Những Dấu Hiệu Mẹ Bầu 34 Tuần Không Nên Chủ Quan - Monkey
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 34
Ở tuần thứ 34, thai nhi đã phát triển gần như là hoàn thiện, một số bộ phận sẽ được hình thành nốt.
-
Thai nặng khoảng 2,2 kg, có kích thước gần bằng quả dứa lớn và có chiều cao khoảng 45 cm.
-
Với bé trai, tinh hoàn sẽ dần di chuyển lên bìu ngay sau khi được hình thành ở ổ bụng. Nhưng có khoảng 3, 4% cơ thể bé trai diễn ra quá trình này lâu hơn.
-
Hormone giới tính được sản xuất nhiều hơn. Vì thế không khó hiểu khi sinh ra, bộ phận sinh dục có thể lớn và sưng, da bìu sẫm màu.
-
Lớp sáp bảo vệ da dày hơn. Vernix phát triển tạo ra lớp bảo vệ cơ thể khỏi nước ối.
-
Hệ tiêu hóa dần hoàn thiện: Cho phép cơ thể bé hấp thụ được toàn bộ các chất dinh dưỡng từ sữa mẹ.
-
Hệ hô hấp cùng với hệ thần kinh sẵn sàng hoạt động.
-
Thai sẽ nằm ở tư thế chổng ngược xuống, sẵn sàng được sinh ra.
-
Móng tay sẽ dài đến đầu ngón tay.
Sự thay đổi của mẹ bầu 34 tuần
Giống với thai nhi, mẹ bầu 34 tuần cũng sẽ có những thay đổi vô cùng dễ thấy:
-
Tử cung dần mở ra, hiện lên 5 inch nhô lên từ rốn.
-
Do hormone thai kỳ, mắt sẽ bị mờ dần. Ngoài ra, mắt còn có thể bị khô, mỏi, nhất là khi sử dụng kính áp tròng thường xuyên. Sự thay đổi này khiến các tật ở mắt diễn biến xấu hơn. Tuy nhiên những thay đổi này sẽ chấm dứt hoàn toàn khi sinh xong.
-
Đường tiêu hóa cũng như dây chằng ở chân và tay cũng bị ảnh hưởng.
Một số triệu chứng khi mang thai tuần thứ 34
Những thay đổi về cơ thể cũng sẽ khiến bà bầu tuần 34 gặp một vài triệu chứng.
Đầy hơi và khí
Khi mẹ gần đến giai đoạn sinh nở, bụng có thể xuất hiện tình trạng đầy hơi. Điều này diễn ra là do não bộ bị căng thẳng, dẫn tới việc không khí được đưa vào cơ thể nhiều hơn.
Để giảm thiểu tình trạng này, hãy cố gắng hít thở sâu bằng mũi trong khoảng 1 đến 2 phút mỗi ngày.
Táo bón và trĩ
Thai lớn dần khiến việc chèn ép đại trực tràng càng lớn hơn. Vì thế, táo bón là điều không thể tránh khỏi. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, và có xu hướng chuyển xấu, trĩ sẽ xảy ra.
Cách duy nhất để hạn chế là mẹ bầu 34 tuần nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả và có thể uống thêm thuốc nhuận tràng.
Tăng tiết dịch âm đạo
Hormone estrogen tăng mạnh vào thời kỳ cuối mang thai khiến cho dịch âm đạo cũng tăng nhiều. Lưu lượng máu đến vùng xương chậu nhiều hơn và màng nhầy được kích thích.
Lời khuyên tốt nhất là mẹ bầu 34 tuần nên mặc quần lót vải cotton, thoáng khí. Điều này hạn chế được mồ hôi tiết ra quá nhiều cũng như giữ cho bộ phận sinh dục thoáng mát.
Đau lưng và xương chậu
Gần sinh, thai nhi dịch chuyển dần xuống tử cung, từ lưng xuống dưới bụng, gây ra nhiều áp lực cho lưng. Thời điểm này, tốt nhất là không nên ngồi một chỗ quá lâu, nên vận động nhẹ nhàng thường xuyên và thay đổi tư thế.
Chuột rút
Triệu chứng này thường xuất hiện phổ biến hơn hết. Nguyên nhân gây ra là thai nhi tăng trưởng cân nặng quá nhanh. Khi bị chuột rút, thai phụ nên chườm đá lạnh hoặc nắn bóp khớp bị lệch.
Phù
Tình trạng sưng phù thường xảy ra ở mắt cá chân hoặc bàn chân, thậm chí là ngón tay. Lúc này, việc sử dụng những đôi dép rộng rãi, nhẹ chân sẽ giảm sưng, giảm phù ở ngón chân.
Tóc mọc nhanh
Vào tuần 34, tóc sẽ mọc nhanh hơn, mượt hơn và bóng hơn. Không chỉ ở da đầu, lông chân, lông tay cũng sẽ phát triển và một số vùng khác.
Việc tẩy lông trong thời kỳ này cũng cần được chú ý. Mẹ nên chọn loại kem tẩy cho da nhạy cảm, phù hợp với phụ nữ mang thai.
Rỉ sữa non
Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi tuần 34 cũng là thời điểm bước vào giai đoạn sắp sinh. Sữa non lúc này sẽ có màu vàng, là thức uống cho thai nhi sau này.
Việc rò rỉ có thể nhiều hoặc ít, tùy thuộc vào từng người phụ nữ. Nếu như tình trạng này gây cảm giác không thoải mái, có thể sử dụng miếng đệm điều dưỡng.
Khó thở
Bụng bầu vào những tháng cuối ngày càng to, các cơ quan nội tạng bị chèn ép, trong đó có phổi. Để khắc phục tình trạng này, mẹ có thể nằm ngủ nghiêng về bên trái
Mất ngủ
Tình trạng này thường xuyên xảy ra do sự lo lắng cho đợt sinh sắp tới. Nên thử các cách như thư giãn trên bồn nước ấm, uống sữa ấm, hoặc có thể đọc sách, nghe nhạc. Ngoài ra, có thể làm những thứ mà bản thân thích, giúp cơ thể tỉnh táo hơn.
Rạn da
Theo một kết quả nghiên cứu, phụ nữ tóc vàng, có tiền sử của bản thân hoặc gia đình bị rạn da có nguy cơ bị rạn da ở tuần 34 nhiều hơn là phụ nữ tóc đen. Tuy nhiên, tình trạng này có thể được giảm thiểu bằng cách cân bằng cân nặng và những loại kem dưỡng da.
Ngực nở
Ngực lúc này cũng bị căng cứng, xuất hiện thêm tình trạng ngứa ngáy. Một chiếc áo ngực thoải mái, chất liệu tốt và những loại kem dưỡng ẩm chất lượng có thể hạn chế triệu chứng này.
Lồi rốn
Tử cung lớn gây chèn ép mô đệm dưới rốn. Điều này khiến rốn bị lồi lên. Hiện tượng này là điều bình thường mà bất cứ ai cũng có thể gặp khi đến tuần thai thứ 34.
Cơn gò sinh lý
Các cơn gò có thể xảy ra trong suốt quá trình mang thai, nhưng sẽ xuất hiện nhiều vào tuần 34. Những cơn gò khiến bụng bị căng cứng, đau đớn liên tục, dồn dập từng cơn. Nó cũng là nguyên nhân khiến nước ối bị rỉ ra. Nếu tình trạng này xuất hiện, hãy đến bệnh viện để kiểm tra bởi có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sinh non.
Tử cung phồng
Vốn dĩ, tử cung nằm sâu bên trong xương chậu. Nhưng khi đến tuần 34, tử cung bị phồng lên, chèn ép nhiều cơ quan nội tạng khác. Đó là lý do vì sao việc đi vệ sinh và các vấn đề về tiêu hóa thường xuyên diễn ra. Nhưng điều này chỉ xảy ra với số ít những người phụ nữ mang thai.
Thay đổi về sinh lý
Ngoài những triệu chứng trên, nhiều mẹ bầu tuần 34 có thể gặp phải những thay đổi khác về sinh lý:
-
Không thể nằm sấp nhưng lại không được nằm ngửa. Vào thời kỳ này, nằm nghiêng về bên phải là tư thế lý tưởng nhất.
-
Đi vệ sinh vào ban đêm diễn ra với tần suất nhiều hơn.
-
Xương chậu tách ra và hở trong thời gian này, gây đau nhức cho cơ thể.
Những xét nghiệm bà bầu tuần thứ 34 cần biết
Khi đã bước sang giai đoạn cuối sinh, bà bầu 34 tuần nên dành nhiều thời gian cho những lần thăm khám bệnh và các cuộc xét nghiệm.
-
Kiểm tra chiều cao và đo huyết áp.
-
Tính toán lượng đường và đạm trong cơ thể.
-
Kiểm tra tình trạng giãn tĩnh mạch ở chân tay.
-
Kiểm tra bên trong tử cung để tính toán độ lu mờ và sự dãn nở của tử cung.
-
Đo chiều cao đáy tử cung.
-
Kiểm tra nhịp tim của thai, kích thước thai nhi.
Xem thêm: Những điều phải biết khi mẹ bầu 33 tuần bị khó thở
Mẹ bầu tuần 34 cần chú ý những gì?
Giai đoạn cuối khiến nhiều mẹ bầu tuần 14 háo hức chờ đợi đứa con chào đời mà quên đi nhiệm vụ chính là chú ý giữ gìn sức khỏe. Phụ nữ mang thai thời kỳ này nên để ý nhiều hơn về cơ thể.
Chế độ ăn uống
Mẹ bầu 34 tuần nên cân nhắc về lượng muối nạp vào cơ thể mỗi ngày. Muối đóng vai trò như một chất cân bằng và điều tiết dịch lỏng cơ thể.
Khi sử dụng thực phẩm mặn hoặc có nhiều muối, cơ thể của mẹ bầu 34 tuần sẽ bị phù lên, ảnh hưởng đến cả thai nhi. Cách hạn chế cho trường hợp này là nêm nếm thức ăn từ từ, sao cho có độ mặn vừa phải, vừa miệng ăn.
Vận động
Trong tuần thứ 34, bà bầu cần tập luyện và vận động những bài tập phù hợp:
-
Các bài tập Kegel giúp tăng độ dẻo dai cho xương chậu.
-
Động tác nghiêng vùng chậu giúp cơ bụng chắc khỏe hơn.
-
Động tác ngồi chéo chân giúp các khớp xương uyển chuyển hơn, cải thiện khả năng lưu thông máu.
Ngoài ra, mẹ bầu có thể thử thêm bài tập sau:
-
Ngồi thẳng lưng trên sàn hoặc tựa lưng vào tường.
-
Gập đầu gối về hai bên, khép lòng bàn chân lại, kéo gót chân về vùng háng.
-
Hạ từ từ hai đầu gối xuống, cho tới khi cảm nhận được sức căng của đùi trong.
Bảo vệ đôi mắt
Đôi mắt vào tuần thai thứ 34 sẽ trở nên nhạy cảm hơn với các tác nhân bên ngoài. Vì thế, phụ nữ mang bầu cần sử dụng kính râm mỗi khi ra ngoài và thuốc nhỏ mắt thường xuyên.
Cẩn trọng với dấu hiệu sinh non
Sinh non là hiện tượng mẹ bầu đau đẻ và sinh nở trước 38 tuần. Khi đã tới tuần 34, phụ nữ nên chú ý theo dõi sức khỏe. Nếu như cơ thể xuất hiện những dấu hiệu dưới đây thì rất có thể tình trạng sinh non sẽ xảy ra:
-
Co thắt bụng nhẹ cùng với bị tiêu chảy.
-
Dịch âm đạo tăng lên nhiều đáng kể.
-
Chảy nước nhiều hơn, có lẫn cả máu và chất nhầy.
-
Những cơn đau, cơn gò diễn ra thường xuyên.
-
Đau âm ỉ, liên tục ở lưng dưới.
Lên kế hoạch sinh nở
Tuần 34 là thời điểm hoàn hảo cho phụ nữ mang bầu chuẩn bị kế hoạch sinh nở. Kế hoạch này cần có sự góp ý của các bác sĩ, chuẩn bị kỹ càng. Nó phần nào giúp mẹ bầu vơi bớt đi căng thẳng, lo lắng.
Tìm hiểu về trầm cảm sau sinh
Sau khi sinh, nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan khiến cho phụ nữ bị ảnh hưởng tâm lý. Sau một thời gian tâm lý và tinh thần bất ổn, chứng trầm cảm sau sinh có thể xảy ra và để lại hậu quả nặng nề.
Vì thế, mẹ bầu nên chuẩn bị các phương án và tìm hiểu kỹ càng về căn bệnh này, đặc biệt là vào tuần 34.
Khi nào nên gặp bác sĩ?
Khi mẹ bầu cảm thấy đau thắt bụng thì nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Nếu sinh con ở tuần 34 thì sẽ được coi là sinh non. Mẹ hãy cung cấp thông tin về tình trạng đau gò để chuyên gia có thể chẩn đoán tốt nhất.
Nếu như máu hoặc dịch âm đạo chảy ra, vùng xương chậu đau kèm với đau đầu thì bác sĩ cũng sẽ đưa ra lời khuyên là nên theo dõi thêm. Rất có thể thai phụ sẽ phải đợi tới tuần 40 mới được sinh con. Điều này nhằm chắc chắn rằng, phổi của con hoạt động bình thường.
Lời khuyên của chuyên gia
Ngoài những điều trên, các chuyên gia còn đưa ra nhiều lời khuyên khác mà bà bầu 34 tuần nên chú ý.
-
Đánh răng thường xuyên, đầy đủ và kỹ hơn.
-
Không nên ngủ trưa quá 1 tiếng.
-
Tập cho con bú.
-
Bổ sung thêm chất xơ, canxi, sắt, vitamin và đạm có trong các loại thực phẩm như thịt bò, cá, trứng, rau xanh,...
Sự quan tâm của gia đình
Vai trò của người bố vào tuần 34 thai kỳ chính là kết hợp với mẹ, trò chuyện với con hằng ngày. Nên quan tâm, chăm sóc, động viên mẹ.
Hơn nữa, bố có thể cho con nghe nhạc, nghe kể chuyện ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Đây là một trong những phương pháp giáo dục được nhiều chuyên gia tư vấn nên sử dụng.
Hiện nay, có rất nhiều app nghe nhạc, đọc truyện phù hợp với thai nhi tuần 34. Trong đó có app VMonkey - Tổng hợp những bài hát, câu chuyện bằng tiếng Việt. Nếu muốn con tiếp xúc với ngoại ngữ từ sớm, bố mẹ có thể chọn app Monkey Stories - Kho tàng bài hát cùng với nhiều câu chuyện bằng tiếng Anh.
Mẹ bầu tuần 34 có rất nhiều sự thay đổi về tâm sinh lý. Thai phụ hãy giữ gìn sức khỏe để có thể đón bé yêu chào đời một cách an toàn nhất.
Từ khóa » đẻ Lúc 34 Tuần
-
9 Biến Chứng Mà Bé Yêu Có Thể Gặp Phải Khi Mẹ Sinh Con ở Tuần 34
-
Thai Nhi 34 Tuần Tuổi Sinh Non: Nguyên Nhân Và Những Biến Chứng ...
-
Sự Phát Triển Của Trẻ Sinh Non ở Tuần 33 - 36 - Vinmec
-
Trẻ Sinh ở Tuần Thai Nào Thì được Coi Là Sinh Non? | Vinmec
-
Sinh Non Khẩn Cấp: Dấu Hiệu Sinh Non - HUGGIES® Việt Nam
-
Trẻ Sinh Non 34 Tuần Tuổi: Cách Chăm Sóc Và Lưu Ý - Wiki Bác Sĩ
-
Sinh Non: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chăm Sóc Bé
-
Nhật Ký Sinh Non Bé 34 Tuần - Webtretho
-
Thai Nhi 34 Tuần – Sự Phát Triển Của Bé, Thay đổi ở Cơ Thể Người Mẹ ...
-
TUẦN THAI THỨ 34: THỂ CHẤT CỦA BÉ ĐÃ PHÁT TRIỂN GẦN ...
-
Sinh Con ở Tuần 36 Có ảnh Hưởng Gì Tới Em Bé Không?
-
Sinh Non: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Biến Chứng
-
Cuộc Lột Xác Ngoạn Mục Của Em Bé Sinh Non ở Tuần 34 Thành Cậu Bé ...
-
Mẹ Bầu Cần Biết: Sinh Non Bao Nhiêu Tuần Thì An Toàn | TCI Hospital
-
Tuần 34 - PreIQ
-
Hé Lộ: Vì Sao Mẹ Bầu Nên Siêu âm Thai 34-35 Tuần Tuổi
-
Bác Sĩ Chỉ Cách Chăm Sóc Trẻ Sinh Non, Sinh Thiếu Tháng đúng Cách