Văn Hữu Chiến (cựu Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, giai đoạn từ năm 2011-2014) cùng 19 đồng phạm trong vụ thâu tóm nhà, đất công sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 22.000 tỷ đồng.
Hai cựu Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến. |
Trong thời gian giữ chức vụ, ông Minh, ông Chiến và đồng phạm vì những động cơ khác nhau đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cố ý làm trái các quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, các quy định về quản lý đất đai trong thời gian dài từ năm 2006 đến năm 2014 giúp cho bị cáo Phan Văn Anh Vũ thu lợi bất chính đặc biệt lớn thông qua việc nhận nhiều nhà, đất và dự án công sản thuộc sở hữu Nhà nước, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho ngân sách Nhà nước.
Từ hành vi trái pháp luật của ông Minh và đồng phạm đã tạo điều kiện cho Vũ trực tiếp được nhận chuyển giao tài sản, quyền quản lý, khai thác đối với 15/22 nhà, đất công sản và 6/7 dự án đất công sản, tạo cơ hội cho Vũ có quyền quyết định việc chuyển nhượng, khai thác, sử dụng… nhằm trục lợi cá nhân. Với hành vi này, ông Minh bị tuyên phạt 17 năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí và tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai.
Phan Văn Anh Vũ. |
Ông Chiến 12 năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí và tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai. Phan Văn Anh Vũ 25 năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí và tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai. Tổng hợp hình phạt từ những bản án đã tuyên có hiệu lực đối với Vũ trước đó, hình phạt chung mà Vũ phải thi hành là 30 năm tù...
Từ khóa » Những Vụ án Tham Nhũng Năm 2019
-
Năm 2019, Xét Xử 5 đại án Lớn Liên Quan đến Các Quan Chức Cao Cấp
-
Điểm Danh Các Vụ án Tham Nhũng, Kinh Tế được Xét Xử Cuối Năm 2019
-
Nhìn Lại đại án 2 Năm Qua - Tạp Chí Pháp Lý
-
Nhìn Lại Những “đại án” Của Năm 2021 - Báo Nhân Dân
-
Công Bố 8 'đại án' Sẽ Xét Xử Trong Năm 2019 - Báo Tuổi Trẻ
-
Điểm Danh Những án Tham Nhũng Khủng Của Năm 2019 - YouTube
-
10 Vụ án Tham Nhũng, Kinh Tế Nghiêm Trọng đã Bị Xét Xử Trong Năm ...
-
VietnamFinance điểm Lại 10 Vụ án Kinh Tế, Tham Nhũng điển Hình ...
-
5 đại án Tham Nhũng, Kinh Tế Sẽ được Khẩn Trương Xét Xử - VnExpress
-
Quyết Tâm Trị Tham Nhũng Từ Các đại án - PLO
-
Giám Sát - Quốc Hội
-
Nhận Diện Những Vụ án Tham Nhũng Và Hành Vi "tham Nhũng Vặt"
-
[DOC] Https://.vn/webcenter/ShowProperty?no...
-
Đã Thi Hành án 15 Ngàn Tỷ đồng Từ Các Vụ án Tham Nhũng, Kinh Tế Lớn