Những Dấu Hiệu Giúp Bạn Phân Biệt Bệnh Cườm Khô Và Cườm Nước
Có thể bạn quan tâm
1. Tìm hiểu chung về bệnh lý cườm khô, cườm nước
Trước khi tìm ra những điểm khác nhau của hai bệnh lý kể trên, chúng ta nên biết những đặc điểm cơ bản của chúng. Cụ thể, bệnh cườm khô xảy ra khi thủy tinh thể bước vào giai đoạn thoái hóa tự nhiên, đó là lý do vì sao những người cao tuổi thường phải đối mặt với căn bệnh này.
Bệnh cườm mắt đe dọa tới thị lực của bệnh nhân
Khi mắc bệnh cườm khô, hình ảnh mà bệnh nhân nhìn thấy dần trở nên mờ nhạt hơn do protein của thủy tinh thể không đảm bảo chức năng như bình thường. Thậm chí nhiều bệnh nhân còn gặp phải tình trạng đục thủy tinh thể nghiêm trọng do những diễn biến phức tạp của bệnh cườm khô.
Trong khi đó, bệnh cườm nước xảy ra nếu bệnh nhân rơi vào tình trạng tăng nhãn áp và gây những tổn thương nghiêm trọng ở các dây thần kinh thị giác. Đó là nguyên nhân vì sao nhiều người mắc bệnh cườm nước.
Bệnh lý này thường phát triển dưới bốn dạng chủ yếu, đó là tăng nhãn áp do bẩm sinh, tăng nhãn áp thứ cấp, cấp tính đóng góc hoặc tình trạng tăng nhãn áp mãn tính góc mở. Dù bệnh phát triển của mức độ nào đi nữa, bệnh nhân cũng không thể chủ quan, bỏ qua việc điều trị. Bác sĩ cho biết bệnh cườm nước có thể khiến thị lực suy giảm nếu không được điều trị kịp thời.
Đặc biệt, phương pháp điều trị cườm khô và cườm nước tương đối khác nhau, chính vì thế mọi người nên biết cách phân biệt hai bệnh lý kể trên, tránh những nhầm lẫn không đáng có.
Cườm khô xảy ra khi cấu trúc thủy tinh thể thay đổi
2. Dấu hiệu phân biệt bệnh lý cườm khô và cườm nước
Có thể nói, bệnh cườm nước và cườm khô đều là những vấn đề xảy ra đối với thị lực, tuy nhiên nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng hoàn toàn khác biệt. Nếu biết cách phân biệt hai bệnh lý kể trên, chúng ta có thể xây dựng chế độ chăm sóc và điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.
2.1. Nguyên nhân gây bệnh
Như đã phân tích ở trên, bệnh cườm khô và cườm nước hình thành do hai nguyên nhân khác nhau. Nếu như cườm khô xảy ra do những biến đổi trong cấu trúc của thủy tinh thể thì bệnh cườm nước lại xuất hiện với tình trạng tăng nhãn áp.
Xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau, bệnh nhân sẽ đối mặt với những triệu chứng khác biệt. Dựa vào đó, bạn có thể phân biệt hai bệnh lý kể trên và tìm ra phương án điều trị phù hợp. Tốt nhất, chúng ta không nên chủ quan với bất cứ triệu chứng nào, bởi vì hai bệnh lý này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới thị lực của bệnh nhân, nguy cơ gây mù lòa rất cao.
Bệnh cườm khô thường xảy ra với bệnh nhân lớn tuổi
2.2. Triệu chứng bệnh
Đối với bệnh nhân cườm khô, họ thường cảm thấy đau nhức mắt, tình trạng này có thể xảy ra trên đỉnh đầu khiến mọi người không thể tập trung làm việc, học tập. Đặc biệt, người mắc bệnh cườm khô có xu hướng sợ tiếp xúc với ánh sáng, có thể nhìn thấy những vầng xanh khi nhìn thẳng vào nguồn ánh sáng. Mọi người nên lưu ý triệu chứng này để kịp thời phát hiện bệnh cườm khô nhé!
Ngoài ra, bệnh nhân mắc cườm khô không nên bỏ qua những triệu chứng sau đây: thường xuyên chảy nước mắt, có dấu hiệu đỏ mắt, hoặc nhãn cầu luôn rơi vào trạng thái căng, khó chịu,...
Để so sánh bệnh cườm khô và cườm nước, bạn có thể dựa vào hiện tượng bệnh nhân tăng nhãn áp không nhìn rõ nếu xung quanh thiếu ánh sáng. Họ không hề sợ tiếp xúc với ánh sáng giống như người mắc bệnh cườm khô. Trên thực tế, người bệnh cườm nước cũng khá nhạy cảm khi nhìn thấy nguồn ánh sáng quá chói, ví dụ như ánh nắng mắt trời hoặc đèn pha ô tô,…
Chúng ta nên biết cách phân biệt bệnh lý cườm khô và cườm nước
Bệnh nhân mắc cườm nước thường không nhìn rõ mọi vật xung quanh và có cảm giác như một màn sương mỏng đang che trước mắt mình. những bệnh nhân này có thể thấy hình ảnh nhân đôi, nhân ba trước mắt, nguồn sáng như phát ra hào quang chứ không phải vầng xanh.
3. Bí quyết hạn chế nguy cơ mắc bệnh cườm khô và cườm nước
Với nguy cơ ảnh hưởng tới thị lực, mọi người tỏ ra lo lắng không biết phòng bệnh cườm nước và cườm khô như thế nào? Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh cườm mắt, có thể kể tới là: quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, tiền sử mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp và một số bệnh lý về mắt,… Tuy nhiên, chúng ta có thể duy trì chế độ sinh hoạt phù hợp giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
Trước tiên, để phòng bệnh cườm khô và cườm nước, mọi người nên chăm chỉ bảo vệ sức khỏe đôi mắt, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với những nguồn ánh sáng có hại cho thị lực. Nếu do đặc thù công việc thường xuyên tiếp với ánh sáng hại cho mắt, ví dụ như nghề hàn xì, chúng ta hãy chủ động sử dụng kính râm, kính chuyên dụng nhé! Đây là cách giúp giảm thiểu tác hại xấu tới thị lực của mọi người, đặc biệt là những người cao tuổi.
Điều quan trọng là bạn dành thời gian cho đôi mắt nghỉ ngơi, thư giãn sau nhiều giờ đồng hồ làm việc căng thẳng. Nếu bạn là người phải làm việc với màn hình máy tính, điện thoại nhiều, đừng bỏ qua điều này. Mọi người có thể tham khảo những bài tập đơn giản cho mắt và dành khoảng 5 - 10 phút luyện tập mỗi ngày. Chắc chắn sức khỏe đôi mắt sẽ được cải thiện đáng kể.
Mọi người nhớ bảo vệ đôi mắt khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Nếu đã từng mắc bệnh tiểu đường, bệnh huyết áp hoặc các vấn đề liên quan tới tuyến giáp, chúng ta nên điều trị dứt điểm hoặc kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Như vậy, bệnh nhân hạn chế được những biến chứng như cườm nước hoặc cườm khô xảy ra.
Để có biện pháp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe đôi mắt, mọi người nhớ đi kiểm tra định kỳ, ít nhất 6 tháng một lần. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ theo dõi tình trạng thị lực và đưa ra những lời khuyên phù hợp với bạn.
Hy vọng rằng những dấu hiệu kể trên sẽ giúp bạn phân biệt bệnh cườm khô và cườm nước cũng như điều trị theo phương án hiệu quả nhất. Ngay từ bây giờ, chúng ta nên quan tâm và bảo vệ sức khỏe đôi mắt khỏi những nguy cơ mắc bệnh cườm mắt.
Từ khóa » Trị Mắt Cườm Nước
-
Biến Chứng Và Cách điều Trị Bệnh Cườm Nước | Vinmec
-
Bệnh Glaucoma (cườm Nước) Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Bệnh Cườm Nước - Bệnh Viện FV - FV Hospital
-
Điều Trị Hiệu Quả Bệnh Lý Cườm Nước Bằng Công Nghệ Vi Xung
-
Mắt Bị Cườm Nước Có Nguy Hiểm Không? • Hello Bacsi
-
Những điều Bạn Cần Biết Về Mổ Cườm Nước • Hello Bacsi
-
Bệnh Cườm Nước: Cẩn Thận Với Biến Chứng Mù Lòa
-
Bệnh Cườm Nước (Glaucoma): Kẻ đánh Cắp Thị Lực âm Thầm
-
Cách điều Trị Bệnh Cườm Nước Mắt | Sống Khỏe Mỗi Ngày
-
Bệnh Cườm Nước
-
Mắt Bị Cườm Nước Có Mổ được Không
-
Mổ Cườm Nước (Glaucoma)
-
Review Thuốc Nhỏ Mắt Trị Cườm Nước Bán Chạy Nhất Hiện Nay
-
Coi Chừng Mù Mắt Vì Cườm Nước - Tuổi Trẻ Online