Những Dấu Hiệu Và Cách Trị Bệnh Lồi Mắt ở Cá Koi - JIA
Bệnh về mắt lồi là một tình trạng tương đối phổ biến gây sưng và phù mắt cá, dẫn đến mất phương hướng và tử vong ở cá. Nếu phát hiện cá koi bị lồi mắt và có vết cắt, bạn cần chữa trị càng sớm càng tốt để giữ sức khỏe cho cá. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách chữa mắt cá lồi hiệu quả.
Mục lục
- Những triệu chứng nổi bật
- Nguyên nhân dẫn đến bệnh
- Phương pháp điều trị bệnh lồi mắt
- Phòng bệnh lồi mắt
- Chia sẻ
Những triệu chứng nổi bật
Khi cá koi bị bệnh này, nếu quan sát bạn sẽ thấy vùng mắt cá bị viêm và lồi ra. Xung quanh mắt có các vết lở loét, ngoài ra ở gốc vi xuất huyết, có các đốm mủ dưới da cá. Cá mất phương hướng khi bơi, bơi lờ đờ, lung tung.
Sau vài ngày cá không ăn nhiều, nặng hơn thì bỏ ăn. Không được điều trị sớm, cá có thể chết. Bệnh này có thể lây nhiễm nên nếu để cả đàn bị thì sẽ rất khó khăn.
Bệnh lồi mắt ở cá koi xuất hiện quanh năm, tuy nhiên thường nhiều nhất là vào mùa nắng nóng, trong điều kiện dòng nước chảy ít hoặc oxy kém.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh
Nguyên nhân chính gây ra bệnh lồi mắt ở cá koi là do vi khuẩn Streptococcus tấn công. Loại vi khuẩn này thường xuất hiện khi nước bể/hồ nuôi quá bẩn; bể/ hồ không được trang bị hệ thống lọc hoặc hệ thống lọc không đủ công suất.
Liên cầu khuẩn là một chi vi khuẩn Gram dương hình cầu thuộc ngành Firmicutes[2] và nhóm vi khuẩn axit lactic. Phân chia tế bào diễn ra dọc theo một trục duy nhất trong các vi khuẩn này, và do đó chúng phát triển trong chuỗi hoặc cặp, do đó tên tiếng Hy Lạp στρεπτός (streptos), có nghĩa là dễ dàng uốn cong hoặc xoắn, giống như một chuỗi (chuỗi xoắn). Ngược lại tụ cầu khuẩn phân chia theo nhiều trục và tạo ra các cụm tế bào giống chùm nho. Hầu hết các liên cầu khuẩn âm tính với oxidase và catalase, và nhiều vi khuẩn kị khí tùy ý.
Ngoài liên khuẩn gây viêm họng, các loài Streptococcus còn gây ra nhiều bệnh như đau mắt đỏ. Viêm màng não, viêm phổi do vi khuẩn. Viêm nội tâm mạc, viêm quầng, và fasciitis hoại tử (bệnh nhiễm trùng vi khuẩn ‘ăn thịt’). Tuy nhiên, nhiều loài liên cầu khuẩn không gây bệnh là, và là một phần của quần sinh vật có trong cơ thể con người, ở miệng, da, ruột, thực quản. Hơn nữa, liên cầu khuẩn là một thành phần cần thiết trong sản xuất Emmentaler (pho mát Thụy Sĩ).
Phương pháp điều trị bệnh lồi mắt
>> Xem thêm tại Phòng bệnh thủy sản
Ngay sau khi phát hiện cá koi bị lồi mắt thì bạn cần mau chóng cách ly cá koi bị bệnh ra khỏi hồ. Hoặc bể để tránh bệnh lây nhiễm sang cả đàn. Bạn có thể chuyển cá sang các tank nhựa (tank nhựa hình tròn hoặc tank nhựa hình chữ nhật). Đồng thời bạn cũng nên cách giảm lượng thức ăn cho cá. Sau đó hãy tiến hành ngâm cá chữa bệnh.
Bạn chuẩn bị thau lớn khoảng 20l nước, cho 10 giọt xanh metylen và 1 viên tetra, muối 1%. Cắm sủi vào hòa tan trong nước. Tùy số lượng cá bị bệnh mà bạn điều chỉnh lượng thuốc sao cho phù hợp. Cho cá vào ngâm thuốc từ 10 – 15 phút. Làm tiếp tục vào ngày hôm sau cho đến khi mắt cá hết sưng.
Hoặc bạn cũng có thể sử dụng một số thuốc kháng sinh để chữa bệnh cho cá như: Cefalexin (hoặc Amoxicillin, Ampicillin), Norfloxacin (hoặc Ciprofloxacin), Erythromycin, Florphenicol, Doxycycline… Lượng sử dụng từ 1.5–2.5g/tạ cá/ngày và chia làm 2–3 lần/ngày, sử dụng liên tục 5–7 ngày. Thực hiện cho tới khi mắt cá hết lồi.
Chú ý: Khi sử dụng thuốc kháng sinh cho cá thì phải thật cẩn thận bởi hầu hết các loại thuốc kháng sinh này. Dù ít hay nhiều đều mang độc tố và ảnh hưởng đến sức khỏe của cá. Bạn có thể tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm nuôi koi về cách sử dụng thuốc. Đặc biệt trong trường hợp sử dụng nhiều hơn 1 loại thuốc kháng sinh.
Bạn nên trang bị máy sục khí cho hồ cá koi để đảm bảo bể/ hồ cá đủ lượng oxy cần thiết. Giúp cá sinh trưởng và lớn nhanh, khỏe mạnh.
Phòng bệnh lồi mắt
Nguyên nhân chính gây ra bệnh lồi mắt ở cá koi đó là môi trường sống bị ô nhiễm. Chính bởi vậy cách phòng bệnh tốt nhất đó là bạn cần kiểm soát. Và đảm bảo nước hồ/ bể koi luôn được sạch, nồng độ pH, NH3 đạt chuẩn. Trang bị đầy đủ hệ thống lọc nước hồ koi… Để đảm bảo chất lượng nguồn nước.
Trường hợp bạn mới mua cá về thì cần để cá tắm qua nước muối 2 – 3% trong khoảng thời gian 5 – 15 phút trước khi thả bể/hồ. Khi mua cần kiểm tra sức khỏe cá thật kỹ. Tránh tình trạng mua phải cá bị bệnh sẵn sẽ lây bệnh sang cả đàn cá. Nên mua cá ở các cửa hàng lớn, địa chỉ uy tín. Không nên mua cá ở hàng rong bán lề đường.
Chú ý mật độ nuôi cá đảm bảo, không nên nuôi mật độ cá nhiều trong diện tích hẹp khiến cá thiếu oxy. Nguồn nước dễ bị ô nhiễm.
Đối với các hồ cá, bạn nên cho vệ sinh và bảo dưỡng hồ cá koi sau một thời gian nuôi. Để đảm bảo môi trường nước của cá đạt tiêu chuẩn.
Nếu cá của bạn bị lồi mắt thì hãy áp dụng các biện pháp bài viết chúng tôi cung cấp bên trên để điều trị. Giúp cá mau khỏe để bơi tung tăng trong hồ.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của JIA
Nguồn: askoi.vn
Facebook Twitter Pinterest LinkedInTin tương tự:
- Tìm hiểu về cách phòng chống bệnh sán lá đơn ở cá
- Tìm hiểu cách thức nuôi cá rô phi hiệu quả, đạt năng suất cao
- Cách nuôi cá dứa thương phẩm hiệu quả và tăng lợi nhuận
- Tìm hiểu cách ương nuôi cá chình bằng hệ thống RAS
- Tìm hiểu cách ương tôm giúp đảm bảo chất lượng con giống tốt nhất
- Bệnh phát sáng ở tôm và cách xử lí
Từ khóa » Cá Bị Lồi Mắt Là Bệnh Gì
-
Bệnh Lồi Mắt ở Cá Cảnh Cách Phòng Và Trị Bệnh
-
Cách Phòng Và Trị Bệnh Lồi Mắt ở Cá Cảnh – Popeye Disease
-
Cách Phòng Và Trị Bệnh Lồi Mắt ở Cá Cảnh
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Lồi Mắt ở Cá Koi Và Cách điều Trị - As Koi Farm
-
Bệnh Lồi Mắt ở Cá Cảnh – Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị
-
Cách Chữa Bệnh Lồi Mắt ở Cá Koi Nhanh, Dứt điểm - Cachepkoi
-
Mẹo Chữa Bệnh Nổ Mắt ở Cá Koi - Koji Landscape
-
Cá Bảy Màu Bị Lồi Mắt: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Bệnh
-
Các Bệnh Cá Cảnh Thường Gặp Và Cách Trị Bệnh Cho Cá Cảnh
-
Bệnh Sưng Mắt ở Cá Betta
-
Cá Koi Bị Lồi Mắt - Cách Chữa Bệnh Nhanh Chóng Hiệu Quả Nhất
-
Bệnh Sưng Mắt ở Cá Betta | Xóm Cá
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Lồi Mắt ở Cá Koi Và Cách điều Trị
-
5 Bệnh Thường Gặp Ở Cá Cảnh Và Cách Điều Trị