Những đại Kỵ Khi ăn Giá đỗ, Cần Biết Kẻo 'hối Không Kịp' - Tiền Phong

Không xào giá đỗ cùng gan

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, không nên xào giá đỗ với gan, bởi chúng kỵ nhau. Các chuyên gia dinh dưỡng giải thích, giá đỗ có rất nhiều vitamin C, nếu ta xào lẫn hoặc ăn gan lợn với giá đỗ cùng một lúc hoặc trong thời gian gần nhau sẽ làm vitamin C bị oxy hoá và món ăn sẽ không còn chất dinh dưỡng.

Không nên ăn giá đỗ sống

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, giá đỗ ngon nhưng có nguy cơ ngộ độc cao (chưa kể giá đỗ được ngâm ủ không đúng quy trình, không đảm bảo vệ sinh). Vì vậy, khi dùng giá nên chần qua nước sôi, rửa và ngâm nước sạch kèm theo ít muối.

Những đại kỵ khi ăn giá đỗ, cần biết kẻo 'hối không kịp' ảnh 1

Rau giá đỗ có tính mát, lành, nhưng những người có biểu hiện chân tay lạnh thiếu lực, đau nhức chân tay, đi ngoài phân lỏng thì không nên ăn, vì với tính hàn trong giá đỗ, nếu ăn vào sẽ làm bệnh tình nặng thêm. Đặc biệt không ăn khi bụng đói vì sẽ không tốt cho dạ dày. Ảnh minh họa: Internet

Không ăn giá đỗ thường xuyên

Giá đỗ là một loại rau khá nhiều chất dinh dưỡng, nếu loại rau này được làm theo một cách thông thường chỉ là ngâm - ủ truyền thống thì nó rất sạch sẽ và an toàn.

Tuy nhiên, hiện nay vì lợi ích kinh tế, người làm giá đỗ bán thường sử dụng một số loại thuốc kích thích để tăng năng suất. Vì thế, nếu ăn giá đỗ “bẩn” trong thời gian dài sẽ rất nhiều hệ lụy, trong đó phải kể tới bệnh nguy hiểm như ung thư.

Không ăn khi bụng đói

Rau giá đỗ có tính mát, lành, nhưng những người có biểu hiện chân tay lạnh thiếu lực, đau nhức chân tay, đi ngoài phân lỏng thì không nên ăn, vì với tính hàn trong giá đỗ, nếu ăn vào sẽ làm bệnh tình nặng thêm. Đặc biệt không ăn khi bụng đói vì sẽ không tốt cho dạ dày.

Những người không nên ăn giá đỗ

Những đại kỵ khi ăn giá đỗ, cần biết kẻo 'hối không kịp' ảnh 2

Người viêm dạ dày mãn tính thì không nên ăn giá đỗ. Ảnh minh họa: Internet

Người viêm dạ dày mãn tính thì không nên ăn giá đỗ

Đó là những người có biểu hiện chân tay lạnh thiếu lực, lưng, và chân đau nhức, đi ngoài phân lỏng. Những người này nếu ăn giá đỗ càng làm bệnh tình trở nên nặng thêm, thậm chí có thể bị đau bụng đi ngoài nhiều dẫn đến mất nước, huyết khí ngừng trệ làm cho cơ bắp khớp bị đau nhức, tỳ dạ dày yếu, lạnh dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa ví dụ như là bị viêm dạ dày mãn tính.

Người chân tay lạnh, yếu

Nếu chân tay thường xuyên lạnh, thiếu lực, lưng, chân đau nhức, đi ngoài phân lỏng… ăn giá đỗ sẽ khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn.

Người đang uống thuốc

Giá đỗ có khả năng giải độc nên có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc. Do đó, nếu đang uống thuốc không nên ăn giá đỗ, hoặc ăn gần với thời gian uống thuốc.

Phụ nữ mang thai, cho con bú

Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không nên ăn giá đỗ sống. Do giá đỗ được làm ở nhiệt độ 35 độ C, là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Nếu muốn ăn giá đỗ, nên chần qua nước sôi hoặc nấu chín.

Những đại kỵ khi ăn giá đỗ, cần biết kẻo 'hối không kịp' ảnh 3

Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không nên ăn giá đỗ sống. Do giá đỗ được làm ở nhiệt độ 35 độ C, là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Nếu muốn ăn giá đỗ, nên chần qua nước sôi hoặc nấu chín. Ảnh minh họa: Internet

Cách phân biệt giá sạch và giá nhiễm hóa chất

Giá đỗ không ủ hóa chất: Rễ dài như sợi chỉ, thân không mập. Cọng giá này khi bấm vào thấy độ giòn của giá, khi xào không ra nước, và khi ăn có vị thơm của đậu.

Giá dùng thuốc kích thích: Cọng giá đỗ ngắn mập, trắng, không có hoặc rất ít rễ. Hạt mầm thường nhỏ, thậm chí không có hạt mầm bám trên thân giá. Khi xào nấu, giá ra nước nhiều, và khi ăn thường không có mùi thơm của đậu.

Hòa Thuận (tổng hợp)

Từ khóa » Có Nên ăn Rễ Giá đỗ