Những đế Quốc Của Dân Du Mục | Nghiên Cứu Lịch Sử

nomads timline

Các triều đại du mục tại Trung Á theo dòng thời gian

Người Hung Nô

hung no

Hung nô là các bộ lạc du cư ở khu vực Trung Á, nói chung sinh sống ở khu vực thuộc Mông Cổ ngày nay. Từ thế kỷ 3 TCN họ đã kiểm soát một đế chế rộng lớn trên thảo nguyên, kéo dài về phía tây tới khu vực Kavkaz (Caucasus). Các hoạt động của họ diễn ra chủ yếu tại các khu vực thuộc miền nam Siberi, miền tây Mãn Châu và các tỉnh, khu tự trị ngày nay của Trung Quốc là Nội Mông Cổ, Cam Túc và Tân Cương. Các tài liệu lịch sử rất cổ của người Trung Quốc (có lẽ là truyền thuyết) cho rằng người Hung Nô là các hậu duệ của con trai của vua Kiệt – vị vua cuối cùng của nhà Hạ . Tuy nhiên, do các khác biệt và xung đột nội bộ nên người Hung Nô đã chạy lên phía bắc và tây bắc.

Quan hệ giữa người Hán và người Hung Nô rất phức tạp và bao gồm các xung đột quân sự, các trao đổi cống phẩm và thương mại, cũng như các thỏa ước về hôn nhân.

Đa số thông tin về người Hung Nô chỉ có được từ các sử liệu Trung Quốc, nên không có cách nào để khôi phục lại các phần quan trọng nhất của tiếng Hung Nô. Chỉ có một ít các tên gọi và tước vị của họ có được từ các bản dịch ra tiếng Trung.

Theo các sử liệu Trung Quốc như Sử ký‎, Hán thư thì đến thời Đông Hán, người Hung Nô bị phân ra thành hai bộ phận cơ bản là:

Nam Hung Nô: Sau bị Hán hóa. Bắc Hung Nô: Di dời về phương Tây vào khoảng thế kỷ 4, có lẽ trở thành người Hung (Huns).

Năm 209 TCN, tức là chỉ khoảng 3 năm trước khi nhà Hán ra đời, người Hung Nô đã liên kết lại với nhau thành một liên minh hùng mạnh dưới quyền của một thiền vu mới có tên gọi là thiền vu Mặc Đốn , khoảng 209 TCN-174 TCN). Sự thống nhất về mặt chính trị của người Hung Nô đã làm cho họ trở thành một địch thủ đáng gờm, do họ có khả năng tập trung các lực lượng quân sự lớn và thực hiện tốt hơn việc phối hợp chiến lược. Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến sự liên minh này vẫn chưa rõ ràng. Người ta cho rằng sự thống nhất Trung Quốc đã thúc đẩy các bộ lạc du cư tập hợp lại xung quanh một trung tâm chính trị nhằm củng cố vị thế của họ.. Một giả thuyết khác là sự tái cơ cấu này là cách thức phản ứng của họ đối với khủng hoảng chính trị đã diễn ra đối với họ khi vào năm 215 TCN, khi quân đội nhà Tần do Mông Điềm chỉ huy đã xua đuổi họ ra khỏi các đồng cỏ bên sông Hoàng Hà.

Sau khi hoàn thành việc thống nhất nội bộ, Mặc Đốn mở rộng đế chế của mình ra các phía. Về phía bắc, ông đã chinh phục hàng loạt các bộ tộc du cư, bao gồm cả người Đinh Linh (Sắc Lặc) ở miền nam Siberia. Ông cũng đè bẹp sự kháng cự của người Đông Hồ ở miền đông Mông Cổ và Mãn Châu, cũng như của người Nguyệt Chi trong hành lang Cam Túc. Ngoài ra, ông cũng đã có khả năng khôi phục lại tất cả các vùng đất đã bị tướng của nhà Tần là Mông Điềm đánh chiếm. Trước khi Mặc Đốn chết vào năm 174 TCN thì người Hung Nô đã xua đuổi hoàn toàn người Nguyệt Chi ra khỏi hành lang Cam Túc và khẳng định sự có mặt của họ tại Tây Vực, thuộc Tân Cương ngày nay.

Dưới thời Mặc Đốn, một hệ thống nhị nguyên của thể chế chính trị đã được hình thành. Các nhánh tả và hữu (tức là tả bộ và hữu bộ) của người Hung Nô được phân chia trên cơ sở lãnh thổ địa phương. Người đứng đầu các bộ này là tả hiền vương và hữu hiền vương. Thiền vu – người trị vì tối cao, tương đương với “Thiên tử” của người Hán, thực hiện uy quyền trực tiếp trên vùng lãnh thổ trung ương. Long Thành , gần Koshu-Tsaidam ở Mông Cổ, đã được thiết lập như là nơi họp mặt hàng năm và là kinh đô trên thực . Ngoài ra còn một bộ phận nữa gọi là Tây Hung Nô, nhưng gần như không có thông tin gì về nhóm này.Khu vực địa lý ban đầu của người Hung Nô nói chung được coi là khu vực Ordos. Theo Tư Mã Thiên trong Sử ký‎-phần Hung Nô liệt truyện, người Hung Nô là các hậu duệ của Thuần Duy , có thể là con trai của vua Kiệt, vị vua cuối cùng của nhà Hạ. Tuy nhiên, trong khi không có chứng cứ trực tiếp để bác bỏ giả thuyết này thì cũng không có chứng cứ trực tiếp để hỗ trợ nó.

Người ta vẫn không biết ngôn ngữ và chữ viết của người Hung Nô là như thế nào. Nó có thể thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Turk, dựa trên vị trí địa l‎ý của họ cũng như các mối liên hệ có thể là có thật nhưng không chứng minh được của họ với người Hung (Huns) (xem dưới đây), mặc dù gần đây người ta đã nêu cả giả thuyết là nó thuộc về nhóm ngôn ngữ của người Nguyệt Chi (Enisei).

Thời nhà Chu, không có nhiều tư liệu viết về họ, ngoài các cụm từ như rợ (nhung) Địch, rợ Hồ đều sống ở vùng sa mạc miền tây bắc Trung Quốc, có lẽ là để chỉ các nhóm người này.

Chiến tranh với nhà Hán

Nhà Hán đã chuẩn bị cho việc đối đầu quân sự từ thời kỳ trị vì của vua Hán Văn Đế (trị vì từ 180 TCN đến 157 TCN). Sự tuyệt giao diễn ra năm 133 TCN, ngay sau khi có một âm mưu bất thành nhằm đánh úp thiền vu Quân Thần tại Mã Ấp. Vào thời điểm này, đế chế Trung Hoa đã trở nên vững chắc về các mặt chính trị, quân sự, tài chính, cũng như phe ủng hộ chiến tranh đang thắng thế tại triều đình. Tuy nhiên, cũng trong năm đó thì Hán Vũ Đế (trị vì từ năm 141 TCN đến năm 87 TCN) đã đảo ngược lệnh mà ông đã đưa ra vào năm trước đó để phục hồi lại thỏa thuận hòa bình.

Mức độ đầy đủ nhất của chiến tranh đã diễn ra vào mùa thu năm 129 TCN, khi 40.000 kỵ binh Trung Quốc đột ngột tấn công người Hung Nô tại các chợ biên giới. Năm 127 TCN, tướng nhà Hán là Vệ Thanh tái chiếm Ordos. Năm 121 TCN, người Hung Nô lại phải gánh thêm một thất bại nữa khi Hoắc Khứ Bệnh chỉ huy một đội kỵ binh nhẹ tiến về phía tây của Lũng Tây và trong vòng 6 ngày đã mở đường xuyên qua 5 tiểu quốc của Hung Nô. Năm 119 TCN cả Hoắc Khứ Bệnh và Vệ Thanh, mỗi người chỉ huy khoảng 50.000 kỵ binh và 100.000 bộ binh, và tiến quân theo hai hướng tây-đông, đã ép buộc được thiền vu Y Trĩ Tà và toàn bộ triều đình của ông ta chạy về phía bắc của sa mạc Gobi, hữu hiền vương đầu hàng cùng với 40.000 người.. Hoắc Khứ Bệnh tiến quân theo hướng tây, đuổi người Hung Nô tới tận Lang Cư Tư Sơn, còn Vệ Thanh theo hướng đông đánh vào triều đình Hung Nô. Tại phía đông, nhà Hán liên minh với người Ô Hoàn còn tại phía tây vẫn thực hiện chính sách hòa thân.

Năm 73 TCN, nhà Hán cùng người Ô Hoàn đem 200.000 quân tấn công Hung Nô. Năm 57 TCN, triều đình Hung Nô chia rẽ, Chí Chi (?-36 TCN) rút chạy về mạc bắc (tức sa mạc Gobi), năm 51 TCN Hô Hàn Tà (Da?) (58 TCN-31 TCN) về đầu hàng nhà Hán. Sau này Chí Chi đem dân chúng rút lui về khu vực ven biển Aral và hồ Balkhash (ngày nay thuộc về Afghanistan, Uzbekistan và Kazakhstan). Hô Hàn Tà chiếm lại vương triều tại mạc bắc.

Các khó khăn cơ bản đã hạn chế thời gian và sự kéo dài các chiến dịch này là các vấn đề tự nhiên. Theo phân tích của Nghiêm Vưu , các khó khăn này có hai điểm chính. Thứ nhất là vấn đề tiếp tế lương thực, thực phẩm với một khoảng cách lớn. Thứ hai, thời tiết ở các vùng đất miền bắc của người Hung Nô là một rào cản cho các binh sĩ người Hán, những người không bao giờ có đủ sức lực do không hợp thủy thổ.. Theo các báo cáo chính thức, phía Hung Nô mất khoảng từ 80.000 đến 90.000 người, còn trong số 140.000 ngựa mà người Hán đưa tới vùng sa mạc, chỉ còn ít hơn 30.000 quay trở lại tới Trung Quốc.

Kết quả của các trận chiến này là người Hán đã kiểm soát được khu vực chiến lược từ sa mạc Ordos và hành lang Cam Túc tới Lop Nor (La Bố Bạc). Họ đã thành công trong việc chia cắt người Hung Nô ra khỏi người Khương ở phía nam, cũng như có được đường đi trực tiếp tới Tây Vực.

Bắc và nam Hung Nô

Quyền lực mới của người Hung Nô là trùng hợp với chính sách xoa dịu của Hán Quang Vũ Đế (5 TCN-57, cầm quyền từ năm 25 đến năm 57). Khi ở đỉnh cao nhất của quyền lực, Hô Đô Nhi Thi thậm chí còn so sánh mình với ông tổ nổi tiếng là Mặc Đốn. Tuy nhiên, do chủ nghĩa cục bộ địa phương lại gia tăng giữa những người Hung Nô nên Hô Đô Nhi Thi đã không bao giờ có thể thiết lập uy quyền ở mức không bị tranh cãi. Khi ông chỉ định con trai mình làm người kế vị (trái với quy tắc truyền ngôi cho anh em do Hô Hàn Tà đề ra) thì Bỉ, khi ấy là hữu hiền vương, đã từ chối tham dự cuộc họp mặt hàng năm tại cung điện của thiền vu.

Là con trai lớn của thiền vu trước đó, Bỉ có quyền đòi hỏi sự kế vị. Năm 48, hai năm sau khi con trai của Hô Đô Nhi Thi là Bồ Nô lên ngai vàng, tám bộ lạc Hung Nô trong khu vực căn cứ của Bỉ tại miền nam, với lực lượng khoảng 40.000 đến 50.000 người, đã tôn Bỉ làm thiền vu của họ. Trong suốt thời Đông Hán, hai nhóm này được gọi là nam Hung Nô và bắc Hung Nô.

Bị người Hung Nô miền bắc chèn ép mạnh và bị tổn thất bởi thiên tai, Bỉ đã đưa người Hung Nô miền nam trở lại quan hệ triều cống với Trung Quốc của nhà Hán vào năm 50. Hệ thống triều cống đã được thắt chặt đáng kể để giữ người Hung Nô miền nam dưới sự giám sát của nhà Hán. Thiền vu được lệnh phải đặt kinh đô tại huyện Meiji của quận Tây Hà. Người Hung Nô miền nam đã được tái định cư tại 8 quận vùng biên giới. Cùng thời gian đó, một lượng lớn người Hán đã bị ép buộc phải di cư tới các quận này, tại đây các khu định cư hỗn tạp bắt đầu xuất hiện.

Về mặt kinh tế, người Hung Nô miền nam gần như dựa hoàn toàn vào sự hỗ trợ của nhà Hán. Các quan hệ căng thẳng là hiển nhiên giữa những người Hán định cư và những người có cuộc sống du cư. Vì thế, năm 94 thiền vu An Quốc đã hợp nhất các lực lượng với người Hung Nô mới bị nô dịch hóa từ phía bắc để bắt đầu một cuộc nổi dậy lớn chống lại nhà Hán.

Vào cuối thời Đông Hán, người Hung Nô miền nam đã tham gia vào nhiều cuộc nổi dậy khi đó đang gây ra nhiều phiền toái cho nhà Hán. Năm 188, thiền vu Khương Cừ bị một số thần dân của mình ám sát vì đã đồng ý gửi quân đội đến giúp nhà Hán dẹp loạn tại Hà Bắc – nhiều người Hung Nô e ngại rằng điều này có thể trở thành tiền lệ cho sự phục vụ quân đội không có điểm kết thúc cho nhà Hán. Con trai của thiền vu bị sát hại này lên kế vị, nhưng ông này sau đó cũng đã bị những người nổi loạn này lật đổ vào năm 189. Ông ta chạy tới Lạc Dương để tìm kiếm sự trợ giúp của nhà Hán, nhưng vào thời gian đó thì triều đình nhà Hán cũng đang rối loạn do mâu thuẫn giữa các phe cánh của Hà Tiến và các hoạn quan, cũng như sau đó là sự chuyên quyền của Đổng Trác. Thiền vu này tên là Ư Phù La, với tước hiệu là Đặc Chí Thi Trục Hầu, đã không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc cùng những người đi theo ở lại Bình Dương, một thành phố thuộc Sơn Tây, Trung Quốc ngày nay. Năm 195, ông ta chết và người em ông ta tên là Hô Trù Tuyền đã kế nghiệp.

Năm 216, Tào Tháo đã cầm giữ Hô Trù Tuyền tại Nghiệp Thành  và chia những người đi theo ông ta tới Sơn Tây thành 5 bộ: tả, hữu, nam, bắc và trung. Điều này nhằm ngăn cản những người Hung Nô lưu vong tại Sơn Tây dính líu vào các cuộc nổi loạn, cũng như cho phép Tào Tháo sử dụng người Hung Nô làm các lực lượng bổ trợ cho đội quân kỵ binh của mình. Cuối cùng, tầng lớp qu‎ý tộc Hung Nô tại Sơn Tây đã đổi họ của mình từ Loan Thì ) thành Lưu vì các l‎ý do uy tín và thanh thế, khi họ cho rằng mình có quan hệ họ hàng với hoàng tộc nhà Hán, thông qua chính sách liên minh hôn nhân từ thời trước.

Sau thời Hô Trù Tuyền , người Hung Nô bị chia nhỏ thành 5 bộ lạc địa phương. Tình trạng dân tộc phức tạp của các khu định cư hỗn tạp tại khu vực biên giới bắt đầu từ thời Đông Hán đã tạo ra các hậu quả nghiêm trọng, đã không được chính quyền Trung Quốc nắm rõ cho đến tận cuối thế kỷ 3. Vào năm 260, Lưu Khứ Ti đã tổ chức liên minh Thiết Phất ở miền đông bắc và vào năm 290, Lưu Nguyên Hải đã làm thủ lĩnh của một nhóm nhỏ tại miền tây nam. Vào thời gian này, sự náo động của những người không phải là người Hán đã đạt tới quy mô đáng báo động dọc theo toàn biên giới của nhà Tây Tấn.

Đế quốc Hun

de quoc Hun

Người Hung là từ để chỉ những người dân du cư hay bán du cư trên lưng ngựa trong một liên minh lỏng lẻo ở khu vực Trung Á, có lẽ ban đầu sinh sống trong khu vực từ ven hồ Issyk Kul (ngày nay thuộc Kyrgyzstan) tới Ulan Bator (thủ đô của Mông Cổ ngày nay). Người Hung có lẽ đã đóng vai trò quan trọng trong lịch sử sau này của cả châu Á lẫn châu Âu.

Một số trong số các bộ lạc Á-Âu này đã di chuyển tới châu Âu trong thế kỷ 4 và 5, đáng chú ý nhất là dưới sự trị vì của Attila. Buổi đầu thời kỳ Trung Cổ, người Hung trở thành những Kỵ binh tàn bạo khét tiếng ở châu Âu. Họ khuếch trương mở rộng bờ cõi và đánh bại được người La Mã. Người Hung còn lại ở châu Á được ghi nhận bởi các dân tộc láng giềng về phía nam, đông và tây như là những người đã chiếm khu vực Trung Á trong khoảng thời gian từ thế kỷ 4 tới thế kỷ 6, với một số ít còn sống sót tại khu vực Kavkaz cho tới tận thế kỷ 8. Theo các tác giả của La Mã cổ đại thì người Hung thuộc chủng Mongoloid theo vẻ dáng bề ngoài. Miêu tả còn sót lại duy nhất về sự xuất hiện của Attila là của Priscus: “vóc người thấp, với ngực rộng và đầu to; các mắt nhỏ, râu màu xám và lưa thưa; ông có mũi tẹt và nước da ngăm đen, chỉ ra các chứng cứ về nguồn gốc của ông“.

Các nghiên cứu và tranh luận về nguồn gốc tổ tiên châu Á của người Hung vẫn đang diễn ra, kể từ thế kỷ 18. Ví dụ, các nhà ngữ văn học hiện vẫn còn tranh cãi là tên dân tộc nào từ các nguồn Trung Quốc, Ba Tư hay Armenia là đồng nhất với thuật ngữ Hunni trong tiếng Latinh hay Chounnoi trong tiếng Hy Lạp như là chứng cứ về nhân dạng của người Hung.

Các nghiên cứu di truyền học gần đây chỉ ra rằng các liên minh lớn của các chiến binh thảo nguyên là không đồng nhất về mặt dân tộc, mà bao gồm nhiều bộ tộc du cư gốc Á-Âu rất khác nhau, bao gồm cả nhóm Ural-Altai (bao gồm các bộ lạc gốc Turk, Tungus, Mông Cổ và Phần Lan-Ugra) cũng như nhóm Ấn-Âu (bao gồm các bộ lạc Scythia Iran như Alan và Sarmatia; các bộ lạc người Đức như Gepid, Goth; và Slav). Nhân dạng người Hung xa hơn nữa là một điều phức tạp và khó khăn do sự nổi tiếng của tên gọi này, vì dường như nhiều thị tộc đã tuyên bố mình là hậu duệ của người Hung vì sự kiêu hãnh của tên gọi đó. Tương tự, các nhà chép sử Hy Lạp hay Latinh có thể sử dụng thuật ngữ “người Hung” theo ngữ cảnh chung nhất, để miêu tả các đặc trưng xã hội hay bộ tộc, nguồn gốc xuất xứ được tin tưởng hay sự nổi tiếng.”Tất cả những gì chúng ta có thể nói một cách chắc chắn”, Walter Pohl viết,”là tên gọi người Hung, vào cuối thời kỳ cổ đại, đã miêu tả các nhóm thống trị có danh tiếng của các chiến binh trên thảo nguyên”. Các quan điểm này đến từ ngữ cảnh của thuyết vị chủng và chủ nghĩa dân tộc trong chép sử của các thế hệ trong quá khứ, trong đó người ta thường giả định rằng tính đồng nhất dân tộc phải là nền tảng của những người đồng nhất về mặt chủng tộc về phương diện xã hội và văn hóa.

Các chứng cứ từ các nghiên cứu di truyền học và nguồn gốc dân tộc học mâu thuẫn với các học thuyết truyền thống dựa trên các ghi chép trong sử sách Trung Hoa, khảo cổ học, ngôn ngữ học và các chứng cứ trực tiếp khác. Các học thuyết này chứa đựng các yếu tố khác nhau: rằng tên gọi “Hung” đầu tiên đã miêu tả nhóm cai trị du cư của các chiến binh mà nguồn gốc dân tộc của họ là từ Trung Á, và có thể nhất là khu vực ngày nay thuộc Mông Cổ; rằng rất có thể họ có họ hàng với (hay là một phần của) người Hung Nô (lần đầu tiên được Joseph de Guignes đề xuất vào thế kỷ 18); rằng người Hung Nô đã bị người Hán đánh bại; và rằng tại sao họ rời bỏ Mông Cổ và di chuyển về phía tây, cuối cùng xâm chiếm châu Âu sau đó khoảng 200 năm. Các chứng cứ gián tiếp bao gồm sự chuyển giao của cung hỗn hợp, cái gọi là cung của người Hung, từ Trung Á sang phía tây.

Điều này đã ăn sâu vào trong thuật chép sử phương Tây (và cả phương Đông), nhưng các chứng cứ thông thường lại là gián tiếp hay còn mơ hồ. Trên thực tế, người Hung không để lại một ghi chép nào dưới dạng văn bản. Cũng không có ghi chép nào về điều gì đã xảy ra trong khoảng thời gian họ rời bỏ Trung Quốc cho tới khi họ tiến vào châu Âu (khoảng 150-200 năm sau). Đề cập cuối cùng về người Hung Nô là người Bắc Hung Nô đã bị người Hán đánh bại vào năm 151 tại khu vực hồ Barkol, sau đó họ chạy vào thảo nguyên phía tây tại K’ang-chü (trung tâm ở Turkestan tại Kazakhstan). Các ghi chép trong sử sách Trung Quốc trong giai đoạn từ thế kỷ 3 và thế kỷ 4 gợi ý rằng có một bộ lạc nhỏ, gọi là Yueban, những người còn sót lại của người Bắc Hung Nô, đã sinh sống xung quanh vùng thảo nguyên của Kazakhstan.

Một vài chứng cứ gần đây cho thấy có sự liên hệ về chính trị và văn hóa giữa người Hung và người Hung Nô. Các nguồn sử liệu Trung Á (của Sogdia (Túc Đặc) và Bactria (Đại Hạ)) trong thế kỷ 4 phiên dịch “Hung” như là “Hung Nô” và “Hung Nô” như là “Hung”; ngoài ra, những cái vạc của người Hung Nô và người Hung trên thực tế là đồng nhất, và đã được chôn cất tại các nơi tương tự như nhau (các bờ sông) tại Hungary và Ordos.

Người Hung cũng có thể có nguồn gốc từ người Turk. Trường phái tư tưởng này nổi lên khi Joseph de Guignes trong thế kỷ 18 đồng nhất người Hung với người Hung Nô. Nó được O. Maenchen-Helfen hỗ trợ trên cơ sở các nghiên cứu ngôn ngữ học của ông.] Học giả người Anh là Peter Heather gọi người Hung là “nhóm đầu tiên của người du cư gốc Turk, khi đối chọi với người Iran, đã xâm nhập vào châu Âu”.Nhà nghiên cứu người Thổ Nhĩ Kỳ là Kemal Cemal cũng ủng hộ cho sự khẳng định này bằng cách chỉ ra sự tương đồng trong các từ và tên gọi trong tiếng Turk và tiếng Hung, cũng như sự tương tự trong hệ thống quản lý cai trị của các bộ lạc người Hung và người Turk. Nhà sử học Hungary là Gyula Nemeth cũng ủng hộ quan điểm này. Nhà sử học người Duy Ngô Nhĩ là Turghun Almas (Thổ Nhĩ Hồng A Lực Mã Tư) cũng đề xuất một mối liên hệ giữa người Hung và người Duy Ngô Nhĩ, là những người sử dụng ngôn ngữ gốc Turk hiện còn sống chủ yếu ở Tân Cương, Trung Quốc.

Cái gọi là “người Hung trắng” của Procopius có lẽ không có gì liên quan với người Hung theo nghĩa kinh điển, mà có lẽ có quan hệ với những người gốc Ấn-Âu như người Iran hay người Nguyệt Chi

Lịch sử

Dionysius Periegetes miêu tả những người có thể là người Hung, sống cạnh biển Caspi vào thế kỷ 2. Vào năm 139, nhà địa lý châu Âu là Ptolemy đã viết rằng “Khuni” nằm bên kia sông Dnepr và do người “Suni” cai trị. Ông liệt kê “Chuni” trong số các bộ lạc Hung trắng “Sarmatia” trong thế kỷ 2, mặc dù vẫn không rõ là những người này có phải là người Hung hay không. Nhà sử học người Armenia trong thế kỷ 5 là Moses ở Khorene, trong cuốn “Lịch sử Armenia” của mình đã giới thiệu Hunni gần với người Sarmatia và miêu tả sự chiếm đóng thành phố Balk (“Kush” trong tiếng Armenia) của họ vào thời gian khoảng giữa các năm 194 tới 214, điều này giải thích tại sao người Hy Lạp gọi thành phố này là Hunuk.

Sau thất bại của người Hung Nô trước nhà Hán, lịch sử Hung Nô đã không được nhắc tới trong hàng thế kỷ; sau đó, họ Lưu của thiết phất nam Hung Nô đã cố gắng thành lập một nhà nước ở miền tây Trung Quốc . Người Tây Nhung (Xion) xuất hiện trên vũ đài chính trị tại Transoxiana năm 320 ngay sau khi Cận Chuẩn lật đổ Lưu Sán ( làm cho người Hung Nô rơi vào hỗn loạn. Sau đó Kidara xuất hiện để dẫn dắt người Tây Nhung và gây sức ép đối với người Quý Sương.

Ở phía tây, người Đông Goth đã tiếp xúc với người Hung vào khoảng năm 358. Người Armenia đề cập tới Vund vào khoảng năm 370: thủ lĩnh đầu tiên được ghi chép lại của người Hung tại khu vực Kavkaz. Người La Mã đã mời người Hung ở phía đông Ukraina tới sinh sống tại Pannonia năm 361, và năm 372, dưới sự chỉ huy của vua của mình là Balimir, họ đã tiến về phía tây và đánh bại người Alan. Ở phía đông, vào đầu thế kỷ 5, thiết phất Hạ là triều đại cuối cùng của người Nam Hung Nô ở miền tây Trung Quốc và người Alchon / người Huna đã xuất hiện tại khu vực ngày nay là Afghanistan và Pakistan. Từ thời điểm này việc giải mã lịch sử người Hung đối với các nhà đa ngôn ngữ học trở nên dễ dàng hơn với các sự kiện được ghi chép tương đối rõ ràng hơn trong các nguồn sử liệu Đông La Mã, Armenia, Iran, Ấn Độ và Trung Quốc.

Người Hung châu Âu ( người Hun đen)

Người Hung xuất hiện tại châu Âu vào thế kỷ 4, dường như là từ Trung Á. Họ lần đầu tiên xuất hiện ở phía bắc biển Đen, buộc một lượng lớn người Goth phải tị nạn tại đế quốc La Mã; sau đó người Hung xuất hiện ở phía tây của dãy núi Carpat trong khu vực Pannonia, có lẽ vào khoảng năm 400 – 410, có thể là nguyên nhân gây ra sự di cư hàng loạt của các bộ lạc gốc Đức về phía tây, dọc theo sông Rhein vào tháng 12 năm 406. Đời hai vua Octar và Rugila, người Hung tấn công người Burgundy. Nhưng Octar qua đời trong đêm chinh chiến, quân Hung “rắn mất đầu” nên bị quân Burgundy đánh cho đại bại.

Sự thành lập đế quốc Hung trong thế kỷ 5 đánh dấu trường hợp sớm trong lịch sử của cái gọi là di cư trên lưng ngựa. Dưới sự lãnh đạo của Attila – một Thành Cát Tư Hãn của Âu châu, người Hung đã giành được thắng lợi trước một loạt các kẻ thù được tổ chức tốt bằng cách sử dụng các vũ khí có ưu thế hơn như cung của người Hung và hệ thống thu thuế được tổ chức tốt. Bổ sung cho sự giàu có của người Hung là việc cướp bóc các thành phố giàu có của đế quốc La Mã ở phía nam, nhờ vậy, họ đã duy trì được lòng trung thành của hàng loạt các bộ lạc chư hầu.

Người Hung của Attila đã hợp nhất các nhóm người từ các bộ lạc không có quan hệ họ hàng gì. Tại châu Âu, người Alan, người Gepid, người Scirii, người Rugia, người Sarmatia, người Slav và người Goth tất cả đều hợp nhất dưới sự chỉ huy quân sự của người Hung. Khởi phát từ kinh đô của ông ở Hungary, Attila đã gầy dựng Đế quốc Hung trải dài từ biển Baltic cho đến vùng Balkan, và từ sông Rhine cho tới Hắc Hải. Thời đó, Attila – “Ngọn roi da của Thượng đế” – cùng những chiến binh của ông là nỗi sợ hãi của người châu Âu, gây cho người La Mã phải kinh hoàng. Kể từ năm 441, quân Hung đánh các tỉnh miền Tây Balkan của Đế quốc Đông La Mã, chiếm lĩnh được Viminacium. Vào năm sau tức là năm 442, họ tiếp tục gây chiến với người La Mã. Quân Đông La Mã do đại tướng Aspar thống lĩnh liên tiếp bại trận. Quân Hung cướp được Margus, sau đó đánh thọc sâu vào phía Nam và chiếm lấy Naissus.Vào năm 447, quân Hung tấn công miền Thrace của Đế quốc Đông La Mã nhưng phải rút lui trong một dịch bệnh.Tuy nhiên, vào năm 450, trong trận đại chiến tại Châlons, liên quân Hung – Đông Goth do Attila thân chinh thống suất bị liên quân Tây La Mã – Tây Goth do đại tướng Flavius Aetius chỉ huy đánh cho thảm bại. Đại bại tại Châlons đã giết tươi huyền thoại về một Attila bất khả chiến bại. Đồng thời, quân Hung cũng không thể chiếm được thành La Mã ở Đế quốc Tây La Mã và kinh thành Constantinopolis của Đế quốc Đông La Mã. Sau khi Attila chết, một số trong số những người Hung của ông đã định cư tại Pannonia, nhưng đế chế đã tan rã sau khi các con trai của ông bị liên minh Ardaric đánh bại tại trận Nedao năm 454, tại khu vực ngày nay là Nedava.

Ký ức về sự xâm chiếm của người Hung được truyền miệng giữa những người gốc Đức và là một phần quan trọng trong Völsunga saga và Hervarar saga của người Na Uy cổ đại, cũng như trong Nibelungenlied của tiếng Đức trung cao địa, tất cả chúng đều miêu tả sinh động các sự kiện trong thời kỳ di cư đã diễn ra trước khi chúng được viết ra cỡ một thiên niên kỷ. Vị vua kiệt xuất nhất của người Hung là Attila cũng trở nên trứ danh trong nền văn học dân gian nước Đức. Trong Hervarar saga, người Goth đã có sự tiếp xúc đầu tiên với những người Hung sử dụng cung và gặp họ trong trận chiến mang tính thiên sử thi trên vùng đồng bằng ven sông Danube. Trong Völsunga saga và trong Nibelungenlied, Attila (Atli trong tiếng Na Uy cổ và Etzel trong tiếng Đức) đã đánh bại vua của người Frank là Sigebert I (Sigurðr hay Siegfried) và vua của người Burgundi là Guntram (Gunnar hay Gunther), nhưng sau này bị hoàng hậu Fredegund (Gudrun hay Kriemhild) ám sát, bà này là chị/em của người sau và là vợ của người trước.

Nhiều dân tộc đã cố gắng khẳng định mình như là người kế tục các truyền thống văn hóa và dân tộc của người Hung. Ví dụ, Tên gọi của các hãn Bulgar có thể chỉ ra rằng những người này tin tưởng rằng họ chính là hậu duệ của Attila. Người Bulgar có lẽ đã là một phần của liên minh bộ lạc người Hung trong một thời gian nào đó, và một số học giả trong quá khứ đã đặt giả thuyết rằng tiếng Chuvash (được coi là xuất phát từ tiếng Bulgar) là họ hàng còn sót lại gần gũi nhất với tiếng Hung.

Người Magyar (người Hungary) cũng tuyên bố mình là người thừa kế các di sản của người Hung. Do những người Hung đã xâm chiếm châu Âu có lẽ là một liên minh lỏng lẻo của các tộc người khác nhau nên hoàn toàn có thể cho rằng người Magyar là một phần của người Hung. Cho tới đầu thế kỷ 20, nhiều nhà sử học Hungary tin tưởng rằng người Székely (tiếng Hungary “dân tộc anh em”) – những người sống tại khu vực Transylvania – là các hậu duệ của người Hung.

Trong khi một điều rõ ràng là người Hung để lại hậu duệ trên toàn khu vực Đông Âu thì sự tan rã của đế quốc Hung nghĩa là họ không bao giờ có lại được danh tiếng đã mất. Một trong số các lý do là người Hung chưa bao giờ có cơ chế được thiết lập hoàn chỉnh như một chính thể nhà nước, chẳng hạn như hệ thống quan lại và thuế, không giống như của người Magyar hay của Kim Trướng Hãn Quốc sau này. Một khi đã là vô tổ chức thì người Hung rất dễ dàng bị các chính thể có tổ chức tốt hơn lôi cuốn và làm cho tổ chức của người Hung tan rã.

Đế quốc Nguyệt Chi (yueh Chi)

Yueh-Chih Migrations

Nguyệt Chi hay Đại Nguyệt Chi , là tên gọi trong tiếng Trung để chỉ những người Trung Á cổ đại. Người ta cho rằng họ chính là (hoặc có quan hệ họ hàng gần gũi với ) người Tochari theo cách gọi của người Hy Lạp cổ. Ban đầu họ định cư trong các vùng đồng cỏ khô cằn thuộc miền đông khu vực lòng chảo Tarim, ngày này có lẽ thuộc Tân Cương, Cam Túc và có thể là cả Kỳ Liên Sơn ở Trung Quốc, trước khi họ di cư tới Transoxiana, Bactria (Đại Hạ) và sau đó là miền bắc Ấn Độ, là nơi mà họ lập ra Vương triều Quý Sương.

Nguồn gốc

Những ghi chép đầu tiên về người Nguyệt Chi có từ năm 645 TCN trong Quản tử của tác giả Trung Quốc Quản Trọng. Ông miêu tả người Ngu Chi hay Ngưu Chi là những người từ miền tây bắc đã cung cấp ngọc bích cho người Hán từ những dãy núi gần đó của nước Ngu Chi tại Cam Túc. Việc cung cấp ngọc bích từ lòng chảo Tarim trong thời cổ đại đã dược chứng minh khá rõ ràng bằng các tài liệu khảo cổ học: “Một điều rất rõ ràng là các vị vua Trung Quốc cổ đại rất thích ngọc bích. Tất cả các đồ bằng ngọc bích khai quật được tại khu lăng mộ của Phụ Hảo nhà Thương, chứa trên 750 miếng, tất cả đều từ Hòa Điền (Khotan) thuộc Tân Cương ngày nay. Từ rất sớm, khoảng giữa thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên thì người Nguyệt Chi đã tham gia vào việc buôn bán ngọc bích, trong đó những người tiêu dùng chủ yếu là các vị vua của nước Trung Hoa nông nghiệp”.

Người Nguyệt Chi cũng được đề cập chi tiết trong các sử sách Trung Hoa, cụ thể là trong “Sử Ký” (thế kỷ 2-1 TCN) của Tư Mã Thiên. Theo các tài liệu này, “người Nguyệt Chi ban đầu sống trong khu vực giữa Kỳ Liên Sơn (hoặc Thiên Sơn) và Đôn Hoàng” (Sử Ký, 123), tương ứng với nửa phía đông của lòng chảo Tarim và phần phía bắc của Cam Túc.

Người Nguyệt Chi có thể là những người thuộc đại chủng Kavkaz, như được chỉ ra bởi các chân dung của các vị vua trên các đồng tiền họ đã đúc ra sau khi di cư tới Transoxiana (thế kỷ 2-thế kỷ 1 TCN), và đặc biệt là các đồng tiền họ đúc tại Ấn Độ khi cai trị vương triều Quý Sương (thế kỷ 1-thế kỷ 3). Tuy nhiên, không có các ghi chép trực tiếp nào về tên gọi của các vị vua Nguyệt Chi, và các chân dung trên những đồng tiền đầu tiên của họ có thể không chính xác.

Các nguồn tư liệu của người Trung Hoa cổ đại đã miêu tả sự tồn tại của “người da trắng với tóc dài” (Người Bạch trong Sơn Hải Kinh) bên ngoài biên giới phía tây bắc của họ, và các xác ướp Tarim được bảo quản khá tốt với các đặc trưng của người Kavkaz, thường với tóc hung vàng hoặc nâu đỏ, hiện nay được trưng bày tại viện bảo tàng Ürümqi (Ô Lỗ Mộc Tề) và có niên đại khoảng thế kỷ 3 TCN, đã được tìm thấy trong cùng một khu vực của lòng chảo Tarim.

Các ngôn ngữ Tochari Ấn-Âu cũng đã được chứng thực trong cùng một khu vực địa lý. Mặc dù chứng cứ chữ khắc đầu tiên hiện đã biết chỉ có niên đại vào khoảng thế kỷ 6, nhưng mức độ phân hóa giữa tiếng Tochari A và Tochari B cũng như sự thiếu vắng các dấu tích của tiếng Tochari bên ngoài khu vực này đều có xu hướng chỉ ra rằng tiếng Tochari chung đã từng tồn tại trong cùng khu vực định cư của người Nguyệt Chi trong nửa sau của thiên niên kỷ 1 TCN.

Theo một giả thuyết, người Nguyệt Chi có lẽ là một phần của nhóm lớn những người di cư nói các thứ tiếng thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu, đã từng định cư ở miền đông khu vực Trung Á (có thể xa tới tận Cam Túc) vào thời gian đó. Một ví dụ khác là các xác ướp của người Kavkaz tại Pazyryk, có lẽ có nguồn gốc là người Scythia, nằm cách khu vực của người Nguyệt Chi khoảng 1.500 km về phía tây bắc và có niên đại khoảng thế kỷ 3 TCN.

Theo các tài liệu thời nhà Hán, người Nguyệt Chi “đã rất phồn thịnh” trong thời gian trị vì của vị hoàng đế đầu tiên của nhà Tần, nhưng họ thường xuyên có mâu thuẫn với bộ lạc láng giềng là người Hung Nô ở phía đông bắc.

Di cư của người Nguyệt Chi

Người Nguyệt Chi đôi khi cũng thực hiện việc trao đổi con tin với người Hung Nô, và từng có thời cầm giữ Mặc Đốn, con trai của vị thủ lĩnh Hung Nô. Mặc Đốn đã lấy trộm một con ngựa và bỏ trốn khi người Nguyệt Chi định giết ông để trả đũa cho cuộc tấn công của cha ông này. Mặc Đốn sau này trở thành vua Hung Nô sau khi giết cha mình.

Vào khoảng năm 177 TCN, được một thủ lĩnh một bộ lạc của Mặc Đốn chỉ huy thì người Hung Nô đã đánh vào lãnh thổ của người Nguyệt Chi tại khu vực Cam Túc và đã giành được một thắng lợi quan trọng. Mặc Đốn khoe khoang trong một bức thư gửi cho hoàng đế nhà Hán rằng, do “sự tuyệt vời của các chiến binh, và sức mạnh của bầy ngựa của mình, ông đã giành thắng lợi trong việc tiêu diệt người Nguyệt Chi, tàn sát hoặc ép phục tùng toàn bộ bộ lạc này”. Con trai của Mặc Đốn, Kê Chúc, sau đó đã sát hại vua của người Nguyệt Chi và theo truyền thống của những bộ lạc du cư, “đã làm chiếc cốc uống từ đầu lâu ông này”.

Theo các sử liệu Trung Quốc, một phần lớn người Nguyệt Chi vì thế đã nằm dưới sự thống trị của nguời Hung Nô, và họ có thể là tổ tiên của những người nói tiếng Tochari đã được chứng thực vào thế kỷ 6. Một nhóm rất nhỏ người Nguyệt Chi chạy về phía nam tới lãnh thổ của người Khương, và được người Trung Quốc biết đến như là “Tiểu Nguyệt Chi”. Theo Hán thư, họ chỉ có khoảng 150 gia đình.

Cuối cùng, một nhóm lớn người Nguyệt Chi đã chạy khỏi khu vực lòng chảo Tarim/ Cam Túc về phía tây bắc, đầu tiên định cư tại thung lũng Ili, ngay phía bắc dãy núi Thiên Sơn, tại đó họ phải đương đầu và đánh bại người Sai (Sakas hay người Scythia): “Người Nguyệt Chi tấn công vua của người Sai, người đã di chuyển một khoảng cách đáng kể về phía nam và người Nguyệt Chi sau đó đã chiếm đất của ông ta” (Hán Thư 61 4B). Người Sai cũng phải di cư, và họ đã tới Kashmir, sau khi vượt qua “chỗ vượt lơ lửng” (có lẽ là đèo Khunjerab giữa Tân Cương và miền bắc Pakistan ngày nay). Người Sakas cuối cùng đã thành lập ra vương quốc Ấn Độ-Scythia ở miền bắc Ấn Độ ngày nay.

Sau năm 155 TCN, người Ô Tôn, liên kết với người Hung Nô và để trả thù cho các mâu thuẫn trước đây, đã xua đuổi người Nguyệt Chi và ép họ phải chạy về phía nam. Người Nguyệt Chi đã vượt qua khu vực văn minh đô thị láng giềng là Đại Uyên tại Ferghana, và định cư trên bờ phía bắc của sông Oxus, trong khu vực của Transoxiana, ngày nay thuộc Tajikistan và Uzbekistan, chỉ ngay phía bắc của Vương quốc Hy Lạp-Bactria. Thành phố Alexandria trên sông Oxus của người Hy Lạp dường như đã bị người Nguyệt Chi đốt cháy hoàn toàn vào khoảng năm 145 TCN.

Định cư tại Transoxiana

Một phái bộ Trung Quốc, do Trương Khiên chỉ huy đã đến nơi ở của người Nguyệt Chi vào năm 126 TCN, với mục đích tìm kiếm một liên minh với người Nguyệt Chi để chống lại mối đe dọa từ người Hung Nô ở phía bắc. Mặc dù đề nghị lập liên minh đã bị con trai của vị vua Nguyệt Chi (bị giết trước kia) từ chối, ông này mong muốn duy trì hòa bình tại Transoxiana hơn là trả thù, nhưng Trương Khiên đã lập được bản báo cáo chi tiết (được ghi nhận trong Sử Ký), tạo điều kiện cho người ta hiểu rõ hơn tình hình ở Trung Á vào thời gian đó.

Trương Khiên, người đã lưu lại Nguyệt Chi và Đại Hạ trong một năm, thuật lại rằng “Đại Nguyệt Chi sống cách Đại Uyên (Fergana) khoảng 2.000 hoặc 3.000 lí (1.000-1.500 km) về phía tây, về phía bắc của sông Gui (Oxus). Họ có biên giới phía nam với Đại Hạ (Bactria), về phía tây với An Tức (Parthia), và về phía bắc với Khang Cư (Hazrat-e Turkestan – thuộc trung Jaxartes). Họ là các bộ lạc du cư, đi từ nơi này tới nơi khác thành đoàn, và tập quán của họ là tương tự như của người Hung Nô. Họ có khoảng 100.000 hay 200.000 cung thủ”.

Mặc dù họ vẫn luôn ở phía bắc sông Oxus, nhưng dường như họ đã có được sự phục tùng từ phía Vương quốc Hy Lạp-Bactria ở phía nam sông Oxus. Người Nguyệt Chi tổ chức thành 5 bộ lạc chính, mỗi bộ lạc do một yabgu đứng đầu, và được người Trung Quốc gọi là Hưu Mật ở Tây Wakhān và Zibak, Quý Sương ) ở Badakhshan và các lãnh thổ cận kề ven sông Oxus, Song Mĩ trong khu vực Shughnan, Hật Đốn trong khu vực Balk, và Đô Mật trong khu vực Termez.

Miêu tả về vương quốc Đại Hạ (Hy Lạp-Bactria) của Trương Khiên sau khi vương quốc này bị người Nguyệt Chi xâm chiếm:

“Đại Hạ nằm cách Đại Uyên trên 2.000 lí về phía tây nam, phía nam sông Gui (Oxus). Người dân quốc gia này canh tác đất và có các thành phố và nhà cửa. Tập quán của họ là tương tự như của Đại Uyên. Họ không có người cai trị vĩ đại mà chỉ có các thủ lĩnh nhỏ cai quản các thành phố khác nhau. Người dân là kém cỏi trong việc sử dụng vũ khí và sợ đánh trận, nhưng họ lại thông minh trong buôn bán. Sau khi người Đại Nguyệt Chi chuyển về phía tây và tấn công các vùng đất, thì toàn bộ quốc gia này nằm dưới sự thống trị của họ. Dân số của nước này khá lớn, ước khoảng 1.000.000 hoặc hơn. Kinh đô của họ là thành phố Lanshi (Bactra) và có chợ mà ở đó mọi thứ hàng hóa được mua và bán”. (“Sử Ký”, Tư Mã Thiên, phần về Trương Khiên)

Xâm chiếm Đại Hạ (Bactria)

Năm 124 TCN người Nguyệt Chi dường như đã tham dự vào cuộc chiến chống lại người Parthia, trong đó vua Parthia Artabanus I đã bị thương và chết:

“Trong cuộc chiến chống lại người Tokhari, ông (Artabanus) đã bị thương vào tay và chết ngay lập tức” (Justin, Epitomes, XLII,2,2)

Một thời gian sau năm 124 TCN, có lẽ bị rối loạn bởi sự xâm nhập của các kẻ thù từ phương bắc, và dường như bị vua Parthia, người kế nghiệp của vua Artabanus, Mithridates II đánh bại nên người Nguyệt Chi đã di chuyển xuống phía nam tới Bactria. Bactria đã bị những người Macedonia dưới sự chỉ huy của Alexandros Đại Đế xâm chiếm vào năm 330 TCN và kể từ đó vùng này đã được những người thuộc Vương quốc Seleukos và vương quốc Hy Lạp-Bactria thuộc nền văn minh Hy Lạp định cư trong hai thế kỷ.

Sự kiện này được ghi chép trong các nguồn sử liệu Hy Lạp cổ điển, khi Strabo gọi họ là bộ lạc người Scythia, và giải thích rằng người Tokhari—cùng với người Assianis, Passianis và Sakaraulis—đã cùng nhau phá huỷ vương quốc Hy Lạp-Bactria trong nửa sau của thế kỷ 2 TCN:

“Phần lớn người Scythia, bắt đầu từ biển Caspi, được gọi là Dahae Scythae, và những người sống xa hơn về phía đông là người Massagetae và người Sacae; phần còn lại có tên gọi chung là người Scythia, nhưng mỗi bộ lạc riêng rẽ đều có tên riêng biệt. Tất cả, hoặc phần lớn trong số họ, là những người du cư. Những bộ lạc được biết đến nhiều nhất là những người đã lấy đi Bactria của người Hy Lạp, đó là người Asii, Pasiani, Tochari, và Sacarauli, những người đã đến đây từ quốc gia ở phía bên kia sông Jaxartes, đối diện với Sacae và Sogdian.”(Strabo, 11-8-1)

Vị vua cuối cùng của vương quốc Hy Lạp-Bactria là Heliocles I đã phải rút lui và chuyển kinh đô của mình tới thung lũng Kabul. Phần phía đông của Bactria đã bị người Pashtun xâm chiếm.

Do họ bắt đầu định cư tại Bactria vào khoảng năm 125 TCN, nên người Nguyệt Chi bắt đầu bị Hy Lạp hóa ở một mức độ nào đó, chẳng hạn việc chấp nhận các chữ cái Hy Lạp và việc sử dụng đồng tiền, được đúc theo kiểu của của các vua Hy Lạp-Bactria, với các chữ viết trên đó bằng tiếng Hy Lạp. Khu vực của Bactria mà họ định cư trở thành Tokharistan, do người Nguyệt Chi được người Hy Lạp gọi là “người Tochari”.

Các quan hệ thương mại với Trung Quốc cũng đã rất phồn thịnh, nhiều phái bộ Trung Quốc đã được gửi đi trong suốt thế kỷ 1 TCN: “Lớn nhất trong số các đoàn sứ giả ra ngoại quốc có số lượng lên tới vài trăm người, trong khi thậm chí các nhóm nhỏ hơn cũng có trên 100 thành viên… Trong cả năm từ bất kỳ nơi nào đó cũng có từ 5 tới 6 hay tới trên 10 nhóm đã được gửi đi”. (Sử Ký).

Hậu Hán Thư cũng ghi lại cuộc viếng thăm của phái đoàn người Nguyệt Chi tới kinh đô của Trung Quốc vào năm 2 TCN, những người này đã giảng dạy bằng miệng về các kinh của Phật giáo cho nhiều người Hán, điều này nêu ra giả thuyết là một số người Nguyệt Chi đã theo các niềm tin của Phật giáo từ thế kỷ 1 TCN (Baldev Kumar (1973)).

Bản chú giải của của Zhang Shoujie sau này trong thế kỷ 7, trích dẫn từ Nanzhouzhi (văn bản từ thế kỷ 3, hiện đã mất) miêu tả người Quý Sương như là những người sống trong cùng một khu vực chung ở miền bắc Ấn Độ, trong các thành thị kiểu La Mã-Hy Lạp, và với nghề thủ công tinh xảo. Người Trung Quốc chưa bao giờ chấp nhận thuật ngữ “Quý Sương”, và vẫn tiếp tục gọi họ là “người Nguyệt Chi”:

“Đại Nguyệt Chi nằm ở khoảng 7 ngàn lí (2.500-3.000 km) về phía bắc Ấn Độ. Đất đai của họ nằm ở các cao độ lớn; khí hậu khô; khu vực này hoang vắng. Vua của nước này tự xưng là “con trời”. Tại nước này có nhiều ngựa để cưỡi với số lượng thường là đạt tới vài trăm ngàn. Bề ngoài các thành thị và cung điện là hoàn toàn tương tự như của Đại Tần (tên gọi cổ của người Trung Quốc để chỉ đế chế La Mã và Cận Đông). Da của những người này là trắng hồng. Những người này giỏi bắn cung và cưỡi ngựa. Các sản phẩm địa phương, sản vật hiếm, châu báu, quần áo và màn thảm là rất tốt, và thậm chí cả Ấn Độ cũng không thể so sánh với họ”.

Bành trướng vào Hindu-Kush

Khu vực Hindu-Kush (Paropamisadae) đã được các vị vua người Ấn Độ-Hy Lạp miền tây cai trị cho đến khi có sự trị vì của Hermaeus (trị vì từ khoảng 90 TCN–70 TCN). Sau thời gian này, không còn vị vua người Ấn Độ-Hy Lạp nào được biết đến nữa trong khu vực, có lẽ là do sự chiếm đóng của người Nguyệt Chi láng giềng, những người đã có quan hệ với người Hy Lạp trong một thời gian dài. Theo Bopearachchi, không có dấu vết nào của sự cư ngụ của người Ấn Độ-Scythia (không có các đồng tiền của các vị vua chính của người Ấn Độ-Scythia, chẳng hạn như Maues hoặc Azes I) được tìm thấy trong khu vực Paropamisadae và miền tây Gandhara.

Giống như họ đã làm ở Bactria với việc sao chép các đồng tiền Hy Lạp-Bactria, người Nguyệt Chi cũng đã sao chép các đồng tiền của Hermeaus ở mức độ lớn, tới khoảng năm 40, khi kiểu thiết kế pha trộn thành đồng tiền của vua Quý Sương Kujula Kadphises.

Hoàng thân đầu tiên của người Nguyệt Chi được ghi chép là Sapadbizes (có lẽ là hoàng thân của yabgu trong liên minh Nguyệt Chi), người trị vì khoảng năm 20 TCN, và được đúc hình trên các đồng tiền với các chữ Hy Lạp, cùng một kiểu như các vị vua Ấn -Hy Lạp miền tây.

Thành lập vương triều Quý Sương

Vào cuối thế kỷ 1 TCN, một trong năm bộ lạc của người Nguyệt Chi, người Quý Sương , đã nắm quyền kiểm soát liên minh Nguyệt Chi. Theo một số giả thuyết, người Quý Sương có thể không giống như người Nguyệt Chi, có lẽ là có nguồn gốc từ người Saka. Từ thời điểm này, người Nguyệt Chi mở rộng sự kiểm soát của họ ra các lãnh thổ miền tây bắc của tiểu lục địa Ấn Độ, thành lập ra Đế chế Quý Sương, đã cai trị khu vực này trong vài thế kỷ. Người Nguyệt Chi được các nền văn minh phương Tây biết đến như là người Quý Sương, tuy nhiên, người Trung Quốc vẫn gọi họ là người Nguyệt Chi trong các văn kiện sử sách của họ trong một giai đoạn vài thế kỷ.

Người Nguyệt Chi/ Quý Sương mở rộng về phía đông trong thế kỷ 1, để thành lập đế chế Quý Sương. Vị vua đầu tiên của Quý Sương là Kujula Kadphises đã gắn liền bề ngoài của chính ông với Hermaeus trên các đồng tiền của mình, gợi ý rằng ông là một trong số các hậu duệ của ông này thông qua hôn nhân, hoặc ít nhất là muốn thông báo về quyền hợp pháp của mình.

Sự thống nhất của các bộ lạc Nguyệt Chi và sự lớn mạnh của Quý Sương được ghi chép trong sử sách Trung Quốc như Hậu Hán Thư:

“Hơn một trăm năm sau, hấp hậu  của Quý Sương (Badakhshan và các lãnh thổ cận kề ở phía bắc sông Oxus), tên là Khâu Tựu Khước ( Kujula Kadphises) đã tấn công và tiêu diệt bốn hấp hậu khác. Ông tự mình làm vua của vương quốc gọi là Quý Sương (Kushan). Ông xâm chiếm An Tức (Parthia) và chiếm khu vực Cao Phụ (- tức Kabul). Ông cũng đánh bại toàn bộ các vương quốc Puta (Parthuaia, 55) và Kế Tân (Kapisa-Peshawar). Khâu Tựu Khước (Kujula Kadphises) đã ngoài 80 tuổi khi chết.

Con trai ông, Diêm Cao Trân () (Vima Takto), trở thành vua tại cung điện của ông. Ông đã trở lại và đánh bại Thiên Trúc (Tây bắc Ấn Độ) và lập ra chức Tổng trấn để kiểm soát và lãnh đạo nó. Người Nguyệt Chi sau đó trở nên rất giàu. Tất cả các vương quốc gọi [vua của họ] là vua Quý Sương (Kushan), nhưng nhà Hán gọi họ theo tên nguyên thủy của họ là Đại Nguyệt Chi”. (Hậu Hán Thư).

Người Nguyệt Chi/Quý Sương đã kết hợp Phật giáo vào trong các đền thờ của nhiều vị thần, họ trở thành những người khởi xướng chính của Phật giáo Đại thừa, và các ảnh hưởng tương tác của họ với nền văn minh Hy Lạp đã giúp cho nền văn hóa Gandhara và Hy Lạp-Phật giáo thịnh vượng.

Trong thế kỷ 1 và 2, Vương triều Quý Sương đã mở rộng các chiến dịch quân sự về phía bắc và chiếm đóng các phần của lòng chảo Tarim, vùng đất ban đầu của họ, đặt nó vào trung tâm của thương mại Trung Á đang sinh lợi với Đế chế La Mã. Họ có liên quan đến việc liên kết quân sự với người Trung Quốc để chống lại sự xâm nhập của các bộ lạc du cư, cụ thể là khi họ liên kết với tướng Trung Quốc là Ban Siêu để chống lại người Sogdian năm 84, khi những người này cố gắng ủng hộ cuộc nổi dậy của vua Kashgar. Khoảng năm 85, họ cũng hỗ trợ người Trung Quốc trong cuộc tấn công Thổ Phồn, ở miền đông lòng chảo Tarim.

Để đòi hỏi sự ghi nhận việc ủng hộ của mình với người Trung Quốc, người Quý Sương đã đòi hỏi (nhưng bị từ chối) các công chúa người Hán, ngay sau khi họ gửi các tặng phẩm cho triều đình Trung Quốc. Để trả thù, họ đã tấn công Ban Siêu năm 86 bằng một lực lượng tới 70.000 quân, nhưng, bị mệt mỏi do cuộc hành quân, cuối cùng họ đã bị lực lượng Trung Quốc ít người hơn đánh bại. Người Quý Sương phải rút lui và cống nộp cho hoàng đế Trung Hoa trong thời gian trị vì của Hán Hòa Đế (89-106).

Sau này, người Nguyệt Chi/Quý Sương đã thành lập một vương quốc đóng đô ở Kashgar vào khoảng năm 120, giới thiệu văn tự Brahmi, tiếng Prakrit của người Ấn Độ để quản lý, và nghệ thuật Hy Lạp-Phật giáo đã phát triển thành nghệ thuật Serindia.

Thu được lợi từ việc mở rộng lãnh thổ, người Nguyệt Chi/Quý Sương đã nằm trong số những người đầu tiên đưa Phật giáo vào miền bắc và đông bắc châu Á, bằng các cố gắng truyền giáo trực tiếp cũng như việc dịch các kinh sách của Phật giáo sang tiếng Trung. Các nhà truyền giáo và dịch giả lớn như Lokaksema (Chi Lâu Già Sấm) và Dharmaraksa (Trúc Pháp Hộ), là những người đã tới Trung Quốc và lập ra các cụm dịch thuật, bằng cách đó nằm ở trung tâm của Con đường tơ lụa trong chuyển giao của Phật giáo.

Người Trung Quốc giữ việc gọi người Quý Sương như là người Đại Nguyệt Chi trong nhiều thế kỷ. Trong Tam Quốc Chí ( chương 3), người ta ghi chép rằng năm 229 “Vua Đại Nguyệt Chi, Ba Điều ( Vasudeva I), đã gửi phái bộ của mình đến nộp cống phẩm, và Bệ hạ (Hoàng đế Tào Duệ- tức Ngụy Minh Đế) đã ban cho ông ta tước hiệu “Vua Đại Nguyệt Chi Thân thiết với nước Ngụy .”

Đế quốc Quý Sương (Kushan empire)

de quoc Quy Suong

Đế quốc Quý Sương, tức Đế quốc Kushan (vào khoảng thế kỷ thứ 1–3), là một cường quốc cổ đại tại Trung Á. Vào thời đỉnh cao (105-250), đế chế này trải dài từ Tajikistan tới Biển Caspi và từ Afghanistan xuống đến lưu vực sông Hằng. Đế chế này được thành lập từ bộ lạc Quý Sương của dân Nguyệt Chi đến từ Tân Cương (Trung Quốc) ngày nay, một dân tộc có thể có liên hệ với người Tochari. Do nằm tại trục giao thông huyết mạch của Trung Á, họ có quan hệ ngoại giao với Đế chế La Mã, Ba Tư Sassanid và nhà Hán Trung Quốc, và trong vài thế kỷ họ là trung tâm trao đổi giữa Đông Phương và Tây Phương.

Trong thế kỷ 1 và đầu thế kỉ 2 SCN ,người Quý Sương bành trướng nhanh chóng trên phần phía bắc của khu vực Nam Á ít nhất là xa tới tận Saketa và Sarnath gần Varanasi (Benares), nơi mà các chữ khắc đã được tìm thấy với niên đại tới những năm đầu của thời đại của vị vua Quý Sương nổi tiếng nhất, Kanishka, mà dường như bắt đầu khoảng năm 127 SCN.

Các vị vua Quý Sương là một nhánh của liên minh Nguyệt Chi. Trước đó họ là một dân tộc du mục cư trú tại các thảo nguyên phía tây bắc của Trung Quốc, họ di chuyển về phía tây nam và định cư ở Bactria cổ đại. Họ cũng đã có quan hệ ngoại giao với Đế chế La Mã, nhà Sassanid của Ba Tư và nhà Hán ở Trung Quốc. Đế chế này suy yếu từ thế kỷ thứ 3 và sụp đổ bởi đế chế Sassanid và Đế chế Gupta.

Một số dấu vết về sự hiện diện của người Quý Sương vẫn còn lại trong khu vực của Bactria và Sogdiana. Các công trình khảo cổ học được biết đến ở Takht-I-Sangin, Surkh Kotal (một ngôi chùa hoành tráng), và trong cung điện của Khalchayan. Một loạt các tác phẩm điêu khắc và những trụ gạch khác nhau đã được biết đến, đại diện là những cung thủ cưỡi ngựa, và đáng kể là một một người đàn ông với hộp sọ nhân tạo bị biến dạng, chẳng hạn như hoàng tử Quý Sương của Khalchayan (một thực tế cũng chứng thực về nguồn gốc du mục Trung Á). Người Trung Quốc đầu tiên gọi những người này là Nguyệt Chi và nói rằng họ thành lập đế quốc Quý Sương, mặc dù mối quan hệ giữa người Nguyệt Chi và Quý Sương vẫn còn chưa rõ ràng. Trên đống đổ nát của thành phố cổ đại Hy Lạp cổ đại như Ai-Khanoum, Người Quý Sương được biết đến vì đã xây dựng pháo đài bảo vệ. Vị vua trong thư tịch đầu tiên, và là một trong những người đầu tiên tuyên bố mình là một vị vua Quý Sương, tên là Heraios. Ông tự gọi chính mình là một “bạo chúa” trên đồng tiền của mình. Ông có thể là được một đồng minh của người Hy Lạp, và ông đã chia sẻ cùng một phong cách của tiền đúc. Heraios có thể là cha của hoàng đế Quý Sương đầu tiên, Kujula Kadphises.

Trong thế kỷ 1 trước Công nguyên, người Quý Sương đã trở nên hùng mạnh hơn các bộ lạc Nguyệt Chi khác, và thống nhất họ thành một liên minh chặt chẽ dưới quyền yabgu Kujula Kadphises . Tên Quý Sương đã được chấp nhận ở phương Tây và sửa đổi thành Kushan để chỉ liên minh này, mặc dù người Trung Quốc tiếp tục gọi họ là Nguyệt Chi.

Dần dần giành giật quyền kiểm soát của khu vực từ các bộ tộc Scythia, người Quý Sương bành trướng về phía nam tiến vào các khu vực theo truyền thống được biết đến là Gandhara và thiết lập hai kinh đô song song ở Kabul ngày nay và Peshawar mà sau đó được gọi là Kapisa và Pushklavati.

Người Quý Sương được cho chủ yếu là theo Hỏa Giáo .Tuy nhiên, từ triều đại Vima Takto, nhiều người Quý Sương bắt đầu chấp nhận các khía cạnh của văn hóa Phật giáo. Giống như Ai Cập, họ tiếp thụ các tàn dư của văn hóa Hy Lạp của các vương quốc Hy Lạp, ít nhất một phần bị Hy Lạp hóa. Đại đế Quý Sương Vima Kadphises có thể đã chấp nhận đạo Saivism, như phỏng đoán từ tiền xu đúc trong thời gian này.

Sự cai trị của người Quý Sương liên kết thương mại biển Ấn Độ Dương với thương mại của Con đường tơ lụa thông qua văn minh sông Ấn. Tại thời điểm đỉnh cao của triều đại, Người Quý Sương cai trị cai trị một vùng lãnh thổ lỏng lẻo mở rộng tới biển Aral ngày nay từ Uzbekistan, Afghanistan, và Pakistan tới miền bắc Ấn Độ.

Sự thống nhất lỏng lẻo và nền hòa bình tương đối của một vùng rộng lớn như vậy khuyến khích thương mại đường dài, mang lụa Trung Quốc tới Rome, và tạo ra chuỗi các trung tâm đô thị phát triển.

Bành trướng lãnh thổ

Bằng chứng khảo cổ trực tiếp về sự thống trị của người Quý Sương suốt một thời gian dài về cơ bản có sẵn trong một khu vực trải dài từ Surkh Kotal, Begram, kinh đô mùa hè của người Quý Sương, Peshawar kinh đô dưới thời Kanishka I, Taxila và Mathura, kinh đô mùa đông của người Quý Sương.

Các khu vực khác có thể nằm dưới sự cai trị của họ bao gồm Khwarezm Kausambi (các cuộc khai quật của trường Đại học Allahabad), Sanchi và Sarnath (chữ khắc với tên và ngày tháng của các vị vua Quý Sương), Malwa và Maharashtra, Orissa.

Văn bia Rabatak mới được phát hiện xác nhận ghi chép của Hậu Hán Thư, Weilüe, và những chữ khắc có niên đại vào đầu thời đại Kanishka (có thể khởi đầu năm 127 CN), rằng lãnh thổ Quý Suơng đã mở rộng sang khu trung tâm của miền bắc Ấn Độ vào đầu thế kỷ thứ 2.Các dòng 4-7 của văn bia mô tả những thành phố trực thuộc dưới sự cai trị của Kanishka, trong đó có sáu tên được nhận biết: Ujjain, Kundina, Saketa, Kausambi, Pataliputra, và Champa Về phía bắc, trong thế kỷ thứ 2 CN, người Quý Sương dưới thời Kanishka đã tiến hành những cướp phá khác nhau vào các lưu vực Tarim, dường như là đất đai ban đầu của tổ tiên của họ , người Nguyệt Chi,nơi họ đã có một số sự tiếp xúc với Trung Quốc. Cả hai phát hiện khảo cổ học và bằng chứng văn học cho thấy sự cai trị của người Quý Sương, tại Kashgar, Yarkand và Khotan.

Những cuộc chinh phục có thể diễn ra vào khoảng giữa năm 45 và 60, và đặt cơ sở cho Đế quốc Quý Sương mà đã nhanh chóng được mở rộng bởi các con cháu của ông.

Kujula đã ban hành rộng rãi một loạt tiền xu và là cha của ít nhất người hai con trai, Sadaṣkaṇa (người được biết đến chỉ từ hai câu khắc, đặc biệt là văn bia Rabatak, và dường như không bao giờ cai trị), và dường như là Vima Takto

Trong thế kỷ 1 và 2, Vương triều Quý Sương đã mở rộng các chiến dịch quân sự về phía bắc và chiếm đóng các phần của lòng chảo Tarim, vùng đất ban đầu của họ, đặt nó vào trung tâm của thương mại Trung Á đang sinh lợi với Đế chế La Mã. Họ có liên quan đến việc liên kết quân sự với người Trung Quốc để chống lại sự xâm nhập của các bộ lạc du cư, cụ thể là khi họ liên kết với tướng Trung Quốc là Ban Siêu để chống lại người Sogdian năm 84, khi những người này cố gắng ủng hộ cuộc nổi dậy của vua Kashgar. Khoảng năm 85, họ cũng hỗ trợ người Trung Quốc trong cuộc tấn công Thổ Phồn, ở miền đông lòng chảo Tarim.

Để đòi hỏi sự ghi nhận việc ủng hộ của mình với người Trung Quốc, người Quý Sương đã đòi hỏi (nhưng bị từ chối) các công chúa người Hán, ngay sau khi họ gửi các tặng phẩm cho triều đình Trung Quốc. Để trả thù, họ đã tấn công Ban Siêu năm 86 bằng một lực lượng tới 70.000 quân, nhưng, bị mệt mỏi do cuộc hành quân, cuối cùng họ đã bị lực lượng Trung Quốc ít người hơn đánh bại. Người Quý Sương phải rút lui và cống nộp cho hoàng đế Trung Hoa trong thời gian trị vì của Hán Hòa Đế (89-106).

Sau này, khoảng năm 116, người Quý Sương dưới thời Kanishka thành lập một vương quốc đóng đô ở Kashgar, cũng nắm quyền kiểm soát của Khotan và Yarkand, mà là những chư hầu của Trung Quốc trong lưu vực Tarim, Tân Cương hiện nay. Họ đã giới thiệu văn tự Brahmi, ngôn ngữ Prakrit của người Ấn Độ cho việc cai trị,

Suy tàn

Sau khi Vasudeva I qua đời năm 225, đế quốc Quý Sương chia thành nửa phía tây và phía đông. Người Tây Quý Suơng (Afghanistan) đã nhanh chóng bị khuất phục bởi đế quốc Sassanid của Ba Tư và mất Bactria và các vùng lãnh thổ khác. Năm 248, họ bị đánh bại một lần nữa bởi người Ba Tư, những người đã lật đổ triều đại phía Tây và thay thế họ bằng các chư hầu Ba Tư được gọi là người Kushansha (Ấn-Sassanid).

Vương quốc Đông Quý Sương có căn cứ tại Punjab. Khoảng năm 270, vùng lãnh thổ của họ trên vùng đồng bằng Gangetic đã giành độc lập dưới triều đại địa phương như người Yaudheyas. Sau đó, vào giữa thế kỷ thứ 4, họ đã bị chinh phục bởi Đế chế Gupta dưới thời Samudragupta.

Năm 360 một chư hầu Quý Sương tên là Kidara đã lật đổ triều đại Quý Sương cũ và thành lập Vương quốc Kidarite. Phong cách Quý Sương của tiền xu Kidarite cho biết họ coi bản thân mình là người Quý Sương. Kidarite dường như đã khá thịnh vượng, mặc dù trên một quy mô nhỏ hơn so với những người Quý Sương tiền nhiệm của họ.

Những tàn tích của đế chế Quý Sương cuối cùng đã bị xóa sổ trong thế kỷ thứ 5 bởi cuộc xâm lược của người Hun trắng, và sau đó là sự mở rộng của đạo Hồi.

Đế quốc Uyghur

Uyghur empire

Hãn quốc Uyghur, hay Đế quốc Uyghur; tên thời nhà Đường là Hồi Cốt là một đế quốc Đột Quyết (Turk)] tồn tại trong khoảng một thế kỷ từ giữa thế kỷ 8 đến thế kỷ 9. Đây là một liên minh các bộ lạc dưới quyền lãnh đạo của người Duy Ngô Nhĩ, được người Hán gọi là cửu tính

Năm 742, các bộ tộc Duy Ngô Nhĩ (Uyghur), Cát La Lộc (Karluk), và Bạt Tất Mật (Basmyl) đã nổi dậy chống lại quyền thống trị của Đông Đột Quyết (Göktürk). Người Bạt Tất Mật đã chiếm được kinh đô của Đột Quyết là Ötügen (Ư Đô Cân) và bắt được Özmish Khan (Ô Tô Mễ Thi khả hãn) vào năm 744, và quản lý khu vực trên thực tế. Tuy nhiên, một liên minh Duy Ngô Nhĩ-Cát La Lộc nhằm chống lại Bạt Tất Mật đã hình thành cùng năm. Liên minh này đánh bại người Bạt Tất Mật và chặt đầu quân chủ của họ. Các bộ lạc Bạt Tất Mật bị tiêu diệt; dân cư bị bán làm nô lệ cho người Hán hay phân phát cho những kẻ chiến thắng. Lãnh đạo Duy Ngô Nhĩ trở thành khả hãn tại Mông Cổ và lãnh đạo Cát La Lộc trở thành diệp hộ (yabghu). Tuy nhiên, sự dàn xếp này kéo dài chưa đầy một năm, do tình trạng thù địch giữa người Duy Ngô Nhĩ và Cát La Lộc, người Cát La Lộc đã buộc phải thiên di về phía tây đến miền tây của vùng đất Turgesh (Đột Kị Thi).

Lãnh tụ của người Duy Ngô Nhĩ xuất thân từ bộ lạc Yaghlakar, và được các nguồn Trung Hoa ghi là Cốt Lực Bùi La . Ông có tước hiệu Cốt Đốt Lộc Bì Già khả hãn (Qutlugh Bilge Köl Kaghan, nghĩa là khả hãn vẻ vang, sáng suốt, hùng mạnh), là người cai trị tối cao của tất cả các bộ lạc Đột Quyết-Mông Cổ và cho xây kinh đô của mình tại Ordu Baliq (Oa Lỗ Đái Bát Lý). Theo các thư tịch Trung Hoa, lãnh thổ của Hồi Cốt sau đóp đạt đến “ở cực đông đến lãnh thổ của người Thất Vi, phía tây đến dãy núi Altai, ở phía nam kiểm soát sa mạc Gobi, do vậy bao trùm toàn bộ lãnh thổ Hung Nô cổ”.

Năm 747, Cốt Đốt Lộc Bì Già khả hãn mất, người con trai út kế vị và trở thành Bayanchur Khan (các nguồn Trung Hoa gọi theo tước hiệu nhà Đường ban cho là Anh Vũ khả hãn . Sau khi cho lập một số tiền đồn giao thương với triều Đường, Anh Vũ khả hãn dùng tài sản kiếm được để xây kinh đô Ordu Baliq (“Thành phố của triều đình”), và thành Bai Baliq (“Thành phố giàu có”), xa đến sông Selenge. Vị khả hãn mới sau đó bắt đầu tiến hành một loại chiến dịch nhằm đưa tất cả những sắc dân sống tại thảo nguyên vào quyền cai trị của mình. Vào thời kỳ này, đế quốc được mở rộng, các bộ lạc Sekiz Oghuz, Qïrghïz, Qarluqs, Türgish, Tatar Toquz, Chik và phần còn lại của người Basmyl đều tiến tới nằm dưới quyền cai trị của người Duy Ngô Nhĩ.

Cuộc nổi loạn của An Lộc Sơn trên đất Đường vào năm 755 đã buộc Hoàng đế Túc Tông quay sang đề nghị Anh Vũ khả hãn giúp đỡ vào năm 756. Khả hãn đồng ý, ra lệnh cho con trai cả đem quân hỗ trợ Hoàng đế nhà Đường, và giúp dập tắt một vài cuộc nổi loạn, cũng như đánh bại quân Thổ Phồn từ phía nam và đánh quân nổi loạn cùng với quân Đường thu phục lại lưỡng kinh Trường An và Lạc Dương. Kết quả, Hồi Cốt đã nhận được tặng phẩm của Đường vào năm 757 với 20.000 cuộn lụa và Anh Vũ khả hãn được Hoàng đế nhà Đường gả cho một người cháu gái (Ninh Quốc công chúa).

Dưới thời cai trị của Tengri Bögü (biết đến trong sử sách Trung Hoa với tên Mưu Vũ khả hãn, người Duy Ngô Nhĩ đạt tới đỉnh cao quyền lực. Năm 762, với sự trợ giúp của Mưu Vũ khả hãn, Hoàng đế Đường Đại Tông cuối cùng đã dẹp yên được cuộc nổi loạn An Lộc Sơn (dưới sự lãnh đạo của Sử Triều Nghĩa) và lấy lại được Đông Kinh Lạc Dương. Một hiệp ước Hòa bình và Liên minh đã được ký kết với nhà Đường, theo đó Đường phải nộp 40 cuộn lụa cho Hồi Cốt để đổi lấy một con ngựa của người Duy Ngô Nhĩ, người Duy Ngô Nhĩ sống trên đất Đường đều được coi là ” khách” và không phải trả thuế và chi phí chỗ ở.

Mưu Vũ khả hãn đã gặp gỡ các linh mục của Mani giáo đến từ Ba Tư trong các chiến dịch, sau đó ông đã cải sang tôn giáo này, đưa nó trở thành tôn giáo chính thức của Hồi Cốt và năm 763. Việc này đã gia tăng ảnh hưởng của người Túc Đặc (Sogdiana) trong triều đình Hồi Cốt. Năm 779, Mưu Vũ khả hãn được các quân sư người Túc Đặc của mình xúi giục, đã lên kế hoạch xâm lược Đường nhằm lợi dụng thời cơ Đường Đức Tông mới lên ngôi. Tuy nhiên, một người bác tên là Tun Bagha Tarkhan, đã phản đối kế hoạch này:

“Tun Bagha trở nên khó chịu và rồi đã tấn công và giết chết ông ta, cùng lúc đó đã thảm sát gần 2000 người thuộc gia tộc của khả hãn, phe nhóm của ông ta và người Túc Đặc.”

Cuộc nổi loạn được cho là được sứ thần nhà Đường tại Hồi Cốt hỗ trợ. Tun Bagha Tarkhan lên ngôi với tước hiệu Alp Qutlugh Bilge (“Chiến thắng, Vinh quang, Sáng suốt”), trong sử sách Trung Hoa ông được biết tới là Trường Thọ Thiên Thân khả hãn , ông cho thi hành một bộ luật mới do ông phác thảo nhằm bảo vệ tính thống nhất của hãn quốc. Ông cũng chống lại người Kyrgyz Yenisei, và cuối cùng đưa họ vào tầm kiểm soát của Hồi Cốt. Dưới thời ông cai trị đã thỉnh cầu nhà Đường cải xưng từ “Hồi Hột” thành “Hồi Cốt” và đã được chấp thuận.

Sức mạnh của Hồi Cốt bị suy giảm và hãn quốc bắt đầu tan rã sau khi Trường Thọ Thiên Thân khả hãn mất vào năm 789. Người Thổ Phồn đã cướp vùng đất Beshbalik từ tay người Duy Ngô Nhĩ, và người Cát La Lộc chiếm thung lũng Phù Đồ, khiến cho người Duy Ngô Nhĩ phải sợ hãi. Năm 795, Phụng Thành khả hãn mất, và triều đại Dược La Cát (Yaghlakar) đi đến hồi kết. Một viên tướng tên là Qutlugh ( Cốt Đốt Lột), được phong làm khả hãn mới, dưới tước hiệu Tängridä ülüg bulmïsh alp kutlugh ulugh bilgä kaghan (“Khả hãn phi thường sinh ra ở thiên đường mặt trăng, chiến thắng, vinh quang, vĩ đại và sáng suốt”), thành lập nên một triều đại mới, Ediz ( A Điệt). Với sự cai trị được củng cố, hãn quốc đã ngăn chặn được sự sụp đổ. Cốt Đốt Lột trở nên nổi tiếng với tài lãnh đạo và trị vì hãn quốc. Mặc dù đã cố gắng củng cố hãn quốc, song ông đã thất bại trong việc khôi phục lại sức mạnh trước đây. Khi ông qua đời năm 808, hãn quốc lại một lần nữa bị tan vỡ. Kế vị là con trai của ông, người này đã cải thiện giao thương với vùng nội địa của châu Á. Không được biết về danh tính của vị khả hãn vĩ đại cuối cùng của hãn quốc, có tước hiệu Kün tengride ülüg bulmïsh alp küchlüg bilge (“Phi thường sinh ra trên thiên đường mặt trời, chiến thắng, hùng mạnh và sáng suốt”) và trong các sử sách Trung Hoa gọi là Sùng Đức khả hãn, đã cải thiện thương mại với khu vực Túc Đặc, và đẩy lui một cuộc xâm lược của Thổ Phồn vào năm 821. Sùng Đức khả hãn mất vào năm 824 và kế vị là em trai Qasar, song đã bị ám sát vào năm 832, bắt đầu một tình trạng vô chính phủ. Năm 839, vị khả hãn hợp pháp buộc phải tự sát, và một tể tướng tên là Kürebir đoạt ngôi với sự trợ giúp của 20.000 kị binh Sa Đà từ Ordos. Cùng năm đã xảy ra nạn đói và dịch bệnh, cùng một mùa đông khắc nghiệt đã giết chết nhiều gia súc, tức nguồn sống chính của người Duy Ngô Nhĩ .

Mùa xuân sau đó, năm 840, một sở thuộc là Kulug Bagha, đối thủ của Kurebir, đã đào thoát đến bộ lạc Kyrgyz và mời họ tấn công từ phía bắc với một lực lượng gồm khoảng 80.000 kị binh. Họ cướp phá kinh đô của Hồi Cốt tại Ordu Baliq, san bằng thành phố. Quân Kyrgyz bắt khả hãn Kürebir (Hesa) và chặt đầu ông. Người Kyrgyz đã phá hủy các thành khác của Hồi Cốt, đốt cháy chúng. Vị khả hãn hợp pháp cuối cùng, Öge, đã bị ám sát vào năm 847, ông đã dành 6 năm cai trị của mình để đánh người Kyrgyz, những người trợ giúp đối thủ của ông là Ormïzt, một người anh em trai của Kürebir, và giao tranh với quân đồn trú nhà Đường ở Ordos và Thiểm Tây trong cuộc xâm lược của ông vào năm 841. Quân Kyrgyz xâm lược và phá hủy đế chế của người Duy Ngô Nhĩ, dẫn đến việc người Duy Ngô Nhĩ phải sống lưu vong khắp Trung Á.

Sau khi hãn quốc sụp đổ, người Duy Ngô Nhĩ chia làm ba bộ phận chính thiên di về phía tây

Một bộ phận thiên di đến bồn địa Turfan, xưng là Cao Xương Hồi Cốt hoặc Tây Châu Hồi Cốt.

Một bộ phận di cư đến phía tây dãy núi Pamir thuộc khu vực sông Chuy, xưng Thông Lĩnh Hồi Cốt. Dung hợp với người Cát La Lộc.

Một bộ phận di cư đến hành lang Hà Tây, xưng Cam Châu Hồi Cốt, về sau trở thành cư dân bản địa của Hà Tây, là tổ tiên của dân tộc Yugur hiện nay.

Các bộ phận còn sống tại lãnh địa cũ hợp nhất vào người Khiết Đan, nên có thuyết Khiết Đan có một nửa là Hồi Cốt. Hoàng hậu Thuật Luật Bình của Liêu Thái Tổ Da Luật A Bảo Cơ là người Hồi Cốt. Một bộ phận di chuyển xuống phía nam, huynh đệ Ô Giới khả hãn đã đào thoát đến Đường. Bộ phận này có khả năng trở thành người Ongud.

Hãn quốc Kara-Khanid (Khách Lạt hãn quốc, 940-1212) cũng được cho là do một nhánh người Duy Ngô Nhĩ lập nên (Yagma) đã cải sang Hồi giáo vào năm 934 dưới sự lãnh đọa của Sultan Satuq Bughra Khan từ Artush gần Kashgar. Lãnh đạo Cao Xương Hồi Cốt Idiqut Barchuq tuyên bố trung thành với Thành Cát Tư Hãn vào năm 1209, và người Duy Ngô Nhĩ trở thành các bầy tôi quan trọng của đế quốc Mông Cổ sau đó, chữ Uyghur đã trở thành chữ viết chính thức của dân tộc.

Đế quốc Kara-Khanid

Qarakhanid

Hãn quốc Kara-Khanid hay Khách Lạt hãn quốc là một liên minh của các bộ lạc Đột Quyết được một triều đại cai trị, triều đại này trong sử sách được gọi là Karakhanid (cũng viết Qarakhanid) hay Ilek Khanid. Tất cả các tên gọi đều đại diện cho tước hiệu của Kara Kağan (Khách Lạt khả hãn), một tước hiệu quan trọng nhất của người Đột Quyết cho đến khi kết thúc triều đại.

Hãn quốc đã chinh phục được Transoxiana tại Trung Á và cai trị nơi này từ 999–1211. Việc họ đến Transoxiana là dấu hiệu về sự chuyển đổi cuối cùng trong quyền thống trị Trung Á, quyền này từ nay đã được chuyển từ tay người Ba Tư sang người Đột Quyết. Các kinh đô của hãn quốc bao gồm Kashgar, Balasagun, Uzgen và Samarkand. Lịch sử hãn quốc được xây dựng trên cơ sở các văn bản rời rạc và thường mâu thuẫn với nhau, cũng như các nghiên cứu về tiền xu

Nguồn gốc

Kara-Khanid là một liên minh được thành lập vào thế kỷ thứ 9 giữa Cát La Lộc (Karluk), Dạng Ma (Yagma), Xử Nguyệt (Chigil), và các bộ lạc khác sinh sống tại Semirechye, Tây Thiên Sơn (nay là Kyrgyzstan), và phía tây Tân Cương (Kashgar). Người ta không rõ về tên gọi của gia tộc khả hãn; thuật ngữ Karakhanid là được tạo ra – nó bắt nguồn từ Qara Khan (Hắc hãn) hay Qara Khaqan (Hắc khả hãn) (từ “Qara” nghĩa là “đen”) là tước hiệu quan trọng nhất của những người cai trị vương triều này, và được các nhà Đông phương học châu Âu đưa ra vào thế kỷ 19 để mô tả cả triều đại và hãn quốc Đột Quyết mà họ cai trị. Các nguồn Hồi giáo Ả Rập gọi triều đại này là al-Khaqaniya (“Đó là của các Khả hãn”), trong khi các nguồn Ba Tư thường dùng thuật ngữ Al-i Afrasiyab (“Gia tộc của Afrasiab”) trên cơ sở các vị quốc vương thần thoại (mặc dù thực sự không liên quan đến các Kara-Khanid) của Transoxania thời kỳ tiền Hồi giáo.

Lịch sử ban đầu

Người Cát La Lộc là một dân tộc du mục đến từ phía tây dãy núi Altai và di chuyển đến Semirechye. Vào năm 742, người Cát La Lộc là tham gia một liên minh bao gồm cả người Bạt Tất Mật (Basmyl) và người Duy Ngô Nhĩ, liên minh này đã nổi dậy lật đổ ách thống trị của của Đông Đột Quyết (Göktürk). Trong hoạt động tổ chức lại quyền lực sau đó, người Cát La Lộc được nâng từ một bộ lạc dưới quyền một el teber thành một thế lực do diệp hộ (yabghu) lãnh đạo; diệp hộ trở thành một trong các chức tước cao nhất của người Đột Quyết, cũng có ngụ ý là thành viên của gia tộc Ashina, những người được “thượng đế ủy nhiệm” quyền cai trị dân cư. Người Cát La Lộc và người Duy Ngô Nhĩ sau đó liên minh với nhau để chống lại người Bạt Tất Mật, và trong vòng hai năm, liên minh đã lật đổ được khả hãn của người Bạt Tất Mật. Diệp hộ của người Duy Ngô Nhĩ trở thành khả hãn là lãnh đạo người Cát La Lộc là diệp hộ. Sự sắcp xếp này kéo dài chưa đến một năm. Thù địch giữa hai sắc dân đã buộc người Cát La Lộc phải thiên di về phía tây đến miền tây của Turgesh.

Năm 766, người Cát La Lộc The Karluks đã khuất phục được phía tây của Turgesh (Đột Kị Thi) và lập đô tại Suyab ven sông Chuy. Liên minh Cát La Lộc lúc này còn bao gồm các bộ lạc Chigil và Tukshi, những người này có thể là các bộ lạc Türgesh đã hợp nhất vào liên minh của người Cát La Lộc. Vào giữa thế kỷ 9, liên minh Cát La Lộc giành quyền kiểm soát các vùng đất thiêng của người Tây Đột Quyết sau khi Hồi Cốt bị người Kyrgyz xâm chiếm. Việc kiểm soát các vùng đất thiêng cùng với việc được nhận làm thành viên của gia tộc Ashina, đã cho phép người Cát La Lộc dành lấy tước hiệu khả hãn cùng với quyền thống trị các thảo nguyên sau khi khả hãn Turgesh trước đó bị giết trong một cuộc nổi dậy.

Vào thế kỷ thứ 9, miền nam của Trung Á nằm dưới quyền kiểm soát của triều Samanid, trong khi thảo nguyên Trung Á do những người du mục gốc Đột Quyết thống trị, như Pecheneg, Oghuz, và Cát La Lộc (Karluk). Lãnh địa của người Cát La Lộc về phía bắc xa bằng liên minh Irtysh và Kimek, với các ngôi lều kéo dài đến các sông Chi và Ili, nơi các bộ lạc Chigil và Tukshi sinh sống, về phía đông đạt đến thung lũng Ferghana và xa hơn nữa. Phía nam và phía đông của lãnh địa là nơi người Yaghma định cư. Trung tâm của liên minh Cát La Lộc vào thế kỷ 9 và 10 xuất hiện tại Balasagun trên sông Chu (hay sông Chuy). Vào cuối thế kỷ 9, triều Samanid hành quân đến thảo nguyên và chiếm được Taraz, một trong những đại bản doanh của khả hãn Cát La Lộc, và một nhà thờ lớn đã được chuyển thành một nhà thờ Hồi giáo.

Thành lập Hãn quốc Kara-Khanid

Vào thế kỷ thứ 9, liên minh Cát La Lộc (bao gồm các bộ lạc Chigil và Tukshi có nguồn gốc Türgesh) và Yaghma, có thể là hậu duệ của người Toquz Oghuz, đã tập hợp lực lượng và lập nên Hãn quốc Karluk-Kara-Khanid. Người Chigils hình thành đội quân nòng cốt của hãn quốc. Các nguồn sử liệu đưa ra các thời điểm khác nhau về ngày thành lập và tên của vị hãn đầu tiên, song những người cai trị Kara-Khanid có khả năng xuất thân từ các bộ lạc Chigil và Yaghma – các khả hãn phía Đông mang tước hiệu Arslan Qara Khaqan (Arslan “sư tử” và vật tổ của người Chigil) và các Khả hãn phía Tây mang tước hiệu Bughra Qara Khaqan (Bughra “lạc đà đực” là vật tổ của người Yaghma). Tên của các loài động vật là một yếu tố thường xuyên trong tước hiệu Đột Quyết của Kara-Khanid: Aslan (sư tử), Bughra (lạc đà), Toghan (chim ưng), Böri (sói), Toghrul hay Toghrïl (một loài chim săn mồi) … Có bốn lãnh đạo có các tước hiệu Arslan Ilig, Bughra Ilig, Arslan Tegin và Bughra Tegin. Tước hiệu của các thành viên trong vương triều thay đổi theo vị trí của họ.

Vaog giữa thế kỷ 10, Kara-Khanid cải sang Hồi giáo và tiếp nhận tên và các kính ngữ Hồi giáo, song vẫn duy trì các tước hiệu triều đại Đột Quyết như Hãn, Khả hãn, Ilek (Ilig) và Tegin (đặc cần). Về sau họ chấp nhận tước hiệu Ả Rập là sultan và sultān al-salātīn (sultan của các sultan). Theo sử gia Ottoman được gọi là Munajjim-bashi, một hoàng tử Kara-Khanid tên là Satuk Bughra Khan là vị hãn đầu tiên chuyển đổi tước hiệu. Sau khi chuyển đổi, ông đưa ra một fatwa (phán quyết dựa theo đức tin Hồi giáo), cho phép ông có quyền lực để giết chết người cha có lẽ vẫn là ngoại giáo của mình sau khi ông chinh phục Kashgar. Sau đó đến năm 960, theo các sử gia Hồi giáo Ibn Miskawaih và Ibn al-Athir, người Đột Quyết đã có sự biến đổi to lớn (ghi nhận “200.000 lều của người Đột Quyết”), bằng chứng gián tiếp khẳng định đó là Kara-Khanid.

Chinh phục Transoxiana

Vào thập niên cuối cùng của thế kỷ 10, Kara-Khanid bắt đầu chiến đấu chống lại triều Samanid nhằm kiểm soát Transoxiana, chiến dịch đầu tiên do cháu nội của Satuk Bughra Khan, Hasan (hay Harun) b. Sulayman (tước hiệu: Bughra Khan) lãnh đạo. Trong các năm 990-992, Kara-Khanid dần nắm được Isfijab, Ferghana, Ilaq, Samarkand, và kinh đô của Samanid là Bukhara. Tuy nhiên, Hasan Bughra Khan mất vào năm 992 do một căn bệnh, và Samanid trở về Bukhara. Người anh em họ của Hasan là Ali b. Musa (tước hiệu: Kara Khan hay Arslan Khan) tiếp tục chiến dịch chống lại Samanid, và vào năm 999, con trai của Ali là Nasr đã lấy lại Bukhara mà chỉ gặp phải sự kháng cự nhỏ. Các lãnh địa của Samanid bị phân chia giữa Ghaznavid, thế lực này có được Khorasan và Afghanistan, còn Kara-Khanid thì nhận được Transoxiana; sông Oxus trở thành đường biên giới giữa hai đế quốc đối thủ.

Kara-Khanid được chia thành các thái ấp giống như các dân tộc du mục Đột Quyết và Mông Cổ. Các thái ấp Kara-Khanid liên kết với bốn đô thị trung tâm Balasaghun (về sau là kinh đô của Kara-Khanid) tại Semirechye, Kashgar tại Tân Cương (Kashgar), Uzgen tại Fergana, và Samarkand tại Transoxiana. Các lãnh địa ban đầu của triều đại ở Semirechye và Kashgaria được bảo tồn thanh thế bên trong nhà nước Kara-Khanid, và các khả hãn của các lãnh địa này duy trì một vị thế được ngầm hiểu là cao hơn so với những người cai trị tại Transoxiana và Fergana. Bố người con trai của Ali (Ahmad, Nasr, Mansur, Muhammad) mỗi người giữ một vùng đất phụ thuộc riêng bên trong nhà nước Kara-Khanid. Nasr, người chinh phục Transoxiana, được giữ phần trung tâm rộng lớn của Transoxiana (Samarkand và Bukhara), Fergana (Uzgen) và các khu vực khác, mặc dù vậy, sau khi ông chết, vùng đất của ông bị phân chia. Ahmad giữ Semirechye và Chach, và trở thành người đứng đầu triều đại sau cái chết của Ali. Kết vị ông ta là Mansur.

Sau cái chết của Mansur, nhánh Hasan Bughra Khan của Kara-Khanid trở nên chiếm ưu thế. Các con trai của Hasan là Muhammad Toghan Khan II, và Yusuf Kadir Khan giữ Kashgar, lần lượt trở thành người đứng đầu triều đại Kara-Khanid. Hai gia tộc, tức các hậu duệ của Ali Arslan Khan và Hasan Bughra Khan, cuối cùng đã phân chia Hãn quốc Kara-Khanid thành hai phần.

Dưới thời trị vì của Ahmad b. Ali, Kara-Khanid tham gia các cuộc chiến chống lại những người phi Hồi giáo ở đông bắc và đông. Năm 1006, Yusuf Kadr Khan của Kashgar chinh phục Vu Điền. Năm 1017-1018, Kara-Khanid đã đẩy lùi một cuộc tấn công của một lực lượng đông đảo các bộ lạc Đột Quyết du mục, điều này được mô tả trong các nguồn Hồi giáo như một chiến thắng vĩ đại. Các anh em Ahmad và Nasr đã tiến hành các chính sách khác nhau với Ghaznavid ở phía nam – trong khi Ahmad cố lập liên minh với Mahmud của Ghazna thì Nasr lại cố gắng chiếm các lãnh thổ của Ghazvanid song không thành công.

Phân liệt

Đầu thế kỷ 11, tính thống nhất của triều đại Kara-Khanid đã chấm dứt do thường xuyên xảy ra các cuộc chiến tranh nội bộ và kết cục dẫn đến dự hình thành của hai nhà nước Kara-Khanid. Một người con trai của Hasan Bughra Khan là Ali Tegin, đã nắm quyền kiểm soát Bukhara và các đô thị khác. Ông mở rộng lãnh địa của mình hơn nữa sau cái chết của Mansur. Người con trai của Nasr là Ibrahim Tamghach Bughra Khan, về sau tiến hành chiến tranh chống lại những người con trai của Ali Tegin, ông đã dành chiến thắng và nắm quyền quản lý phần lớn Transoxania, biến Samarkand thành kinh đô. Vào năm 1041, một người con trai khác của Nasr b. Ali là Muhammad ‘Ayn ad-Dawlah (trị vì 1041–52) đã tiếp quản quyền lý nhánh phía tây của gia tộc khả hãn và cuối cùng đã dẫn đến việc Hãn quốc Kara-Khanid chính thức bị chia đôi. Ibrahim Tamghach Khan được các sử gia Hồi giáo coi là người cai trị vĩ đại, và ông đã đem lại một số ổn định cho Hãn quốc Tây Kara-Khanid bằng cách hạn chế hệ thống thái ấp, nguyên nhân gây ra nhiều xung đột nội bộ tại Kara-Khanid thống nhất trước đó.

Hậu duệ của Hasan tiếp tục kiểm soát phía đông của Hãn quốc. Hãn quốc Đông Kara-Khanid lập đô tại Balasaghun và sau đó chuyển tới Kashgar. Khu vực Ferghana-Semirechye trở thành biên giới giữa hai nhà nước và thường xuyên diễn ra giao tranh. Khi hai hãn quốc mới được hình thành, Ferghana rơi vào tay Hãn quốc phía đông, song về sau lại bị Ibrahim chiếm và trở thành một phần của Hãn quốc phía tây.

Sự thống trị của Seljuk

Thế kỷ 11 đã chứng kiến sự nổi lên của người Seljuk. Ban đầu họ đánh bại Ghazvanid trong trận Dandanaqan, sau đó tiến vào Iran. Kara-Khanid lúc đầu có thể chống lại người Seljuks, và kiểm soát trong một thời gian ngắn các đô thị của Seljuk tại Khurasan. Tuy nhiên, tại Kara-Khanid đã diễn ra các cuộc xung đột nghiêm trọng với các tăng lữ (ulama). Năm 1089, khi cháu nội của Ibrahim là Ahmad b. Khidr đăng cơ, theo yêu cầu của ulama của Transoxiana, người Seljuk đã tiến đến và kiểm soát Samarkand cùng với các lãnh địa thuộc Hãn quốc phía Tây. Hãn quốc Tây Kara-Khanid trở thành một chư hầu của triều Seljuk trong gần một thế kỷ, và những người trị vì phần lớn là bất cứ ai được Seljuk lựa chọn. Ahmad b. Khidr được người Seljuk cho phục vị, song vào năm 1095, ulama cáo buộc Ahmad là dị giáo và ông ta bị hành quyết.

Hãn quốc Đông Kara-Khanid ở Kashgar cũng khuất phục sau một chiến dịch của Seljuk vào Talas và Semirechye, song Hãn quốc phía Đông chỉ là chư hầu của Seljuk trong một thời gian ngắn. Bắt đầu thế kỷ 12, họ đã xâm lược Transoxiana và thậm chí đã chiếm được đô thị của Seljuk là Termez trong một thời gian.

Tây Liêu xâm lược

Người Khiết Đan của nhà Liêu đã thiên di về phía tây từ miền bắc Trung Quốc sau khi vương quốc của họ bị người Nữ Chân xâm lược vào năm 1125. Lãnh đạo họ là Da Luật Đại Thạch, ông ta cũng tiến hành tuyển mộ các chiến binh từ các bộ lạc khác nhau và tây tiến. Da Luật Đại Thạch chiếm Balasagun ven sông Chuy, về sau đánh bại Hãn quốc Tây Kara-Khanid tại Khujand vào năm 1137. Năm 1141 Tây Liêu trở thành thế lực thống trị trong khu vực sau khi họ đánh bại Sultan Sanjar, vị Đại đế cuối cùng của Seljuk trong trận Qatwan gần Samarkand. Một số tướng lĩnh thuộc dòng dõi Kara-Khani như cha của Osman của Khwarezm, đã đào thoát khỏi vùng đất của Kara-Khanid trong cuộc xâm lược của Tây Liêu.

Tuy nhiên, Tây Liêu đã không tieu diệt triều địa Kara-Khanid. Thay vào đó, người Khiết Đan ở tại Semirech’e với đại bản doanh ở gần Balasaghun, và cho phép một số thành viên của dòng dõi Kara-Khanid cai trị như những chư hầu tại Samarkand và Kashgar, các Kara-Khanid đóng vai trò thu thuế và quản lý số dân Hồi giáo (Kim Trướng hãn quốc cũng tiến hành điều tương tự trên thảo nguyên Nga). Tây Liêu là một triều đại Phật giáo và Shaman giáo, trong khi họ lại cai trị một lãnh địa Kara-Khanid Hồi giáo rộng lớn, mặc dù vậy họ được coi là những người lãnh đạo có tinh thần công bằng khi đã thực hiện khoan dung tôn giáo. Đời sống tôn giáo của Hồi giáo tiếp tục mà không bị gián đoạn và uy quyền của Hồi giáo được bảo tồn, trong khi Kashgar là một đô thị Cảnh giáo và các bia mộ của các Ki-tô hữu tại thung lũng sông Chuy đã bắt đầu xuất hiện tt]f thời kỳ này, . Tuy nhiên, Khuất Xuất Luật, một người Nãi Man đã cướp ngôi vua của triều đại Tây Liêu, đã đưa ra các chính sách chống Hồi giáo đối với cư dân địa phương dưới thời ông trị vì.

Sụp đổ

Sự sụp đổ của Seljuk sau khi bị Tây Liêu đánh bại đã cho phép Khwarezmid, trước đây vốn là chư hầu của Tây Liêu, đã mở rộng lãnh thổ ra các lãnh địa trước đó của Seljuk. Năm 1207, các cư dân của Bukhara nổi dậy chống lại sadrs (các lãnh đạo tăng lữ), điều này được ‘Ala’ ad-Din Muhammad của nhà Khwarezm-Shah sử dụng làm cái cớ để đánh chiếm Bukhara. Muhammad sau đó lập liên minh với người cai trị của Đông Kara-Khanid là Uthman (về sau cưới con gái của Muhammad) để chống lại Tây Liêu. Năm 1210, nhà Khwarezm-Shah chiếm Samarkand sau khi quân Tây Liêu rút lui để đối phó với cuộc nổi loạn của Khuất Xuất Luật, người này đã chiếm được kho ngân khố của Tây Liêu tại Uzgen. Khwarezm-Shah sau đó đã đánh bại Tây Liêu ở Talas. Muhammad và Khuất Xuất Luật rõ ràng đã đồng ý với nhau để phân chia đế quốc Tây Liêu. Năm 1212, cư dân Samarkand tổ chức một cuộc nổi dậy chống lại Khwarezmia với sự trợ giúp từ Uthman. Quân Khwarezm-Shah trở lại, tái chiếm Samarkand và hành quyết Uthman. Ông yêu cầu tất cả các lãnh đạo Kara-Khanid chịu khuất phục, và cuối cùng tiêu diệt nhà nước Tây Kara-Khanid.

Năm 1211, Khuất Xuất Luật chiếm giữ ngai vàng Tây Liêu. Cùng năm đó, người lãnh đạo cuối cùng của nhà nước Đông Kara-Khanid bị giết chết trong một cuộc nổi dậy tại Kashgar, đặt dầu chấm hết cho Hãn quốc Kara-Khanid. Năm 1218, Khuất Xuất Luật bị quân Mông Cổ giết chết, và lãnh thổ Tây Liêu trở thành một phần của đế quốc Mông Cổ. Đế quốc Khwarezmia cũng sụp đổ sau đó.

Hồi giáo và nền văn minh của nó đã phát triển mạnh mẽ dưới thời Kara-Khanid. Một trong những ví dụ sớm nhất của madrasas (trường Hồi giáo) tại Trung Á đã được Ibrahim Tamghach Khan thành lập ở Samarkand. Ibrahim cũng cho thành lập một bệnh viện để chăn sóc cho bệnh nhân cũng như cung cấp nơi trú ẩn cho người nghèo.[6] Con trai ông là Nasr Shams al-Mulk đã cho xây các ribat (pháo đài nhỏ) cho các chuyến caravan trên tuyến đường giữa Bukhara và Samarkand, và một nơi gần Bukhara. Một số công trình được các lãnh tụ Kara-Khanid cho xây dựng vẫn còn tồn tại cho đến nay – chẳng hạn như tháp Kalyan được Mohammad Aslan Khan cho xây bên cạnh nhaif Hồi giáo chính ở Bukhara, và ba lăng mộ tại Uzgend. Ngững người cai trị Kara-Khanid đầu tiên là những người vẫn quen với lối sống du mục, họ không sống trong thành mà ở một doanh tại bên ngoài kinh đô, đến thời Ibrahim, Kara-Khanid vẫn duy trì truyền thống du cư, các công trình tôn giáo và dân sự trải dài đã cho thấy nền văn hóa và truyền thống của những người định cư tại Transoxiana đã bị đồng hóa.

Di sản

Di sản của Kara-Khanid được cho là di sản văn hóa lâu dài nhất cùng tồn tại ở Trung Á từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 13. Phương ngữ Cát La Lộc-Duy Ngô Nhĩ được các bộ lạc du mục và những cư dân định cư bị Đột Quyết hóa sử dụng dưới thời Kara-Khanid đã phân thành hai nhánh chính của nhóm ngôn ngữ Turk là tiếng Chagatai và Kypchak. Mô hình văn hóa của Kara-Khanid là sự kết hợp giữa văn hóa Đột Quyết du mục với Hồi giáo, lan sang phía đông đến Cao Xương Hồi Cốt và Tây Hạ và về phía tây và phía nam đến tiểu lục địa Ấn Độ, Khorasan (Turkmenistan, Afghanistan và Bắc Iran), lãnh thổ Kim Trướng hãn quốc. Sát Hợp Đài hãn quốc, các nhà nước và xã hội Timur và Uzbek đã kế thừa hầu hết nền văn hóa của Kara-Khanid và Khwarezm mà không bị gián đoạn đáng kể.

Tây Liêu (Kara Khitai)

kara khitai empire

Tây Liêu (1124 hoặc 1125-1218), còn gọi là Hãn quốc Kara-Khiết Đan, được thành lập bởi Da Luật Đại Thạch ,người đã dẫn khoảng 100.000 hậu duệ người Khiết Đan sau khi thoát khỏi sự xâm lăng của người Nữ Chân vào đất nước họ, nhà Liêu hay vương triều Khiết Đan.

Nhà nước này tồn tại cho đến khi các đội quân kỵ binh Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn tràn xuống (20.000 quân do viên tướng trẻ Triết Biệt chỉ huy) và nó được người châu Âu nói đến như là Kara-Kitai, Kara-Khitai, Kara-Khitay, Kara-Khitan còn ở Trung Quốc thì là Tây Liêu. Các hậu tố Kitai hay Khitai được nói đến trong các sử liệu Nga.

Thủ đô của nó, Balasagun (ngày nay thuộc Kyrgyzstan) đã từng phát triển như một trung tâm văn hóa và kinh tế.

Thị tộc Hồi giáo của các hoàng thân Qarluk, Balasaghunlu Ashinalar (những người Karakhanid) đã đến khu vực văn hóa Hồi giáo Ba Tư sau khi sự độc lập và chủ quyền chính trị của họ trên khu vực Trung Á đạt được trong thế kỷ 9-10.

Khi họ càng trở nên Ba Tư hóa nhiều hơn (thời điểm chấp nhận “Afrasiab”, một nhân vật huyền thoại Shahnameh như là tổ tiên trực hệ của họ), họ đã sống trong các trung tâm cố định mang tính Ấn Độ-Iran nhiều hơn, chẳng hạn như Qashgari và quên dần đi các truyền thống du cư của những người Qarluq anh em, nhiều người trong số họ là sự hòa trộn tôn giáo giữa 3 dòng Thiên chúa giáo Nestorian-Phật giáo Đại Thừa-Mani giáo của hãn quốc Hồi Hột trước đây.

Khi người Khiết Đan tới, cùng với việc thuê những người Nãi Man theo Thiên chúa giáo dòng Nestorian, họ còn thu nhận được sự ủng hộ trong số những người Qarluk từ Semirechye đến khu vực Irtysh.

Mặc dù trong các nguyên tắc tổ chức chủ yếu là dựa theo Phật giáo Đại thừa và Khổng giáo, nhưng các quý tộc Khiết Đan cũng chấp nhận rộng rãi các yếu tố của Thiên chúa giáo dòng Nestorian, được phản ánh trong các tên gọi theo kiểu Thiên chúa giáo của các hãn vương (Gur-Khans) của Kara-Khiết Đan.

Sự xâm chiếm của người Khiết Đan vào Trung Á có thể coi như cuộc đấu tranh nội bộ của bộ lạc du cư Qarluk, được thể hiện ra ngoài như là mâu thuẫn triều chính giữa tầng lớp quý tộc Khiết Đan xâm lăng và các hoàng tử Kara-Khanid phòng ngự, tạo ra trong sự chinh phục những người sau bởi những người trước và trong sự chinh phục những người Qarluk Hồi giáo bởi những họ hàng của họ và những người Nãi Man theo Thiên chúa giáo dòng Nestorian.

Trước đó năm 1123, Thiên tộ hoàng đế nhà Liêu không nghe lời Gia Luật Đại Thạch nên hoàn toàn bại trong tay quân Kim. Năm 1125, Liêu diệt vong. Gia Luật Đại Thạch đem quân tiến sang phía tây, bình định được các vùng Imil,Khadidistan. Sau chiếm cả vùng Trung Á chiếm giữ xứ Tầm Tư Can (Samarkand), xưng vương, xưng đế, cai trị suốt cả một vùng đông tây xứ Thông Lĩnh, lập nên đế quốc Tây Liêu, kề sát bên đế quốc Đại Seljuk của người Hồi giáo trải dài từ bờ biển Địa Trung Hải cho đến Trung Á. Lúc đó các nước Armenia, Gruzia, Ả Rập, Qarakhanids và Gaznawids đều là chư hầu của Đại Seljuk.

Vào thời gian này đế quốc Đại Seljuk ở Trung Á đã suy yếu, quân Tây Liêu tràn sang phía đông lãnh thổ Đại Seljuk và tiêu diệt chư hầu quan trọng của đế quốc Đại Seljuk là Đông Qarakhanids. Vào năm 1141 tại trận Qawan quân Tây Liêu đánh bại sultan Ahmed Sanjar nhà Seljuk, thu được nhiều của cải chở về kinh đô Balasagun. Tây Liêu chiếm được phần phía đông của đế quốc Seljuk cho đến sông Sayhun (Jaxartes), không lâu sau đó đế quốc Seljuk sụp đổ vào năm 1157. Tây Liêu là nước duy nhất lúc ấy đánh bại được đế quốc Seljuk hùng mạnh, đến nỗi Giáo hoàng tưởng nhầm Gia luật Đại Thạch là một đại vương Thiên Chúa giáo, bởi không phải đại Thiên chúa giáo thì làm sao đánh nổi Thổ, tôn xưng là giáo sĩ Jean, người đại diện cho Thiên Chúa giáo ở phương Đông. Tây Liêu có các chư hầu Khwarezm, Qarluqs, Cao Xương Hồi Cốt, Khương Lý và Đông, Tây Fergana Kara-Khanids và người Nãi Man.

Nhà Tây Liêu vẫn giữ nguyên hình thức quản lý đã áp dụng từ nước Liêu cũ trong đó gồm cả lý luận Nho giáo, lịch pháp Trung quốc, chức danh quản lý hành chính, đơn vị tiền tệ, phong tục của người Khiết đan. Các ngôn ngữ được sử dụng đồng thời là tiếng Hán, Khiết đan, Batư và Uighur. Về sau một số phong tục địa phương cũng được áp dụng. Danh hiệu Gurkhan (cúc nhi hãn, vị vua vĩ đại) được dành cho hoàng đế. Quân đội được trả lương. Nghi lễ của người Khiết đan và Phật giáo được sử dụng trong các hoạt động văn hóa, bao gồm cả việc hiến sinh ngựa trắng và bò xám.

Năm 1134 Da luật Đại Thạch chiếm được Balasagun từ Hãn quốc Kara-Khanid và bắt đầu xây dựng đế quốc ở Trung Á, xây dựng Balasagun thành kinh đô. Lực lượng quân đội được bổ sung thêm 10 ngàn người từ Kara-Khanid. Sau đó Tây Liêu chiếm Kashgar, Khotan, và Besh Baliq, đến năm 1137 đánh bại Hãn quốc Đông Kara-Khanid. Năm 1141 tại trận Qatwan đánh bại Hãn quốc Tây Kara-Khanid, kiểm soát Transoxania buộc Khwarezm phải quy phục.

Năm 1143 Da Luật Đại Thạch chết, vợ ông ta là Thập Bất Yên nắm quyền nhiếp chính. Năm 1163 Da luật Di Liệt con của Gia Luật Đại Thạch chết, em gái là Da luật Phổ Tốc Hoàn lên nhiếp chính. Gia Luật Phổ Tốc Hoàn phái chồng là Tiêu Đóa Lỗ Bất đem quân đi chinh phạt. Trong khi đó Gia luật Phổ Tốc Hoàn đem lòng yêu Phác Cổ Chỉ Sa Lý. Cả hai đều bị xử tử năm 1177 bởi Phụ Oát Lý Lạt (cha của Tiêu Đóa Lỗ Bất). da Luật Trực Lỗ Cổ lên nắm quyền năm 1178. Đế quốc bị suy yếu bởi các cuộc nổi loạn và nội chiến. Năm 1208 người Nãi Man đến Tây Liêu định cư và không lâu sau đã lật đổ người Khiết Đan.

Đế quốc Khwarezm

Khwarezm empire

Đế quốc Khwarezm, cũng được gọi là Nhà Khwarezm Shah, là một triều đại do những chiến binh Mamluk người Turk ở Ba Tư, thuộc hệ phái Sunni của đạo Islam, cai trị với tư cách là chư hầu của nhà Đại Seljuk ban đầu, đến thế kỷ 11 thì độc lập. Đế quốc này tồn tại cho tới khi bị quân Mông Cổ xâm lược năm 1220. Triều đại này đã được sáng lập bởi Anush Tigin Garchai, một nô lệ của các hoàng đế nhà Seljuk, trở thành tỉnh trưởng Khwarezm. Con trai ông, Qutb ud-Din Muhammad I, trở thành vị hoàng đế đầu tiên của người Khwarezm.

Ala ad-Din Muhammad II là vị vua của nhà Khwarezm-Shah (Hoa Lạt Tử Mô) ở Ba Tư vào thế kỷ XIII, trị vì từ năm 1200 đến 1220. Ông là một nhà chinh phạt lớn, đã đưa đế quốc của mình lên tới độ hoàng kim. Tuy nhiên, trong những năm cuối triều đại ông, đất nước bị tàn phá trước cuộc tấn công của Mông Cổ.Ông là con của Ala ad-Din Takash, vua nhà Khwarezm-Shah (1172 – 1200). Sau khi vua cha Takash mất năm 1200, `Ala ad-Din Muhammad lên kế ngôi, và tiếp tục mở cõi. `Ala ad-Din Muhammad đưa Đế quốc Khwarizm lên tới sự cực thịnh, và dưới triều ông nó trở thành một nhà nước hùng mạnh hơn cả ở Trung Á.

Ông có tham vọng chiếm xứ Afghanistan từ tay người Ghorid.[1] Dưới sự cai trị của vua Shihab ad-Din Muhammad lừng danh (1163-1206), Đế quốc Ghorid phát động một loạt cuộc xâm lược về phía Đông. Khi `Ala ad-Din Muhammad tấn công họ, người Ghorid đang ở sự cực thịnh.

Trận đánh đầu tiên giữa hai vua Muhammad, ở sông Amu Darya, đã kết thúc với chiến thắng của người Ghorid, và họ tiến về cướp phá vùng đất Khwarizm (1204). Muhammad của Khwarizm cầu cứu vua Khuất Xuất Luật của nước bá chủ Tây Liêu, sau đó Khuất Xuất Luật đã gửi cho ông một đội quân do tướng Tayanku-Taraz và một chư hầu khác của Tây Liêu, Uthman, vua nhà Karakhanid xứ Samarkand chỉ huy. Nhờ đội quân hùng mạnh này, vua Khwarizm đánh bại quân Ghorid ở Hezarasp và đuổi chúng ra khỏi đất nước (1204). Người Tây Liêu truy kích Muhammad của Ghor và đánh hắn một đòn đau ở Andkoi phía tây Bakh (tháng 9 – tháng 10, 1204). Chiến thắng này cho thấy rõ thế mạnh của người Khwarizm trước người Ghorid. Sau khi Muhammad của Ghor qua đòi vào ngày 13 tháng 3 năm 1206, tháng 12 năm đó Ala ad-Din Muhammad chiếm được Herat và Ghor. Năm 1215, vua Khwarezm chiếm được toàn bộ Afghanistan sau khi ông chiếm Ghazni.

Muhammad của Khwarizm chịu ơn vua Khuất Xuất Luật của Tây Liêu về chiến thắng của ông trước quân Ghorid. Nhưng sự biết ơn của ông rất ngắn ngủi: Khi quyền lực của mình đã đạt đến đỉnh cao, ông, là một Hoàng đế Hồi giáo hùng mạnh, cảm thấy không thể chịu nổi khi phải làm chư hầu và nước triều cống cho “những kẻ tà giáo” người Mông Cổ đó. Quốc vương nhà Karakhanid ở Samarkand, Uthman bin Ibrahim (1200-1212), cũng là một chư hầu của Tây Liêu, đồng cảm với Muhammad. Năm 1207, Ala ad-Din Muhammad, có sự thỏa thuận với Uthman, chiếm lấy Bukhara và Samarkand, nơi ông đặt quyền bá chủ của chính mình thay thế vương triều Tây Liêu. Đế quốc Khwarizm đến đây, chiếm giữ toàn bộ Transoxiana. Theo Juvaini, người Tây Liêu phản công bằng việc tiến vào Samarkand, nhưng chủ tướng của họ là Tayanku bị những người Khwarizm bắt làm tù binh trong một trận đánh ở thảo nguyên Ilamish, gần Andizhan ở Fergana, hay ở thảo nguyên Talas (1210).

Ala ad-Din Muhammad chống cự quân Tây Liêu bằng việc cộng tác với vua Samarkand, người đã chuyển lòng trung thành của mình từ đối với vua Kara-Khitai sang vua Khwarezm. Nhưng vào năm 1212, chán nản việc tuân theo những người Khwarizm, Uthman làm loạn. Muhammad kéo quân tới chiếm, cướp bóc Samarkand, và xử tử Uthman năm 1212. Đến đây, thành viên cuối cùng của dòng họ Karakhanid – đã cai trị Turkestan trong vòng hai thế kỷ – bị diệt vong.

Cuối cùng, năm 1217 Ala ad-Din Muhammad tiến hành khải hoàn trên lưng ngựa xuyên suốt Ba Tư, nơi ông nhận sự thần phục của các vương hầu, hay những thái thú người Turk có quyền độc lập tự chủ ở các tỉnh Ba Tư, như Salghurids tỉnh Fars. Ông tiến xa tới Holwan ở Zagros, ở phạm vị biên giới nhà Abbas ở Iraq ‘Arabi. Ở thời điểm hùng mạnh này, Muhammad xưng làm Shah (vua theo tiếng Ba Tư) và mong muốn danh hiệu này của ông được khalip Al-Nasir công nhận. Tuy nhiên, Al-Nasir không chấp nhận và Muhammad phong một quan triều đình Khwarezm làm khalip, phần mình thì kéo quân đến đánh Bagdad nhằm lật đổ Al-Nasir. Quân ông bị đánh bại trong trận giao tranh ở Núi Zagros, nhiều binh sĩ tử vong khiến cho các tướng phải hạ lệnh rút khỏi Bagdad.

Ngay cả lãnh tụ xứ Azerbaijan (Tabriz), một đất nước không nằm trong các cuộc chinh phạt của ông, cũng thần phục và triều cống cho ông.

Sau khi đánh bại vua Khuất Xuất Luật của người Tây Liêu, Đế quốc Mông Cổ hùng mạnh đã có biên giới với Đế quốc Khwarezm. Đại Hãn Mông Cổ là Thành Cát Tư Hãn thấy Khwarezm có điều kiện để trao đổi hàng hóa giữa hai nước, và vua này gửi một đoàn người đi buôn đến để chính thức lập quan hệ thông thương với Khwarezm. Dù vậy, Inalchuq, quan Tổng trấn Otrar của Khwarezm, cho quân tấn công đoàn người đi buôn, và cho rằng bọn họ có ý chống lại vua nhà Khwarizm. Triều đình sau đó khước từ bồi thường những thành viên bị mất của, và thiệt mạng trong đoàn người này. Thành Cát Tư Hãn sau đó gửi một phái bộ sứ thần đến gặp Muhammad tại Samarkand. Ông đã xử tử những sứ người Mông, và trình diện cái đầu bị cạo râu của họ cho đoàn tùy tùng Mông Cổ xem, với ý khinh thường đế quốc lớn mạnh này.

Sau sự kiện này, Thành Cát Tư Hãn đem 200.000 quân vượt sông Jaxartes và cướp phá rất dã man các thành phố Bukhara và Samarkand. Kinh đô Khwarizm là Urgench cũng bị chiếm năm 1221. Cuối cùng Muhammad phải bỏ chạy và cố gắng đến Khorasan trú ẩn, thay vì đầu hàng. Thành Cát Tư Hãn sai hai tướng Mông Cổ là Tốc Bất Đài và Triết Biệt truy kích ông, chúng được Thành Cát Tư Hãn giao thời hạn 2 năm và có trong tay 20.000 binh lính. Nhưng, cựu hoàng `Ala ad-Din Muhammad II đã qua đời trong căn bệnh viêm màng phổi ở một hòn đảo trên biển Caspian gần cảng Abaskun vài tuần sau đó.

Đế quốc Mông Cổ

Mongol Empire

Đế quốc Mông Cổ từng tồn tại trong các thế kỷ 13 và 14, và là đế quốc có lãnh thổ liền nhau lớn nhất trong lịch sử loài người. Khởi đầu trên các thảo nguyên Trung Á, đế quốc cuối cùng đã trải dài từ Đông Âu đến biển Nhật Bản, bao gồm nhiều phần rộng lớn của Siberi ở phía bắc và khuếch trương về phía nam đến Đông Nam Á, tiểu lục địa Ấn Độ, cao nguyên Iran, và Trung Đông. Ở thời điểm tối cường, đế quốc Mông Cổ trải dài 9.700 km (6.000 mi), diện tích lãnh thổ lên tới 24.000.000 km2 (9.300.000 sq mi), tương đương 16% diện tích đất liền của Trái Đất, và thống trị 100 triệu thần dân.

Đế quốc Mông Cổ xuất hiện khi các bộ lạc Mông Cổ và Đột Quyết trên khu vực Mông Cổ lịch sử thống nhất đưới quyền lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn. Thành Cát Tư Hãn đã được tuyên bố là người cai trị của toàn thể người Mông Cổ vào năm 1206. Đế quốc phát triển nhanh chóng dưới quyền cai trị của ông cùng các hậu duệ vào sau này, họ đã tiến hành các cuộc xâm lược theo mọi hướng.Đế quốc liên lục địa rộng lớn này đã kết nối phương Đông và phương Tây với việc thi hành hòa bình kiểu Mông Cổ, cho phép mậu dịch, công nghệ, hàng hóa, ý thức hệ trở nên phổ biến và được trao đổi khắp lục địa Á-Âu.

Đế quốc bắt đầu phân liệt do hậu quả của các cuộc chiến tranh kế vị, khi các cháu nội của Thành Cát Tư Hãn tranh chấp về việc liệu dòng Đại hãn nên theo dòng của vị con trai kế vị Oa Khoát Đài (Ögedei), hay theo dòng của một trong số những người con trai khác của Thành Cát Tư Hãn như Đà Lôi (Tolui), Sát Hợp Đài (Chagatai), hay Truật Xích (Jochi). Dòng hậu duệ của Đà Lôi đã thắng thế sau một cuộc thanh trừng đẫm máu bè phái dòng hậu duệ của Oa Khoát Đài và dòng hậu duệ của Sát Hợp Đài, song tranh chấp đã tiếp diễn và thậm chí diễn ra ngay trong dòng hậu duệ của Đà Lôi. Khi một vị Đại hãn băng hà, các đại hội Hốt lý lặc thai (kurultai) kình địch có thể đồng thời bầu lên những người kế vị khác nhau, như trường hợp hai huynh đệ A Lý Bất Ca (Ariq Böke) và Hốt Tất Liệt (Kublai), họ đều được bầu làm Đại hãn và sau đó đã không những chỉ phải đối phó với nhau, mà còn đối diện với những thách thức từ những hậu duệ khác của Thành Cát Tư Hãn. Hốt Tất Liệt đã thành công trong việc đoạt lấy quyền lực, song nội chiến đã xảy ra sau đó khi Hốt Tất Liệt tìm cách giành lại quyền kiểm soát đối với hai dòng hậu duệ của Sát Hợp Đài và Oa Khoát Đài, song đã không thành công.

Vào thời điểm Hốt Tất Liệt băng hà năm 1294, Đế quốc Mông Cổ đã bị tan vỡ thành bốn hãn quốc hay đế quốc riêng biệt, mỗi một hãn quốc lại theo đuổi lợi ích và mục tiêu riêng của mình: Kim Trướng hãn quốc ở tây bắc, Sát Hợp Đài hãn quốc ở phía tây, Y Nhi hãn quốc ở phía tây nam, và triều Nguyên định đô tại Bắc Kinh ngày nay. Năm 1304, ba hãn quốc phía tây trong một thời gian ngắn đã chấp nhận quyền bá chủ của triều Nguyên, song đến khi triều đại này bị triều Minh của người Hán lật đổ vào năm 1368, đế quốc Mông Cổ đã chính thức tan rã.

Thời kỳ tiền đế quốc

Vùng đất ở khu vực Mông Cổ, Mãn Châu và một số phần thuộc Hoa Bắc được đặt dưới sự thống trị của triều đại Liêu kể từ thế kỷ 10. Năm 1125, triều đại Kim được thành lập với việc người Nữ Chân lật đổ triều đại Liêu, và họ cố gắng giành kiểm soát các vùng đất trước đây của Liêu ở Mông Cổ. Tuy nhiên, những vị hoàng đế triều Kim đã bị liên minh Mông Ngột Quốc đẩy lui. Liên minh này do Cát Bất Lặc Hãn (Khabul Khan), là cụ nội của Thiết Mộc Chân (tức Thành Cát Tư Hãn), lãnh đạo. Lúc đó, 5 liên minh bộ lạc hùng mạnh thống trị cao nguyên Mông Cổ là: Khắc Liệt (Kereit), Mông Cổ, Nãi Man (Naiman), Miệt Nhi Khất (Mergid) và Thát Đát (Tatar). Các hoàng đế triều Kim sử dụng chính sách chia để trị, khuyến khích tranh chấp giữa các bộ lạc, đặc biệt là giữa người Thát Đát và Mông Cổ, nhằm giữ cho các bộ lạc du mục bị phân tâm trong cuộc chiến giữa họ. Yêm Ba Hài Hãn (Ambaghai Khan) là người kế vị Cát Bất Lặc Hãn, ông đã bị người Thát Đát bội phản và bị trao cho triều Kim để hành quyết. Người Mông Cổ đã trả thù bằng cách tấn công biên giới Kim, quân Kim phản công vào năm 1143 song thất bại. Năm 1147, triều Kim phần nào thay đổi chính sách của họ, ký kết một hòa ước với người Mông Cổ và rút khỏi khoảng hai chục thành. Sau đó, người Mông Cổ tấn công người Thát Đát để trả thù cho cái chết của Yêm Ba Hài Hãn, mở ra một thời kì thù địch lâu dài giữa hai bên. Quân Kim và quân Thát Đát đã đánh bại quân Mông Cổ vào năm 1161.

Thành Cát Tư Hãn

Thành Cát Tư Hãn có tên thời thơ ấu là Thiết Mộc Chân (Temujin), ông là con của tù trưởng Dã Tốc Cai (Yesugei) thuộc bộ lạc Thái Xích Ô (Tayichiud). Ông đã phải trải qua một tuổi thơ khó khăn, và khi người vợ trẻ của ông là Bột Nhi Thiếp (Börte) bị một bộ tộc thù địch bắt cóc, Thiết Mộc Chân đã thống nhất các bộ lạc du mục, trước đó vốn là các bộ tộc người Mông Cổ – Đột Quyết thù địch nhau, dưới sự lãnh đạo của ông bằng các thủ đoạn chính trị và sức mạnh quân sự. Những đồng minh mạnh nhất của ông là người bạn của cha ông, tù trưởng bộ lạc Khắc Liệt là Vương Hãn Thoát Oát Lân (Wang Khan Toghoril), và người anh em kết nghĩa (anda) từ thời thơ ấu của Thiết Mộc Chân là Trát Mộc Hợp (Jamukha) của bộ lạc Trát Đạt Lan (Jadran). Với sự giúp đỡ của họ, Thiết Mộc Chân đã tiêu diệt bộ lạc Miệt Nhi Khất, giải cứu người vợ Bột Nhi Thiếp, và sau đó tiến tới tiêu diệt người Nãi Man và Thát Đát.

Thiết Mộc Chân ra luật cấm các hành vi cướp bóc kẻ thù mà chưa có sự cho phép, và ông đã chia các chiến lợi phẩm cho các chiến binh Mông Cổ và gia đình họ thay vì đưa hết chúng cho tầng lớp quý tộc. Vì vậy ông được mang tước hiệu Hãn. Tuy nhiên, các chính sách này đã khiến ông trở nên xung khắc với những người chú của mình, họ cũng là những người kế vị hợp pháp của ngai vàng, và họ xem Thiết Mộc Chân không phải là nhà lãnh đạo mà chỉ đơn thuần là một kẻ tiếm quyền xấc láo. Phạm vi tranh chấp đã lan rộng sang các tướng lĩnh và cộng sự khác của ông, và một số người Mông Cổ từng liên minh với ông đã quay sang phản bội. Chiến tranh đã xảy ra sau đó,song Thiết Mộc Chân và các lực lượng vẫn trung thành với ông đã chiếm ưu thế, rồi đánh bại tất cả các bộ lạc kình địch còn lại và đưa họ dưới sự cai trị của ông trong khoảng thời gian 1203–1205. Năm 1206, Thiết Mộc Chân lên ngôi Khả Hãn của Yekhe Mongol Uls (Đại Mông Cổ Quốc) tại một đại hội Hốt lý lặc thai (Kurultai ). Cũng ở đó, ông lấy tước hiệu là “Thành Cát Tư Hãn” (Genghis Khan) thay thế cho các tước hiệu bộ lạc kiểu cũ như là Cúc Nhi Hãn (Gur Khan) hay Tháp Dương Hãn (Tayang Khan). Sự kiện này đã đánh dấu sự khởi đầu của Đế quốc Mông Cổ

Tổ chức ban đầu

Thành Cát Tư Hãn đã cải tiến nhiều phương pháp tổ chức quân đội của mình. Ông chia quân đội thành các đội nhỏ theo hệ thống thập phân gồm có arban (10 người), zuun (100 người), myangan (1000 người) và tumen (10.000 người). Đơn vị Khiếp bệ (Kheshig) hay Cấm quân được thành lập và được chia thành các đội canh gác ban ngày (khorchin, torghud) hay ban đêm (khevtuul) Ông ban thưởng cho những người đã trung thành với ông và cất nhắc họ lên những vị trí cấp cao, như cho họ đứng đầu các đơn vị quân đội và quân ngự lâm, mặc dù rất nhiều trong số các đồng minh của ông xuất phát từ những thị tộc có cấp bậc rất thấp kém. So với số những đơn vị mà Thành Cát Tư Hãn bổ nhiệm chỉ huy là người trung thành với mình, thì số lượng những người trong gia tộc của Thành Cát Tư Hãn được bổ nhiệm là khá ít. Ông ban hành một luật mới cho Đế quốc, gọi là Ikh Zasag hay Yassa, và đã luật hóa mọi thứ liên quan đến cuộc sống thường nhật và những công việc chính trị của dân du mục vào thời điểm đó. Ông cấm việc buôn bán phụ nữ, trộm cắp tài sản, đánh nhau giữa những người Mông Cổ và săn bắn động vật trong mùa sinh sản.

Ông cũng bổ nhiệm em nuôi ông là Thất Cát Hốt Thốc Hốt (Shikhikhutug) làm tối cao đoạn sự quan (jarughachi), ra lệnh cho ông ta chép sử của Đế chế. Ngoài những bộ luật về gia đình, lương thực và quân đội, Thành Cát Tư cũng cho thực hiện tự do tôn giáo và khuyến khích nội, ngoại thương. Ông cũng miễn thuế cho giới tăng lữ và người nghèo. Vì vậy, Hồi giáo, Phật giáo và Thiên Chúa giáo từ Mãn Châu, Hoa Bắc, Ấn Độ và Ba Tư đã có liên hệ với Thành Cát Tư Hãn rất lâu trước những cuộc chinh phục của ông. Ông cũng khuyến khích việc học chữ, lấy chữ cái Duy Ngô Nhĩ để tạo thành chữ cái Duy Ngô Nhĩ – Mông Cổ cho Đế quốc. Ông cũng ra lệnh cho một người Duy Ngô Nhĩ là Tháp Tháp Thống A (Tatatunga) trước đây từng phục vụ cho Hãn của người Nãi Man, làm thầy dạy những người con của mình.

Thành Cát Tư Hãn nhanh chóng có những xung đột với triều Kim của người Nữ Chân và triều Tây Hạ của người Đảng Hạng ở Bắc Trung Hoa. Về phía Tây, do Đế quốc Khwarezm khiêu khích, ông cũng tiến quân tới vùng Trung Á, tàn phá Transoxiana và đông Ba Tư, sau đó tấn công bất ngờ Rus Kiev (một nhà nước tiền thân của Nga, Belarus và Ukraina) và Kavkaz.

Trước khi băng hà, Thành Cát Tư Hãn đã chia Đế quốc của mình cho các con trai và những họ hàng gần. Khiến cho Đế quốc Mông Cổ trở thành sở hữu chung của toàn bộ hoàng tộc, và họ cùng với quý tộc Mông Cổ tạo thành giai cấp thống trị.

Bành trướng dưới thời Oa Khoát Đài

Đế quốc Mông Cổ bắt nguồn từ Trung Á, với sự thống nhất các bộ lạc người Mông Cổ và người Đột Quyết. Dưới sự lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn, Đế quốc đã mở rộng về phía tây qua châu Á tới vùng Trung Đông, và châu Âu; về phía nam đến Ấn Độ và Trung Hoa; và về phía đông tới bán đảo Triều Tiên, và tiến vào Đông Nam Á.

Thành Cát Tư Hãn băng hà năm 1227, lúc đó Đế quốc Mông Cổ đã cai trị một vùng lãnh thổ từ Thái Bình Dương tới Biển Caspi – diện tích rộng gấp đôi Đế quốc La Mã và các Khalip Hồi giáo. Thành Cát Tư chỉ định người con trai thứ ba có uy tín của mình là Oa Khoát Đài làm người kế vị. Chức nhiếp chính vốn do em trai của Oa Khoát Đài là Đà Lôi nắm giữ, cho đến khi đại hội “Hốt lý lặc thai” chính thức bầu Oa Khoát Đài năm 1229.

Những hành động đầu tiên của Oa Khoát Đài là phái quân chinh phục người Bashkir, người Bulgar và các quốc gia khác ở những thảo nguyên dưới sự kiểm soát của người Kipchak.[31] Ở phía đông, quân đội của Oa Khoát Đài tái thiết lập quyền lực của người Mông Cổ ở Mãn Châu, đè bẹp chế độ Đông Hạ và người Thủy Thát Đát. Năm 1230, Đại hãn thân chinh thống lĩnh quân đội trong chiến dịch chống lại triều Kim. Danh tướng Tốc Bất Đài (Subotai) của Oa Khoát Đài đã chiếm được đế đô Khai Phong của Hoàng Đế Kim Ai Tông Hoàn Nhan Thủ Tự vào năm 1232. Năm 1234, ba lộ quân Mông Cổ đã xâm lược nam Trung Hoa. Với sự giúp đỡ của Nam Tống, người Mông Cổ đã tiêu diệt triều Kim vào năm 1234. Ở phía Tây, tướng của Oa Khoát Đài là Xước Nhi Mã Hãn (Chormaqan), đã tiêu diệt Jalal ud-Din Menguberdi, vị shah cuối cùng của Đế quốc Khwarezm. Những tiểu quốc ở Nam bộ Ba Tư đều tự nguyện thần phục người Mông Cổ. Ở Đông Á, người Mông Cổ đã tiến hành một số chiến dịch tấn công vào Cao Ly, nhưng cố gắng của Oa Khoát Đài trong việc sáp nhập bán đảo Triều Tiên vào Đế quốc không được thành công lắm. Quốc vương Cao Tông của Cao Ly đã đầu hàng nhưng lại nổi dậy và đồ sát các Đạt lỗ hoa xích người Mông Cổ và những người Cao Ly thân Mông Cổ, sau đó dời kinh đô từ Khai Thành đến đảo Giang Hoa. Khi đế quốc phát triển lớn mạnh, Oa Khoát Đài cho xây dựng một đế đô tại Karakorum ở tây bắc Mông Cổ.

Trong một cuộc tấn công Nam Tống, quân Mông Cổ đã chiếm được Tương Dương, Trường Giang và Tứ Xuyên, nhưng không thể bảo vệ các nơi vừa chiếm được. Các tướng Nam Tống đã lấy lại Tương Dương từ tay người Mông Cổ vào năm 1239. Sau cái chết đột ngột của con trai Oa Khoát Đài là Khoát Xuất (Kochu) ở đất Trung Hoa, người Mông Cổ rút khỏi nam Trung Hoa, nhưng anh Khoát Xuất là Hoàng tử Khoát Đoan (Koten) đã xâm lược Tây Tạng sau cuộc rút lui đó.

Một người cháu nội khác của Thành Cát Tư là Bạt Đô Hãn (Batu Khan), con của Truật Xích (Jochi), đã đem quân tràn qua các nước của người Bulgar, người Alan, người Kupchak, người Bashkir, người Mordvin, người Chuvash, và những quốc gia khác ở vùng thảo nguyên miền nam Nga. Đến năm 1237, người Mông Cổ bắt đầu xâm lấn công quốc của người Nga đầu tiên, là công quốc Ryazan. Sau 3 ngày bao vây với các cuộc tấn công ác liệt, người Mông Cổ đã chiếm được thành phố và thảm sát dân chúng, sau đó tiến tới tiêu diệt quân đội của Đại Công quốc Vladimir-Suzdal ở sông Sit. Người Mông Cổ chiếm thủ đô Maghas của Alania vào năm 1238. Đến năm 1240, tất cả các vùng đất Rus bao gồm Kiev đã nằm trong tay của những kẻ xâm lược châu Á ngoại trừ một vài thành phố phía bắc. Quân Mông Cổ dưới sự chỉ huy của Xước Nhi Mã Hãn ở Ba Tư đã liên kết cuộc xâm lược Ngoại Kavkaz của mình với cuộc xâm lược của Bạt Đô và Tốc Bất Đài, và ép các quý tộc người Gruzia và người Armenia cũng phải đầu hàng

Mặc dù có dược những thành công quân sự, bất hòa vẫn tiếp diễn trong hàng ngũ tướng lĩnh cấp cao của Mông Cổ. Mối quan hệ của Bạt Đô với Quý Do- con trai cả của Oa Khoát Đài, và Bất Lý (Buri), cháu nội yêu quý của Sát Hợp Đài Hãn, vẫn căng thẳng, và làm cho bữa dạ tiệc mừng chiến thắng của Bạt Đô ở miền nam Nga trở nên tồi tệ. Nhưng Quý Do và Bất Lý sẽ chẳng thể làm tổn hại đến vị trí của Bạt Đô một khi thúc phụ của Bạt Đô là Oa Khoát Đài vẫn còn sống. Trong khi đó, Oa Khoát Đài tiếp tục những cuộc xâm lược vào tiểu lục địa Ấn Độ, tạm thời bao vây Uch, Lahore và Multan của các Vương quốc Hồi giáo Delhi và thiết lập một đồn giám sát của người Mông Cổ ở Kashmir. song cuộc xâm lược vào Ấn Độ cuối cùng đã bị đánh bại và người Mông Cổ phải rút quân. Ở Đông Bắc Á, Oa Khoát Đài đồng ý giải quyết xung đột với Cao Ly bằng việc biến Cao Ly thành một nước phụ thuộc và cử các công chúa Mông Cổ đến kết hôn với các vương tử Cao Ly. Ông tăng cường số khiếp bệ (Kheshig, cấm quân) của mình bằng người Cao Ly thông qua các biện pháp ngoại giao và quân sự.

Cuộc tiến công vào Châu Âu tiếp tục với những cuộc xâm lược Ba Lan, Hungary và Transylvania. Khi cánh quân Mông Cổ ở phía tây cướp phá các thành phố của Ba Lan, một khối liên minh Châu Âu bao gồm người Ba Lan, người Moravia, và các thành viên quân sự Thiên Chúa giáo như các Hiệp sĩ Cứu tế, các Hiệp sĩ Teuton, và các Hiệp sĩ dòng Đền đã tập hợp đủ lực lượng để ngăn chặn trong một thời gian ngắn bước tiến của quân Mông Cổ tại Legnica. Quân Hungary, đồng minh Croatia của họ và các hiệp sĩ dòng Đền đã bị quân Mông Cổ đánh bại ở bờ sông Sajo vào ngày 11 tháng 4 năm 1241. Sau khi chiến thắng trước các hiệp sĩ Châu Âu ở Legnica và Muhi, quân Mông Cổ nhanh chóng tiến quân qua Bohemia, Serbia, Babenberg Áo và tiến vào Đế quốc La Mã Thần thánh. Nhưng trước khi quân của Bạt Đô tiến vào Wien và miền bắc Albania, ông nhận được tin về cái chết của Oa Khoát Đài vào tháng 12 năm 1241 và cuộc xâm lược tạm thời dừng lại. Theo truyền thống của quân đội Mông Cổ, tất cả các hoàng thân thuộc dòng dõi Thành Cát Tư Hãn phải tham gia vào đại hội “Hốt lý lặc thai” để chọn ra một người kế vị. Bạt Đô và cánh quân Mông Cổ phía tây của ông rút khỏi Trung Âu vào năm sau đó

Những cuộc tranh giành quyền lực thời hậu Oa Khoát Đài

Sau cái chết của Oa Khoát Đài Đại hãn vào năm 1241, và trước khi tổ chức đại hội Hốt lý lặc thai tiếp theo, góa phụ của Oa Khoát Đài là Thoát Liệt Ca Na (Toregene) đã tiếp quản Đế quốc. Bà ngược đãi những vị quan người Khiết Đan và người Hồi giáo của chồng mình, thay vào đó trọng dụng những đồng minh của bà. Bà cho xây các cung điện, nhà thờ và các công trình xã hội trên tầm đế quốc, bảo trợ tôn giáo và giáo dục. Bà cũng chiến thắng các hầu hết các quý tộc Mông Cổ khác để hỗ trợ cho con trai của Oa Khoát Đài là Quý Do. Nhưng Bạt Đô, người cai trị Kim Trướng Hãn quốc, đã từ chối tham gia đại hội Hốt lý lặc thai, cáo bệnh và nói rằng thời tiết Mông Cổ quá khắc nghiệt đối với mình. Hậu quả là sự bế tắc kéo dài trong hơn 4 năm, và tạo ra sự chia rẽ khối thống nhất của Đế quốc.

Khi người em trai út của Thành Cát Tư Hãn là Thiết Mộc Ca (Temüge) đe dọa Thoát Liệt Ca Na nhằm cướp ngai vàng, Quý Do đã tới Cáp Lạp Hòa Lâm để cố gắng bảo vệ vị trí của mình. Bạt Đô cuối cùng cũng đồng ý gửi những huynh đệ và tướng lĩnh của mình tới đại hội Hốt lý lặc thai mà Thoát Liệt Ca Na triệu tập năm 1246. Quý Do khi đó bị ốm và mắc chứng nghiện rượu, nhưng những chiến dịch của ông ở Mãn Châu và châu Âu đã khiến ông thể hiện được rằng mình đủ khả năng cần thiết để trở thành một Đại hãn. Ông đã được bầu một cách hợp lệ trong một buổi lễ có sự tham dự của những người quyền cao chức trọng Mông Cổ và ngoại quốc đến từ cả bên trong và bên ngoài đế quốc- các lãnh đạo của các nước chư hầu và các đại diện từ thành La Mã và các thực thể khác, họ đến tham gia đại hội Hốt lý lặc thai để thể hiện sự kính trọng của mình và đàm phán ngoại giao.

Quý Do đã áp dụng một số biện pháp để giảm tình trạng tham nhũng, ông tuyên bố sẽ tiếp tục những chính sách của cha mình là Oa Khoát Đài, chứ không phải của Thoát Liệt Ca Na. Ông trừng phạt những người ủng hộ Thoát Liệt Ca Na, ngoại trừ A Nhi Hồn A Gia (Arghun Aqa). Ông cũng thay thế Cáp Lạt Húc Liệt (Khara Hulegu), Hãn của Sát Hợp Đài Hãn quốc, bằng người anh họ được ông sủng ái là Dã Tốc Mông Ca (Yesu Mongke) nhằm khẳng định quyền lực mới được trao của mình. Ông phục chức cũ cho các quan lại của cha mình và bao quanh ông là các đại thần người Duy Ngô Nhĩ, người Nãi Man và người Trung Á, đồng thời ông cũng ủng hộ những tướng lĩnh người Hán đã giúp cha ông trong việc chinh phục Bắc Trung Hoa. Ông tiếp tục các hoạt động quân sự ở Cao Ly, tiến quân vào Nam Tống ở phía nam và Iraq ngày nay ở phía tây, ra lệnh điều tra dân số trên toàn Đế quốc. Quý Do cũng chia Vương quốc Rum cho Izz-ad-Din Kaykawus và Rukn ad-Din Kilij Arslan, mặc dù Kaykawus không đồng ý với cách giải quyết này.

Không phải tất cả mọi nơi trên Đế quốc đều tôn trọng việc lựa chọn Quý Do. Cựu đồng minh cũ của Mông Cổ là Phái Assassin, đứng đầu là Đại giáo chủ Hasan Jalalud-Din đã quy phục Thành Cát Tư Hãn vào năm 1221, song nay tức giận Quý Do và từ chối phục tùng, thay vào đó đã giết các tướng Mông Cổ ở Ba Tư. Quý Do đã bổ nhiệm Dã Lý Tri Cát Đái (Eljigidei), cha của người bạn thân nhất của ông, làm tổng chỉ huy quân đội ở Ba Tư, với nhiệm vụ phải chinh phục được các thành trì của phong trào Hồi giáo Assasin, và chinh phục Đế quốc Abbas ở trung tâm thế giới Hồi giáo, Iran và Iraq.

Năm 1248, Quý Do tập trung thêm quân và xuất phát từ đế đô Cáp Lạp Hòa Lâm, đột ngột hành quân về phía tây. Không rõ lý do của hành động này: một số tài liệu viết rằng ông muốn thu hồi những tài sản riêng của mình ở Emyl; các tài liệu khác cho rằng có thể ông muốn cùng Dã Lý Tri Cát Đái tiến hành chinh phục toàn bộ vùng Trung Đông, hoặc có thể muốn bất ngờ tấn công người anh họ, đồng thời cũng là đối thủ của ông là Bạt Đô Hãn ở Nga. Nghi ngờ hành động tiến quân này của Quý Do, Toa Lỗ Hòa Thiếp Ni (Sorghaghtani), góa phụ của Đà Lôi, đã bí mật thông báo cho cháu bà là Bạt Đô về việc này. Bạt Đô trước đó đã tự mình đi về phía đông, có thể là để bày tỏ sự thần phục, cũng có thể có những kế hoạch khác. Tuy nhiên, trước khi hai lực lượng của Bạt Đô và Quý Do gặp nhau thì Quý Do, ốm và kiệt sức vì chuyến đi, đã chết trên đường đi ở Qum-Senggir (Hoàng Tương Ất Nhi) thuộc Tân Cương ngày nay, có thể là do bị đầu độc.

Góa phụ của Quý Do là Hải Mê Thất (Oghul Qaimish) đã từng bước nắm quyền kiểm soát Đế chế, nhưng bà không có đủ những kỹ năng chính trị như mẹ chồng Thoát Liệt Ca Na của mình, và hai con trai bà là Hốt Sát (Khoja) và Não Hốt (Naku) cùng các hoàng thân khác cũng thách thức quyền lực của bà. Để quyết định ai sẽ lên ngôi Đại hãn, Bạt Đô đã triệu tập đại hội Hốt lý lặc thai ở lãnh địa của mình vào năm 1250. Vì nó cách xa khu trung tâm Mông Cổ, nên các thành viên của dòng Oa Khoát Đài và Sát Hợp Đài từ chối tham gia. Đại hội Hốt lý lặc thai đề nghị trao ngai vàng cho Bạt Đô, nhưng ông từ chối, nói rằng ông không quan tâm với vị trí đó. Thay vào đó, ông đề cử Mông Kha (Mongke), cháu nội của Thành Cát Tư, con của Đà Lôi. Mông Kha đang chỉ huy một đội quân Mông Cổ ở Nga, Bắc Kavkaz và Hungary. Phe ủng hộ dòng Đà Lôi phấn khởi và ủng hộ lựa chọn của Bạt Đô, và Mông Kha được chọn, mặc dù chỉ là được chọn bởi một hội đồng Hốt lý lặc thai hạn chế, tính hợp lệ của nó vì thế là không chắc chắn. Bạt Đô cử hai người em ông là Biệt Nhi Ca (Berke) và Thốc Hoa Thiếp Mộc Nhi (Tukhtemur), và người con trai Tát Lý Đáp (Sartaq) hộ tống Mông Kha đến một đại hội Hốt lý lặc thai mang tính chính thức hơn ở Kodoe Aral tại phần trung tâm Đế quốc. Những người ủng hộ Mông Kha đã mời Hải Mê Thất và những hoàng thân chính thuộc hai dòng Oa Khoát Đài và Sát Hợp Đài tham dự đại hội Hốt lý lặc thai, nhưng họ từ chối. Các hoàng thân dòng Oa Khoát Đài và Sát Hợp Đài không chấp nhận một hậu duệ của Đà Lôi làm thủ lĩnh, vì họ cho rằng chỉ có hậu duệ của Oa Khoát Đài mới có thể trở thành Đại hãn.

Cải cách của dòng Đà Lôi

Khi mẹ của Mông Kha là Toa Lỗ Hòa Thiếp Ni và anh họ Biệt Nhi Ca của ông tổ chức một đại hội Hốt lý lặc thai thứ hai vào ngày 1 tháng 7 năm 1251, đại hội đã tuyên bố Mông Kha là Đại hãn của Đế quốc Mông Cổ. Sự kiện này đánh dấu một sự chuyển đổi trong hàng ngũ lãnh đạo của Đế quốc, quyền lực từ tay các hậu duệ của Oa Khoát Đài được chuyển cho các hậu duệ của Đà Lôi, cả hai dòng đều là hậu duệ trực hệ của Thành Cát Tư Hãn. Quyết định này được một vài hoàng thân dòng Oa Khoát Đài và Sát Hợp Đài chấp nhận, như anh họ của Mông Kha là Hợp Đan (Kadan) và hãn bị phế truất Cáp Lạt Húc Liệt, nhưng một trong những người có quyền kế vị hợp pháp khác, cháu nội của Oa Khoát Đài, Thất Liệt Môn (Shiremun), đã tìm cách lật đổ Mông Kha. Thất Liệt Môn dẫn quân của mình tiến về cung điện du mục của Đại hãn và âm mưu tiến hành một cuộc tấn công vũ trang, nhưng Mông Kha đã được người nuôi chim ưng của mình thông báo về âm mưu. Ông ra lệnh tiến hành một cuộc điều tra về âm mưu đó, dẫn tới một loạt các vụ xét xử lớn trên toàn Đế quốc. Nhiều thành viên quý tộc Mông Cổ bị tuyên bố có tội và bị xử tử, ước tính từ 77-300 người, song các hoàng thân mang dòng máu Thành Cát Tư Hãn thường bị đi đày hơn là xử tử. Mông Kha thu hồi các lãnh địa của hai dòng Oa Khoát Đài và Sát Hợp Đài và chia sẻ phần phía tây của Đế quốc với đồng minh của mình là Bạt Đô Hãn. Sau cuộc thanh trừng đẫm máu, Mông Kha ban lệnh ân xá với các tù nhân và những người bị giam giữ, nhưng kể từ đó về sau, ngôi Đại Hãn đều nằm chắc trong tay các hậu duệ của Đà Lôi.

Mông Kha là một người trung thành với luật lệ của tổ tiên và tránh uống rượu. Ông cũng là người khoan dung với các tôn giáo ngoại lai và các hình thức nghệ thuật, dẫn tới việc xây dựng các công trình ở khu thương nhân ngoại quốc, các ngôi chùa Phật giáo, các Thánh đường Hồi giáo và Nhà thờ Thiên chúa giáo ở đế đô Mông Cổ. Khi các dự án xây dựng được tiếp tục, Cáp Lạp Hòa Lâm được trang hoàng bằng các kiến trúc Trung Hoa, châu Âu và Ba Tư. Một ví dụ nổi tiếng là một cái cây lớn bằng bạc với những chiếc ống được thiết kế tinh xảo và chứa nhiều loại đồ uống. Trên đỉnh của cây là một vị thần chiến thắng, do một thợ kim hoàn người Paris tên là Guilaume Boucherđược điêu khắc.

Mặc dù Mông Kha có một số quân người Hán hùng mạnh, nhưng ông chủ yếu vẫn dựa vào những tướng lĩnh và quan lại người Hồi giáo và Mông Cổ, và ông tiến hành một loạt các cải cách để dự trù tốt hơn những khoản chi của triều đình. Triều đình của ông hạn chế những khoản chi tiêu công và cấm quý tộc cùng binh lính lạm dụng sức lao động của dân chúng hay ban hành các sắc lệnh mà không được sự cho phép. Ông đã giảm nhẹ chế độ đóng góp bằng việc đưa ra một loại thế thân cố định do các viên chức triều đình thu và phát cho những nhóm cần đến. Triều đình cũng cố gắng giảm gánh nặng thuế má đối với những người bình dân bằng việc giảm mức thuế. Cùng với những cải cách về chế độ thuế, ông cũng tăng số lính canh ở những trạm trung chuyển và tiến hành kiểm soát tập trung đối với những việc liên quan đến tiền tệ. Mông Kha cũng ra lệnh điều tra dân số trên toàn Đế quốc vào năm 1252, và điều này đã phải mất nhiều năm mới hoàn thành, cho đến khi thống kê xong dân số ở Novgorod thuộc miền viễn tây bắc vào năm 1258.

Trong một động thái nhằm củng cố quyền lực khác của Mông Kha, ông đã bổ nhiệm các em trai là Húc Liệt Ngột (Hulegu) và Hốt Tất Liệt (Kublai) đi cai trị Ba Tư và vùng đất Trung Hoa đang bị Mông Cổ chiếm. Ở phần nam của Đế quốc, ông tiếp tục những cuộc chinh phạt của tiền nhân chống lại Nam Tống. Để đánh vào sườn quân Tống từ 3 hướng, Mông Kha đã phái một đội quân Mông Cổ dưới sự chỉ huy của em ông là Hốt Tất Liệt tới Vân Nam, và một đội quân nữa đi chinh phục Cao Ly và tạo ra một sức ép lên quân Tống từ các hướng này. Hốt Tất Liệt chinh phục Vương quốc Đại Lý vào năm 1253, tướng của Mông Kha là Hoát Lý Đài (Qoridai) đã ổn định sự cai trị của đế quốc ở Tây Tạng, thuyết phục các tu viện khuất phục quyền cai trị của người Mông Cổ. Con trai Tốc Bất Đài là Ngột Lương Hợp Thai (Uryankhadai) đã chinh phục các dân tộc lân cận ở Vân Nam để tiến đánh và bắt vương triều Trần ở miền bắc Việt Nam quy phục tạm thời năm 1258.

Sau khi ổn định tình hình tài chính của Đế quốc, Mông Kha một lần nữa lại cố gắng mở rộng biên giới. Trong đại hội Hốt lý lặc thai tại Cáp Lạp Hòa Lâm năm 1253 và năm 1258, ông phê chuẩn một cuộc xâm lược mới vào Trung Đông và Hoa Nam. Mông Kha giao cho Húc Liệt Ngột toàn quyền chỉ huy quân đội và nội vụ ở Ba Tư, và bổ nhiệm người của dòng Sát Hợp Đài và dòng Truật Xích tham gia vào quân đội của Húc Liệt Ngột. Những người Hồi giáo từ Qazvin đã thông báo về mối đe dọa từ Nizari Ismaili, một giáo phái Hồi giáo Shia dị giáo. Chỉ huy quân Mông Cổ thuộc tộc Nãi Man là Khiếp Đích Bất Hoa (Kitbuqa) bắt đầu tấn công nhiều pháo đài của Ismaili vào năm 1253, trước khi Húc Liệt Ngột tiến quân một cách thận trọng năm 1256. Đại Giáo chủ Ismaili là Rukn ud-Din đã đầu hàng năm 1257 và bị hành quyết. Tất cả những thành trì của Ismaili ở Ba Tư đều bị quân Húc Liệt Ngột phá hủy năm 1257, mặc dù Girdukh vẫn còn kiên trì chống cự tới tận năm 1271.

Trung tâm của Đế quốc Hồi giáo lúc đó là Baghdad, thể chế ở đó đã nắm giữ vị trí quyền lực trong 500 năm nhưng lúc này đang bị chia rẽ nội bộ. Khi Khalip Al-Musta’sim từ chối khuất phục người Mông Cổ, quân Mông Cổ đã bao vây và chiếm Baghdad năm 1258, một sự kiện thường được coi là nằm trong các sự kiện thảm khốc nhất trong lịch sử Hồi giáo. Với việc dòng Triều đại Khalip Abbas bị tiêu diệt, Húc Liệt Ngột đã khai thông một con đường tới Syria và chiến tranh chống những thế lực Hồi giáo khác trong khu vực. Quân đội của ông hướng về Syria của Vương triều Ayyub, chiếm một số tiểu quốc bản địa trên đường đi. Sultan An-Nasir Yusuf của triều Ayyub đã từ chối trình diện trước Húc Liệt Ngột; tuy nhiên, ông đã chấp nhận uy quyền tối cao của người Mông Cổ hai thập kỉ trước đó. Khi Húc Liệt Ngột tiến xa hơn về phía tây, người Armenia từ Cilicia, người Seljuk từ Rum và các vương quốc Cơ Đốc giáo ở Antioch và Tripoli đã thần phục quyền lực của người Mông Cổ, tham gia vào quân đội Mông Cổ trong cuộc chiến chống người Hồi giáo. Trong khi một số thành phố đầu hàng mà không kháng cự, thì những thành phố khác như Mayafarriqin đã chống trả, dân chúng của những thành phố đó bị thảm sát và bản thân thành phố bị cướp phá.

Trong lúc đó, ở phần tây bắc của Đế chế, người kế vị Bạt Đô là em trai Biệt Nhi Ca, ông đã tiến hành một cuộc viễn chinh ác liệt vào Ukraina, Belarus, Litva và Ba Lan. Mối bất đồng đã bắt đầu nhen nhóm giữa phần tây bắc và phần tây nam của Đế quốc Mông Cổ khi Bạt Đô cho rằng cuộc xâm lược của Húc Liệt Ngột ở Tây Á sẽ làm lu mờ đi ưu thế của bản thân Bạt Đô ở đó.

Sự chia rẽ

Ở phần phía nam của Đế quốc, Mông Kha Hãn đã tự mình thống lĩnh quân đội nhằm hoàn thành việc chinh phục Trung Hoa. Các hoạt động quân sự dù nói chung là thành công, song lại kéo dài, quân Mông Cổ đã không rút về phía Bắc khi thời tiết trở nên nóng nực theo truyền thống. Người Mông Cổ bắt đầu bị bệnh dịch và và bản thân Mông Kha đã băng hà trên đất Trung Hoa vào ngày 11 tháng 8 năm 1259. Sự kiện này đã bắt đầu một chương mới đẫm máu trong lịch sử của người Mông Cổ, một lần nữa họ lại cần lựa chọn Đại hãn mới, và các đội quân Mông Cổ trên toàn Đế quốc phải từ bỏ các chiến dịch của họ để một lần nữa triệu tập một đại hội Hốt lý lặc thai mới.

Khi em của Mông Kha là Húc Liệt Ngột nhận được hung tin, ông đã từ bỏ những thành công quân sự của mình ở Syria, và rút phần lớn quân đội về Mughan, chỉ để lại một lực lượng nhỏ dưới quyền chỉ huy của Khiếp Đích Bất Hoa. Hai lực lượng đối kháng ở trong vùng lúc đó là Thập Tự quân Thiên chúa giáo và quân Mamluk Hồi giáo, đã thỏa thuận về việc ngừng chiến bất thường với nhau vì họ đều nhận thấy rằng người Mông Cổ là mối đe dọa lớn hơn. Lợi dụng tình trạng yếu đi của lực lượng Mông Cổ, quân Mamluk tiến về Ai Cập, được phép lập trại và được tiếp tế gần thành trì Thiên chúa giáo ở Acre, và đụng độ với lực lượng của Khiếp Đích Bất Hoa ở phía bắc Galilee, trong trận Ain Jalut năm 1260. Người Mông Cổ thua trận, và Khiếp Đích Bất Hoa bị giết. Trận chiến này đánh dấu sự giới hạn ở phía tây của Đế quốc Mông Cổ, vì người Mông Cổ từ đó không bao giờ có thể tiến hành một hoạt động quân sự xa hơn Syria nữa.

Ở một phần khác của Đế quốc, một người anh em khác của Húc Liệt Ngột và Mông Kha, là Hốt Tất Liệt lúc này đang ở Hoài Hà, Trung Quốc khi nghe hung tin về cái chết của Đại Hãn. Thay vì quay trở lại đế đô, ông tiếp tục tiến quân vào khu vực Vũ Xương, gần Trường Giang. Em trai của họ (Mông Kha, Húc Liệt Ngột và Hốt Tất Liệt) là A Lý Bất Ca (Ariqboke) đã lợi dụng sự vắng mặt của Húc Liệt Ngột và Hốt Tất Liệt, và sử dụng quyền hành của mình ở đế đô đã lấy được danh hiệu Đại Hãn cho chính mình. Các đại diện của tất cả các dòng tộc đã tuyên bố ông là lãnh đạo tại đại hội Hốt lý lặc thai ở Cáp Lạp Hòa Lâm. Khi Hốt Tất Liệt biết được điều này, ông triệu tập một đại hội Hốt lý lặc thai của mình ở Khai Phong, gần như tất cả các hoàng thân cấp cao và các na nhan (noyan) lớn ở miền Hoa Bắc và Mãn Châu đều ủng hộ ông thay vì A Lý Bất Ca.

Nội chiến

Các cuộc chiến đã nổ ra sau đó giữa quân đội của Hốt Tất Liệt và quân đội của A Lý Bất Ca, bao gồm các những lực lượng vẫn trung thành với triều đình trước đó của Mông Kha. Quân của Hốt Tất Liệt dễ dàng tiêu diệt những người ủng hộ A Lý Bất Ca, và chiếm quyền kiểm soát các chính quyền dân chính ở Mạc Nam. Những thách thức lớn hơn đến từ những người anh em họ của họ thuộc dòng Sát Hợp Đài. Hốt Tất Liệt phái A Thất Tất Cáp (Abishka), một hoàng thân thuộc dòng Sát Hợp Đài trung thành với ông, tới cai trị Sát Hợp Đài hãn quốc. Tuy nhiên A Lý Bất Ca đã bắt và hành hình A Thất Tất Cáp, đưa người của ông là A Lỗ Hốt (Alghu) lên nắm quyền ở đó. Chính quyền mới của Hốt Tất Liệt phong tỏa A Lý Bất Ca ở Mông Cổ để cắt các nguồn tiếp tế lương thực, gây ra một nạn đói. Cáp Lạp Hòa Lâm nhanh chóng thất thủ, song A Lý Bất Ca đã tập hợp lại quân đội và chiếm lại đế đô vào năm 1261.

Ở Y Nhi hãn quốc tại tây nam đế quốc, Húc Liệt Ngột trung thành với anh ruột là Hốt Tất Liệt, nhưng lại xung đột với người anh họ là Biệt Nhi Ca- người cai trị Kim Trướng hãn quốc ở phía tây bắc của Đế quốc, bắt đầu từ năm 1262. Những cái chết đáng ngờ của các hoàng thân dòng Truật Xích đang phục vụ cho Húc Liệt Ngột, sự phân chia chiến lợi phẩm không công bằng và hành động thảm sát người Hồi giáo của Húc Liệt Ngột đã làm tăng thêm sự giận dữ của Biệt Nhi Ca, người đã cân nhắc việc ủng hộ một cuộc nổi loạn của Vương quốc Gruzia chống lại Húc Liệt Ngột năm 1259-1260. Biệt Nhi Ca cũng liên minh với người Mamluk Ai Cập chống lại Húc Liệt Ngột, và ủng hộ người chống đối Hốt Tất Liệt là A Lý Bất Ca. Húc Liệt Ngột chết ngày 8 tháng 2 năm 1264. Biệt Nhi Ca cố gắng lợi dụng điều này và xâm phạm vào vùng đất của Húc Liệt Ngột, nhưng chính ông cũng chết trên đường hành quân, và vài tháng sau, A Lỗ Hốt Hãn của Sát Hợp Đài hãn Quốc cũng chết. Hốt Tất Liệt phong cho con trai Húc Liệt Ngột là A Ba Cáp (Abaqa) làm Hãn mới của Y Nhi Hãn Quốc, A Ba Cáp bắt đầu tìm kiếm các liên minh với ngoại quốc. Ông cố gắng thiết lập liên minh Pháp-Mông Cổ với người Châu Âu để chống lại người Mamluk Ai Cập. Với Kim Trướng hãn quốc, Hốt Tất Liệt đã bổ nhiệm cháu nội của Bạt Đô là Mang Ca Thiếp Mộc Nhi (Mongke Temur). Còn A Lý Bất Ca đã đầu hàng Hốt Tất Liệt ở Thượng Đô vào ngày 21 tháng 4 năm 1264.

Ở phía nam, sau khi thành Tương Dương thất thủ năm 1273, quân Mông Cổ tiến hành các cuộc chinh phạt cuối cùng đối với Nam Tống. Vào năm 1271 trước đó, Hốt Tất Liệt đã đổi quốc hiệu chế độ mới của người Mông Cổ ở Trung Hoa là triều Nguyên, và cố gắng “Hán hóa” hình ảnh của ông như là một Hoàng đế Trung Hoa hợp lệ nhằm thu phục hàng triệu người Trung Quốc. Hốt Tất Liệt dời sở chỉ huy của mình đến Đại Đô, là nguồn gốc cho nơi mà sau này sẽ trở thành Bắc Kinh, mặc dù có sự tranh cãi về việc thành lập đế đô của ông khi phải di chuyển nhiều người Mông Cổ, những người cho rằng ông đang quá gắn bó với văn hóa Trung Hoa. Nhưng người Mông Cổ cuối cùng cũng thành công trong các chiến dịch đánh Trung Quốc, và hoàng tộc Nam Tống đã đầu hàng người Nguyên năm 1276, đưa Mông Cổ trở thành dân tộc phi Hán đầu tiên thống trị toàn bộ Trung Quốc. Hốt Tất Liệt sử dụng những cơ sở sẵn có của mình để xây dựng một Đế quốc hùng mạnh, xây dựng một học viện, các công thự, các thương cảng và các kênh đào. Ông cũng bảo trợ cho nghệ thuật và khoa học. Các tài liệu Mông Cổ liệt kê 20.166 trường học công được xây dựng trong thời gian Hốt Tất Liệt trị vì.

Đạt được quyền thống trị thực tế hoặc danh nghĩa trên một lãnh thổ rộng lớn chiếm phần lớn lục địa Á-Âu, lại tiến hành chinh phục thành công toàn bộ Trung Hoa, Hốt Tất Liệt lúc này muốn tiến xa hơn nữa ra ngoài Trung Hoa. Tuy nhiên, những cuộc xâm lược tốn kém nhằm vào Miến Điện, Đại Việt, Cốt Ngôi và Chiêm Thành chỉ khiến cho các nước đó trở thành chư hầu mà thôi. Những cuộc xâm lược Nhật Bản (1274 và 1280) và Java (1293) thì thất bại.

Na Hải (Nogai) và Khoa Tề (Konchi), hãn của Bạch Trướng hãn quốc, đã thiết lập các mối quan hệ thân thiết với triều Nguyên và Y Nhi hãn quốc. Những bất đồng chính trị trong nội bộ hoàng tộc Đại hãn vẫn tiếp diễn, nhưng kinh tế và các thành công về thương mại của Đế quốc Mông Cổ vẫn tiếp tục

Đấu tranh chính trị

Những sự thay đổi lớn đã xảy ra tại Đế quốc vào những năm cuối thế kỉ 13. Hốt Tất Liệt Hãn đã qua đời vào năm 1294 sau khi chinh phục toàn bộ Trung Hoa và thành lập triều Nguyên, kế vị ông là người cháu nội là Thiết Mộc Nhĩ Hãn (Temur Khan) hay Nguyên Thành Tông, Nguyên Thành Tông tiếp tục những chính sách của Hốt Tất Liệt. Y Nhi hãn quốc tiếp tục duy trì sự trung thành với triều đình Nguyên, nhưng chính trong nội bộ của nó cũng xuất hiện những cuộc tranh giành quyền lực, một phần vì một cuộc tranh chấp với những phe phái Hồi giáo đang phát triển ở phần tây nam của Đế quốc. Khi Hợp Tán (Ghazan) lên làm Hãn của Y Nhi hãn quốc năm 1295, ông chính thức chấp nhận Hồi giáo là tôn giáo của mình, điều này đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử Mông Cổ. Kể từ đó, nước Ba Tư thuộc Mông Cổ ngày càng trở nên Hồi giáo hóa. Hợp Tán cũng tiếp tục thắt chặt mối quan hệ với triều Nguyên ở phía đông. Ông thấy rằng sẽ có ích về mặt chính trị nếu quảng bá quyền lực của Đại hãn ở đó, bởi vì Kim Trướng hãn quốc ở Nga đã cai trị Gruzia một thời gian dài. Trong vòng 4 năm, Hợp Tán bắt đầu cống nạp cho triều đình Nguyên và cũng kêu gọi các hãn khác thừa nhận Thiết Mộc Nhĩ Hãn là chúa tể. Đã có một chương trình trao đổi văn hóa và khoa học rộng lớn giữa Y Nhi hãn quốc và Đại Nguyên trong các thập kỉ sau đó.

Hợp Tán đã là một người Hồi giáo, nhưng ông vẫn tiếp tục những cuộc chiến của tổ tiên mình với người Mamluk Ai Cập, và tham khảo ý kiến những lão quân sư người Mông Cổ của ông bằng tiếng Mông Cổ mẹ đẻ của họ. Hợp Tán đánh bại người quân Mamluk trong trận Wadi al-Khazandar vào năm 1299, nhưng chỉ chiếm được Syria một thời gian ngắn. Sát Hợp Đài hãn quốc, dưới sự cai trị trên thực tế của Hải Đô (Kaidu), đã tiến hành những cuộc tấn công liên tục vào Khorasan, và điều này đã ngăn cản kế hoạch chinh phục Syria của Hợp Tán. Những cuộc tranh chấp chính trị cũng xảy ra ở Kim Trướng hãn quốc. Hải Đô gây chiến với cả Y nhi hãn quốc và triều Nguyên, và cố gắng gây ảnh hưởng của mình đối với Kim Trướng hãn quốc. Ông giúp đỡ người ủng hộ mình là Kobeleg chống lại Bá Nhan (Bayan), Hãn của Bạch Trướng hãn quốc- một bộ phận của Kim Trướng hãn quốc. Bá Nhan sau khi nhận được sự hỗ trợ quân sự từ triều đình Mông Cổ ở Nga, đã kêu gọi sự giúp đỡ từ Nguyên Thành Tông và Y Nhi hãn quốc để hội quân tấn công quân Hải Đô. Nguyên Thành Tông chấp thuận, và mở rộng những cuộc phản công đánh Hải Đô một năm sau đó. Sau một cuộc chiến khốc liệt với quân đội Nguyên Thành Công gần sông Zawkhan năm 1301, lão dũng sĩ Hải Đô qua đời, kế vị ông là Đốc Oa (Duwa).

Bất chấp việc có những xung đột với Hải Đô và Đốc Oa, Nguyên Thành Tông đã thiết lập mối quan hệ triều công đối với những người Shan hiếu chiến sau khi ông tiến hành các hoạt động quân sự tại Đông Nam Á từ năm 1297 đến 1303. Cuộc chiến này đánh dấu sự kết thúc của hành động mở rộng về phía nam của người Mông Cổ. Một số người Mông Cổ cố gắng giảm những mối bất hòa nội bộ, và thống nhất dưới sự cai trị của Nguyên Thành Tông. Đốc Oa, Hãn của Sát Hợp Đài hãn quốc, đề xướng một thỏa thuận hòa bình và thuyết phục dòng Oa Khoát Đài rằng “Những người Mông Cổ chúng ta hãy chấm dứt việc gây đổ máu lẫn nhau. Tốt hơn là nên đầu hàng Thiết Mộc Nhĩ Khả hãn”. Tất cả các hãn quốc đã chấp nhận một hiệp ước hòa bình vào năm 1304 và thừa nhận quyền tối cao của Nguyên Thành Tông Thiết Mộc Nhĩ.

Những cuộc chiến mới giữa Đốc Oa và con trai Hải Đô là Sát Bát Nhi (Chapar, 察八兒) nổ ra một thời gian ngắn sau đó, nhưng với sự giúp đỡ của Nguyên Thành Tông, Đốc Oa đã đánh bại dòng Oa Khoát Đài. Thoát Thoát (Tokhta) của Kim Trướng hãn quốc cũng muốn tìm kiếm một nền hòa bình chung, đã phái 20.000 quân tới củng cố biên giới của triều Nguyên. Sau khi Thoát Thoát qua đời năm 1312, Nguyệt Tức Biệt (Öz Beg, tại vị 1313 – 1341) đã đoạt được ngai vàng của Kim Trướng hãn quốc và tiến hành ngược đãi những người Mông Cổ không theo Hồi giáo. Ảnh hưởng của triều Nguyên ở Kim Trướng hãn quốc bị triệt tiêu phần lớn và các cuộc xung đột ở biên giới giữa các Hãn quốc Mông Cổ lại bắt đầu. Các sứ thần của Nguyên Nhân Tông Ái Dục Lê Bạt Lực Bát Đạt (Ayurbarwada) đã hậu thuẫn con trai của Thoát Thoát chống lại Nguyệt Tư Biệt. Ở Sát Hợp Đài hãn quốc, Dã Tiên Bất Hoa (Esen Buqa I, tại vị 1309 – 1318) được trao ngôi vị Hãn sau khi đàn áp cuộc nổi dậy của các hậu duệ của Oa Khoát Đài và bắt Sát Bát Nhi đi lưu đày. Quân đội triều Nguyên và Y Nhi hãn quốc cuối cùng đã tấn công Sát Hợp Đài hãn quốc. Nhận thấy các lợi ích kinh tế và di sản của dòng dõi Thành Cát Tư Hãn, Nguyệt Tức Biệt đã thiết lập lại mối quan hệ thân thiện với người Nguyên vào năm 1326, đồng thời cũng xây dựng sức mạnh cho thế giới Hồi giáo, ông cho xây các thánh đường Hồi giáo và các công trình công cộng khác như nhà tắm công cộng.

Đến thập niên thứ 2 của thế kỉ 14, các cuộc xâm lược của người Mông Cổ bắt đầu suy giảm. Năm 1323, Bất Tái Nhân Hãn (Abu Sa’id Khan, tại vị 1316 – 1335) của Y Nhi hãn quốc đã kí một hiệp ước hòa bình với Ai Cập. Theo đề nghị của ông, triều Nguyên đã trao thưởng cho người giám hộ của ông là Chupan danh hiệu tổng tư lệnh của tất cả các Hãn quốc Mông Cổ. Nhưng danh tiếng của Chupan cũng không giúp ông thoát chết vào năm 1327.[88] Một cuộc nội chiến mới nổ ra ở Đại Nguyên năm 1327-1328, khi Sát Hợp Đài hãn là Yên Chỉ Cát Thai (Eljigidey, tại vị 1326 – 1329) hậu thuẫn Hòa Thế Lạt (Kusala), con trai của Nguyên Vũ Tông, thành Đại hãn. Hòa Thế Lạt được tôn là Đại hãn vào ngày 30 tháng 8 năm 1329 (tức Nguyên Minh Tông). Lo sợ ảnh hưởng của dòng Sát Hợp Đài đối với Đại Nguyên, một tướng người Kypchak đã đầu độc Hòa Thế Lạt, và trao quyền cho Đồ Thiếp Mục Nhĩ (Tugh Temur). Để được chấp thuận bởi các hãn quốc khác đối với chủ quyền của thế giới Mông Cổ, Nguyên Văn Tông Đồ Thiếp Mục Nhĩ, một ông vua giỏi ngôn ngữ và lịch sử Trung Hoa, đồng thời cũng là một thi nhân, thư pháp gia và họa sĩ, đã phái các hoàng thân thuộc dòng Thành Cát Tư Hãn và các hậu duệ của các tướng lĩnh Mông Cổ trứ danh trước kia tới Sát Hợp Đài hãn quốc, Y Nhi hãn quốc. Để đáp lại các sứ thần, họ đều chấp nhận cống nạp hàng năm. Nguyên Văn Tông Đồ Thiếp Mục Nhĩ cũng tặng những món quà lớn và kí một thỏa thuận với Yên Chỉ Cát Thai để xoa dịu ông ta. Từ thời Đồ Thiếp Mục Nhĩ, người Kypchak và người Alan thậm chí còn nắm được quyền lực cao hơn ở triều đình Nguyên. Giáo hoàng Gioan XXII được tặng một bị vong lục từ một nhà thờ phương Đông trong đó mô ta về Hòa bình kiểu Mông Cổ (Pax Mongolica) rằng “… Đại Hãn là một trong những hoàng đế vĩ đại nhất, và là chúa tể của tất cả các nước, như quốc vương của Almaligh (Sát Hợp Đài hãn quốc), hoàng đế Abu Said và Hãn Uzbek, đều là thần dân của Người, kính cẩn trước Người để bày tỏ lòng kính trọng. Hằng năm, 3 vị quân chủ này đều gửi cho chúa tể của họ các cống phẩm gồm báo, lạc đà, chim ưng cũng như các đồ châu báu. … Họ nhận Người như chúa tể tối cao của họ.”

Dưới thời đại Hòa bình kiểu Mông Cổ, mậu dịch quốc tế và trao đổi văn hóa giữa châu Âu và châu Á trở nên hưng thịnh. Sự liên lạc giữa triều Nguyên ở Trung Hoa và Y nhi hãn quốc ở Ba Tư đã thúc đẩy trao đổi và buôn bán giữa đông và tây. Các mẫu hoa văn của vải dệt cung đình triều Nguyên có thể được tìm thấy ở phần kia của Đế quốc trên các đồ trang trí Armenia, cây cối và rau quả được di thực trên toàn Đế quốc, và các phát minh kĩ thuật được truyền bá từ các lãnh địa của người Mông Cổ tới phương Tây.

Sụp đổ

Sau cái chết của Y Nhi hãn Bất Tái Nhân năm 1335, sự cai trị của người Mông Cổ tại Ba Tư rơi vào tình trạng hỗn loạn chính trị. Một năm sau, người kế vị của ông bị một thủ lĩnh người Oirat giết chết và Y Nhi hãn quốc bị phân chia giữa Sudus, Jalayir, Thoát Hợp Thiếp Mộc Nhi (Togha Temur) thuộc dòng Chuyết Xích Hợp Tác Nhi (Jo’chi Qasar) và các lãnh chúa người Ba Tư. Lợi dụng sự chia rẽ này, những người Gruzia đã đẩy lui người Mông Cổ khi một viên tướng người Duy Ngô Nhĩ là Eretna thiết lập một quốc gia độc lập (công quốc Eretna) ở Tiểu Á năm 1336. Sự suy vong của những kẻ khống chế người Mông Cổ khiến cho chư hầu luôn trung thành của họ là Vương quốc Cilicia của người Armenia bị đe dọa từ những người Mamluk.

Cùng với việc mất quyền cai trị ở Ba Tư, người Mông Cổ ở Trung Hoa và Sát Hợp Đài hãn quốc cũng lâm vào tình trạng hỗn loạn. Đại dịch Cái chết Đen khởi phát từ các lãnh địa của người Mông Cổ và sau đó lan đến châu Âu đã càng gia tăng tình trạng hỗn loạn. Đại dịch tàn khốc này đã tàn phá tất cả các hãn quốc, cắt đứt các mối liên hệ mậu dịch và gây ra cái chết của hàng triệu người.

Khi quyền lực của người Mông Cổ suy yếu, tình trạng hỗn loạn bùng phát khắp nơi. Kim Trướng hãn quốc mất tất cả các vùng đất ở phía tây (bao gồm Belarus và Ukraina ngày nay) về tay Ba Lan và Litva từ năm 1342 đến 1369. Các hoàng thân Hồi giáo và phi Hồi giáo của Sát Hợp Đài hãn quốc chém giết lẫn nhau từ 1331 – 1343. Nhưng Sát Hợp Đài hãn quốc chỉ bị tan rã khi những lãnh chúa không thuộc dòng Thành Cát Tư Hãn lập ra những vị hãn bù nhìn của họ ở Transoxiana và Moghulistan một cách riêng rẽ. Trát Nhi Biệt (Janibeg, tại vị 1342 – 1357) tái lập sự cai trị của dòng Truật Xích trong một thời gian ngắn đối với dòng Sát Hợp Đài để khôi phục lại vinh quang trước đây của dòng này. Với việc yêu cầu sự quy thuận từ một nhánh của Y Nhi hãn quốc ở Azerbaijan, ông ta khoác lác rằng “Hiện nay ba ulus đang nằm dưới quyền cai trị của ta”. Tuy nhiên, các dòng họ đối thủ của dòng Truật Xích bắt đầu chiến tranh giành ngai vàng của Kim Trướng hãn quốc sau khi Biệt Nhi Địch Biệt (Berdibek), người kế vị của Trát Nhi Biệt, bị ám sát năm 1359. Hoàng đế cuối cùng của Nhà Nguyên là Nguyên Huệ Tông Thỏa Hoan Thiết Mộc Nhĩ ( Toghan Temür, tại vị 1333 – 1370) bất lực trong việc điều chỉnh những vấn đề này vì Đế quốc đang đi đến hồi kết của nó. Đồng tiền trong thời của ông lên đến mức siêu lạm phát theo đường xoắn ốc và người Hán đã nổi dậy chống lại sự cai trị hà khắc của triều Nguyên. Vào những năm 1350, Cao Ly Cung Mẫn vương đã đánh bại quân đồn trú Mông Cổ và đã tiêu diệt gia khuyến của hoàng hậu của Nguyên Huệ Tông trong khi Đại Tư Đồ Giáng Khúc Kiên Tán (Tai Situ Changchub Gyaltsen) đã cố gắng triệt tiêu các ảnh hưởng của người Mông Cổ ở Tây Tạng.

Càng ngày càng cô lập với thần dân, người Mông Cổ nhanh chóng để mất phần lớn Trung Hoa vào tay lực lượng quân Minh khởi nghĩa vào năm 1368 và phải bỏ chạy về quê hương Mông Cổ của họ. Sau khi triều Nguyên bị lật đổ, Kim Trướng hãn quốc đã không còn liên hệ với Mông Cổ và Trung Quốc, trong khi hai phần chính của Sát Hợp Đài hãn quốc thì bị Timur (Tamerlane) tiêu diệt. Kim Trướng hãn quốc bị tan vỡ thành các trướng quốc Đột Quyết nhỏ hơn và dần dần suy giảm quyền lực qua bốn thế kỉ. Trong số các hãn quốc đó, Đại Trướng tồn tại đến năm 1502, khi một trong số những thể chế nối tiếp của nó là Hãn quốc Krym cướp phá Sarai. Tàn dư của triều Nguyên, được gọi là Bắc Nguyên, tiếp tục thống trị Mông Cổ đến năm 1635 khi những người bán du mục Nữ Chân từ Mãn Châu tiêu diệt họ. Những người Khách Nhĩ Khách (Khalkha) nằm dưới sự cai quản của dòng dõi Thành Cát Tư Hãn, và những thần dân cũ của họ- người Mông Cổ Oirat đã để mất độc lập vào tay triều Thanh tương ứng vào năm 1691 và 1755. Hãn quốc Krym bị sáp nhập vào Đế quốc Nga năm 1783

Kim Trướng hãn quốc (Golden Horde)

kim truong han quoc

Kim Trướng hãn quốc hay Ulus Jochi ( một hãn quốc Hồi giáo Mông Cổ được thành lập ở vùng phía tây Đế quốc Mông Cổ sau khi Mông Cổ xâm lược Rus trong thập niên 1240: ngày nay là Nga, Ukraina, Moldova, Kazakhstan, và Kavkaz. Cũng được gọi là ulus Jochi hay hãn quốc Kipchak (không nên nhầm với hãn quốc Kipchak trước khi nó bị người Mông Cổ chinh phục), lãnh thổ của Kim Trướng hãn quốc thời đỉnh điểm gồm hầu hết Đông Âu từ dãy núi Ural tới hữu ngạn sông Dnepr, kéo dài về phía đông sâu vào tận Siberi. Ở phía nam, đất đai của Kim Trướng hãn quốc kéo dài tới biển Đen, dãy núi Kavkaz, và các lãnh thổ của một triều đại Mông Cổ khác được gọi là hãn quốc Y Nhi.

Các nguồn gốc của tên gọi “Kim Trướng hãn quốc” còn chưa chắc chắn. Một số học giả tin rằng nó nói tới lều trại của Bạt Đô và sau này là những vị vua cai trị của hãn quốc này. Trong tiếng Mông Cổ Altan Orda chỉ lều trại hay cung điện màu vàng (Cung điện Vàng). Altan (vàng) cũng là màu để biểu thị hoàng gia. Những nguồn khác nói rằng hãn Bạt Đô có một chiếc lều bạt bằng vàng, và vì thế Kim Trướng hãn quốc được đặt tên như vậy. Tuy truyền thuyết này vẫn tồn tại dai dẳng nhưng không một ai khẳng định chắc chắn về nó. Trong những nguồn đương thời nhất, Kim Trướng hãn quốc là để chỉ hãn quốc Qipchaq, do người Turk Qipchaq chiếm hầu hết dân cư du mục trong vùng (Ulus Jochid).

Khi mất, Thành Cát Tư Hãn đã chia Đế quốc Mông Cổ cho bốn người con trai. Truật Xích (Jochi) là con trai trưởng, nhưng đã mất sáu tháng trước Thành Cát Tư Hãn (nguồn gốc của ông cũng bị nghi ngờ). Vùng đất cực tây do người Mông Cổ chiếm đóng, gồm phía nam Nga và Kazakhstan, được trao cho những người con lớn nhất của ông này: Hãn Bạt Đô (Batu), người cuối cùng thành hãn của Thanh Trướng hãn quốc; và hãn Oát Nhi Đáp (Orda), người trở thành hãn của Bạch Trướng hãn quốc. Năm 1235, Bạt Đô cùng đại tướng Tốc Bất Đài (Subedei) bắt đầu tiến về phía tây, đầu tiên chinh phục người Bashkir và sau đó tiến về Volga Bulgaria năm 1236. Từ đây, năm 1237 ông chinh phục một số vùng thảo nguyên phía nam Ukraina, buộc người Cuman địa phương phải rút về phía tây. Chiến dịch quân sự chống lại người Cuman đã được Truật Xích, con trai của Thành Cát Tư Hãn, khởi động năm 1223 khi quân đội của ông tìm cách tiến vào bán đảo Krym. Mãi tới năm 1239 hầu hết người Cuman mới bị đuổi khỏi bán đảo và Krym trở thành một trong những ulus của Đế quốc Mông Cổ. Các tàn tích của người Cuman Krym còn lại ở dãy núi Krym trong khi hầu hết bán đảo trở thành nơi sinh sống của những người Tatar đi chinh phục. Tiến về phía bắc, Bạt Đô bắt đầu xâm lược Rus và trong ba năm đã chinh phục các công quốc Nhà nước Kiev, trong khi những người cháu của ông Mông Kha (Möngke), Khoát Đoan (Kadan) và Quý Do (Guyuk) tiến về phía nam vào Alania.

Dùng những người Cuman di cư làm casus belli (nguyên nhân gây chiến), đội quân của Bạt Đô, với những người anh em và cháu chắt, gồm cả Tích Ban (Shiban), Oát Nhi Đáp, Khoát Đoan và khả hãn tương lai Mông Kha, tiếp tục đi về phía tây, cướp phá Ba Lan và Hungary và đỉnh cao là trận Legnica và trận Muhi. Tuy nhiên, năm 1241 đại hãn Oa Khoát Đài (Ögedei) chết tại Mông Cổ. Bạt Đô quay trở lại từ nơi đang vây hãm Viên để tham gia vào cuộc tranh chấp quyền kế vị. Quân đội Mông cổ không bao giờ còn có thể đi xa như vậy về phía tây. Năm 1242, sau khi rút qua Hungary (phá huỷ Pest trong quá trình đó), và chinh phục Bulgaria, Bạt Đô thiết lập kinh đô tại Sarai, kiềm chế vùng hạ lưu sông Volga, tại địa điểm kinh đô Atil của người Khazar. Ngay trước sự kiện này, Bạt Đô và em trai của Oát Nhi Đáp là Tích Ban rời đội quân của Bạt Đô và được phong cho ulus rộng lớn của riêng ông ở phía bắc dãy núi Ural dọc theo sông Obi và sông Irtysh.

Sau khi Mông Kha chết năm 1259, cuộc chiến tranh giành quyền kế vị diễn ra giữa Hốt Tất Liệt và A Lý Bất Ca (Ariq Böke) đánh dấu sự chấm dứt của một đế quốc Mông Cổ thống nhất. Cuộc chiến giữa Kim Trướng hãn quốc dưới sự chỉ huy của hãn Biệt Nhi Ca (Berke) và hãn quốc Y Nhi của hãn Húc Liệt Ngột (Hulagu), cuộc chiến tranh Biệt Nhi Ca-Húc Liệt Ngột, nhanh chóng bùng phát năm 1262. Kim Trướng hãn quốc trở thành một quốc gia hoàn toàn độc lập sau đó. Dù hãn Uzbeg (sultan Mohammed Öz-Beg hay Nguyệt Tức Biệt) đã Hồi giáo hoá hãn quốc này năm 1315 và sử dụng tiếng Mông Cổ làm ngôn ngữ ngoại giao duy nhất, ký tự Mông Cổ đã được các hãn sử dụng cho tới cuối thế kỷ 14. Chúng ta biết rằng Janibeg đã viết một bức thư bằng tiếng Mông Cổ gửi sang Ai Cập và Tokhta, và Tokhtamysh đã đúc những đồng xu với ký tự Mông Cổ.Sau vụ lật đổ vị bá chủ danh nghĩa là Hoàng đế nhà Nguyên Nguyên Huệ Tông Thỏa Hoàn Thiếp Mục Nhĩ (Toghan Temur), Kim Trướng Hãn Quốc mất đi quan hệ với Mông Cổ và Trung Quốc

Người dân Kim Trướng hãn quốc phần lớn là sự pha trộn giữa người Turk và người Mông Cổ, những người sớm theo đạo Hồi. Đa số dân hãn quốc là người Turk: Người Kypchak, Volga Tatar, Khwarezm, và những sắc tộc khác. Người dân hãn quốc này dần dần bị Turk hoá và mất đi bản sắc Mông Cổ, trong khi những hậu duệ của Bạt Đô có nguồn gốc từ các chiến binh Mông Cổ tạo thành tầng lớp quý tộc. Họ thường được người Nga và người châu Âu gọi là người Tatar . Người Nga giữ tên chung này cho cả nhóm tới thế kỷ 20. Tuy nhiên, hầu hết các thành viên của nhóm này tự phân biệt mình theo tên sắc tộc hay bộ lạc, một số người cũng tự coi mình là tín đồ Hồi giáo. Đa số dân cư, cả dân nông nghiệp và du mục, đều sử dụng tiếng Kypchak, một ngôn ngữ đã phát triển thành các ngôn ngữ khu vực của nhóm Kypchak sau khi hãn quốc tan rã.

Các hậu duệ của Bạt Đô cai trị Kim Trướng hãn quốc từ Sarai Batu và sau này là Sarai Berke, đều kiểm soát một vùng từ sông Volga và dãy núi Karpat tới cửa sông Danube. Các hậu duệ của Orda cai trị vùng từ sông Ural tới hồ Balkhash. Những cuộc điều tra dân số đã ghi nhận người Trung Quốc sống trong các khu dân cư tại các vùng của người Tatar ở Novgorod, Tver và Moskva.

Một bài thơ trên vỏ cây, được biết như là giấy cói Kim Trướng hãn quốc, là một trong những dấu vết còn lại tưởng nhớ về nền văn hoá hãn quốc này. Thơ được viết bằng tiếng Mông Cổ ở đầu thế kỷ 14. Nó nói về một chiến binh và người mẹ anh ta nhớ nhau trong bối cảnh những cuộc chiến tranh triền miên.

Vị vua cai trị tối cao của hãn quốc là hãn, được lựa chọn trong kurultai từ số các hậu duệ của hãn Bạt Đô. Tể tướng, cũng thuộc sắc tộc Mông Cổ, được gọi là “hoàng thân của các hoàng thân”, hay beklare-bek. Các vị quan được gọi là vizier. Các vị lãnh chúa địa phương, hay các basqaq, chịu trách nhiệm thu thuế và xử lý các vụ bất tuân của dân chúng. Cơ cấu hành chính dân sự và quân sự không tách rời.

Hãn quốc này đã phát triển như một nền văn hoá định cư chứ không phải du mục, và Sarai phát triển lên trở thành một đô thành lớn và thịnh vượng. Đầu thế kỷ 14, thủ đô được dời lên thượng nguồn tới Sarai Berqe, nó trở thành một trong những thành phố lớn nhất thế giới thời Trung cổ, với 600.000 dân.

Dù có những nỗ lực của người Nga nhằm cải đạo ở Sarai, người Mông Cổ vẫn tuân theo các đức tin vật linh hay shaman giáo truyền thống của họ cho tới khi Uzbeg Khan (1312-41) chấp nhận đạo Hồi làm quốc giáo. Nhiều vị quân chủ của Rus Kiev – như Mikhail của Chernigov và Mikhail của Tver nằm trong số họ – được thông báo là đã bị ám sát ở Sarai, nhưng các hãn nói chung là khoan dung và thậm chí còn cho phép Nhà thờ Chính thống Nga không phải nộp thuế.

Hãn quốc thu các khoản thuế từ các tộc người chư hầu – người Nga, người Armenia, người Gruzia, người Circassia, người Alan, người Hy Lạp Krym, người Goth Krym, và các sắc tộc khác (người Bulgar Balkan và người Serb). Các lãnh thổ của các thần dân theo Thiên chúa giáo được coi là các vùng đất ngoại biên không đáng chú ý lắm khi họ vẫn chịu nộp thuế. Các quốc gia chư hầu này không bao giờ bị sáp nhập vào hãn quốc, và những vị công tước Nga ban đầu có được quyền ưu tiên thu thuế cả của người Tatar. Để duy trì sự kiểm soát với Nga, các lãnh chúa Tatar thường tiến hành các cuộc cướp bóc trừng phạt vào hầu hết các công quốc Nga (các cuộc lớn nhất là vào năm 1252, 1293, 1382).

Có một quan điểm, được Lev Gumilev quảng bá nhiều nhất, rằng hãn quốc và các thực thể Nga đã tham gia vào một liên minh phòng thủ chống lại các hiệp sĩ Teuton cuồng tín và người Litva dị giáo. Những người đề xuất chỉ ra rằng triều đình Mông Cổ là nơi các công tước Nga thường lui tới, đáng chú ý nhất là Feodor Đen của Yaroslavl, người khoe khoang ulus của riêng mình gần Sarai, và Aleksandr Nevsky của Novgorod, người anh em chí cốt của người kế vị Bạt Đô là hãn Sartaq. Một lực lượng Mông Cổ đã giúp đỡ cho người Novgorod tại trận chiến băng và người Novgorod phải trả thuế cho hãn quốc.

Sarai đã có mối quan hệ thương mại phát đạt với các trung tâm thương mại của Genoa trên bờ biển Đen – Soldaia, Caffa, và Azak. Mamluk Ai Cập là đối tác thương mại lâu dài của các hãn và đồng minh tại Địa Trung Hải. Berke, hãn của Kipchak đã lập ra một liên minh với Mamluk Sultan Baibars chống lại hãn quốc Y Nhi năm 1261.

Sau cái chết của Bạt Đô năm 1255, sự thịnh vượng của đế chế của ông kéo dài đúng một thế kỷ, cho tới vụ ám sát Jani Beg năm 1357, dù những mưu đồ của Nogai quả thực có tạo ra một cuộc nội chiến cục bộ hồi cuối thập niên 1290. Đỉnh cao sức mạnh quân sự của hãn quốc là trong thời kỳ cai trị của Uzbeg (1312-41), quân đội của ông vượt quá 300.000 chiến binh.

Chính sách với Nga của họ là luôn thay đổi các liên minh nhằm khiến Nga luôn yếu ớt và bị chia rẽ. Trong thế kỷ 14, sự nổi lên của Litva ở đông bắc châu Âu đã đặt ra một thách thức với sự kiểm soát của người Tatar với Nga. Vì thế Uzbeg Khan bắt đầu hỗ trợ Moskva trở thành nhà nước hàng đầu của Nga. Ivan I Kalita được trao danh hiệu đại công tước và có quyền thu thuế từ các vị công tước Nga khác.

Tử thần Đen những năm 1340 là một yếu tố chủ chốt góp phần vào sự suy tàn của Kim Trướng hãn quốc. Sau thời kỳ cầm quyền thảm hoạ của Jani Beg và vụ ám sát ông sau đó, hãn quốc này rơi vào một cuộc nội chiến kéo dài, với sự xuất hiện mỗi hãn một năm trong vài thập kỷ sau đó. (Bạch Trướng hãn quốc của Orda tiếp tục phát triển và không gặp rắc rối gì lớn cho tới cuối những năm 1370). Tới những năm 1380, Khwarezm, Astrakhan, và Muscovy đã tìm cách thoát khỏi quyền lực của hãn quốc, trong khi vùng đất tới sông Dnepr của nó đã bị Litva sáp nhập sau thắng lợi quyết định của họ trong trận chiến sông Synyuk và Ba Lan năm 1368. (Các công quốc phía đông dần bị sáp nhập với ít sự kháng cự).

Mamai, một vị tướng người Tatar không chính thức nắm ngôi báu, đã tìm cách tái lập quyền lực của Tatar với Nga. Quân đội của ông đã bị Dmitry Donskoi đánh bại tại trận Kulikovo trong thắng lợi thứ hai liên tiếp của ông trước người Tatar. Mamai nhanh chóng mất quyền lực.

Năm 1378, Tokhtamysh, một hậu duệ của hãn Orda và người cai trị Bạch Trướng hãn quốc, đã xâm lược và sáp nhập lãnh thổ của Thanh Trướng hãn quốc, tái lập trong một thời gian ngắn Kim Trướng hãn quốc như là quyền lực thống trị trong vùng. Sau thất bại của Mamai, Tokhtamysh đã tìm cách tái lập sự thống trị của Kim Trướng hãn quốc với Nga bằng cách tấn công các vùng đất Nga năm 1382. Ông bao vây Moskva ngày 23 tháng 8, nhưng những người dân Moskva đã đánh bại ông, lần đầu tiên sử dụng súng trong lịch sử Nga. Ngày 26 tháng 8, hai người con của người ủng hộ Tokhtamysh là Dmitry của Suzdal, các công tước của Suzdal và Nizhny Novgorod Vasily và Semyon, có mặt trong các lực lượng của Tokhtamysh, đã thuyết phục những người Moskva mở cổng thành, hứa hẹn rằng các lực lượng sẽ không tàn phá thành phố. Điều này giúp quân đội của Tokhtamysh tiến vào và phá huỷ Moskva, giết hại 24.000 người.

Tamerlane đã thực hiện một cú đánh chết người với hãn quốc, người đã thủ tiêu quân đội của Tokhtamysh, phá huỷ kinh đô, cướp phá các trung tâm thương mại Krym, và trục xuất hầu hết thợ thủ công có tài tới thủ đô của mình tại Samarkand.

Trong những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 15, quyền lực được Edigu, một tư tế có nguồn gốc ở Vytautas tại Litva trong Trận chiến sông Vorskla thao túng và thành lập hãn quốc Nogai làm khu vực của riêng mình. Trong thập niên 1440, hãn quốc một lần nữa bị chia rẽ bởi nội chiến. Lần này, nó tan rã thành hai hãn quốc: hãn quốc Qasim, hãn quốc Kazan, hãn quốc Astrakhan, hãn quốc Kazakh, hãn quốc Uzbek, và hãn quốc Krym tất cả đều ly khai khỏi tàn tích cuối cùng của Kim Trướng hãn quốc – Đại hãn quốc.

Không một hãn quốc mới nào mạnh hơn đại công quốc Moskva, cuối cùng đã thoát khỏi sự kiểm soát của người Tatar năm 1480. Mỗi hãn quốc cuối cùng đều bị nó sáp nhập, bắt đầu với Kazan và Astrakhan hồi thập niên 1550. Tới cuối thế kỷ hãn quốc Siberi đã là một phần của Nga. Các hậu duệ của các hãn cầm quyền đều phục vụ Nga.

Mùa hè năm 1470 (những nguồn khác đưa ra con số 1469), hãn Ahmed tổ chức một cuộc tấn công vào Moldavia, Vương quốc Ba Lan, và Litva. Tới ngày 20 tháng 8, các lực lượng Moldavia dưới sự chỉ huy của Stephen Vĩ đại đánh bại quân Tatar trong Trận Lipnic. Vương quốc Ba Lan và Đại công quốc Litva (sở hữu hầu hết Ukraina ở thời điểm đó) bị số quân còn lại của hãn quốc tấn công năm 1487-1491. Họ đi tới tận Lublin ở trung tâm Ba Lan trước khi bị đánh bại một trận quyết định tại Zaslavl.

Hãn quốc Krym trở thành một nhà nước chư hầu của Đế quốc Ottoman năm 1475 và khuất phục những gì còn lại của Đại hãn quốc năm 1502. Người Tatar Krym tiến hành cướp phá tại miền nam nước Nga, Ukraina và thậm chí cả Ba Lan trong thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17, nhưng họ không thể đánh bại Nga hay chiếm Moskva. Dưới sự bảo hộ của Ottoman, hãn quốc Krym tiếp tục sự tồn tại bấp bênh tới khi Ekaterina Đại đế sáp nhập nó vào ngày 8 tháng 4 năm 1783. Nó là nhà nước kế tục tồn tại lâu nhất của Kim Trướng hãn quốc.

 

Sát Hợp Đài hãn quốc

han quoc sat hop dai

Sát Hợp Đài hãn quốc (Chagatai Khanate) là một hãn quốc Turk-Mông Cổ bao gồm các phần lãnh thổ do Sát Hợp Đài cùng những hậu duệ quản lý, ông là người con trai thứ hai của Thành Cát Tư Hãn. Ban đầu hãn quốc được coi là một phần của đế quốc Mông Cổ, nhưng về sau hoàn toàn độc lập.

Vào thời đỉnh cao cuối thế kỷ 13, hãn quốc có lãnh thổ trải dài từ Amu Darya ở phía nam biển Aral đến dãy núi Altai ở biên giới Mông Cổ-Trung Quốc ngày nay.

Hãn quốc tồn tại từ thập niên 1220 cho đến cuối thế kỷ 17, mặc dù phần phía tây của hãn quốc đã rơi vào tay Tamerlane từ thập niên 1360. Phần phía đông vẫn nằm dưới quyền cai trị của các hãn của hãn quốc Sát Hợp Đài, họ đôi khi liên minh nhưng cũng có khi chiến đấu với triều Timur. Cuối cùng, vào thế kỷ 17, phần lãnh thổ còn lại của hãn quốc Sát Hợp Đài rơi vào tay chế độ thần quyền của Apaq Khoja (A Phách Khắc Hòa Trác) và các hậu duệ của ông ta, các Khoja (hòa trác), những người liên tục cai trị Đông Turkestan dưới thời hãn quốc Dzungar và Mãn Châu.

Đế quốc của Thành Cát Tư Hãn do người con trai thứ ba của ông là Oa Khoát Đài (Ögedei) thừa kế, Đại Hãn kiểm soát vùng đất phía đông hồ Balkhash xa đến Mông Cổ. Đà Lôi (Tolui), người con trai út, đang nắm giữ vùng đất trung tâm, tức phía bắc Mông Cổ. Sát Hợp Đài, người con trai thứ hai, được nhận Transoxania nằm giữa các sông Amu Darya và Syr Darya tại Uzbekistan ngày nay, và khu vực quanh Kashgar. Ông lập đô tại Almalik (A Lực Ma Lý) gần Kulja (Y Ninh) ở tây bắc Trung Quốc ngày nay. Ngoài các vấn đế về dòng dõi, kế thừa, đế quốc Mông Cổ còn bị đe dọa bởi sự phân chia về văn hóa và dân tộc giữa người Mông Cổ và các thần dân người Turk theo Hồi giáo.

Oa Khoát Đài chết trước khi thực hiện tham vọng chinh phục toàn bộ Trung Quốc và quá trình quá độ đã không ổn định với con trai của ông là Quý Do (Güyük), vợ của Oa Khoát Đài là Chiêu Từ Hoàng hậu Thoát Liệt Ca Na (Töregene) đã nhiếp chính 5 năm sau khi Oa Khoát Đài chết. Việc chuyển giao được thông qua bằng một kurultai, là một buổi lễ hợp lệ, nhưng không có sự hiện diện của Bạt Đô (Batu), vị hãn có khuynh hướng độc lập của Kim Trướng hãn quốc. Sau khi Quý Do mất, Bạt Đô cử Biệt Nhi Ca (Berke), người này đã cùng góa phụ của Đà Lôi là Toa Lỗ Hòa Thiếp Ni (Sorghaghtani Beki) thao túng, và trong kurultai sau (1253), các hậu duệ của Oa Khoát Đài đã bị Mông Kha (Möngke) qua mặt, người này là con trai của Đà Lôi và được cho là có thiện chí với Cảnh giáo. Vùng đất dành cho con cháu Oa Khoát Đài bị chia cắt, chỉ những thành viên nào không ngay lập tức chống đối được ban cho các thái ấp nhỏ.

Sát Hợp Đài qua đời năm 1242, một thời gian ngắn sau khi em trai Oa Khoát Đài mất. Trong gần hai mươi năm sau đó, hãn quốc Sát Hợp Đài là một quốc gia lệ thuộc triều đình trung ương Mông Cổ, thế lực này có thể phế truất và bổ nhiệm các hãn theo ý họ. Các thành phố tại Transoxiana trong khi nằm trong biên giới của hãn quốc này nhưng lại do các quan lại chịu trách nhiệm trực tiếp với Đại Hãn cai quản.

Việc lệ thuộc vào triều đình trung ương đã kết thúc trong thời gian cai trị của cháu nội Sát Hợp Đài là A Lỗ Hốt (Alghu, 1260–1266), ông đã lợi dụng cuộc nội chiến giữa Hốt Tất Liệt (Khubilai) và A Lý Bất Ca (Ariq Boke) để nổi dậy chống lại A Lý Bất Ca, chiếm được thêm các lãnh thổ mới và giành được lòng trung thành của các quan chức của Đại Hãn tại Transoxiana. Hầu hết thành viên nhánh Sát Hợp Đài ban đầu ủng hộ Hốt Tất Liệt nhưng đến năm 1269 họ đã gia nhập lực lượng cùng Oa Khoát Đài hãn quốc.

Người thừa kế cuối cùng của A Lỗ Hốt là Bát Lạt (Baraq, 1266–1271), ông đã trục xuất quan lại cai trị khu vực Tân Cương của Hốt Tất Liệt, nhanh chóng vướng vào cuộc xung đột với hãn Hải Đô (Kaidu) của nhánh Oa Khoát Đài, người này nhận được sự trợ giúp của Kim Trướng Hãn Quốc và tấn công nhánh Sát Hợp Đài

Bát Lạt nhanh chóng bị giam hãm tại Transoxiana và buộc phải trở thành chư hầu của Hải Đô. Đồng thời, ông đang có xung đột với A Bát Cáp (Abaqa), hãn của Y Nhi hãn quốc tại Ba Tư. Bát Lạt tấn công trước, nhưng bị quân Y Nhi hãn quốc đánh bại và phải rút lui đến Transoxiana, nơi ông mất không lâu sau đó.

Một vài hãn nhánh Sát Hợp Đài sau đó được Hải Đô chỉ định, còn ông ta vẫn duy trì ảnh hưởng lên hãn quốc này cho đến khi qua đời. Ông cuối cùng đã tìm thấy một hãn phù hợp, một con trai của Bát Lạt tên là Đô Oa (Duwa, 1282–1307), người này đã tham gia vào các cuộc chiến của Hải Đô với Hốt Tất Liệt và các hậu duệ cai trị nhà Nguyên.[14] Cả hai vị quân chủ này đều tích cực chống lại Y Nhi hãn quốc. Sau cái chết của Hải Đô vào năm 1301, Đô Oa từ bỏ lòng trung thành với người kế vị của nhánh Oa Khoát Đài. Ông kiến lập hòa bình và nộp triều cống cho nhà Nguyên. Vào thời điểm ông mất, Sát Hợp Đài hãn quốc là một nhà nước hầu như độc lập

Kết thúc cai trị Transoxiana

Đô Oa có nhiều con trai, nhiều người trong số đó đã tự xưng hãn. Trong số đó có Khiếp Biệt (Kebek; 1309, 1318–1326), người đã cho chuẩn hóa việc đúc tiền và lựa chọn kinh đô cố định (tại Qarshi), và Tarmashirin (1326–1334), người đã cải sang Hồi giáo và đột kích Vương quốc Hồi giáo Delhi tại Ấn Độ. Trung tâm của hãn quốc được chuyển về khu vực phía tây, tức Transoxiana. Tuy nhiên, Đáp Nhi Ma Thất Lý (Tarmashirin) đã bị hạ bệ sau một một cuộc nổi dậy của các bộ lạc ở các tỉnh phía đông và hãn quốc ngày càng trở nên không ổn định trong những năm sau đó. Năm 1346, một tù trưởng bộ tộc tên là Qazaghan đã giết chết hãn của Sát Hợp Đài hãn quốc là Hợp Tán (Qazan) trong một cuộc nổi dậy.

Cái chết của Hợp Tán đã đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ nhánh Sát Hợp Đài cai trị trên thực tế Transoxiana. Quyền quản lý các khu vực rơi vào tay các bộ lạc bản địa (chủ yếu là người Turk và người Turk-Mông Cổ) và có các mối liên minh lỏng lẻo với nhau. Để hợp pháp hóa quyền cai trị của mình, họ vẫn duy trì một thành viên là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn trên ngai vàng, song vị trí này chỉ là bù nhìn. Lợi dụng việc này, Trát Ni Biệt (Janibeg) của Kim Trướng hãn quốc đã đòi hỏi quyền thống trị của nhánh Truật Xích đối với Sát Hợp Đài hãn quốc, cố gắng thống nhất ba hãn quốc của đế quốc Mông Cổ. Nhưng nhánh Truật Xích đã để mất Azerbaijan vào tay triều Jalayir (Trát Lạt Diệc Nhi) và nhánh Sát Hợp Đài đã trục xuất các quan lại của Trát Ni Biệt sau khi ông này qua đời vào năm 1357.

Nỗ lực nghiêm túc duy nhất để khôi phục lại quyền thống trị của nhánh Sát Hợp Đài tại Transoxiana đến từ Thốc Hốt Lỗ Thiếp Mộc Nhi (Tughlugh Timur), người đã hai lần xâm lược Transoxiana và cố gắng vô hiệu hóa sức mạnh của các bộ lạc. Tuy vậy, ông đã không thành công và qua đời ngay sau đó. Khi đội quân của ông rời khỏi khu vực, tranh chấp quyền kiểm soát Transoxiana đã diễn ra giữa hai thủ lĩnh bộ lạc, Amir Husayn (cháu nội của Qazaghan) và Timur hay Tamerlane. Timur cuối cùng đã đánh bại Amir Husayn và nắm quyền kiểm soát Transoxiana (1369–1405).

Giống như những người tiền nhiệm của mình, Timur duy trì một hãn bù nhìn trên ngai vàng để hợp pháp hóa quyền cai trị của ông, nhưng các hãn do ông lập ra đều là thành viên của nhánh Oa Khoát Đài chứ không phải từ nhánh Sát Hợp Đài. Trên ba thập kỷ, Timur sử dụng các vùng đất của Sát Hợp Đài hãn quốc làm căn cứ cho các cuộc chinh phục, như Herat tại Afghanistan, Shiraz tại Ba Tư, Baghdad tại Iraq và Damas tại Syria. Sau khi đánh bại đế quốc Ottoman tại Angora, Timur mất vào năm 1405 khi đang hành quân trên đất Trung Quốc ngày nay. Sau khi ông chết, các hậu duệ của ông, tức nhánh Timur, được ghi chép là cũng có các hãn bù nhìn của họ cho đến giữa thế kỷ 15. Tuy nhiên, di sản của Sát Hợp Đài vẫn còn; các đội quân của Timur được gọi là quân Sát Hợp Đài, và ngôn ngữ văn chương được sử dụng tại đế quốc Timur và đế quốc Moghul láng giềng ở phía đông được gọi là Turk-Sát Hợp Đài

Tiếp tục cai trị Đông Turkestan

Bắt đầu từ giữa thế kỷ 14, một hãn quốc mới dưới hình thức liên minh bộ lạc du mục do một thành viên của gia tộc Sát Hợp Đài lãnh đạo đã hình thành ở khu vực sông Y Lê. Do đó, nó được coi là một sự tiếp nối của Sát Hợp Đài hãn quốc, song cũng được gọi là Hãn quốc Moghul, do cư dân của các bộ lạc đều có nguồn gốc được coi là “Moghul” (tức Mông Cổ) thuần chủng, trái ngược với cư dân chủ yếu là Turk hay Mông Cổ bị Turk hóa tại Transoxiana.

Các khu cực phía đông của Sát Hợp Đài hãn quốc vào đầu thế kỷ 14 là nơi sinh sống của một số bộ lạc du mục Mông Cổ. Các bộ lạc này phẫn nộ trước việc Đáp Nhi Ma Thất Lý cải sang Hồi giáo và di chuyển nơi ở của hãn đến Transoxiana. Họ đứng đằng sau cuộc nổi loạn kết thúc với cái chết của ông. Một trong số các hãn kế vị Đáp Nhi Ma Thất Lý là Sưởng Thất (Changshi) ông có thiện ý với vùng phía đông và có tư tưởng chống Hồi giáo.

Vào thập niên 1340, một loạt cuộc tranh đấu đã nổ ra để tranh giành vị trí cai quản Transoxiana, các thành viên của nhánh Sát Hợp Đài đã ít quan tâm đến khu vực phía đông. Kết quả là các bộ lạc miền đông hầu như độc lập. Mạnh nhất trong các bộ lạc là người Dughlat, kiểm soát vùng lãnh thổ rộng lớn tại Moghulistan và phía tây lòng chảo Tarim. Năm 1347, người Dughlat quyết định phong một hãn riêng cho mình, và đưa Thốc Hốt Lỗ Thiếp Mộc Nhi (Tughlugh Timur), cũng thuộc nhánh Sát Hợp Đài, lên ngôi.

Thốc Hốt Lỗ Thiếp Mộc Nhi (1347–1363) do đó là người đứng đầu của một liên minh bộ lạc, quản lý bồn địa Tarim và Moghulistan (được đặt tên theo người Moghul). Thời cai trị của ông cùng giai đoạn với hàng loạt các hãn bù nhìn cai trị ở Transoxiana, nghĩa là có hai hãn của nhánh Sát Hợp Đài: một ở phía tây, trung tâm tại Transoxiana, và một ở phía đông, trung tâm tại Moghulistan. Tuy nhiên, không giống như các hãn ở phía tây, Thốc Hốt Lỗ Thiếp Mộc Nhi là một lãnh đạo mạnh mẽ, ông đã cải sang Hồi giáo vào năm 1354 và đã tìm cách để làm giảm sức mạnh của người Dughlat. Năm 1360, ông đã tận dụng một rối loạn tại Transoxiana và tuyên bố mình là hậu duệ hợp pháp của Sát Hợp Đài để xâm chiếm và kiểm soát khu vực, qua đó tái hợp tạm thời hai hãn quốc. Trong lần xâm lược thứ hai vào năm 1361, ông đã bổ nhiệm người con là Dã Lý Nha Tư Hỏa Giá (Ilyas Khoja) làm thủ lĩnh Transoxiana, tuy nhiên, Tughlugh Timur đã không thể giữ được khu vực một cách lâu dài, và người Moghul cuối cùng bị Amir Husayn và Timur trục xuất, hai người này về sau lại chiến đấu với nhau để tranh giành kiểm soát Transoxiana.

Sự cai trị của nhánh Sát Hợp Đài tại Moghulistan tạm thời gián đoạn do cuộc đảo chính của tiểu vương người Dughlat là Qamar ud-Din, có vẻ như người này đã giết chết Dã Lý Nha Tư Hỏa Giá và một số thành viên khác của nhánh. Người Moghul vẫn nghe lời ông ta và luôn xảy ra chiến tranh với Timur, người đã xâm lược Moghulistan vài lần song đã không thể bắt các cư dân tại đây khuất phục. Một thế lực nhánh Sát Hợp Đài được phục hồi vào thập niên 1380, nhưng người Dughlat vẫn giữ một vị trí quan trọng trong khu vực, bốn mươi năm sau đó họ đã lập nên một vài vị hãn theo lựa chọn riêng của mình.

Chu kỳ này bị Oai Tư Hãn (Uwais Khan, 1418–1428) phá vỡ, ông là một người Hồi giáo sùng đạo và thường xuyên có chiến tranh với người Oirat (Tây Mông Cổ, Vệ Lạp Đặc) những người thường di chuyển ở khu vực phía đông hồ Balkash. Ông thường đánh bại và từng hai lần bắt được Dã Tiên (Esen Tayishi) của người Oirat, song đều bảo đảm an toàn và phóng thích. Kế vị Oai Tư Hãn là Dã Tiên Bất Hoa II (Esen Buqa II, 1428–1462), ông thường xuyên tấn công đế quốc Timur ở phía tây. Vào giai đoạn cuối trong thời cai trị, ông tranh chấp với người em trai Vũ Nô Tư Hãn (Yunus Khan, 1462–1487), người đã được đế quốc Timur đưa lên ngôi hãn nhằm chống lại Dã Tiên Bất Hoa. Vũ Nô Tư Hãn đánh bại người Uzbek và duy trì quan hệ tốt đẹp với người Kazakh và đế quốc Timur, song phía tây lòng chảo Tarim rơi vào tay một cuộc khởi nghĩa của người Dughlat. Năm 1484, ông chiếm được Tashkent từ tay đến quốc Timur.

Trong thế kỷ 15, các hãn Moghul ngày càng bị Turk hóa. Vũ Nô Tư Hãn thậm chí còn được nói là có nét mặt của người Tajik thay vì Mông Cổ. Việc Turk hóa này có thể đã không diễn ra một cách rộng rãi đối với toàn bộ dân Moghul, những người đã cải đạo sang Hồi giáo chậm hơn các hãn và các tiểu vương (mặc dù vào giữa thế kỷ 15, người Moghul được coi là có phần lớn theo Hồi giáo). Các hãn cũng đưa vào luật sharia của Hồi giáo bên cạnh luật Yassa (pháp điển Thành Cát Tư Hãn) của người Mông Cổ.

Sau cái chết của Vũ Nô Tư Hãn, lãnh thổ của hãn quốc bị phân chia cho những người con của ông. Tốc Đàn A Khắc Ma (Sultan Ahmad, Ahmad Alaq; 1487–1503), nắm giữ Đông Moghulistan và Uighuristan và đã có một loạt chiến thắng trước người Oirat, đột kích vào lãnh thổ nhà Minh và cố gắng giành lấy phía tây của lòng chảo Tarim từ tay người Dughlat, song ông cuối cùng đã không thành công. Năm 1503, ông đi về phía tây để giúp người anh/em trai là Tốc Đàn Mã Cáp Mộc (Sultan Mahmud/Mahmud Khan, 1487–1508), người cai trị Tashkent và miền tây Moghulistan, chống lại người Uzbek dưới sự chỉ huy của Muhammad Shaybani. Hai anh em đã bị đánh bại và bắt giữ; dù họ được thả song Tashkent đã bị người Uzbek chiếm. Ahmad Khan chết không lâu sau đó và kế vị ông là con trai Tốc Đàn Mãn Tốc Nhi (Sultan Mansur, Mansur Khan, 1503–1545), người đã chiếm Kumul (Cáp Mật), một vùng phiên thuộc của nhà Minh, vào năm 1513. Mahmud Khan đã dành nhiều năm để cố gắng lấy lại quyền lực của mình tại Moghulistan; ông cuối cùng đã từ bỏ và đầu hàng Muhammad Shaybani song đã bị hành quyết.

Anh/em trai của Mansur Khan là Tái Đức (Sultan Said Khan, 1514–1533) đã chinh phục phía tây của lòng chảo Tân Cương từ tay người Dughlat vào năm 1514 và lên ngôi tại Kashgar. Sau đó, hãn quốc Moghul bị phân chia lâu dài, mặc dù Tái Đức là một chư hầu trên danh nghĩa của Mansur Khan tại Turfan (Thổ Lỗ Phồn). Sau khi Tái Đức mất, Lạp Thất Đức (Abdurashid Khan, 1533–1565) lên kế vị, ông bắt đầu thời cai trị của mình bằng việc giết một thành viên của người Dughlat. Một cháu trai của tiểu vương đã chết, Mirza Muhammad Haidar Dughlat chạy đến Đế quốc Mogul tại Ấn Độ và cuối cùng chinh phục Kashmir, Nơi ông viết lịch sử của người Moghul. Abdurrashid Khan cũng đã chiến đấu nhằm giữ Moghulistan, chống lại người Kyrgyz và người Kazakh, nhưng Moghulistan cuối cùng cũng bị mất; sau đó người Moghul bị hạn chế tại lòng chảo Tarim.

Kết thúc

Vào cuối thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17, hãn quốc Moghul tại Kashgar đã trải qua một thời kỳ tản quyền, với một số tiểu hãn quốc nổi lên với các trung tâm tại Kashgar, Yarkant, Aksu và Khotan. Cùng lúc đó, các hãn ngày cảng từ bỏ quyền thế tục cho các khoja, cho đến khi họ có quyền lãnh đạo thực sự đối với Kashgaria. Các khoja bị phân chia thành hai phái: Aq Taghlik và Kara Taghlik. Tình trạng này kéo dài đến thập niên 1670, khi các hãn Moghul dường như đã cố gắng để tái khẳng định quyền lực của mình bằng việc trục xuất lãnh đạo của Aq Taghlik. Aq Taghlik phản ứng bằng cách yêu cầu trợ giúp từ người Dzungar (tức người Oirat); người Dzungar đã xâm chiếm Kashgaria, giam cầm hãn, và thiết lập Aq Taghlik tại Kashgar. Họ cũng đã giúp Aq Taghlik chiến thắng Kara Taghlik tại Yarkand. Một thời gian ngắn sau đó, vương quốc của người Moghul tại Turpan và Hami cũng bị người Dzungar chinh phục. Lòng chảo Tarim rơi vào tay người Dzungar cho đến khi bị nhà Thanh xâm chiếm vào giữa thế kỷ 19

Y Nhi hãn quốc

Ilkhanate

Y Nhi hãn quốc, (Il Khan Khanate), là một hãn quốc của người Mông Cổ thành lập tại Ba Tư vào thế kỷ 13, được coi là một phần của đế quốc Mông Cổ. Y Nhi hãn quốc dựa trên cơ sở ban đầu là các chiến dịch của Thành Cát Tư Hãn thực hiện bên trong đế quốc Khwarezmia vào các năm 1219–1224, hãn quốc được cháu trai của Thành Cát Tư Hãn là Húc Liệt Ngột thành lập, lãnh thổ của hãn quốc bao gồm hầu hết các nước Iran, Iraq, Afghanistan, Turkmenistan, Armenia, Azerbaijan, Gruzia, Thổ Nhĩ Kỳ, và Pakistan ngày nay. Y Nhi hãn quốc ban đầu chấp nhiều tôn giáo, nhưng đặc biệt có cảm tình với Phật giáo và Kitô giáo. Những người cai trị Y Nhi hãn quốc về sau, bắt đầu từ Hợp Tán vào năm 1295, đã trở thành tín đồ Hồi giáo.

Theo sử gia Rashid-al-Din Hamadani, Hốt Tất Liệt (Khubilai) đã ban cho Húc Liệt Ngột (Hulagu) tước hiệu “Y Nhi hãn” sau khi ông chiến thắng A Lý Bất Ca (Ariq Boke). Thuật ngữ Y Nhi hãn (il-Khan) có nghĩa là “hãn cấp dưới” và thể hiện lòng tôn kính vào lúc đầu của họ với Mông Kha Hãn (Möngke Khan) và những người kế vị chức Đại Hãn của toàn thế đế quốc. Tước hiệu “Y Nhi hãn” được giành cho các hậu duệ của Húc Liệt Ngột và sau này là các hoàng tử khác thuộc dòng dõi hãn tộc Bác Nhĩ Tể Cát Đặc (Borjigin, số nhiều Borjigid) của Ba Tư, song không được thể hiện trong các nguồn tư liệu cho đến năm 1260

Thời kỳ đầu cai trị Ba Tư

Khi Muhammad II của Khwarezm hành quyết các thương nhân được người Mông Cổ cử đến, Thành Cát Tư Hãn đã tuyên bố chiến tranh với triều Khwarezm-Shah vào năm 1219. Người Mông Cổ đã chiếm đóng toàn bộ đế quốc, chiếm tất cả các thành phố chính từ năm 1219 đến 1221. Iraq thuộc Ba Tư đã bị quân Mông Cổ tàn phá dưới sự chỉ huy của Triết Biệt (Jebe) và Tốc Bất Đài (Subedei), họ khời khỏi khu vực và để lại đống đổ nát. Transoxiana nằm dưới quyền kiểm soát của người Mông Cổ sau cuộc xâm lược. Khu vực không phân chia ở phía tây Transoxiana là gia sản của hãn tộc Bác Nhĩ Tể Cát Đặc của Thành Cát Tư Hãn.

Con trai của Muhammad là Jalal ad-Din Mingburnu trở lại Iran vào khoảng năm 1224 sau đi lưu vong tại Ấn Độ. Các nhà nước Thổ đối thủ còn lại trong đế chế của cha ông quanh chóng tuyên bố trung thành với ông. Ông đã đẩy lùi các nỗ lực của người Mông Cổ để chiếm miền Trung Ba Tư. Tuy nhiên, Jalal ad-Din đã bị lấn át và đè bẹp trước quân của Xước Nhi Mã Hãn (Chormaqan) do Đại Hãn Oa Khoát Đài (Ögedei) cử đến vào năm 1231. Trong cuộc viênc chinh của người Mông Cổ, Azerbaijan và các triều đại miền nam Ba Tư tại Fars và Kerman đã tự quy phục quân Mông Cổ và đồng ý nộp triều cống. Ở phía tây, Hamadan và phần còn lại của Ba Tư bị Xước Nhĩ Mã Hãn xâm chiếm. Người Mông Cổ đã hướng sự chú ý đến Armenia và Gruzia vào năm 1234 (hay 1236). Họ hoàn tất chinh phục Vương quốc Gruzia vào năm 1238; tuy nhiên đế quốc Mông Cổ chỉ bắt đầu xâm chiếm các phần phía tây của Đại Armenia dưới quyền Seljuk vào năm sau

Năm 1236, Oa Khoát Đài phát động cuộc chiến đánh Khorassan và Herat đông dân cư. Các thủ lĩnh quân sự Mông Cổ chủ yếu lập trại ở đồng bằng Mughan tại Azerbaijan. Nhận thấy sự nguy hiểm của người Mông Cổ, những người cai trị Mosul và Armenia Cilicia đã quy phục Đại Hãn. Xước Nhi Mã Hãn phân chia Ngoại Kavkaz thành ba khu vực dựa trên hệ thống cấp bạc quân sự. Tại Gruzia, dân cư được tạm thời chia thành tumen (vạn hộ chế). Năm 1237, đế quốc Mông Cổ đã chinh phục hầu hết Ba Tư, ngoài trừ các thành trì của Abbas Iraq và Ismaili, và toàn bộ Afghanistan cùng Kashmir.

Sau trận Köse Dağ năm 1243, quân Mông Cổ dưới quyền chỉ huy của Bái Trụ (Baiju) đã chiếm Tiểu Á, và Vương triều Rûm cùng Đế quốc Trebizond đã trở thành chư hầu của người Mông Cổ.

Quý Do Hãn (Guyuk Khan) đã bãi bỏ các quy định được các hoàng tử Mông Cổ ban hành, và đã ra lệnh thu thuế các khu vực ở Ba Tư và cũng miễn thuế cho những người khác vào năm 1244.

Theo lời than phiền của A Nhi Hồn A Gia (Arghun agha), Mông Kha Hãn (Mongke Khan) đã cấm các thương nhân và quý tộc lạm dụng các trạm tiếp ngựa (Ortoo), và dân thường vào năm 1251. Ông ra lệnh điều tra dân số và ra lệnh rằng mỗi người đàn ông Trung Đông do Mông Cổ cai trị phải trả thuế tương xứng với tài sản của người đó. Ba Tư được phân chia thành bốn khu vực dưới quyền của A Lỗ Hồn (Arghun). Mông Kha cấp cho triều Kartid quyền cai quản Herat, Jam, Bushanj, Ghor, Khaysar, Firuz-Kuh, Gharjistan, Farah, Sistan, Kabul, Tirah, và Afghanistan (dãy núi Sulaiman) cũng như tất cả các tuyến đường đến sông Ấn

Y Nhi hãn đầu tiên

Người sáng lập thực tế của Y Nhi hãn quốc là Húc Liệt Ngột, cháu nội của Thành Cát Tư Hãn và là anh em trai của cả Mông Kha (Mongke) và Hốt Tất Liệt (Kublai). Mông Kha cử ông đến để giúp Đà Lôi (Tolui) thiết lập quyền kiểm soát chặt chẽ khu vực Trung Đông, và lệnh cho ông trở về Mông Cổ khi hoàn thành nhiệm vụ này. Tiếp quản từ Bái Trụ vào năm 1255 hay 1256, ông đã chinh phục các vương quốc Hồi giáo ở phía tây “xa đến biên giới Ai Cập.” Việc chiếm đóng này đã khiến người Turkmen chuyển về phía tây để đến Tiểu Á để trốn thoát người Mông Cổ. Húc Liệt Ngột thiết lập nên triều đại của mình trên phần lãnh thổ tây nam của đế quốc Mông Cổ, trải dài từ Transoxiana đến Syria. Ông tiêu diệt Ismaili Nizari Hashshashin và nhà Abbas tương ứng vào các năm 1256 và 1258. Sau đó ông tiến xa đến Gaza, chinh phục Ayyubid-Syria trong một thời gian ngắn.

Cái chết của Mông Kha đã buộc Húc Liệt Ngột phải trở về vùng trung tâm Ba Tư đế chuẩn bị cho Khuriltai (lựa chọn lãnh đạo mới). Ông để lại một lực lượng nhỏ ở phía sau để tiếp tục tiếng về Mông Cổ, song đã phải dừng lại ở Palestine vào năm 1260 do một thất bại lớn trong trận Ain Jalut dưới tay Mamluk của Ai Cập. Do các vấn đề địa chính trị và cái chết của ba hoàng tử là hậu duệ của Truật Xích (Jochi) khi đang phục vụ cho Húc Liệt Ngột, Biệt Nhi Ca (Berke) đã tuyên chiến với Húc Liệt Ngột vào năm 1262 và có thể đã lệnh cho quân của ông quay về Iran. Theo các sử gia của Mamluk, Húc Liệt Ngột có thể đã tàn sát quân đội của và từ chối chia sẻ chiến lợi phẩm với Biệt Nhi Ca.

Hậu duệ của Húc Liệt Ngột cai trị Ba Tư trong tám mươi năm tiếp theo, khoan dung với nhiều tôn giáo bao gồm Shaman giáo, Phật giáo, và Thiên Chúa giáo, cuối cùng Hồi giáo đã trở thành quốc giáo vào năm 1295. Tuy nhiên, bất chấp việc chuyển đổi này, các Y Nhi hãn vẫn duy trì chống đối Mamluk (thế lực đã đánh bại quân xâm lược Mông Cổ và cả quân Thập tự chinh). Các Y Nhi hãn đã phát động nhiều cuộc xâm lược Syria, song chưa bao thể có thể giành và giữ được các vùng đất quan trọng của Mamluk, cuối cùng họ đã phải từ bỏ kế hoạch chinh phục Syria, cùng với đó, họ bóp nghẹt các chư hầu của mình hơn nữa, tức vương triều Rum và vương quốc Armenia Cilicia. Điều này phần lớn là do cuộc nội chiến đang diễn ra bên trong đến quốc Mông Cổ cùng với đó là sự thù địch của các hãn quốc ở phía bắc và đông. Sát Hợp Đài hãn quốc tại Moghulistan và Kim Trướng hãn quốc đe dọa Y Nhi hãn quốc tại Kavkaz và Transoxiana. Ngay cả khi Húc Liệt Ngột còn trị vì, Y Nhi hãn quốc đã từng tham chiến tại Kavkax với những người Mông Cổ tại thảo nguyên Nga. Trên một phương diện khác, nhà Nguyên ở Trung Quốc là một đồng mình của Y Nhi hãn quốc và vẫn giữa quyền bá chủ trên dãnh nghĩa trong nhiều thập kỉ sau này.

Húc Liệt Ngột đã cùng nhiều học giả, thiên văn học người Hán, nhà thiên văn học nổi tiếng của Ba Tư Nasir al-Din al-Tusi nghiên cứu về Thiên văn học Trung Quốc. Đài quan sát đã được xây dựng trên một ngọn đồi tại Maragheh

Nhiều nỗ lực nhằm hình thành một liên minh Frank-Mông Cổ đã được thực hiện giữa các triều đình ở Tây Âu (Tây Ấu được những người Hồi giáo và Châu Á gọi chung là Frank vào thời kỳ Thập tự chinh) và những người Mông Cổ (chủ yếu là Y Nhi hãn quốc) vào các thế kỷ 13 và 14, bắt đầu từ khoảng cuộc Thập tự chinh lần thứ 7. Liên minh của họ là nhằm chống lại người Hồi giáo (chủ yếu là Mamluk), song Y Nhi hãn quốc và người châu Âu chưa bao giờ có thể kết hợp lực lượng để chống lại kẻ thù chung

Cải sang Hồi giáo

Trong khoảng thời gian hậu Húc Liệt Ngột, các Y Nhi hãn ngày càng tiếp nhận Phật giáo Tây Tạng. Sức mạnh của Thiên Chúa giáo được cổ vũ nhờ sự xuất hiện của Cảnh giáo nhưng điều này đã không đi xa hơn sự đối đãi bình đẳng của họ với các tôn giáo. Như vậy các Y Nhi hãn the Ilkhans có tín ngưỡng khác biệt so với dân cư vốn đa số là Hồi giáo mà họ đang cai trị. Hợp Tán(Ghazan), một thời gian ngắn trước khi lật đổ Bái Đô (Baydu) đã cải sang Hồi giáo và chính quyền của ông đã thiên vị với Hồi giáo và điều này trùng hợp với các nỗ lực nhằm đưa chế độ của họ đến gần hơn với đa số cư dân, những người không phải là dân Mông Cổ. Kitô giáo và Do Thái giáo bị mất vị thế bình đẳng với Hồi giáo và họ đã một lần nữa phải trả thuế. Những người theo Phật giáo phải lựa chọn cải đạo hoặc bị trục xuất.

Trong đối ngoại, việc cải sang Hồi giáo đã có ít hoặc không có tác động và Hợp Tán tiếp tục chiến đấu chống lại Mamluk nhằm kiểm soát Syria. Đối với hầu hết các lĩnh vực, chính sách của ông là sự tiếp nối của người anh trai Hoàn Giả Đô (Öljeitü) mặc dù vậy, ông đã bắt đầu ưu tiên cho phái Shi’a của Hồi giáo sau khi chịu ảnh hưởng của các nhà thần học Shi’a là Al-Hilli và Maitham Al Bahrani. Hoàn Giả Đô hoàn thành chinh phục Gilan bên bờ biển Caspi và các phế tích của lăng mộ tráng lệ của ông tại Soltaniyeh có lẽ là dấu tích tốt nhất cho thời kỳ Y Nhi hãn quốc tại Ba Tư.

Tan rã

Sau khi Bất Tái Nhân (Abu Sa’id) mất vào năm 1335, hãn quốc bắt đầu tan rã nhanh chóng, và bị phân chia giữa các nhà nước kế thừa là địch thủ của nhau, đáng chú ý nhất là Jalayirid. Thoát Hợp Thiếp Mộc Nhi (Togha Temür), hậu duệ của Chuyết Xích Hợp Tát Nhi (Jo’chi Hasar), người cuối cùng yêu cầu tước hiệu Y Nhi hãn, đã bị các Sarbadar ám sát vào năm 1353. Thiếp Mộc Nhi (Timur) về sau đã lập nên một nhà nước từ Jalayirid, bề ngoài là phục hồi lại hãn quốc cũ. Sử gia Rashid-al-Din Hamadani đã viết một cuốn lịch sử chung về các vị hãn vào khoảng năm 1315 và cung cấp nhiều tài liệu cho lịch sử của hãn quốc

Sự xuất hiện của Y Nhi hãn quốc đã có một tác động quan trọng đến khu vực. Đế quốc Mông Cổ đã nới lỏng đáng kể hoạt động thương mại tại châu Á. Thông tin liên lạc giữa Y Nhi hãn quốc và nhà Nguyên tại Trung Quốc đã khuyến khích sự phát triển này.

Y Nhi hãn quốc cũng đã mở đường cho triều Safavid sau này, và cuối cùng là đất nước Iran hiện đại. Các cuộc chinh phục của Húc Liệt Ngột đã đưa ảnh hưởng của Trung Quốc tới Iran. Điều này cộng với sự bảo trợ của những người kế nhiệm ông, đã tạo nên một nền kiến trúc Iran đặc sắc. Dưới thời các Y Nhi hãn, các sử gia Ba Tư cũng đã chuyển từ viết bằng tiếng Ả Rập, sang viết bằng tiếng Ba Tư.

Các nguyên lý cơ bản của kế toán kép được thực hiện tại Y Nhi hãn quốc đã được phát triển độc lập từ các thông lệ tính toán được thực hiện tại châu Âu. Hệ thống tính toán này được tạo ra chủ yếu từ nhu cầu về kinh tế-xã hội theo sau các cải cách nông nghiệp và nhân khố của Hợp Tán Hãn vào các năm 1295-1304.

Đế quốc Timurid

de quoc timurid

Timurlane, người đã chinh phạt phần lớn Tây và Trung Á, và là người sáng lập Đế quốc Timurid và Triều đại Timurid (1370–1405) ở Trung Á, một đế quốc đã tồn tại dưới một số hình thức cho đến 1857. Có lẽ, ông được biết phổ biến dưới một tên Ba Tư có nghĩa xấu là Timur-e Lang có thể dịch ra là Timur Què, do ông đã bị què sau khi đã chống cự được một vết thương ở chân trong cuộc chiến. Sau khi kết hôn với gia đình của Thành Cát Tư Hãn, ông lấy tên là Timūr Gurkānī, Gurkān là một dạng Ba Tư hóa từ có nguồn gốc tiếng Mông Cổ kürügän, “con rể”. Các cách viết khác tên của ông là: Temur, Taimur, Timur Lenk, Timur-i Leng, Temur-e Lang, Amir Timur, Aqsaq Timur, và Latin hóa là Tamerlane và Tamburlaine. Ước tính có thể 17 triệu người đã thiệt mạng do các cuộc chinh phục của Timur.

Là người có dòng dõi Thổ Nhĩ Kỳ/Mông Cổ, Timur Lenk chịu thấm nhuần trong văn hóa Ba Tư.[7] Ông đã khao khát phục hồi lại Đế quốc Mông Cổ, thế nhưng trận chiến nặng nề nhất của ông là chống lại quân bộ lạc vàng của Mông Cổ, trận chiến không bao giờ bình phục được sau chiến dịch của ông chống lại Tokhtamysh. Ông tự cho mình là một ghazi (chiến binh thần của đạo Hồi), nhưng các trận chiến lớn nhất của ông là chống lại các quốc gia Hồi giáo.

Ông qua đời trong một chiến dịch chống nhà Minh, thế nhưng những ghi chép lại cho thấy rằng trong một phần đời của mình ông đã là một chư hầu lén lút của nhà Minh và thậm chí con trai của ông là Shah Rukh đã viếng thăm Trung Hoa năm 1420. Ông là một người bảo trợ cho nghệ thuật nhưng cũng cướp hiếp, cướp đoạt và thảm sát và phá hủy các trung tâm học thuật vĩ đại trong thời kỳ chinh phục của mình. Ông nắm quyền lực tuyệt đối nhưng chưa bao giờ ông tự cho mình hơn một thủ hiến (Ả Rập) và cuối cùng ông đã cai trị nhân danh của một Đại Hãn Chingizid chịu thuần phục, người chỉ hơn một tù binh một chút.

Ông đã cai trị một đế quốc mà ngày nay trải dài từ Nam Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Iraq, Kuwait và Iran, xuyên qua Trung Á bao gồm một phần của Kazakhstan, Afghanistan, Azerbaijan, Gruzia, Turkmenistan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Pakistan, Ấn Độ, và thậm chí vươn đế Kashgar ở Trung Quốc. Bắc Iraq vẫn còn nằm dưới quyền của Người Thiên chúa giáo Assyria cho đến khi bị Timur Lenk phá hủy.

Di sản của Timur Lenk là một thứ trộn lẫn; trong khi Trung Á phát triển rực rỡ dưới thời kỳ cai trị của ông, những nơi khác như Bagdad, Damascus, Delhi và các thành phố Ả Rập, Ba Tư, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đã bị cướp đoạt và phá hủy và hàng triệu người đã bị tàn sát. Do đó trong khi di sản Timur để lại vẫn còn ở Trung Á, ông lại bị phỉ báng bởi các xã hội Ấn Độ, Ba Tư và Ả Rập. Đồng thời, nhiều người Tây Á vẫn đặt tên con cái theo tên ông còn văn học Ba Tư gọi ông là “Teymour, kẻ chinh phục Thế giới”

Timur được sinh ra tại Transoxiana, gần Kesh (một khu vực ngày nay được biết nhiều hơn với tên Shahr-e Sabz, ‘thành phố xanh,’), tọa lạc cách Samarkand 80 km về phía nam của quốc gia Uzbekistan ngày nay.

Timur đánh giá phần lớn tính chính thống ban đầu của mình vào dòng dõi phả hệ của Thành Cát Tư Hãn . Ông xuất thân từ những người chinh phục Mông Cổ, những người đã tiến hành Tây tiến sau khi đã thành lập nên Đế quốc Mông Cổ.

Cha của ông, Taraghay, là tù trưởng bộ lạc Barlas, một bộ lạc nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ du mục[10] bộ lạc có xuất xứ Mông Cổ có gốc gác từ người chỉ huy Mông Cổ Qarachar Barlas. Taraghay là chắt trai của Qarachar Noyon và, nổi bật trong các thành viên thị tộc bạn bè của mình là người đầu tiên chuyển sang Hồi giáo, Taraghay có thể đã đã kế thừa hưởng được thứ vị cao trong quân đội do thừa kế; giống như cha mình là Burkul

Vào khoảng năm 1360, đã đạt tới sự xuất chúng là một lãnh đạo quân sự. Ông đã tham gia các chiến dịch ở Transoxania với Đại Hãn Chagatai, một người cùng xuất thân từ Thành Cát Tư Hãn. Sự nghiệp của ông trong 10 hoặc 11 năm tiếp theo có thể được tóm tắt trong tác phẩm Memoirs. Ông liên minh với Kurgan, kẻ chiếm đoạt và phá hủy Volga Bulgaria, vì mối quan hệ gia đình, ông đã xâm lược Khorasan với hàng ngàn kỵ binh. Đây đã là cuộc viễn chinh quân sự thứ hai mà ông đã lãnh đạo, và sự thành công của cuộc viễn chinh này đã dẫn đến những cuộc hành quân xa hơn nữa, trong đó có cuộc chinh phục Khwarizm và Urganj.

Đế quốc Timur gồm thâu toàn cõi Iran, Afghanistan ngày nay, Trung Á ngày nay, cũng như nhiều phần đất của Pakistan, Lưỡng Hà, Tiểu Á và vùng Kavkaz thời đó. Nhà Timur được nhà chinh phạt Timur Lenk (Tamerlane) thành lập vào thế kỷ 14.

Nhà Timur mất phần lớn quyền kiểm soát Ba Tư về tay nhà Safavid vào năm 1501, nhưng các thành viên của triều đại này tiếp tục ngự trị các phần đất Trung Á, đôi khi gọi là các tiểu quốc Timur. Vào thế kỷ 16, vương hầu nhà Timur là Babur, lãnh tụ xứ Ferghana, xâm lược Pakistan và Bắc Ấn ngày nay, thành lập Đế quốc Mogul. Nhà Mogul cai trị phần lớn Bắc Âu đến khi suy tàn sau thời Aurangzeb vào đầu thế kỷ 18, và chính thức giải thể sau cuộc binh biến Ấn Độ năm 1857, mở ra thời kỳ Ấn Độ thuộc Anh. Sau này, các vương tử của triều đại chủ yếu là dùng tước hiệu Mirza để thể hiện nguồn gốc từ Êmia.

tổng hợp từ nguồn wikipedia.org

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook
  • Thêm
  • Email
Thích Đang tải...

Có liên quan

Từ khóa » Dân Tộc đột Quyết