Những Dân Tộc Không Có Tên Thì Như Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Ông Lù Văn Que trình bày vấn đề xác định lại tên các dân tộc - Ảnh: M.H
Ông Lù Văn Que, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban dân tộc trung ương, Ủy viên đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát biểu điều này tại hội nghị đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam lần thứ 13, diễn ra tại TP.HCM ngày 4-1.
Hội nghị có sự tham dự của Ủy viên Bộ chính trị, Trưởng ban dân vận trung ương Trương Thị Mai, và các nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, nhà nước, các ủy viên Đoàn Chủ tịch.
Ông Lù Văn Que cho rằng cần phải xác định lại cho đúng tên các dân tộc.
"Có những dân tộc họ nói chúng tôi có tên trong 54 dân tộc đâu? Trong chứng minh nhân dân vẫn ghi tên cụ thể dân tộc, nhưng trong số danh sách 54 dân tộc thì không có tên dân tộc đó", ông Que nói.
Ông Quê dẫn chứng rằng người Pa-cô có dân số khá đông, có cả bài hát ca ngợi người con gái Pa-cô rất nổi tiếng, nhưng dân tộc này lại bị ghép vào dân tộc Tà-ôi. Người Ca-dong ở Quảng Ngãi cũng có ý kiến.
Hoặc hiện nay trong danh sách có dân tộc Bru Vân Kiều ở Quảng Trị, theo ông Que cũng sai.
Bru chỉ là từ chỉ người vùng cao. Hoặc có tên dân tộc Chứt, từ này cũng để chỉ những người ở rừng núi.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn và các Phó chủ tịch chủ trì hội nghị - Ảnh: M.H
Ông Lù Văn Que kể trước đây Việt Nam xác định có 64 dân tộc, sau xác định lại còn 59 và từ 1978 tới nay thì công bố có 54 dân tộc.
"Mình công bố Việt Nam có 54 dân tộc. Ban đầu có thể cho qua nhưng càng ngày ý thức tự hào dân tộc người ta muốn có tên riêng để cho đúng với tên người ta thì không ai lưu ý vấn đề này", ông Que nói và cho rằng, Điều 23 Hiến pháp quy định công dân có quyền xác định dân tộc.
Ông Que cũng cho biết, từ nhiều năm trước, Viện Hàn lâm Khoa học đã được giao nghiên cứu vấn đề này nhưng đến nay chưa thấy báo cáo kết quả.
"Có người hỏi tôi, nhiều dân tộc như vậy thì chính sách phải thay đổi như thế nào. Tôi cho rằng, đều là dân tộc thiểu số cả, chính sách mình đã có rồi. Dân tộc nhiều hay ít, thì không ảnh hưởng, chỉ cần xác định cho đúng tên dân tộc người ta. Nếu chúng ta làm tốt việc này chỉ được lòng dân thôi chứ không mất gì cả", ông Lù Văn Que nói.
Dựa vào dân để chống tham nhũng
Hội nghị đã thảo luận Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí giai đoạn 2018- 2020.
Theo đó, ngoài công tác vận động tuyên truyền nhân dân tham gia phòng chống tham nhũng lãng phí, Mặt trận Tổ quốc VN cũng sẽ chủ động phản biện xã hội đối với các dự thảo, chính sách về, quản lý đất đai, tài nguyên, tài chính công, công tác cán bộ, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, các dự án BOT, BT... nhằm phát hiện, kiến nghị để hạn chế những "khe hở" dẫn đến tham nhũng, lãng phí.
MTTQ Việt Nam cũng đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng và phản biện với Dự án Luật sửa đổi phòng, chống tham nhũng, Luật Tố cáo (sửa đổi)... Đồng thời tăng cường các công tác giám sát, tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, tố cáo về tham nhũng, lãng phí trong hệ thống mặt trận; phối hợp với báo chí để chống tham nhũng, lãng phí...
Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu cho rằng phải dựa vào dân để chống tham nhũng thì mới thành công.
Từ khóa » Trong 54 Dân Tộc Sinh Sống Trên đất Nước Việt Nam Dân Tộc Nào được Quyền Có Quốc Tịch Việt Nam
-
Các Dân Tộc Tại Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cộng đồng 54 Dân Tộc Việt Nam
-
Dân Tộc Thiểu Số ở Việt Nam | Open Development Vietnam
-
ĐẠI GIA ĐÌNH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
-
Dân Tộc Là Gì ? Đặc điểm, đặc Trưng Cơ Bản Của Dân Tộc ở Việt Nam
-
Quyền Dân Tộc Tự Quyết Và Quyền Của Các Dân Tộc Thiểu Số Theo Pháp ...
-
Vài Nét Về Quá Trình Phát Triển Của Dân Tộc Việt Nam
-
Nước CHXHCN Việt Nam
-
Nghị Quyết 22/NQ-HĐND 2022 Phát Triển Thanh Niên Tuyên Quang ...
-
Nghị Quyết 88/NQ-CP 2022 Chương Trình định Hướng Chiến Lược địa ...
-
54 Dân Tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn Kết, Hội Nhập, Phát Triển
-
Dấu ấn Nước - Biển Trong Lịch Sử, Văn Hóa Việt Nam
-
Nhân Quyền Vì Sự Phát Triển Của Các Dân Tộc Thiểu Số
-
Cuộc Sống Tại Việt Nam - .vn