Những đại Siêu Thị ở Việt Nam đang Trong Tay đại Gia Nước Ngoài Nào?
Big C, Metro, Fivimart và cả Auchan đều đã phải bán mình trong cuộc chiến khốc liệt. Vậy, đại gia nào đang thâu tóm các đại siêu thị này?
BigC: Từ tay đại gia Pháp về tay tỷ phú Thái
Cuối tháng 4/2016, Central Group hoàn tất giao dịch mua lại hệ thống siêu thị Big C từ tập đoàn Casino của Pháp với giá 920 triệu Euro (tương đương 1,05 tỷ USD).
Thời điểm ấy, BigC là chuỗi bán lẻ hiện đại lớn thứ 2 ở Việt Nam chỉ sau chuỗi Co.op Mart và có vị trí đắc địa.
Siêu thị Big C về tay tỷ phú Thái Lan.
Một lợi thế khác của Big C là bán lẻ trực tiếp đến tay người tiêu dùng với chuỗi kinh doanh phủ nhiều tỉnh thành, đón hơn 50 triệu lượt khách mua sắm mỗi năm, trong đó, 2,8 triệu khách hàng thành viên cùng đội ngũ hơn 9.000 nhân viên trên cả nước là “tài sản” rất lớn cho bất cứ nhà bán lẻ nào. Năm 2015, doanh thu của chuỗi Big C tại Việt Nam là 586 triệu euro.
Do đó có đến 20 công ty trong và ngoài nước với những tên tuổi lớn như Aeon (Nhật), Lotte (Hàn Quốc), BJC (Thái Lan) và doanh nghiệp Việt Nam là Saigon Coop, Masan,... cũng tham gia đấu thầu mua lại chuỗi siêu thị này.
Song, rốt cuộc chỉ có Central Group là thâu tóm thành công chuỗi Big C với 33 siêu thị cùng 10 cửa hàng thực phẩm tiện lợi và trang thương mại điện tử Cdiscount.vn.
Được biết Central Group đã tham gia đấu thầu nhằm mua lại Big C kể từ đầu tháng 3 và điều này hoàn toàn nằm trong kế hoạch chiến lược của tập đoàn nhằm mở rộng mạng lưới phát triển trong khu vực ASEAN.
Metro: Tỷ phú Thái Lan mua lại từ “ông lớn” của Đức
Ngày 7/1/2016, tập đoàn Metro Cash & Carry công bố hoàn tất thương vụ chuyển giao hệ thống siêu thị Metro Cash & Carry Việt Nam cho TCC Holdings, công ty do tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi làm chủ.
TCC Holding là công ty do tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi nắm quyền kiểm soát. Công ty này hiện nắm 73,7% cổ phần tại Tập đoàn Berli Jucker PCL (BJC).
Siêu thị Metro được đổi tên thành MM Mega Market
Tập đoàn Metro của người Đức có mặt tại Việt Nam từ năm 2002 với lĩnh vực kinh doanh bán sỉ. Vào Việt Nam khá sớm, tuy nhiên, trong 12 năm có mặt trên thị trường Metro luôn báo lỗ.
Lý giải nguyên nhân thua lỗ kéo dài, đại diện của Metro cho rằng do Metro phải bỏ ra khoản chi phí khá lớn như đầu tư cho trang thiết bị, tiền thuê đất, đền bù, giải tỏa, quản lý…
Sau một năm về tay ông chủ mới, thương hiệu này vẫn giữ nguyên số lượng điểm kinh doanh. Đến đầu năm 2017, hệ thống này đổi tên thành MM Maga Market và thương hiệu Metro không còn trên thị trường. Vốn điều lệ của công ty tăng 1.911 tỷ đồng lên 3.620 tỷ đồng, với 100% vốn nước ngoài.
Đổi tên nhưng vận không đổi. Cuối năm 2016, doanh thu của chuỗi này chỉ đạt 11,7 nghìn tỷ đồng, giảm 20% so với thời điểm trước khi Metro Cash & Carry chuyển giao lại vào năm 2013. Mức doanh thu này chỉ tương đương với doanh thu năm 2010 khi số trung tâm Metro chỉ bằng một nửa năm 2016.
Doanh thu giảm mạnh, công ty cũng tiếp tục hành trình thua lỗ của Metro. Trong năm 2016, MM Mega Market báo lỗ 110 tỷ đồng, tương đương mức lỗ hàng năm của Metro trong giai đoạn trước đó.
Aeon Mall
Chính thức hoạt động tại Việt Nam từ năm 2009 nhưng phải đến 5 năm sau, hệ thống siêu thị của người Nhật là Aeon mới bắt đầu khai trương 2 trung tâm mua sắm đầu tiên là Aeon Mall Celadon (Tân Phú, TP.HCM) và Aeon Mall Canary (Bình Dương).
Trong năm đầu tiên vận hành mô hình này, Aeon Việt Nam thu về gần 1.300 tỷ đồng và báo lỗ 112 tỷ đồng.
Aeon Mall đạt doanh thu 800 triệu USD trong năm 2018.
Hôm 25/2, tại buổi gặp mặt Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Chủ tịch Công ty dịch vụ tài chính Aeon Masaki Suzuki, cũng cho biết trong năm 2018, Aeon Việt Nam đạt doanh thu khoảng 800 triệu USD, tạo việc làm cho 6.000 người và liên kết với hơn 2.500 công ty của Việt Nam tạo thành chuỗi cung ứng hàng hóa.
Đơn vị này đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam thông qua hệ thống Aeon đạt 500 triệu USD vào năm 2020 và 1 tỷ USD vào năm 2025.
Lotte Mart
Lotte Mart cũng là một hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ lớn tại Việt Nam. Năm 2018, doanh thu của toàn hệ thống vào khoảng 5.793 tỷ đồng, tăng trưởng 7,9% so với năm 2017.
So với doanh thu khoảng 30 tỷ đồng trong 2 năm đầu hoạt động 2007-2008 thì quy mô hoạt động của tập đoàn bán lẻ đến từ Hàn Quốc đã tăng gần 200 lần sau 10 năm.
Hiện, Lotte Mart vẫn liên tục mở rộng kinh doanh tại Việt Nam thông qua các hoạt động xây mới hoặc mua bán và sáp nhập (M&A) nhằm phủ sóng 60 trung tâm mua sắm khắp cả nước đến năm 2020.
Auchan về tay đại gia Việt
Khuya 27/6, đại diện Saigon Co.op và nhà bán lẻ Pháp Auchan bất ngờ công bố hai bên đã đạt thoả thuận chuyển giao tất cả các hoạt động bán lẻ Auchan tại thị trường Việt Nam.
Hệ thống siêu thị Auchan của Pháp được chuyển giao cho Saigon Co.op.
Theo thỏa thuận này, nhà bán lẻ Việt Nam sẽ nhận chuyển giao tất cả các hoạt động của nhà bán lẻ tại Việt Nam bao gồm 18 cửa hàng cùng các hoạt động thương mại điện tử, bao gồm cả online.
Auchan cũng đồng ý và mong muốn Saigon Co.op quản trị thương hiệu Auchan tại Việt Nam đến Tết Nguyên đán 2020. Sau thời gian này hai bên sẽ cùng bàn thảo lại.
Saigon Co.op tiếp tục duy trì thương hiệu Auchan tại 3 cửa hàng đang hoạt động cho đến hết tháng 2/2020.
Fivimart: Từ tay đại gia Nhật về tay đại gia Việt
Ngày 28/9/2018, công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại VinCommerce (thành viên của tập đoàn Vingroup), công bố chính thức hoàn tất thương vụ mua lại toàn bộ chuỗi siêu thị Fivimart từ công ty Cổ phần Nhất Nam.
Sau khi hoàn tất việc sáp nhập, hệ thống siêu thị Fivimart đã được đổi tên thành VinMart. Sau sáp nhập, VinCommerce sở hữu hệ thống bán lẻ quy mô lớn nhất Việt Nam với khoảng 100 siêu thị VinMart và 1.400 cửa hàng tiện lợi VinMart+ trên toàn quốc. Mục tiêu của hệ thống tới 2020 sẽ đạt tới 200 siêu thị VinMart và 4.000 cửa hàng VinMart+.
Hệ thống Fivimart nay thành Vinmart.
Chuỗi siêu thị Fivimart thuộc Công ty Cổ phần Nhất Nam thành lập ngày 17/2/1997, trụ sở tại số 2 đường Chương Dương Độ, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Người đại diện là bà Đặng Thị Đan Tâm.
Thương hiệu Fivimart từng nhiều lần được công nhận là thương hiệu nổi tiếng do người tiêu dùng bình chọn.
Đầu năm 2015, tập đoàn bán lẻ Aeon của Nhật Bản tuyên bố mua lại 30% cổ phần của Fivimart. Tuy nhiên thương vụ hợp tác này sau 3 năm đã không đạt được kết quả như đại gia Nhật kỳ vọng.
Những chuỗi siêu thị phải bán mình trong cuộc chiến bán lẻ khốc liệtTừng là những ông lớn trong ngành bán lẻ ở Việt Nam nhưng Metro và cả BigC, Fivimart đều phải đi đến bước đường bán...
Bấm xem >>Từ khóa » Siêu Thị Vn
-
Siêu Thị Việt Nam - Viet Nam Mini Mart - Home | Facebook
-
Giá Luôn Luôn Thấp | Big C Supercenter
-
Top 10 Siêu Thị Bán Lẻ Lớn Nhất Việt Nam
-
7 Chuỗi Siêu Thị Lớn Nhất Việt Nam - VNReport
-
7 Chuỗi Siêu Thị Lớn Nhất Việt Nam
-
Siêu Thị WinMart - Tươi Ngon Thượng Hạng!
-
LOTTE Mart Website – Nhà Bán Lẻ Hàng đầu Châu Á
-
Siêu Thị Gần đây: Top Những Siêu Thị Lớn + Nổi Tiếng Tại TP. HCM
-
Các Chuỗi Cửa Hàng Bán Lẻ Tại Việt Nam đông Khách Nhất Hiện Nay
-
GO! VIETNAM Supercenter: Giá Luôn Luôn Thấp
-
| Siêu Thị Online Uy Tín Từ 2015
-
Top 20 Siêu Thị Gần đây Quy Mô Lớn Nhỏ đang Mở Cửa ở Sài Gòn ...