Những Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn đang Sống Vì Người Khác Quá Nhiều
Có thể bạn quan tâm
🐰Tặng Blindbox Baby Three cho thành viên mới, đăng ký nhận ngay!
Chuyên mụcChuyên mục sức khỏe
Tiểu đường
Bệnh tim mạch
Bệnh hô hấp
Ung thư - Ung bướu
Bệnh tiêu hóa
Tâm lý - Tâm thần
Xem tất cả chuyên mụcTâm điểm
Các chủ đề Tâm điểmTăng tạo máu cho ngày thật "MÁU"
Cả nhà ơi Mẹ, Mẹ vẫn Thảnh Thơi
Gia nhập đội ngũ Bác Sỹ Chuyên Gia
Cắt cơn chóng mặt
Kiểm tra sức khỏeCông cụ sức khỏe
Trắc nghiệm: Bạn đã nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách?
Bài test trầm cảm BECK - Đánh giá mức độ trầm cảm
Công cụ kiểm tra sức khoẻ da
Công cụ dự đoán chiều cao của bé
Theo dõi cử động của thai nhi
Tính ngay với Hello Bacsi app
Hộp thuốc cá nhân
Tính ngay với Hello Bacsi app
Xem tất cả công cụCông cụ nổi bật
Ứng dụng đo số cân nặng tiêu chuẩn của các mẹ khi mang thai
Với mỗi trường hợp, công cụ tính cân nặng khi mang thai cho biết cân nặng của mẹ bầu và thai nhi bao nhiêu là an toàn.
Xem thêmĐo chỉ số BMI
Kết quả đo chỉ số BMI giúp bạn biết mình đang thừa cân, béo phì hay suy dinh dưỡng để kịp thời điều chỉnh lối sống.
Xem thêmHình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?
Khi chăm sóc trẻ, cha mẹ thường có xu hướng đánh giá sức khỏe bé thông qua phân. Tuy nhiên, sự đi tiêu của mỗi em bé là không giống nhau, mỗi một loại phân đều có sắc thái riêng và nguyên do kèm theo. Vậy tình trạng phân như thế nào là tốt? Hãy cùng Hellobacsi khám phá ngay bên dưới.
Xem thêmCộng đồngTìm cộng đồng của bạn
Mang thai
Tiểu đường
Nuôi dạy con
Bệnh truyền nhiễm
Sức khỏe phụ nữ
Sức khỏe tinh thần
Xem tất cả cộng đồngBài đăng nổi bật
Xem thêmCommunity AdminMang thai•8 months📌 CÁCH ĐẶT CÂU HỎI CHO BÁC SĨ ĐỂ ĐƯỢC TRẢ LỜI NHANH NHẤTCommunity AdminMang thai•9 days🔥 [Minigame] - Giáng sinh lung linh - Rinh blindbox "Baby three" 🔥 Cửa hàngĐặt lịch với bác sĩTải AppTâm lý - Tâm thầnXây dựng mối quan hệGóc nhìn
Những dấu hiệu cho thấy bạn đang sống vì người khác quá nhiềuSống vì người khác nếu hiểu theo hướng tích cực chính là đặt lợi ích của những người xung quanh bên cạnh lợi ích của bản thân. Tuy nhiên, sống mà chỉ để làm hài lòng người khác đôi khi lại biến bạn trở nên phụ thuộc và khuôn phép. Vậy sống vì người khác quá nhiều có thật sự tốt không?
Theo giải thích của Erika Myers, nhà trị liệu tâm lý tại Bend, Oregon, Hoa Kỳ: “Việc sống vì người khác thường vượt qua sự tử tế thông thường. Điều này liên quan đến việc một người thay đổi lời nói hoặc hành vi vì cảm nhận và lợi ích của người khác’. Theo đó, bạn thường có xu hướng bỏ qua suy nghĩ của mình và làm mọi thứ theo cách mà bạn nghĩ rằng người khác sẽ thích.
Nếu bạn vẫn băn khoăn không biết liệu mình có đang sống vì người khác quá nhiều hay không, hãy cùng Hello Bacsi điểm qua dấu hiệu nhận biết của những người này nhé:
Đánh mất chính kiến của bản thân
Biểu hiện rõ nhất của những người sống vì người khác quá mức chính là đánh mất đi chính kiến và lập trường của mình. Đối với họ, giá trị của bản thân được tính bằng sự tín nhiệm và công nhận của người khác.
Theo chia sẻ của Myers, những người này thường sống với suy nghĩ: “Tôi chỉ đáng được yêu khi tôi trao hết những gì mình có cho những người xung quanh’. Họ cảm thấy bản thân thật sự tốt khi được mọi người đánh giá cao và tin rằng mọi người chỉ quan tâm đến mình khi mình hữu dụng.
Bạn cần người khác yêu thích mình
Nếu là một người sống vì người khác quá nhiều, bạn thường rất sợ người khác ghét mình hoặc bị họ từ chối. Nỗi sợ này thường thôi thúc bạn phải làm gì đó để chiều lòng người khác và để tránh bị họ từ chối.
Bạn cũng sẽ có khao khát được mọi người cần đến và tin rằng mình sẽ có cơ hội để nhận được nhiều yêu thương hơn từ những người cần mình. Có một điều mà có thể bạn chưa biết, trước khi muốn được người khác yêu mến, bạn phải tự yêu thương chính mình.
Rất khó để nói “không’ với người khác
Đôi khi, bạn cảm thấy việc nói “không’ hoặc từ chối lời nhờ vả của ai đó sẽ làm họ cảm thấy bạn không quan tâm tới họ. Vì thế, đồng ý làm những việc người khác mong muốn đôi khi là lựa chọn an toàn giúp bạn duy trì một mối quan hệ nào đó, mặc dù nhiều lúc bạn không có đủ thời gian hoặc khả năng để giúp đỡ họ.
Chưa dừng lại ở đó, bạn đôi khi còn bất chấp đồng ý làm những việc mà bản thân bạn không hề thích hoặc những việc mà bạn cho là sai trái. Điều này tưởng chừng đơn giản nhưng lại có thể gây ra nhiều vấn đề lớn. Chúng minh chứng rằng bạn đang đặt những suy nghĩ của người khác lên trên mong muốn của chính mình. Một vài người có thể lợi dụng điều đó và “điều khiển’ bạn làm theo ý họ dù việc đó là sai trái, bởi vì họ biết rằng bạn sẽ không thể từ chối người khác.
Bạn xin lỗi hoặc nhận hết lỗi về mình dù chẳng làm gì sai
Có phải bạn luôn là người nói xin lỗi khi một việc không mong muốn xảy ra? Hãy trả lời thành thật câu hỏi này.
Những người sống để làm vui lòng người khác thường sẵn sàng nhận hết mọi lỗi lầm về mình, ngay cả khi bản thân chẳng hề làm gì sai. Ví dụ như đồng nghiệp nhờ bạn đặt thức ăn cho cả văn phòng, nhưng vì nhà hàng bị sót đơn nên mọi người phải chờ hết 2 giờ mới được ăn trưa. Mặc dù bạn đã cẩn thận đặt đồ ăn trước giờ ăn và việc sót đơn chính là lỗi của nhà hàng, nhưng bạn vẫn cứ xin lỗi và cảm thấy có lỗi với đồng nghiệp, thậm chí, bạn còn tin rằng đồng nghiệp sẽ ghét bỏ và không bao giờ tin tưởng nhờ bạn đặt bữa trưa nữa.
Nhanh chóng đồng ý với ai đó, mặc dù bản thân nghĩ điều đó sai
Bạn cho rằng việc đồng quan điểm với ai đó thường đồng nghĩa với giành được sự công nhận của họ.
Đôi khi, bạn được hỏi về cảm nhận đối với ý kiến hoặc ý tưởng của đồng nghiệp. Trong khi những người khác đều tấm tắc khen ngợi: “Quả là một ý kiến tuyệt vời’, bạn cũng nói rằng: “Đây đúng là một ý kiến hay’ mặc dù bản thân bạn cảm thấy ý kiến này còn nhiều sai sót và chưa thật sự tốt.
Nếu bạn miễn cưỡng đồng ý với những điều mà bản thân cho là chưa ổn chỉ để làm vui lòng người khác, bạn đang vô tình tự đẩy mình và cả người khác vào nhiều bế tắc trong tương lai. Nếu ý kiến của người khác thật sự có vấn đề, bạn sẽ khiến cho bạn và cả người đó gặp nhiều rắc rối khi không chịu nói ra những điểm sai này để họ rút kinh nghiệm. Đôi khi việc chỉ ra những khuyết điểm lại chính là điều người khác cần ở bạn, chứ không phải cứ gật đầu đồng ý hùa theo.
Gặp khó khăn trong việc xác định mong muốn của bản thân
Những người sống vì người khác quá nhiều thường khó nhận ra những điều mà họ thật sự mong muốn. Sở dĩ như vậy là vì họ chọn cách bỏ qua những suy nghĩ của bản thân để chiều theo mong muốn của những người xung quanh. Dần dần, họ mất phương hướng và không biết rõ mình cần gì hoặc thật sự muốn gì.
Đôi khi, những người này không dám nói lên cảm xúc thật của mình, mặc dù rất muốn người khác lắng nghe. Ví dụ như, bạn thường tránh nói với đồng nghiệp rằng họ làm bạn cảm thấy mệt mỏi và phải tự động viên mình bằng câu: “Họ không cố ý mà. Nếu mình nói vậy, mình sẽ làm họ bị tổn thương’. Thế nhưng, vô tình bạn đang phủ nhận một thực tế quan trọng rằng: Họ mới chính là người làm tổn thương bạn.
Người sống vì người khác quá nhiều luôn là người cho đi
Có phải bạn luôn thích trao đi hơn là nhận lại? Quan trọng hơn, có phải bạn cho đi vì để nhận được sự yêu quý của những người xung quanh?
Những người sống để làm hài lòng người khác thường có xu hướng thích cho đi, Myers giải thích: “Sự hy sinh có thể nuôi dưỡng ý thức về bản thân, tuy nhiên đôi khi cũng có thể dẫn đến chủ nghĩa tử vì đạo’. Bạn cứ cho đi và cho đi, với hy vọng rằng mọi người có thể đền đáp sự cho đi đó bằng tình yêu và sự trân trọng mà bạn khao khát.
Tuy nhiên, bạn không biết rằng, người khác đôi khi chỉ đang yêu thích những việc mà bạn làm cho họ, chứ không phải đang yêu thích con người thật của bạn. Và như thế, họ càng dễ dàng thất vọng hơn khi bạn không thực hiện được mọi việc như họ mong đợi.
Bạn không hề có thời gian rảnh rỗi
Việc bận rộn bình thường không đồng nghĩa với việc bạn là một người sống vì người khác quá nhiều. Nhưng hãy quan tâm đến cách bạn dùng thời gian rảnh của mình như thế nào. Sau khi thực hiện hết các trách nhiệm thiết yếu của bản thân như làm việc, làm việc nhà, chăm sóc con thì bạn làm gì? Bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc nghỉ ngơi và những sở thích của bản thân?
Hãy nghĩ đến lần cuối cùng bạn dành thời gian cho bản thân mình xem. Liệu bạn đã từng trải qua những khoảnh khắc đó chưa? Nếu bạn không thể nhớ nổi những thời điểm như vậy, bạn có thể đã dành quá nhiều thời gian cho những người xung quanh thay vì chính bản thân đấy.
Tranh cãi và xung đột làm bạn khó chịu
Những người sống vì người khác quá nhiều thường rất sợ những cơn tức giận. Điều này cũng khá hợp lý, bởi vì giận dữ đồng nghĩa với việc: “Tôi cảm thấy không hài lòng’. Nếu mục tiêu của bạn là giữ cho mọi người vui vẻ thì tức giận cũng đồng nghĩa với thất bại trong việc làm họ vui lòng.
Để tránh những cơn tức giận này, bạn có thể phải xin lỗi rối rít hoặc làm những điều mà bạn nghĩ sẽ khiến họ cảm thấy vui, ngay cả khi họ không thật sự nổi giận với bạn.
Đôi khi, bạn cũng sợ xung đột giữa những người xung quanh ngay cả khi việc đó chẳng hề liên quan gì đến bạn. Ví dụ như hai người bạn thân của bạn cãi nhau, bạn sẽ tìm cách giúp họ làm hòa, bởi vì bạn sợ rằng mâu thuẫn đó sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn và họ.
Suy nghĩ cho người khác là một việc không hề xấu, tuy nhiên sống vì người khác quá nhiều mà quên đi chính mình lại vô tình khiến bạn dần đánh mất bản thân và trở nên phụ thuộc. Thay vì chiều theo mọi ý kiến của những người xung quanh, bạn cần cân bằng giữa những mong muốn của mình và của họ để vừa giữ được chính kiến của bản thân, vừa nhận được sự tín nhiệm của người khác.[embed-health-tool-bmi]
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn tham khảo
1. How to Stop People-Pleasing (and Still Be Nice)
https://www.healthline.com/health/people-pleaser
Ngày truy cập: 29/06/2020
2. People Pleasers May Overeat at Parties
https://www.webmd.com/diet/news/20120203/people-pleasers-may-overeat-at-parties#1
Ngày truy cập: 29/06/2020
3. 10 Signs You’re a People-Pleaser
https://www.psychologytoday.com/us/blog/what-mentally-strong-people-dont-do/201708/10-signs-youre-people-pleaser
Ngày truy cập: 29/06/2020
Lịch sử phiên bản
Phiên bản hiện tại
27/07/2020
Tác giả: Phương Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Bài viết liên quan
Nên làm gì khi có ý định tự sát? Bác sĩ tâm thần hướng dẫn cách đối diện và ứng phó tình huống
10 cách giúp bạn vượt qua nỗi sợ bị từ chối một cách hiệu quả
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Tác giả: Phương Quỳnh · Ngày cập nhật: 27/07/2020
Quảng cáoBài viết này có hữu ích với bạn?
Quảng cáoQuảng cáoLoadingTừ khóa » Cứ Sống Vì Người Khác
-
Cứ Mải Mê Sống Vì Người Khác, đến Lúc Nhìn Lại Mới Nhận ... - Kenh14
-
Stt Suy Ngẫm đừng Sống Vì Người Khác Nhiều Quá Hãy Nghĩ Cho Bản ...
-
Sống Vì Mọi Người Quá Nhiều: Nguyên Nhân, Sự ảnh Hưởng Và Cách ...
-
ĐỪNG SỐNG VÌ NGƯỜI KHÁC! - SVTECH
-
Đừng Sống Vì Người Khác Nhiều Quá, Thiệt Thòi Lắm! - YBOX
-
Sống Vì Người Khác Quá Nhiều Dần Sẽ đánh Mất Bản Thân
-
Văn Mẫu Lớp 12: Nghị Luận Về Câu Chỉ Có Cuộc Sống Vì Người Khác ...
-
Top 14 Cứ Sống Vì Người Khác Hy Sinh Vì Người Khác - MarvelVietnam
-
60 Stt Hay Về Bản Thân Mình, Status Sống Vì Bản Thân
-
NTO - Sống Có Nên Vì Người Khác? - Bao Ninh Thuan
-
Hãy Sống Vì Mình, đừng Sống Cho Người Khác Nữa - Webtretho
-
Đừng Sống Vì Người Khác Nhiều Quá, Thiệt Thòi Lắm! | Guu.VN
-
- ✍️ TÔI SẼ DẠY CON RẰNG... Tôi Sẽ Dạy Cho Con Tôi ...