Những Dấu Hiệu Mắt Thiếu Vitamin A Và Các Cách Bổ Sung
Có thể bạn quan tâm
Vitamin A là một trong những vi chất cần thiết giúp mắt sáng khỏe. Vì thế, khi có dấu hiệu thiếu vitamin A, cần bổ sung kịp thời.
Vitamin A là chất chống oxy hóa giúp bảo vệ mắt, tăng cường sức khỏe ở niêm mạc và giác mạc. Đồng thời chống lại các bệnh nhiễm trùng do các loại vi khuẩn hoặc virus gây ra. Vitamin A có vai trò quan trọng đối với việc nâng đỡ cấu trúc của tế bào biểu mô tuyến lệ, bảo vệ màng tế bào trước tình trạng thiếu oxy và các tổn thương ở gốc tự do.
Xem thêm: Vai trò của vitamin A với thị lực
Vitamin A đóng vai trò gì đối với mắt
Với mắt người, vitamin A tham gia trực tiếp vào các phản ứng hóa học ở các tế bào que và nón ở võng mạc. Chất này còn tạo sắc tố võng mạc giúp điều tiết mắt và hỗ trợ mắt nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng.
Vitamin A cũng là một trong những thành phần cấu tạo và giúp phim nước mắt (màn nước mắt) dính vào bề mặt giác mạc.
Nhiều công trình nghiên cứu về bệnh lý bề mặt nhãn cầu đã chỉ ra sự tương quan mật thiết giữa nước mắt và bề mặt nhãn cầu. Theo nguyên lý cấu tạo, nước mắt được tạo thành bởi ba lớp chất lỏng: dầu, nước và chất nhầy (mucin).
Tình trạng ô nhiễm môi trường, không khí, ánh nắng, sử dụng máy tính, điện thoại hoặc stress đều sẽ gây ra sự giảm tiết nước mắt. Sự biến đổi này dẫn đến mất cân bằng cho bề mặt nhãn cầu, khiến giác mạc bị tổn thương. Từ đó hình thành các triệu chứng như khô mắt, mệt mỏi mắt, cảm giác vật lạ trong mắt, mờ mắt, đau mắt, sợ ánh sáng, nặng, ngứa, khó chịu mắt, ghèn mắt, chảy nước mắt và sung huyết.
Nghiên cứu của Nhật Bản trên các bệnh nhân mắt cho thấy vitamin A giúp mắt tổng hợp và ổn định, là loại mucin giúp nước mắt dính chặt vào bề mặt giác mạc, đồng thời hỗ trợ tổng hợp chất nhờn trong mắt và thúc đẩy quá trình lành biểu mô.
Hai cơ chế này giúp phục hồi các tế bào biểu mô giác mạc và sửa chữa những hư hỏng ở lớp mucin, nhờ vậy cải thiện tình trạng khô mắt và điều chỉnh thị lực. Sau thí nghiệm, các tình nguyện viên đã cải thiện hơn 10 triệu chứng liên quan tới khô mắt.
Nghiên cứu cũng cho thấy không có các biến cố bất lợi nghiêm trọng cũng như phản ứng có hại của vitamin A đối với mắt. Các nhà khoa học kỳ vọng nghiên cứu này hiệu quả trong điều trị các bệnh về mắt, đặc biệt là do thiếu hụt vitamin A.
Mắt bị bệnh gì khi thiếu vitamin A
Vitamin A sẽ tham gia trực tiếp vào các phản ứng ở tế bào que và nón ở võng mạc. Chất này còn giúp tạo sắc tố của võng mạc để điều tiết mắt và hỗ trợ mắt nhìn tốt hơn trong môi trường thiếu ánh sáng.
Vitamin A cũng là thành phần cấu tạo và giúp màn nước mắt dính được vào bề mặt giác mạc. Nếu thiếu Vitamin A, cơ thể người sẽ mắc nhiều bệnh liên quan đến mắt như quáng gà, tăng sản sinh các tế bào vảy gây sừng hóa bề mặt, làm tổn thương và mất ổn định màn nước mắt từ đó gây khô mắt.
Khô mắt lâu ngày có thể gây ra viêm kết mạc (nhẹ, không cần gặp bác sĩ) và bệnh viêm giác mạc. Trong đó, viêm giác mạc lâu ngày sẽ biến chứng thành sẹo giác mạc gây mờ mắt tạm thời hoặc mù mắt vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.
Các dấu hiệu thường gặp khi thiếu mắt bị thiếu vitamin A
– Quáng gà: Thị lực giảm ở điều kiện thiếu ánh sáng.
– Cảm giác khô mắt và rát ở mắt.
– Đau mắt từ mức độ nhẹ đến nặng.
– Đỏ mắt
– Mí mắt trên và dưới dính với nhau.
– Nhìn mờ tạm thời hoặc mờ vĩnh viễn
– Sợ ánh sáng mạnh
– Hay đau hốc mắt
– Do tuyến lệ bị kích thích nên hay tiết nước mắt.
Các nguồn cung cấp vitamin A
Vitamin A còn có tên là retinol, là một loại vitamin tan trong chất béo, có trong các sản phẩm từ động vật hoặc thực vật như:
– Gan cá;
– Gia cầm;
– Thịt;
– Sản phẩm từ sữa;
– Trứng;
– Các loại rau có màu xanh;
– Trái cây và rau màu vàng hoặc cam;
– Dầu cọ đỏ.
Bổ sung vitamin A như thế nào giúp mắt sáng khỏe
Lượng vitamin A cần thiết cho mỗi người
Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), hàm lượng vitamin A cần thiết mỗi ngày tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính:
Nam
- Từ 1 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi: 400mcg – 500mcg vitamnin A;
- Từ 1 tuổi đến 13 tuổi: 300mcg – 600mcg;
- Từ 14 tuổi trở lên: khoảng 900mcg.
Nữ
- Từ 1 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi: 400mcg – 500mcg;
- Từ 1 tuổi đến 13 tuổi: 300mcg – 600 mcg;
- Từ 14 tuổi trở lên: khoảng 700 mcg.
NIH còn đề xuất các hàm lượng riêng biệt dành cho phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú.
Phụ nữ đang mang thai
- Từ 14 tuổi đến 18 tuổi: khoảng 750mcg;
- Từ 19 tuổi đến 50 tuổi: khoảng 770mcg.
Phụ nữ đang cho con bú
- Từ 14 tuổi đến 18 tuổi: khoảng 1.200mcg;
- Từ 19 tuổi đến 50 tuổi: khoảng 1.300mcg.
Hàm lượng nêu trên dành cho những người khỏe mạnh và có chế độ ăn uống tốt. Bác sĩ có thể sẽ đưa ra liều lượng khác nếu bạn đang trong thời gian chữa trị hoặc thiếu vitamin.
Vitamin A được sử dụng trong trường hợp nào?
Ngoài tốt cho mắt, giảm nguy cơ mắc một số bệnh về mắt thì Vitamin A còn có thể được sử dụng trong nhiều trường hợp, như:
– Thiếu vitamin A: thiếu vitamin A gặp khá phổ biến, và cách điều trị cũng như phòng tránh rất đơn giản, chỉ cần uống bổ sung vitamin A. Thiếu vitamin A có thể xảy ra trên những người suy dinh dưỡng, đái tháo đường, bị bệnh u xơ nang,…
– Trẻ thiếu vitamin A mắc bệnh sởi: uống viên bổ sung vitamin A dường như hạ thấp nguy cơ tử vong hoặc nguy cơ xảy ra biến chứng của bệnh sởi.
– Bạch sản niêm vùng miệng: các nghiên cứu đã chỉ ra uống bổ sung vitamin A có thể giúp điều trị bạch sản niêm vùng miệng.
– Giảm tiêu chảy sau sinh đẻ: bổ sung vitamin A trong khi mang thai và sau khi sinh nở ở thai phụ kém dinh dưỡng giúp hạn chế xảy ra tình trạng tiêu chảy sau sinh đẻ.
– Giảm tử vong trong thai sản: thai phụ kém dinh dưỡng nếu uống bổ sung vitamin A trước và trong thai kỳ giúp giảm 40% tỷ lệ tử vong.
– Phòng tránh quáng gà trong thai sản: thai phụ kém dinh dưỡng nếu uống bổ sung vitamin A sẽ giúp giảm 37% tỉ lệ mắc bệnh, và càng hiệu quả hơn nếu uống bổ sung vitamin A cùng với nguyên tố vi lượng kẽm.
– Bệnh lý mắt ảnh hưởng tới võng mạc: uống bổ sung vitamin A có thể làm chậm tiến triển của các bệnh về mắt có gây tổn hại tới võng mạc.
– Ung thư cổ tử cung: các nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung liều cao vitamin A có khả năng làm giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên lợi ích này chỉ đạt được khi bổ sung cả hai dạng của vitamin A là retinol và carotene, nếu chỉ sử dụng đơn độc retinol thì sẽ không có tác dụng.
Ngoài việc bổ sung vitamin A, hãy nhớ chăm sóc mắt thường xuyên. Ngoài ra nên đi khám mắt định kỳ 1 năm 1 lần tại các bệnh viện mắt chuyên khoa.
Bệnh viện Mắt Sài Gòn
Từ khóa » Nho Bổ Sung Vitamin Gì
-
12 Lợi ích Sức Khỏe Của Việc ăn Nho Hàng Ngày | Vinmec
-
Ăn Nho Có Tác Dụng Gì? Khám Phá Lợi ích Của Quả Nho ít Ai Biết - VinID
-
Nho Xanh Có Tác Dụng Gì?
-
9 Công Dụng Ngàn Vàng Của Quả Nho Theo Màu Sắc ít Người Biết
-
Lợi ích Sức Khỏe Từ Việc ăn Nho Mỗi Ngày - VnExpress
-
Ăn Nho Nhiều Có Tốt Không? Tác Hại Khi ăn Nho Quá Nhiều
-
Quả Nho Có Chứa Nhiều Vitamin A Không? - As Koi Farm
-
Nho Khô - Một Thực Phẩm Tốt Cho Sức Khỏe - Báo Tuổi Trẻ
-
Tác Dụng Của Nho Xanh Với Sức Khỏe Người Tiêu Dùng
-
Bổ Sung Vitamin A Cho Trẻ Bằng Cách Nào? - Medinet
-
Cách Bổ Sung Vitamin Hợp Lý Cho Trẻ Giúp Tăng Cường đề Kháng
-
Hậu Covid-19 Cần Bổ Sung Vitamin Gì - Medlatec
-
Thiếu Vitamin A Là Gì Và Cách Bổ Sung Đầy Đủ Nhất
-
F0 điều Trị Tại Nhà Nên ăn Gì để Mau Hồi Phục? - Tin Liên Quan