Những Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Sốt Rét Và Cách Phòng Ngừa

1. Hiểu như thế nào về bệnh sốt rét

sốt rét là bệnh do ký sinh trùng Plasmodium gây ra, chúng ký sinh bên trong cơ thể của muỗi Anophen. Khi bị đốt, những ký sinh này sẽ theo nước bọt của muỗi để đi vào bên trong cơ thể, chúng sống ở tế bào gan, hồng cầu và đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh Sốt rét.

Bệnh có thể lây từ người sang người nếu các đối tượng đều bị muỗi mang trùng đốt, hoặc đốt từ người bệnh sang người lành. Khi đã mắc, bạn có thể gặp những cơn sốt theo chu kì cứ 2 - 3 ngày lại sốt một lần. Trong một số trường hợp, bệnh có thể gây tử vong nếu không điều trị sớm.

Bệnh do ký sinh trùng gây ra và muỗi chính là véc tơ truyền lây

Bệnh do ký sinh trùng gây ra và muỗi chính là véc tơ truyền lây

2. Bệnh do những nguyên nhân nào gây ra

Bệnh do ký sinh trùng sốt rét chi Plasmodium gây ra. Theo nghiên cứu, ở người có đến 5 loài ký sinh trùng thuộc chi này gây bệnh gồm: P.falciparum, P.malariae, P.ovale, P.vivax, P.knowlesi.

Đặc biệt hơn, hai loài P.falciparum và P.vivax tuy cũng gây bệnh nhưng lại có tỷ lệ tử vong thấp hơn rất nhiều so với các loài còn lại. Các ký sinh trùng này không thể tồn tại ở môi trường bên ngoài mà cần phải có cơ thể vật chủ (muỗi Anophen, con người) mới có thể tồn tại và phát triển.

3. Phân biệt muỗi Anophen và muỗi vằn

Nhiều người khi nhắc đến muỗi vằn hay muỗi Anophen thì đều nghĩ chúng là một, và là những vật trung gian gây ra các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên đây là quan niệm hoàn toàn sai. Thực chất chúng là 2 cá thể khác nhau, dưới đây là cách để biệt:

Muỗi vằn

Loài này có tên khoa học là Aedes aegypti hay còn gọi với tên thông thường là muỗi vằn. Chúng có nguồn gốc ở Châu Phi nhưng do phát triển về ngoại giao, giao thương trao đổi hàng hóa trên khắp thế giới nên hiện nay muỗi vằn đã xuất hiện hầu hết ở mọi châu lục, phát triển mạnh mẽ ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Muỗi vằn có đặc điểm rất dễ nhận biết so với những loài khác toàn thân có màu đen, đồng thời có những vệt trắng cách đều nhau từ đầu đến chân kể cả ở phần bụng. Muỗi thường hoạt động mạnh vào lúc có ánh sáng yếu như hoàng hôn hay bình minh, loài này theo mồi rất dai chỉ khi hút máu no bụng mới bỏ đi. Muỗi vằn thường lây truyền những bệnh như: Sốt xuất huyết, vàng da, zika.

Muỗi vằn lây truyền bệnh sốt xuất huyết, zika

Muỗi vằn lây truyền bệnh sốt xuất huyết, zika

Muỗi Anophen

Loài này có tên khoa học là Anopheles gambiae. Chúng thường sống và sinh sản ở vùng nước ngọt. Muỗi Anophen có bụng nhọn, trên cánh có các vệt màu trắng đen, đặt biệt muỗi này có cái vòi rất dài và bằng với chiều dài cơ thể của chúng. Khi đậu trên da chúng có xu hướng chếch bụng và hai chân sau tạo một góc từ 40 đến 45 độ so với da.

Loài này thường hoạt động về đêm, chúng không giống với muỗi vằn khi hút máu xong sẽ bay đi mà sẽ ở lại trong nhà vài giờ sau khi đốt, tiếp đó sẽ bay đi và trú tại các bụi cây cỏ mọc ven đường hay xung quanh nhà để nghỉ ngơi. Muỗi Anophen lây truyền bệnh sốt rét.

Muỗi Anophen lây truyền bệnh sốt rét

Muỗi Anophen lây truyền bệnh sốt rét

4. Những triệu chứng khi mắc bệnh

Thời gian ủ bệnh còn tùy thuộc vào muỗi Anophen đang mang trùng loài ký sinh nào như: đối với P.falciparum thì thời gian ủ bệnh trung bình là 12 ngày, P.vivax trung bình 14 ngày, P.malariae là 20 ngày thậm chí là một tháng, P.ovale từ 11 ngày đến 10 tháng. Theo như phân loại của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì bệnh sốt rét ở Việt Nam được chia làm hai loại như sau:

Sốt rét thông thường

Đây là dạng bệnh có những biểu hiện triệu chứng thường gặp khi mới mắc, dạng này không đe dọa đến tính mạng con người. Sốt rét thông thường được thể hiện qua ba dạng sốt như sau:

  • Sốt sơ nhiễm: Dạng sốt này thường xuất hiện đầu tiên nhưng không điển hình, sốt cao liên tục trong vài ngày và hay bị nhầm lẫn với những bệnh thông thường.

  • Sốt điển hình: Dạng này được chia thành 3 giai đoạn khác nhau: Giai đoạn rét run, toàn thân run rẩy, môi tái, nổi da gà, kéo dài từ 30 phút đến 2 giờ. Giai đoạn sốt nóng, lúc này bệnh nhân giảm triệu chứng run mà bắt đầu nóng dần lên thân nhiệt có thể đạt đến 41 độ, mặt đỏ, da khô, tim đập nhanh, thở mạnh, nhức đầu và khát nước, có thể kéo dài đến 3 giờ. Giai đoạn vã mồ hôi, lúc này thân nhiệt lại giảm, bệnh nhân ra mồ hôi nhiều, giảm nhức đầu, khát nước, giai đoạn này bệnh nhân cảm thấy dễ chịu.

  • Sốt thể cụt: Những cơn sốt không xuất hiện thành cơn mà chỉ thấy biểu hiện rét run, có thể kéo dài từ 1 - 2 giờ. Thể sốt này chỉ thường gặp ở những bệnh nhân mắc bệnh sốt rét nhiều năm.

  • Ký sinh trùng lạnh: Dạng này chỉ gặp ở những người đã khỏi bệnh nhưng vẫn còn mầm bệnh trong cơ thể. Những người này khi xét nghiệm thì vẫn cho kết quả dương tính với bệnh nhưng không có biểu hiện sốt, sức khỏe ổn định bình thường.

Sốt ác tính

Dạng bệnh này gồm có 4 thể:

  • Thể não: Người bệnh có biểu hiện rối loạn ý thức, sốt cao liên miên, nhức đầu dữ dội, tiêu chảy không kiểm soát,… đây là những dấu hiệu của tiền ác tính. Bệnh nhân mắc bệnh ác tính thể não tỷ lệ tử vong cao.

  • Thể giá lạnh: Thể này người bệnh bị tụt huyết áp, da xanh tái nhợt, đổ mồ hôi nhiều, nhức đầu dữ dội, toàn thân lạnh.

  • Thể tiêu hóa: Bệnh nhân đau bụng dữ dội, buồn nôn, tiêu chảy, thân nhiệt hạ.

  • Thể gan: Thể này da của người bệnh có màu vàng, củng mạc mắt vàng, phân và nước tiểu vàng, có thể buồn nôn hoặc nôn.

5. Những người có nguy cơ mắc bệnh

Bệnh lý này rất phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ lứa tuổi nào. Sau đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc:

  • Trẻ em và trẻ sơ sinh có nguy cơ rất lớn mắc bệnh, vì lứa tuổi này không thể tự bảo vệ mình khi muỗi đốt do đó lứa tuổi này rất dễ bị muỗi tấn công.

  • Những người đi đến nơi có dịch sốt rét.

  • Những vùng quê khó khăn vì nơi đây điều kiện sinh hoạt ô nhiễm thiếu thốn và ít được tiếp xúc với thông tin truyền thông, không biết cách để phòng ngừa bệnh.

  • Những người nghi ngờ mình bị muỗi Anophen đốt nhưng lại không đến cơ sở y tế để kiểm tra cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.

6. Phòng và điều trị bệnh

Bệnh sốt rét tuy nguy hiểm nhưng lại rất dễ kiểm soát, sau đây là một số cách phòng và điều trị bệnh:

Phòng tránh bệnh

  • Phun thuốc muỗi định kỳ trong nhà và ngoài vườn.

  • Giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, dọn dẹp những nơi ao tù, nước đọng vì đây sẽ là nơi sinh sản của muỗi.

  • Khi đi ngủ phải thả màn kể cả buổi trưa hay buổi tối. Đi đến nơi có dịch thì hãy mang theo thuốc đuổi muỗi, mặc áo dài tay, quần dài hạn chế để muỗi đốt.

Phun thuốc muỗi định kỳ để phòng bệnh

Phun thuốc muỗi định kỳ để phòng bệnh

Điều trị bệnh

Tùy theo từng thể bệnh mà bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị khác nhau:

Hy vọng với những thông tin mà MEDLATEC chia sẻ trên đây phần nào đã giúp bạn đọc hiểu thêm về căn bệnh sốt rét. Nếu thấy sức khỏe có dấu hiệu bất thường hay giống với những dấu hiệu bệnh ở trên thì hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị.

Từ khóa » Người Bị Sốt Rét Có Triệu Chứng Nào Sau đây