NHỮNG DẤU HIỆU THIẾU SẮT Ở TRẺ NHỎ VÀ CÁCH PHÒNG ...
Có thể bạn quan tâm
Bên cạnh đó việc bổ sung sắt - acid folic đầy đủ sẽ giúp thai nhi phát triển. Theo kết quả điều tra về vi chất toàn quốc năm 2015 cho thấy 27.8% trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu máu, tỷ lệ thiếu máu cao nhất ở trẻ em từ 6-24 tháng tuổi (42.7- 45%). Thiếu máu do thiếu sắt chiếm tỷ lệ 63.6 % ở trẻ em dưới 5 tuổi.
1. Trẻ nhỏ dễ bị thiếu máu thiếu sắt
Đứa trẻ sau khi chào đời thì nguồn sữa mẹ là nguồn cung cấp chất sắt duy nhất . Hàm lượng sắt trong sữa mẹ không cao nhưng dễ hấp thu và được cơ thể trẻ hấp thu hoàn toàn. Sắt là thành phần quan trọng tham gia tạo hồng cầu, nếu trẻ không được bú mẹ đầy đủ sẽ bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu. Trong năm đầu đời trẻ em tăng trưởng rất nhanh, do đó lượng sắt cần nhiều hơn. Sắt cần cho quá trình tăng trưởng của các mô cơ quan và sự tăng khối lượng hồng cầu. Nhu cầu sắt cho 1kg thể trọng trẻ em cao hơn so với người trưởng thành, trong khi đó lượng thức ăn cho trẻ lại ít hơn. Sắt có nhiều trong thức ăn động vật như thịt, trứng, gan, cá, tôm và trong đậu đỗ. Sắt trong thức ăn động vật có chất lượng cao và dễ hấp thu hơn sắt trong đậu đỗ. Vitamin C có trong rau xanh và các loại quả chín giúp hấp thu sắt tốt hơn. Bữa ăn cuả trẻ em nông thôn và những vùng khó khăn thường ít thức ăn giàu dinh dưỡng như đã kể trên.
2. Vai trò của sắt trong cơ thể
Sắt cùng với protein tạo thành huyết sắc tố (hemoglobin), vận chuyển ôxy và CO2 trong quá trình hô hấp, có vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, sắt còn giúp bảo vệ cơ thể không bị nhiễm khuẩn vì sắt tham gia vào thành phần của một enzym trong hệ miễn dịch, giúp biến đổi betacaroten thành vitamin A, giúp tạo colagen (giúp gắn kết các mô cơ thể). Nếu sắt không được cung cấp đủ sẽ đưa đến thiếu máu thiếu sắt. Lượng sắt ở trẻ sơ sinh là 250mg, ở trẻ 1 tuổi khoảng 420mg.
Với thai nhi, thiếu máu thường gây tình trạng sinh non và tử vong sơ sinh cao. Thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh thường là do mẹ bị thiếu sắt nên lượng sắt dự trữ của cơ thể trẻ thấp. Khi mang thai tổng lượng sắt cần > 1.000mg hay nhu cầu sắt hàng ngày là 59,2mg sắt nguyên tố (so với 39,2mg/ngày ở phụ nữ không có thai).
3. Những dấu hiệu thiếu máu thiếu sắt ở trẻ
Những dấu hiệu của bệnh dễ nhận thấy ở trẻ như sau: da xanh xao, trông có vẻ yếu ớt, nhưng lưu ý là triệu chứng này xuất hiện từ từ, nhìn quen thì khó phát hiện. Nếu so sánh với các trẻ cùng trang lứa khoẻ mạnh thì bà mẹ sẽ thấy con mình da xanh hơn, cử động chậm chạp hơn.
Trẻ có biểu hiện chán ăn, khó ngủ và ít ngủ, hay quấy khóc vật vã, có thể trẻ chậm vận động hơn các trẻ cùng tuổi như: chậm biết ngồi, chậm biết đứng, chậm biết đi; nắn thấy bắp thịt, chân tay của trẻ mềm nhẽo so với trẻ khoẻ mạnh khác.
Trẻ có thể kêu đau nhức trong xương. Trường hợp bệnh thiếu máu nặng sẽ thấy tóc bị bạc màu, rụng tóc. Khi phát hiện con mình có một hay nhiều triệu chứng kể trên, các bà mẹ nên đưa trẻ đi khám ở bệnh viện để chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng trầm trọng.
4. Làm thế nào để trẻ em không bị thiếu máu thiếu sắt?
Để phòng chống thiếu máu thiếu sắt hay còn gọi là thiếu máu dinh dưỡng cho trẻ em, trước hết cần phòng chống thiếu máu cho người mẹ, vì ngay từ khi còn là bào thai, trẻ đã nhận chất sắt từ người mẹ để phát triển và dự trữ.
Sau khi sinh, trẻ tiếp tục nhận được sắt qua nguồn sữa mẹ. Ở trẻ nhỏ cần được bú mẹ và ăn bổ sung hợp lý, trẻ lớn hơn cần có chế độ dinh dưỡng đủ cả về số lượng và chất lượng. Bữa ăn của trẻ cần đủ năng lượng và các loại thực phẩm giàu sắt. Hàng ngày nên cho trẻ ăn các loại thức ăn giàu sắt có nguồn gốc từ động vật như: thịt đỏ (lợn, bò…), gan (gà, lợn, bò), trứng, sữa, tôm, cua, cá, ốc... các loại thực phẩm này cũng là nguồn chứa loại sắt có tỷ lệ hấp thu cao đồng thời cũng là nguồn cung cấp chất đạm rất quan trọng cho trẻ. Ngoài ra các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như các loại họ đậu: các sản phẩm chế biến từ đậu tương (đậu phụ, sữa đậu nành), đậu xanh, đậu đen, lạc và vừng cũng là nguồn cung cấp sắt quan trọng. Muốn hấp thụ sắt tốt thì cần ăn các thức ăn có chứa nhiều vitamin C như các loại rau (rau ngót, rau muống, mồng tơi, quả đậu…), quả chín (chuối, đu đủ, cam, bưởi...).
Bên cạnh chế độ ăn, việc tẩy giun định kỳ cho trẻ, quan tâm vệ sinh ăn uống và vệ sinh môi trường để tránh nhiễm giun, đặc biệt là giun móc, giữ một vai trò quan trọng trong phòng chống thiếu máu ở trẻ em.
ThS. BS. Nguyễn Văn Tiến (Trung tâm Giáo dục truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng)
Từ khóa » Da Xanh Sạm
-
5 Nguyên Nhân Hàng đầu Khiến Da Xanh Xao Nhợt Nhạt - Hello Bacsi
-
Da Xanh Xao Nhợt Nhạt, Nguyên Nhân Do Dâu? - Ferrovit
-
Da Xanh Xao Nhợt Nhạt Cảnh Báo Bệnh Gì, Có Chữa được Không?
-
Sắc Thái Da Cho Bạn Biết điều Gì?
-
Xanh Xao Nhợt Nhạt Kéo Dài: Bạn Cần Phải Lưu ý điều Gì ? - YouMed
-
Phụ Nữ Da Dẻ Xanh Xao, Khô Sạm Là Bệnh Gì? - Sức Khỏe
-
Nguyên Nhân Da Xanh Xao, Nhợt Nhạt Và Chứng Bệnh đáng Lưu Tâm!
-
Da Xanh Tím: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị - Vinmec
-
Đá Xanh Chất Lượng, Giá Tốt | Mua Online Tại
-
Nám Da, Sạm Da, Tàn Nhang Do Máu Xấu - Báo Tuổi Trẻ
-
Cập Nhật Cho Bạn Da Xanh Xao Uống Gì để Hồng Hào Tuổi 20?
-
Da Xanh Xao Là Bệnh Gì? Điều Trị Như Thế Nào? - MarvelVietnam
-
Sau Sinh Da Xanh Xao Có Phải Do Thiếu Máu? Cách điều Trị?
-
DA XANH TÍM CHI DƯỚI - NGUYÊN NHÂN - TRIỆU CHỨNG
-
Máu Huyết Lưu Thông Kém ảnh Hưởng Nhiều đến Da - Siêu Thị Y Tế
-
NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ BỆNH THALASSEMIA