Những địa Phương Nào Tiếp Tục Siết Chặt Thực Hiện Chỉ Thị 16 để ...

Kiểm soát người ra vào địa bàn tại chốt kiểm soát dịch bệnh ở xã Hậu Thành, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Ảnh: TTXVN

Tối ngày 3/9, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-UBND tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố.

Theo Chỉ thị, từ 6h ngày 06/9 đến 6h ngày 21/9, Thành phố quyết định triển khai các biện pháp phòng chống dịch tại 3 vùng cụ thể.

Nguyên tắc thực hiện được thành phố đưa ra là thống nhất các biện pháp phòng, chống dịch theo các vùng, kiểm soát chặt chẽ người dân và các hoạt động xã hội, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan dịch bệnh giữa các vùng. Phân vùng là để phòng, chống dịch, không phải là phân vùng để quản lý hành chính. Thực hiện phân cấp, ủy quyền cho các quận, huyện, thị xã quyết định các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, tổ chức hoạt động sản xuất phù hợp với tình hình dịch bệnh cụ thể theo từng địa bàn tại Vùng 2, Vùng 3.

Tăng cường giãn cách xã hội với những biện pháp mạnh hơn nữa tại Vùng 1 (Vùng nội đô) để kiểm soát chặt nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng, khoanh vùng xử lý triệt để các ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan giữa các khu vực, làm sạch dần tiến đến “xanh hóa” toàn bộ các khu vực; tăng cường giãn cách xã hội phải thực hiện nghiêm ngặt, chặt chẽ các yêu cầu người cách ly với người, nhà cách ly với nhà, “ai ở đâu, ở đó”, không để “chặt ngoài, lỏng trong”.

Sở Xây dựng TP. Hà Nội cũng đã phối hợp với các địa phương hoàn thành việc lắp đặt chốt cứng tại 16 điểm cầu trên địa bàn TP. Hà Nội, ngoài 16 cầu trên, Sở Xây dựng đang tích cực phối hợp với chính quyền địa phương phấn đấu trong ngày 4/9 hoàn thành chốt cứng 14 cầu còn lại.

Sau khi hoàn thành, Sở Xây dựng sẽ bàn giao cho các địa phương quản lý. Người dân không di chuyển qua 30 chốt cứng này.

Tại TP HCM, bên cạnh tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 16, ngày 3/9, Công an TP HCM đã đưa vào thử nghiệm camera quét mã QR khai báo di chuyển tại hai chốt kiểm soát dịch COVID-19 trên địa bàn Quận 1 và Quận 3.

Thay vì cán bộ tại chốt phải dùng điện thoại cá nhân của mình để quét mã QR và kiểm tra như trước đây thì với camera này, cán bộ công an chỉ việc kiểm tra trên máy tính được truyền dữ liệu từ hình ảnh mà camera ghi lại. Không chỉ thế, việc sử dụng camera để quét mã QR giúp việc kiểm soát diễn ra nhanh hơn, không bị ùn tắc giao thông.

Theo Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh, việc quét mã QR tự động bằng camera giúp cán bộ tại chốt và người dân không tiếp xúc nhau, hạn chế lây lan dịch bệnh.

Hiện việc sử dụng camera quét mã vạch tự động bước đầu thử nghiệm khá tốt, người dân đi qua chỉ cần xuất trình mã QR trước camera và chỉ mất khoảng 5 giây để máy xác thực.

Qua hai tháng quyết liệt chống dịch, số ca F0 tại tỉnh Phú Yên đã giảm. Tuy nhiên, sau khi đánh giá nguy cơ dịch COVID-19 tại các địa phương, Phú Yên quyết định tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT tại TP. Tuy Hòa, thị xã Đông Hòa, huyện Phú Hòa, và 4 xã nguy cơ rất cao của huyện Tuy An gồm: An Mỹ, An Chấn, An Hòa Hải và An Hiệp. Các địa phương còn lại áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15/CT-TTg. Thời gian áp dụng giãn cách xã hội theo các Chỉ thị đến hết ngày 5/9.

Ngày 3/9, UBND tỉnh Bình Dương đã có công văn hỏa tốc gửi các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã và thành phố về việc tổ chức cho người, phương tiện lưu thông tại các vùng trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Công văn hướng dẫn việc cấp, kiểm soát thẻ thông thành tham gia lưu thông cho các đối tượng, Các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức cấp thẻ.

Trước đó, UBND tỉnh Bình Dương cũng đã ban hành văn bản tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Chỉ thị 16) và thực hiện "xanh hóa" địa bàn.

Tỉnh Đồng Nai đang triển khai văn bản số 10569/UBND-KGVX về việc tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 8/7/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về quyết liệt thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trên phạm vi toàn tỉnh từ 0 giờ ngày 1/9 đến hết ngày 15/9.

Việc giãn cách được thực hiện theo nguyên tắc người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình, ấp/khu phố cách ly với ấp/khu phố, xã/phường cách ly với xã/phường, huyện/thành phố cách ly với huyện/thành phố; người dân cần thực hiện nghiêm khuyến cáo không ra đường từ 18 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau.

Chiều 3/9, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Long An, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Long An Nguyễn Văn Được có văn bản về việc trực chiến (24/7) chỉ đạo phòng, chống COVID-19 trong thời gian giãn cách xã hội.

Theo đó, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp cung cấp số điện thoại và phân công lãnh đạo trực chỉ huy, điều hành thống nhất, xuyên suốt, đảm bảo trực chiến, giữ liên lạc và kết nối (24/7); nắm chắc tình hình diễn biến dịch bệnh của địa phương và các nội dung chỉ đạo cốt lõi, trọng tâm của Trung ương và địa phương trong thời gian qua. Ban Chỉ đạo các cấp bảo đảm phối hợp chặt chẽ các lực lượng trên địa bàn với các lực lượng hỗ trợ của cơ quan, địa phương khác trong công tác phòng, chống dịch; đồng thời, kịp thời báo cáo tình hình, kết quả thực hiện và những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền.

Với mục tiêu đề ra là kiểm soát dịch COVID-19 từ nay đến ngày 15/9/2021, ông Nguyễn Văn Vĩnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đề nghị các địa phương kiện toàn Ban chỉ đạo, Trung tâm chỉ huy, đồng thời các tiểu ban cần xây dựng quy chế phối hợp, phân công trách nhiệm từng ngành, từng thành viên cho rõ và cụ thể; lực lượng phòng, chống dịch phải đảm bảo túc trực 24/24 h.

Tại cuộc họp trực tuyến với các địa phương trong tỉnh, nhằm đánh giá công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn và triển khai các giải pháp phòng chống dịch trong thời gian tới ngày 3/9; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cũng yêu cầu các địa phương trên địa bàn tỉnh cần thực hiện nghiêm giãn cách theo tinh thần Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tưởng Chính phủ, trong đó tiếp tục siết chặt hoạt động tại các chốt và tăng cường hoạt động tuần tra, kiểm soát nhắc nhở xử phạt.

Cần Thơ vẫn nằm trong khu vực nguy cơ cao lây nhiễm dịch COVID-19. Vì vậy Thành phố quyết định kéo dài thời gian giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 thêm 2 tuần, từ 0h ngày 25/8 đến 0h ngày 8/9.

Công văn yêu cầu người dân đồng lòng thực hiện nghiêm giãn cách "ai ở đâu ở yên đó", chỉ cử người đại diện hộ gia đình đi chợ 2 lần/tuần và phải đem theo các giấy tờ cần thiết khi ra đường.

Cán bộ công chức, người lao động đi làm tại cơ quan, đơn vị chỉ được di chuyển từ nhà đến nơi làm việc theo khung giờ sáng 6h-8h, chiều 17h-19h và phải có đầy đủ giấy tờ của cơ quan đơn vị, giấy đi đường...

Danh sách một số vị trí chốt ở Hà Nội:

1. Chốt cầu Thăng Long: Vị trí Đại lộ Võ Văn Kiệt, huyện Đông Anh (gồm 2 chốt).

2. Chốt Cống Liên Mạc: Vị trí đường Liên Mạc-An Dương Vương, quận Nam Từ Liêm (chốt tại 2 bên đầu cống).

3. Cầu Diễn: Vị trí đường 32, quận Nam Từ Liêm (chốt vào trước số 36 Cầu Diễn, chốt ra ở ngã ba Hồ Tùng Mậu-Hoàng Công Chất).

4. Cầu vượt sông Nhuệ: Vị trí phố Trịnh Văn Bô, quận Nam Từ Liêm (chốt tại 2 đầu cầu).

5. Cầu Ngà: Vị trí ĐT70A, quận Nam Từ Liêm (1 chốt tại vòng xuyến chân cầu vượt).

6. Cầu sông Đáy: Vị trí Đại lộ Thăng Long cắt qua sông Nhuệ, xã Vân Côn, huyện Hoài Đức (gồm 4 chốt chiều ra Km7 Đại lộ Thăng Long đối diện Cảnh sát Biển; chiều vào Km 17+800; chân cầu An Khánh và chốt cầu Hoàng Xá).

7. Cầu: Vị trí Cổng 1, khu đô thị mới An Lạc Green Symphony, Vân Canh (1 chốt phục vụ người dân trong khu vực di chuyển từ các xã thuộc huyện Hoài Đức đến TL70 và ngược lại).

8. Cầu 72II: Vị trí đường 72 xã Vân Côn, huyện Hoài Đức.

9. Cầu Cù Sơn: Vị trí đường Cù Sơn, xã Vân Côn, huyện Hoài Đức.

10. Cầu Tân Phú: Vị trí đường Tân Phú, xã Tây Phú, huyện Quốc Oai.

11. Cầu Mai Lĩnh: Vị trí QL6, quận Hà Đông (gồm 2 chốt 2 đầu cầu).

12. Ngã ba đê Tả Đáy: Vị trí xã Cao Viên, huyện Thanh Oai.

13. Cầu Thạch Bích: Vị trí QL21B, xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai.

14. Cầu Khê Tang: Vị trí đường trục phía Nam, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai (chốt 2 đầu).

15. Cầu Qua: Vị trí đường xóm sông Cầu, xã Khánh Hà, huyện Thường Tín.

16. Cầu Quán Gánh: Vị trí QL1A, xã Nhị Khê, Thường Tín (2 chốt 2 đầu cầu).

17. Ngã 3 đê Hữu Hồng-Trạm bơm Hồng Vân: Vị trí đê sông Hồng, xã Ninh Sở, Thường Tín.

18. Cầu Thanh Trì: Vị trí Vành đai 3, QL1A (2 chốt tại đầu cầu phía Gia Lâm và đầu cầu phía Hoàng Mai).

19. Cầu Vĩnh Tuy (gồm 2 chốt tại 2 đầu cầu).

20. Cầu Chương Dương (3 chốt gồm 2 chốt chiều ra và 1 chốt chiều vào. Cụ thể, chốt 1 tại điểm quay đầu trước số nhà 135 Nguyễn Văn Cừ; chốt 2 Trần Nhật Duật-Chợ Gạo; chốt 3 tại Đê 401 lối lên cầu Chương Dương).

21. Cầu Long Biên (2 chốt 2 đầu cầu: Chốt 1 Trần Nhật Duật lối lên cầu Long Biên; chốt 2 ngõ 2 phố Long Biên).

22. Cầu Nhật Tân (3 chốt: Chốt 1 An Dương Vương rẽ phải lối lên cầu Nhật Tân, chốt 2 Võ Chí Công lối rẽ An Dương Vương; chốt 3 Võ Nguyên Giáp lối lên cầu Nhật Tân).

 

Từ khóa » Các Tỉnh Bị Cách Ly Theo Chỉ Thị 16