Những Di Tích Lịch Sử Thờ Phụng Các Vị Nhân Thần Thời Hùng Vương ...
Có thể bạn quan tâm
Di tích lịch sử Đình Mãn Trù Châu
Thành Hoàng được thờ: Tứ vị Đại Vương: Linh Lang Lương Vương, Linh Lang Hải Vương, Linh Lang Long Vương, Linh Lang Lôi Vương.
Tương truyền rằng, Đây là bốn trong bảy vị thần giúp vua Hùng Vương đánh giặc Man Hồ Tôn Tình. Bốn vị thần này sinh cùng ngày, hóa cùng ngày. Sau khi chết 100 ngày, trên mộ mọc lên một cái cây. Vua Hùng Duệ Vương đi vãng du, thấy cây muốn chặt, cây xin vua hỏi ra mới biết liền phong thưởng cho bốn vị thần, sắc chỉ cho dân làng thờ phụng muôn đời.
Lế hội được mở vào ngày 20/12 đến ngày 21/12 âm lịch. Từ đình Trung rước đến Gia Cung. tiếp theo rước ra sông Hồng lấy nước rồi rước trở về đình Mãn Trù Châu
Lễ vật dâng thánh gồm có: thủ lợn, gà, xôi, oản, mâm hoa quả, rượu. Trong lễ hội diễn ra một số trò chơi dân gian đặc sắc như: kéo co, cờ người, cầu kiều, đu quay...
Cùng với nhiều loại nghệ thuật cổ truyền như: hát giao duyên/ hát đối.
Di tích lịch sử văn hóa Đình Phương Trù
Đình Phương Trù (chữ Hán: 芳 幬 亭), là ngôi đình tại thôn Phương Trù, xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam. Nơi đây thờ ba nhân vật trong truyền thuyết là đức thánh Chử Đồng Tử cùng nhị vị phu nhân là Tiên Dung công chúa và Tây Sa công chúa, là một trong tứ bất tử của Việt Nam.
Thánh Chử Đồng Tử cùng hai vợ đã có công giúp dân chữa bệnh ,lập làng lập ấp , dạy nhân dân biết cày cấy ,chăn tằm dệt lụa , đánh cá .Ông còn được tôn vinh là ông tổ của nghề buôn (Chử đạo tổ).
Sau khi hoá về trời ngài còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc Đình Phương Trù tương truyền rằng là nơi gặp gỡ của Chử Đồng Tử và Tiên Dung. Về kiến trúc: đình nằm trên gò đất hình con rùa ( đất QUY PHỤC) ở đầu thôn Phương Trù ,đình được xây theo kiến trúc hình chữ Vương ( I-I-I ), mặt quay về hướng Tây là đê tả sông Hồng, bãi cát Màn Trầu và sông Hồng gắn liền với truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung.
Đình Phương Trù gồm có : cổng tam quan, sân đại,5 gian Đại Bái, 5 gian Trung Từ và 3 gian Hậu cung , 3 toà được nối thông với nhau ở gian giữa được gọi là "lòng thuyền ", xung quanh ngôi đình được bao trùm bởi rất nhiều cây cổ thụ đã tạo nênvẻ uy nghiêm và cổ kính cho di tích, trước kia còn 2 dãy nhà Giảng Võ và 1 bia đá nhưng đã bị phá hủy khi thực dân Pháp xâm lược.
Di tích hiện nay còn lưu giữ được nhiều đồ thờ có giá trị : 19 đạo sắc phong của các triều đại vua trước; 3 pho tượng gỗ, 3 bộ ngai và khám thờ ; 3 bộ kiệu bát cống;1 long đình cổ, tất cả có thời nhà Lê cách đây khoảng hơn 500 năm cùng nhiều bức đại tự , cuốn thư , câu đối ,cửa võng ca ngợi Đức thánh Chử Đồng Tử cùng nhị vị phu nhân và đạo của ngài.
Kiệu Bát Cống đình Phương Trù
Lễ hội được tổ chức 2 năm một lần, mở vào ngày 6/2 đến ngày 10/2 âm lịch, với sự tham gia của 2 làng là thôn Phương Đường và thôn Năm Mẫu.
Ngày 6/2 mở cửa đình. Ngày 7/2 buổi sáng tổ chức khai mạc lễ hội và rước nước ngoài sông Hồng về đình Phương Trù để làm lễ tế Mộc dục; buổi chiều tổ chức rước mượn bát hương quan bản thổ trong đình Phương Đường và bát hương Đức Ông Già Lam Chân Tể tại chùa làng Phương Trù về di tích.
Ngày 8/2 thôn Năm Mẫu cùng thôn Phương Trù tổ chứ rước du trên đê tả sông Hồng từ đình Phương Trù vào đình trong của làng Phương Đường. Ngày 9/2 thôn Phương Đường cùng thôn Phương Trù tổ chức rước du trên đê ra đình làng thôn Năm Mẫu; Khi đi kiệu ông đi trước kiệu bà đi sau, khi về thì hoàn kiệu, kiệu bà đi trước để đón kiệu ông về.
Ngày 10/2 rước trả bát hương và lễ tế an vị .Trong lễ hội còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian và tổ chức văn nghệ múa hát giao lưu giữa các thôn trong xã tại sân khấu của đình Phương Trù. Lễ vật dâng thánh gồm có: cả con lợn, bánh dày, canh chay, xôi, oản, mâm hoa quả, rượu,chè thuốc ,.v.v..
Di tích lịch sử văn hóa đình Đông Tảo Đông.
Thành Hoàng được thờ: Thánh Chử Đồng Tử, nhị vị thánh nương Công chúa Tiên Dung và Công chúa Tây Sa (Hồng Vân).
Thần tích của đình ghi lại, vợ chồng Thánh Chử Đồng Tử, công chúa Tiên Dung và công chúa Tây Sa (Hồng Vân) sau khi có được phép Tiên đã có nhiều công lao chữa bệnh, giúp đỡ dân làng, Người dân địa phương ghi nhớ công ơn, thờ phụng tôn làm Thành Hoàng làng, ngàn năm hương khói.
Lễ hội được mở vào ngày 10/2 đến ngày 12/2 âm lịch. Rước xung quanh làng.
Lễ vật dâng thánh gồm có: thủ lợn, xôi, oản, mâm hoa quả, rượu. Trong lễ hội diễn ra một số trò chơi dân gian đặc sắc như: Chọi gà, cầu kiều, bắt vịt, đu quay...
Cùng với nhiều loại nghệ thuật cổ truyền như: tuồng, chèo, đội múa rồng, múa lân, đội đánh trống truyền thống.
Di tích lịch sử văn hóa đền Ngự Dội.
Thành Hoàng được thờ: Tổ Hùng Vương thứ 18, Thánh Chử Đồng Tử, Công chúa Tiên Dung, công chúa Tây Sa Hồng Vân,.
Theo truyền thuyết, thánh Chử Đồng Tử quê làng Chử Xá - Văn Đức, cùng vợ là Tiên Dung có công lập nên phố xá, giúp dân làng chống lại thiên tai, dạy dân cấy trồng, công chúa Tây Sa - Hồng Vân người xã Đông Ninh - Nhân Điều, vợ thứ hai của Chử Đồng Tử. Thánh Chử Đồng Tử đã lập lên khu phố, làng xá, chữa bệnh cho người dân trong làng.
Lễ hội được mở vào ngày 8/2 đến ngày 10/2 âm lịch. Lễ rước nước đi từ đền Ngự Dội đến thôn Mạn Đường Rước Văn, Rước Xung quanh làng đến Mạn Xuyên lấy nước rồi rước quay trở lại đền Ngự Dội.
Lễ vật dâng thánh gồm có: thủ lợn, gà, xôi, oản giã, mâm hoa quả, rượu. Trong lễ hội diễn ra một số trò chơi dân gian đặc sắc như: kéo co, đánh gậy, đánh đu. Cùng với nhiều loại nghệ thuật cổ truyền như: Hát dân ca.
Di tích lịch sử văn hóa Đình Nội Doanh
Thôn Nội Doanh, xã Đông Ninh, huyện Khoái Châu hiện còn giữ được một ngôi đình cổ kính, được xây dựng từ thời vua Trần Duệ Tông (1373 -1377 ). Đình đã được trùng tu nhiều lần, nhưng trùng tu lớn vào thời nhà Nguyễn vì vậy nghệ thuật kiến trúc ngôi đình mang đậm nét nghệ thuật kiến trúc thời nhà Nguyễn. Theo truyền thuyết thần phả thì đình thờ tứ vị đại vương là Lương Vương, Hải Vương, Long Vương và Lôi Vương, 4 trong 7 vị thần thời Hùng Vương, những người có công đánh tan 30 vạn quân xâm lược Man Hồ Tôn Tinh, chém đầu tướng La Hán góp phần bảo vệ nền độc lập dân tộc. Đình Nội Doanh được xây dựng trên một gò đất cao thoáng mát, bốn bên là cánh đồng, gần với sông Hồng. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, đình vẫn giữ được vẻ cổ kính lâu đời mang phong cách dân tộc.
Kiến trúc ngôi đình theo kiểu chữ đinh 8 gian gồm 5 gian đại bái và 3 gian hậu cung, kết cấu vì kèo, nóc rất chắc chắn. Từ câu đầu đến phần mái xây dựng theo kiểu “chồng giường bó cốn”, phần mái “thượng tứ hạ ngũ”.
Hệ thống con giường đỡ hoành chạm nổi hình lá lật cách điệu, phần kẻ bảy và xà nách được chạm trổ hình rồng và hoa, lá cách điệu. Hai trụ nghi môn phía ngoài được đắp nổi ba tầng, hai bên là hai nhà pháo đồ sộ mô hình chồng diêm hai tầng, tám mái, trong lòng hai nhà pháo là cột đồng trụ. Trải qua các triều đại nhà Nguyễn từ năm 1810 đến năm 1924, đình Nội Doanh được phong 7 đạo sắc cho tứ vị đại vương đã có công với dân với nước. Đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, đình Nội Doanh là nơi hoạt động bí mật của cán bộ Việt Minh. Ngày 19.8.1945, tất cả các lực lượng quần chúng trong vùng tập hợp tại sân đình nghe diễn thuyết của cán bộ cách mạng, sau đó biểu tình, thu ấn tín của chính quyền cũ, lập ra ủy ban cách mạng lâm thời và đình Nội Doanh trở thành trụ sở của ủy ban cách mạng lâm thời. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đình Nội Doanh là nơi hoạt động bí mật của du kích vùng ven sông Hồng. Năm 1952 -1953 đình được dùng làm trạm trung chuyển thương binh của tỉnh, hàng trăm thương binh được cứu chữa ở đình rồi đưa về các gia đình trong thôn nuôi dưỡng. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược hàng trăm thanh niên của địa phương đã tập hợp về đình viết đơn tình nguyện lên đường đánh Mỹ góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày nay đình Nội Doanh vẫn là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân địa phương.
Lễ hội được mở vào ngày 20/12 đến ngày 21/12 âm lịch. Từ đình Nội Doanh rước ra sông Hồng lấy nước, sau đó rước xung quanh làng và cuối cùng rước quay về đình.
Lễ vật dâng thánh gồm có: Thịt trâu đen, thủ lợn đen, gà, xôi, oản, mâm hoa quả, rượu. Trong lễ hội thường có các trò chơi dân gian đặc sắc như: Chọi gà, kéo co, đu quay, múa kiếm, đánh gậy...
Cùng với nhiều loại nghệ thuật cổ truyền như: hát giao duyên/ hát đối, dân ca, đội đánh trống truyền thống.
Năm 2006, đình Nội Doanh được UBND tỉnh xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. Đây là niềm tự hào của cán bộ, nhân dân thôn Nội Doanh, góp phần tô thắm danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân mà Đảng, Nhà nước đã trao tặng cho Đảng bộ, nhân dân xã Đông Ninh.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Huyện Khoái Châu
Ths Nguyễn Thy Ngà
Từ khóa » Di Tích Lịch Sử Khoái Châu Hưng Yên
-
Di Tich Lịch Sử - Huyện Khoái Châu - Hung Yen
-
Di Tích Lich Sử Văn Hóa - Huyện Khoái Châu
-
Những Di Tích Lịch Sử Cách Mạng ở Khoái Châu - Báo Hưng Yên
-
Các Di Tích Lịch Sử Văn Hóa đã được Xếp Hạng Cấp Quốc Gia Và Cấp ...
-
Du Lịch Khoái Châu - Vùng đất Văn Hiến đầy Hoa Thơm Trái Ngọt
-
Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa - Danh Nhân Hưng Yên
-
Khoái Châu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Quyết định 2205/QĐ-UBND - Hưng Yên
-
16 Di Tích Trong Khu Di Tích Quốc Gia đặc Biệt Phố Hiến
-
Quyết định 2571/QĐ-UBND - Hưng Yên
-
Trao Bằng Xếp Hạng Hai Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa ở Hưng Yên
-
Giới Thiệu Khái Quát Huyện Khoái Châu - Hưng Yên
-
Tìm Về Vùng Trầm Tích Văn Hóa
-
10 điểm đến đậm Chất Văn Hóa Nhất ở Hưng Yên