Những Danh Tướng Nam Sủng Trong Hoàng Cung Việt Nam | 고 주
Có thể bạn quan tâm
Những danh tướng nam sủng trong hoàng cung Việt Nam
Subject: Tiến trình lịch sử Việt Nam Topic: Những danh tướng nam sủng trong hoàng cung Việt Nam Source: Koujuu Writer (Student): Tenko ————————————–
.
Đây là bài tiểu luận lấy điểm giữa kỳ, vâng, ý tôi là bạn tôi đã liều mạng cược, và tôi là người ủng hộ nó lên đàng :’))
Ý tưởng thì dễ nghĩ, nhưng tìm tư liệu để viết về chủ đề này thật sự rất nan giải, hầu như cuốn sách sử nào cũng cố tình giấu nhẹm những thứ liên quan đến “đoạn tụ”. Thế nên bài tiểu luận còn nhiều hạn hẹp, kiến thức nông cạn, mong mọi người thứ lỗi! Về việc điểm số, qua Tết sẽ có :’x
.
.
Đề tài:
NHỮNG DANH TƯỚNG NAM SỦNG
TRONG HOÀNG CUNG VIỆT NAM
.
.
Trong cấm cung hoàng triều Việt Nam xưa, ngoài đương kim thánh thượng ra thì không một người đàn ông nào có thể đặt chân vào hậu cung, cho nên hậu cung chỉ có phi tần, nữ quan và thị nữ.
.
.
Bên cạnh đó, vẫn có số đông nam nhân được bước vào hầu hạ, quét tước, chịu sự sai biểu của đấng bề trên, không ai khác hơn chính là Thái giám.
.
.
Thái giám là những nam giới bị khiếm khuyết bộ phận sinh dục, được sử dụng để làm việc trong cung vua chúa. Cũng như các tì nữ, họ đều là người của vua, họ có một viện lạc sống tách biệt với mọi người. Vậy tại sao ta không thể gọi đó là Hậu cung nam? Vì thực chất, dù bị thiến nhưng Thái giám bản thân vẫn là một nam nhân.
.
.
Hầu hết các đời vua chúa, ai cũng giữ lấy một thái giám thân tín bên mình, nói đúng hơn, nơi nào có vua thì sẽ có nội thị đứng hầu bên cạnh. Kể cả lúc vua ăn, uống, nghỉ, ngủ, hay lúc vua dự chầu, bàn việc công, phê chuẩn tấu chương… không lúc nào là không có thái giám. Mặc nhiên, thái giám là người đàn ông được vua yêu thương nhất, cho nên ta cũng có thể gọi những người đó là sủng nam của vua.
.
.
Ở Việt Nam, các từ nam sắc, nam hoàng hậu hầu như không được định nghĩa trong từ điển. Nhưng ở Trung Quốc thì những khái niệm đó đã xuất hiện từ rất lâu rồi, điển hình đó là nam hoàng hậu Hàn Tử Cao nhà Trần, sủng nam Công tử Triều nước Vệ. Một nhóm samurai Nhật Bản cũng hùng hồn tuyên bố rằng: phụ nữ chỉ giúp đàn ông duy trì nòi giống, đàn ông mới là tình yêu thật của họ.
.
.
Trung Hoa và Nhật Bản từng là triều đình phong kiến, Việt Namchúng ta cũng không ngoại lệ, lẽ dĩ nhiên vấn đề nam sắc không phải là không có. Tuy nhiên, trong các tài liệu lịch sử Việt Namthì không ở đâu ghi rõ về vấn đề này, cũng không có nhiều minh chứng về các vị nam tướng được vua yêu như một hoàng hậu. Do đó, bài này xin được đề cập rộng hơn đến các vị danh tướng vừa được vua yêu, trọng dụng, vừa nắm giữ vai trò quan trọng trong triều đình.
.
.
1. Thái úy Lý Thường Kiệt, vị thái giám làm rạng danh non sông nước Việt
.
Ông là con của Sùng Tiết tướng quân Ngô An Ngữ và bà Hàn Diệu Chi. Ngô An Ngữ là tướng của Khai Quốc vương Lý Long Bồ, người con trai thứ hai của vua Lý Thái Tổ. Do cha mẹ mất sớm nên Thường Kiệt và Thường Hiến được Lý Long Bồ nhận làm con nuôi. Đến đời vua Lý Thánh Tông, ông được vua nhận làm thiên tử nghĩa nam, tức con nuôi của vua.
.
.
Năm 1041, vì vẻ mặt tươi đẹp được sung làm Hoàng môn chi hậu, là thái giám theo hầu Lý Thái Tông.
.
.
Thực chất, Lý Thường Kiệt không phải hoạn quan bẩm sinh. Có người nói Lý Thường Kiệt chấp nhận bị thiến để được thân cận nhà vua, hòng tiện bàn việc quân cơ. Vậy chẳng lẽ một tướng quân thì không tiện?
.
.
Như đã nói, Lý Thường Kiệt là con của Sùng tiết tướng quân, là con nuôi của Vương gia Lý Long Bồ, là bạn thân của Thái tử Lý Nhật Tôn, ông đã sớm tiếp xúc với hoàng gia từ lâu, hà cớ gì phải làm thái giám để tiến thân?
.
.
Để giải đáp được điều này thì không thể chỉ nhìn bề mặt rồi suy đoán mà phải đào sâu hơn nữa. Xét từ khi Lý Thường Kiệt còn là chàng trai trẻ Ngô Tuấn, ông có quen một người con gái tên gọi Dương Hồng Hạc, cháu của hoàng hậu Thiên Cảm.
.
.
Đôi bên tâm đầu ý hợp, trái tim của Ngô Tuấn cũng vội vàng rung động. Nhưng trớ trêu thay, người con gái xinh đẹp ấy không lâu sau đã trở thành Thái tử phi triều Lý – vợ Lý Nhật Tôn.
.
.
Trước khi lấy Hồng Hạc, thái tử Nhật Tôn đã được cảnh báo về việc họ Dương lộng quyền có thể dẫn đến cướp ngôi vua như Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán, vì vậy Nhật Tôn không muốn gần gũi với Hồng Hạc do lo sợ nếu có con sẽ trúng kế họ Dương.
.
.
Vậy, dù đã biết như thế, mặt khác nàng còn là người mà Ngô Tuấn để mắt đến, hà cớ gì thái tử Nhật Tôn vẫn lấy nàng làm vợ?
.
.
Bên cạnh đó, một người con gái khác, biểu muội Thuần Khanh của Lý Thường Kiệt, vốn đã có đính ước với ông, nhưng một lần nữa tạo hóa trớ trêu, rủi sao Ngô Tuấn bị hoạn. Chàng phải từ hôn với biểu muội Thuần Khanh, rồi giữ chức Hoàng môn chi hậu, ở trong cung suốt.
.
.
Tuy có lời đồn do bị Hồng Hạc và hoàng hậu Thiên cảm hãm hại nên ông mới bị hoạn, nhưng thực chất có đúng không thì không ai biết được. Theo một vài nhận định, hai người đàn bà này không có lý do gì để hãm hại ông như thế, nếu có căm ghét thì vẫn còn trăm phương ngàn kế giết chết ông. Rốt cuộc thì, phải chăng chính Lý Thường Kiệt tự nguyện bị hoạn để được ngày ngày ở bên cạnh vua?
.
.
Trước đó, nhà Hán cũng lắm sôi nổi chuyện tình của Hán Ai đế với viên quan họ Đổng, làm dậy lên không biết bao nhiêu phong ba. Điều đó thật sự đã ảnh hưởng đến tư tưởng của vua Lý Thánh Tông từ lúc ông còn là thái tử, vì ông lo sợ nhà họ Dương sẽ lộng quyền giống như Vương Mãng cướp ngôi vua năm xưa. Từ đó dẫn đến chuyện “đoạn tụ” đã không quá quan trọng trong suy nghĩ của ông, nghiễm nhiên việc sủng ái Lý Thường Kiệt là chuyện có thể giải thích được.
.
.
Bằng chứng là ngay khi vua Lý Thái Tông băng hà, Lý Nhật Tôn lên ngôi nhiếp chính, lập tức bãi bỏ chức Nội thị của Lý Thường Kiệt đã giữ trong suốt 12 năm qua, mà ban cho ông chức tước khác như một võ quan. Kể từ đó, Lý Thường Kiệt đã tích cực đóng góp tài năng quân sự của mình cho Đại Việt, bảo vệ bờ cõi, trấn an lòng dân.
.
.
Suy cho cùng, vấn đề nam sủng tuy có xảy ra, nhưng không gây nên bại hoại gia phong lễ giáo như mọi người thường nghĩ. Chẳng phải nhờ chuyện đó mà Lý Thường Kiệt mới hết lòng trung nghĩa với nhà Lý hay sao? So với những tai ương bên Trung Hoa, thì Việt Nam chúng ta coi như đã phát triển hơn một bậc.
.
.
2. Tả quân Lê Văn Duyệt trợ giúp khai quốc vương Nguyễn Ánh
.
Lê Văn Duyệt sinh năm 1764 tại vàm Trà Lọt, làng Hòa Khánh, châu Định Viễn, dinh Long Hồ. Ông là người ái nam ái nữ bẩm sinh, tức là không có bộ phận sinh dục nam từ lúc mới sinh ra.
.
.
Thuở nhỏ, Lê Văn Duyệt ít học hành chữ nghĩa, chỉ mải mê chọi chim, bắt cá và rất ham thích hát bội, đá gà. Tuy nhiên, ông là người có chí lớn thích học võ và rất giỏi võ. Lê Văn Duyệt từng tuyên bố: “Sinh ở thời loạn, không dựng cờ đánh trống đại tướng, chép công danh vào sử sách không phải là bậc trượng phu”.
.
.
Năm Lê Văn Duyệt lên 17 tuổi, duyên trời run rủi đưa ông vào ngạch cửa hậu cung, đêm hôm đó chúa Nguyễn Ánh bị quân nhà Tây Sơn đuổi gấp. Nhờ mưa to gió lớn thuyền của đối phương không đuổi kịp.
.
.
Tưởng vậy đã yên, nào ngờ khi vừa đến vàm Trà Lọt thì thuyền chở chúa bị sóng lớn làm cho suýt chìm. May sao Lê Văn Duyệt phát hiện liền bơi ra cứu tử và đưa chúa về nhà tá túc. Thưởng công cứu giá, Nguyễn Ánh nhận ông làm thái giám, ngày ngày bên cạnh coi sóc việc ăn ở cho vua, sau do thân cận nên Nguyễn Ánh phát hiện ra kỳ tài quân sự của Lê Văn Duyệt, dù rằng chữ nghĩa của ông chẳng bao nhiêu, nhưng vua vẫn quyết định để Lê Văn Duyệt trở thành cánh tay phải đắc lực của mình.
.
.
Đáp trả ơn vua sủng ái, Lê Văn Duyệt nguyện theo chúa Nam chinh Bắc chiến, từ đó lập nhiều công lao hạng mã trong việc đánh đuổi quân Tây Sơn. Từ năm 1789, ông được Nguyễn Ánh đặt vào hàng tín tướng, cho dự bàn những việc cơ mật đại sự, từ tẩm cung cho đến Kim Loan điện, tựa hồ hình bóng luôn có nhau.
.
.
Có thể nói, Lê Văn Duyệt là thái giám duy nhất được ở chỗ màn trướng của Nguyễn Vương (sau này là vua Gia Long), có công lớn trong việc khôi phục lại giang sơn nhà Nguyễn. Về sau Lê Văn Duyệt với chức vụ Tổng trấn đã quyết định nhiều việc quan trọng ở Gia Định Đồng Nai không cần thông qua sự cho phép của vua.
.
.
Nói một cách khác, Lê Văn Duyệt thân là thái giám, nhưng quyền vua ông giữ, vào chầu không phải khấu đầu bái lạy, nơi biên đình được phép chém trước tâu sau.
.
.
Thậm chí ông còn là người được vua Gia Long triệu riêng vào cung để hỏi ý kiến về việc chọn ngôi Thái tử. Tuy vua không nghe lời ông chọn con của Đông Cung Cảnh nối ngôi, thay vì hoàng tử Đảm (là vua Minh Mạng sau này), nhưng ông vẫn phò tá cho đến hết đời, mặc dù lòng không kính phục ông vua trẻ. Ngược lại, Minh Mạng cũng không ưa gì ông, nhưng do sự yêu quý của vua cha trước đó nên Minh Mạng vẫn phải gượng dùng Lê Văn Duyệt.
.
.
Phan Thanh Giản, cũng là một vị quan chính trực, thanh liêm thời bấy giờ, đã phải thốt lên lời khen ngợi:
“Gia Định này thật có phúc mới gặp được một Tổng Trấn như đại quan. Tôi ở Kinh Thành vào Gia Định thấy như đi qua một nước khác. Ở dọc sông thì trên bến, dưới thuyền, ghe thuyền san sát, lúa gạo nghìn nghịt. Vải vóc, đồ thau, đồ đồng, đồ sứ, đồ gốm, thảo mộc quý, quế, trầm, hồi thật là không thiếu thứ gì. Trên đất liền, nhà cửa phố xá san sát, khang trang. Đường đi lại lát gạch, lát đá sạch sẽ mát mắt… Cảnh dân theo đạo Thiên Chúa trốn chui, trốn nhủi như ở ngoài Bắc Thành, Kinh Thành, ngoài Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, vào đây không thấy. Cha truyền giáo vẫn đi lại bình thường trên đường phố. Tôi thật mừng. Mình làm quan thấy dân vui là mình vui. Làm quan chỉ biết vui phần mình thật đáng trách.”
.
.
Lê Văn Duyệt là người có tầm nhìn rộng, mặc cho lời thị phi dè bĩu, ông vẫn cho người dân tự do tín ngưỡng tôn giáo, không kỳ thị bất cứ đạo nào, nhất là Thiên chúa giáo. Đây chính là sự phát triển tư tưởng của một nam sủng mà không ai có thể sở hữu được.
.
.
Trích “Nhật Ký Hành Trình” của John White,London1824, trang 236, nói về lần hội kiến với Lê Văn Duyệt như sau:
“Tổng đốc Sài gòn nghe lời người ta nói là một hoạn quan. Trông hình dáng của ông đã chứng minh khá rõ tiếng đồn này. Ông ấy khoảng 50 tuổi, có cái nhìn thông minh. Ông có vẻ hoạt động mạnh về thể chất và tinh thần. Gương mặt tròn, nhẳn, không râu. Riêng giọng nói rất chát tai, giống tiếng đàn bà. Còn y phục của ông ta giản dị giống như y phục của người nghèo …”
.
.
Bản thân vốn là một cậu bé ít học, ham chơi; nhờ số phận, nhờ thời thế mà thi thố bản lĩnh.
.
.
Là một người bị hoạn bẩm sinh, nhưng không vì thế mà mặc cảm, ông chỉ biết cống hiến hết tài năng, hết sức mình để đền đáp sự yêu quý của vua dành cho mình, rồi nhanh chóng trở thành đại tướng, mang ấn công hầu, làm “vương” một cõi, vua quan trong ngoài và cả lân bang đều phải nể trọng…
.
.
Cả khi ông mất rồi, mộ bị san bằng, chịu gông xiềng xích … Ấy vậy mà, người ta vẫn lén lút thờ cúng và hình ảnh ông luôn là vị thần hiển linh trong lòng dân tộc Việt lẫn Hoa.
.
.
3. Triều quan hành khiển Phạm Ứng Mộng
.
Sử chép năm 1253, vua Trần Thái Tông một hôm chiêm bao thấy thần nhân chỉ vào một thiếu niên dáng vẻ nho nhã, bảo người đó rất trung thành, có thể làm Hành khiển (chức Tể tướng thứ hai, chế độ nhà Lý dành cho hoạn quan). Đến năm 1254, một hôm tan buổi chầu, vua ngự ra ngoài thành, thấy một người con trai theo học ở cửa Nam Thành, cao tầm thước, dáng hình tao nhã mặt mũi thanh tú giống hệt người mà thần nhân chỉ. Vua gọi đến hỏi, người thiếu niên lễ phép trả lời, cậu mồ côi cha mẹ từ nhỏ, không biết tên, chỉ được người xung quanh gọi là Phạm công tử.
.
.
“Công tử đọc nhiều sách thánh hiền, vậy theo công tử tu đạo và hành đạo là gì? Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín có phải là cái đức của kẻ trượng phu không? Gốc của đức là gì?” – Vua hỏi.
.
.
Thiếu niên liền khoanh tay đáp lễ trả lời:
“Tiểu sinh xin được nói: Đức Khổng Tử dạy rằng ‘Đức của quân tử là gió, đức của tiểu nhân là cỏ, cỏ có gió lướt bên trên thì cuốn rạp theo’. Quân tử và tiểu nhân đều học đạo. Phàm người ta tu đạo thế nào thì hành đạo thế ấy…”
.
.
Cậu thiếu niên họ Phạm ứng đối giống như những lời trong mộng. Nghe thế vua cảm thấy vô cùng hài lòng, liền cho dời vào cung để gần cận vua. Nhà vua đặt cho tên Ứng Mộng, ý chỉ điềm mơ cậu giống người mà thần nhân đã chỉ.
.
.
Lần ấy khi trở về triều, vua cho gọi một viên quan hầu cận vào rồi bảo đem cho Phạm Ứng Mộng 400 quan tiền bảo tự hoạn, sau đó dẫn vào cung. Thế là Phạm Ứng Mộng trở thành thái giám.
.
.
Viên thái giám ấy rất giỏi việc nội đình nên được vua vô cùng sủng ái, dần dần được ban cho nhiều chức tước. Sau này thăng dần đến chức hành khiển.
.
.
Trải qua bao năm tháng, Phạm Ứng Mộng luôn luôn là một thái giám trung thành. Khi vua bệnh nặng, Mộng dâng sớ xin lập đàn thay chết cho vua. Vua bực tức nói:
“Ứng Mộng tự nhận làm địa vị Chu Công thì cứ việc chết thay cho cha hắn, nhưng đàn chay thì không được làm.”
.
.
Sau đó, nhà vua khỏi bệnh. Vua liền ban thưởng cho Mộng và nói:
“Có lẽ nhờ nhiều người có lòng thành như ái khanh mà ta mới được trời cho khỏe lại.”
.
.
Mộng vui sướng cúi đầu lạy tạ. Về sau, Mộng cam tâm chết già trong cung. Vì Mộng hiền lành nên nhiều người rất thương nhớ.
.
.
4. Tả phụ Lê Tòng Giáo
.
Lê Tòng Giáo bị cha mẹ thiến rồi dâng vào cung năm 12 tuổi. Giáo mặt mũi dễ coi, ăn nói nhỏ nhẹ lại cần mẫn, hiền lành nên được nhà vua yêu quý. Giáo rất trung thành, lại gần cận bên đức vua nên hiểu rất rõ tính vua. Vua định đi đâu, làm gì, Giáo đều đoán trước được và lo sắp xếp mọi việc nên vua rất hài lòng. Có lần, vua đang ngồi xem sách thì ngủ thiếp đi, Giáo cứ khoanh tay, lặng lẽ đúng bên cạnh suốt đêm để chờ vua sai bảo.
.
.
Gần sáng, vua chợt tỉnh giấc, thấy Giáo vẫn ở đó thì vô cùng ngạc nhiên:
“Hình như trẫm vừa mới thiếp đi thì phải?”
.
“Muôn tâu Hoàng thượng, đúng là như vậy ạ.”
.
.
Nhưng, tiếng mõ cầm canh đã báo gần sáng và tiếng hô mở cổng thành vọng vào. Vua ngắm Giáo, thấy Giáo vẫn vui vẻ tươi tỉnh như không. Vua liền cho lui về nghỉ ngơi. Khi ấy Giáo trả lời:
“Xin Hoàng thượng bình tâm, thần lấy làm vinh dự khi được thức canh giấc ngủ cho bệ hạ.”
.
.
Từ hôm ấy, Giáo càng được hưởng nhiều ân sủng của nhà vua. Giáo lanh trí, giỏi đoán ý vua nhưng lại rất tối dạ khi học chữ. Song vì quá yêu Giáo nên vua thường cho Giáo tuyên đọc lời vua. Muốn vậy, hôm trước đó viện Hàn Lâm phải đưa tờ chiếu đó cho Giáo để giảng tập trước.
.
.
Nhưng Giáo vốn có mối bất hòa với Hàn Lâm phượng chỉ Đinh Củng Viên. Thấy Giáo được vua yêu nên Viên không dám ra mặt, nhưng trong lòng thì rất khinh thường viên thái giám này nên tìm cách làm Giáo xấu mặt. Một ngày, Viên không đưa trước tờ chiếu cho Giáo như thường ngày khiến Giáo lúng túng khi đến giờ đọc chiếu. Giáo đọc được một câu rồi không hiểu âm nghĩa nên đành im lặng. Vua thấy thế liền gọi Củng Viên ra đứng đằng sau nhắc. Được thể, Viên nhắc rất to, nhiều khi lại to hơn tiếng của Giáo. Dần dần, giọng đọc của Giáo ngày càng nhỏ, lúc bấy giờ thì trong triều chỉ còn nghe thấy giọng Viên mà thôi. Khi ấy Giáo cảm thấy vô cùng ngượng ngùng, nhục nhã.
.
.
Sau buổi tuyên đọc đó, vua gọi Giáo tới dụ:
“Củng Viên là sĩ nhân, ngươi là trung quan sao lại bất hòa đến thế. Người là Lưu thủ Thiên Trường, dùng con rươi quả quít đi lại, đưa tặng lẫn nhau có phải hay không?”
.
.
Nghe lời vua, bản thân cũng là người phục thiện, lại được Cũng Viên cho một bài học nên Giáo đã tạo cớ tới thăm Củng Viên. Từ đó hai người ngày càng giao hảo, gắn bó.
.
.
Lê Tòng Giáo vốn chỉ là một tả phụ giúp làm việc vặt cho vua, vốn không có nhiều công cán gì trong chuyện triều chính. Thế nhưng, Giáo là một cậu thiếu niên được vua ban nhiều ân huệ và sủng ái nhờ vào tính tình hiền lành biết nghe lời.
.
.
Kết luận:
Việc những quan thần có công lao lớn, trung thành nên được vua tín nhiệm và sủng ái không phải là lạ. Tuy nhiên, không phải cứ sủng ái thì đều có nghĩa là yêu như một ái nhân, chỉ có thể nói rằng đồng tính luyến ái – một xu hướng đã được khoa học chứng minh là hiện tượng sinh lý không trái luân lý lẽ thường – chắc chắn ở Việt Nam xưa không thể không có.
.
Mặc dù sử sách Việt Nam không có tài liệu nào liên quan, cũng chưa có ai công bố quan điểm về sự xuất hiện nam sủng trong hoàng triều, nhưng từ những gì tôi cố gắng thu thập và tìm hiểu thì nam sủng là một vấn đề hiển nhiên đã được phơi bày dưới góc nhìn của tôi.
.
Có những vị danh tướng, hoạn quan không phụ lòng vua mà ra sức phò trợ như Lý Thường Kiệt, Lê Văn Duyệt, Phạm Ứng Mộng; cũng có những thái giám cậy vào sự sủng ái của vua mà lộng hành như thái giám Nguyễn Quỹ, hoạn quan Nguyễn Cung, Lễ bộ ty Giám Lương Đăng…
.
Cho dù là ai đi nữa, thì được sủng vẫn là được sủng. Chuyện nhà vua sủng ái họ nhờ tài năng hay tính tình đều đã được ghi lại, song vua có xem họ như ái nhân hay không thì có lẽ phải quay về quá khứ xem lại hết mọi chuyện mới biết được.
.
* Đoạn tụ (断袖 – cắt tay áo): Một điển tích của Trung Quốc. Tương truyền rằng Đổng Hiền vốn là sủng nam của Hán Ai đế, khi ngủ đã gối đầu lên tay vua. Vì sợ Đổng Hiền thức giấc nên Hán Ai đế đã cắt tay áo của mình mà dậy. Từ đó, người ta gọi đàn ông được vua yêu là “đoạn tụ”
P.S: Bài thi này đã đạt được 9 điểm từ giáo viên bộ môn *tung bông*
Chia sẻ:
- X
Có liên quan
Posted in FangirlSingle Post Navigation
← Older Entry Newer Entry →Từ khóa » Sủng Nam Là Gì
-
Nam Sủng – Wikipedia Tiếng Việt
-
2 điều Kiện Chọn Nam Sủng Của Võ Tắc Thiên Gồm Những Gì?
-
Nam Sủng Và Luyến đồng Trong Lịch Sử Cổ đại Trung Quốc - AFamily
-
Sủng ái - Wiktionary Tiếng Việt
-
Sủng Trong Ngôn Tình Là Gì? - Việt Nam Overnight
-
Những Cụm Từ Cần Hiểu Phổ Biến Nhất Trong Ngôn Tình - Wattpad
-
Nam Sủng Hầu Hạ Võ Tắc Thiên Cần 2 điều Kiện - Doanh Nghiệp
-
Tiêu Chuẩn Chọn Nam Sủng Của Nữ đế Võ Tắc Thiên Cao Hơn, Khắt ...
-
Đoàn Sủng - GX Các Thánh Tử Đạo Việt Nam - Cttdva
-
Sủng ái Là Gì? - Từ điển Tiếng Việt
-
Sủng Nam Nhiều Vô Kể Nhưng Võ Tắc Thiên Lại Không Có Con Riêng