Những Điểm Cơ Bản Về Máy Ảnh #2: Tốc Độ Cửa Trập
Có thể bạn quan tâm
Khám phá tầm nhìn về nhiếp ảnh của bạn với SNAPSHOT, một cộng đồng đang phát triển ở vùng Nam và Đông Nam Á.
Tìm hiểu những cách hay nhất để tạo hình ảnh và video thú vị, chia sẻ tác phẩm của bạn với cộng đồng và được truyền cảm hứng từ cộng đồng của chúng tôi.
Xin lưu ý rằng các tính năng và dịch vụ trên tài khoản SNAPSHOT CHỈ hỗ trợ đối với công dân và/hoặc cư dân hợp pháp của các quốc gia/khu vực được chọn ở vùng Nam và Đông Nam Á.
Đăng nhập/Đăng ký Tìm những nội dung bạn muốn SEARCH SEARCHhoặc tìm kiếm bằng
các chủ đề
Article
e-Book
Video
Campaigns
Áp dụng bộ lọc Xóa bộ lọc- language - Tiếng Việt
- country - vietnam
- Sở thích chụp ảnh
- Chân dung
- Phong cảnh
- Lễ cưới
- Thiên nhiên và động vật hoang dã
- Nhiếp ảnh đường phố
- Dưới nước
- Chụp cận cảnh
- Vật nuôi
- Chụp ảnh ban đêm
- Các môn thể thao
- Kiến trúc
- Quay phim
- Du lịch
- Chụp ảnh thiên văn
- Món ăn
- Xem tất cả sở thích
- Dụng cụ chụp ảnh
- Sản phẩm
- Máy ảnh
- Ống kính và phụ kiện
- Đường liên kết nhanh
- EOS R System
- EOS R5
- EOS R6
- Powershot SX Series
- PowerShot G series
- RF Lenses
- EF Lenses
- CÂU CHUYỆN TẠO CẢM HỨNG
- truyện canon của tôi
- Phòng trưng bày của nhiếp ảnh gia
- Trung tâm kiến thức
- CÀI ĐẶT TÀI KHOẢN CỦA TÔI
- Canon ID
- Giới thiệu về tôi
- Sở thích của tôi
- truyện canon của tôi
- Danh mục của tôi
- Đã xuất bản
- Bản thảo
- Chờ phê duyệt
- Bị từ chối
- Dòng thời gian
- Được đề xuất
- Đăng Xuất
- Tiếng Việt
- vietnam
Khi chụp ảnh, bạn phải nắm rõ tốc độ cửa trập và hiệu ứng của nó đối với ảnh. Bạn có thể tạo ra dạng hiệu ứng gì với tốc độ cửa trập nhanh hơn hoặc chậm hơn? Chúng ta hãy tìm hiểu hiệu ứng của các tốc độ cửa trập khác nhau với sự hỗ trợ của các ví dụ sau đây. (Người trình bày: Tomoko Suzuki)
Tốc độ cửa trập giúp bạn "kiểm soát" chuyển động của đối tượng trong ảnh
Những điểm cần lưu ý
- Tốc độ cửa trập cao hơn sẽ đóng băng đối tượng đang chuyển động. - Tốc độ cửa trập thấp hơn sẽ tạo ra hiệu ứng nhòe chuyển động từ chuyển động của đối tượng. - Bạn có thể điều chỉnh lượng ánh sáng bằng cách mở/đóng cửa trập.
Tốc độ cửa trập (cũng được gọi là: thời gian phơi sáng) là thời gian khi cửa trập được mở và ánh sáng có thể đi vào cảm biến hình ảnh bên trong máy ảnh. Tốc độ cửa trập được cho biết là 1 giây, 1/2 giây, 1/4 giây... 1/125 giây đến 1/250 giây, v.v.
Tốc độ cửa trập cao hơn sẽ giảm lượng thời gian ánh sáng có thể đi vào, trong khi tốc độ cửa trập thấp hơn sẽ tăng lượng thời gian này. Do đó, tốc độ cửa trập càng thấp, lượng ánh sáng có thể đi vào máy ảnh càng lớn.
Tốc độ cửa trập không chỉ cho phép bạn điều chỉnh lượng ánh sáng, mà nó còn có thể làm thay đổi cách chuyển động của đối tượng được chụp lại như thế nào. Ở tốc độ cửa trập cao hơn, bạn có thể đóng băng hoàn toàn chuyển động của đối tượng. Ngược lại, khi bạn sử dụng tốc độ cửa trập chậm hơn, bạn có thể làm nhòe đối tượng theo hướng chuyển động, và do đó chụp lại chuyển động của đối tượng như dòng nước chảy. Nói cách khác, tốc độ cửa trập cho phép bạn kiểm soát cách khắc họa chuyển động của đối tượng nhiếp ảnh.
Sử dụng thiết lập tốc độ cửa trập để thay đổi cách chụp lại chuyển động của đối tượng nhiếp ảnh
EOS 5D Mark III/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 105mm/ Shutter-priority AE (f/14, 1/10 giây, EV+1,3)/ ISO 100 1/10 giây
EOS 5D Mark III/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 105mm/ Shutter-priority AE (f/8, 1/160 giây, EV+1,3)/ ISO 100 1/160 giây
EOS 5D Mark III/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 105mm/ Shutter-priority AE (f/4, 1/2500 giây, EV+1,3)/ ISO 400 1/2500 giây
Tùy vào chuyển động của đối tượng, điều chỉnh tốc độ cửa trập cho phép bạn kiểm soát cách chụp chuyển động của đối tượng – cho dù bạn sử dụng tốc độ cửa trập cao hơn để đóng băng hành động của đối tượng hay chọn cách chụp lại chuyển động của đối tượng bằng cách sử dụng tốc độ cửa trập thấp hơn.
Khái niệm 1: Nhòe chuyển động và rung máy
Có hai dạng nhòe, 'nhòe chuyển động' và 'rung máy', do các nguyên nhân khác nhau. Nhòe chuyển động có thể xuất hiện khi chuyển động của đối tượng nhanh hơn tốc độ cửa trập. Hậu cảnh không di chuyển, và do đó chỉ có đối tượng bị nhòe. Rung máy xuất hiện khi tay cầm máy rung khi nhả cửa trập, dẫn đến toàn bộ ảnh bị nhòe. Trong cả hai trường hợp, có thể tránh nhòe bằng cách tăng tốc độ cửa trập.
EOS 5D Mark III/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 105mm/ Aperture-priority AE (f/22, 1/2 giây, EV+0,7)/ ISO 100 Nhòe chuyển động: Chỉ có đối tượng ở giữa bị nhòe.
EOS 5D Mark III/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 105mm/ Aperture AE (f/11, 1/6 giây, EV+1,0)/ ISO 100 Rung máy: Toàn bộ ảnh bị nhòe.
Khái niệm 2: Mối quan hệ giữa tốc độ cửa trập và số stop
Ví dụ, khi chúng ta tăng tốc độ cửa trập từ 1/30 giây lên 1/60 giây, điều này làm giảm nửa thời gian mở cửa trập và chúng ta gọi nó là "tăng 1 stop tốc độ cửa trập". Ngược lại, khi chúng ta giảm tốc độ cửa trập từ 1/60 xuống 1/30 giây, chúng ta tăng gấp đôi thời gian mở cửa trập và do đó "giảm 1 stop tốc độ cửa trập".
Nói chung, tốc độ cửa trập của máy ảnh DSLR có thể được điều chỉnh theo các khoảng 1/2 và 1/3 stop ngoài khoảng 1 stop. Ví dụ, dùng 1/2 stop, 1 stop có thể được chia thành hai khoảng tốc độ cửa trập 1/30 giây, 1/45 giây và 1/60 giây, với một tốc độ nữa ở giữa. Lượng ánh sáng đi vào máy ảnh có thể được tinh chỉnh thêm bằng cách sử dụng những khoảng nhỏ hơn như nửa stop (1/2 stop).
Thông tin hữu ích: Phạm vi tốc độ cửa trập khác nhau tùy máy ảnh
Mỗi mẫu máy ảnh có giới hạn tốc độ cửa trập trên và dưới cài đặt sẵn, và bạn có thể thoải mái điều chỉnh tốc độ cửa trập trong phạm vi các giá trị đó. Với một chiếc máy ảnh có tốc độ cửa trập với giới hạn trên cao đến 1/8000 giây, bạn sẽ không chỉ có thể đóng băng chuyển động của các đối tượng chuyển động nhanh trong ảnh, mà bạn còn sẽ có thể mở khẩu (có nghĩa là giảm số f) ngay cả ở các thiết lập sáng, và tính năng này có thể được sử dụng để mang lại lợi thế cho bạn khi chụp ảnh có bokeh. Ngoài ra, ở thiết lập tự động phơi sáng, nhiều máy ảnh có giới hạn tốc độ cửa trập dưới chạm đến 30 giây. Nếu bạn muốn giảm tốc độ cửa trập hơn nữa, hãy sử dụng chức năng “BULB”.
Để biết bạn có thể làm gì với các tốc độ cửa trập khác nhau, hãy tham khảo các bài viết sau đây: [Bài học 2] Điều Chỉnh Tốc Độ Cửa Trập để có Hiệu Ứng Sống Động Hơn [Bài Học 4] Tìm Hiểu Tốc Độ Cửa Trập Hai bài viết này cung cấp thêm ví dụ về các hiệu ứng khác nhau của tốc độ cửa trập cao và thấp.
Những CHTG về Máy Ảnh #10: Tốc độ cửa trập tối ưu để chụp cảnh đêm là gì? Thủ thuật về cách chụp vệt sáng xe và cảnh đêm thành phố.
[Phần 1] Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Sử dụng Các Vệt Sáng Thông tin bổ sung về vệt sáng dùng kỹ thuật chụp ảnh phơi sáng lâu, đây là một kỹ thuật giảm tốc độ cửa trập để tăng thời gian phơi sáng.
Những CHTG về Máy Ảnh #14: Tôi có thể chụp ảnh lia bằng cách nào? Chụp chuyển động của xe lửa đang chạy và các đối tượng di chuyển nhanh khác bằng nghệ thuật lia máy. Dành cho những ai muốn thử thách!
Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức nhiếp ảnh, thủ thuật và mẹo bằng cách đăng ký với chúng tôi!
Giới thiệu về tác giả
Digital Camera MagazineMột nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau. Xuất bản bởi Impress Corporation
Tomoko SuzukiSau khi tốt nghiệp trường Junior College Đại Học Bách Khoa Tokyo, Suzuki gia nhập một công ty sản xuất quảng cáo. Cô cũng đã làm trợ lý cho các nhiếp ảnh gia gồm có Kirito Yanase, và chuyên lĩnh vực chụp ảnh thương mại về sản phẩm quần áo và mỹ phẩm. Hiện nay cô là nhiếp ảnh gia studio cho một hãng sản xuất quần áo.
các bài viết liên quan
-
4
2015-07-23 Các thông tin hữu ích và hướng dẫn[Phần 1] Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn S…
-
16
2015-05-14 Các thông tin hữu ích và hướng dẫn[Bài học 2] Điều Chỉnh Tố…
-
17
2014-06-19 Các thông tin hữu ích và hướng dẫn[Bài Học 4] Tìm Hiểu Tốc …
-
6
2016-05-26 Các thông tin hữu ích và hướng dẫnNhững CHTG về Máy Ảnh #10: Tốc độ cửa trập t…
-
7
2016-07-14 Các thông tin hữu ích và hướng dẫnNhững CHTG về Máy Ảnh #14: Tôi có …
-
159
2017-01-05 Các thông tin hữu ích và hướng dẫnNhững Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #1: Khẩu …
Các nguyên tắc cơ bản của nhiếp ảnh
20 Phần- 1 Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #19: Chiều Sâu Trường Ảnh
Một kỹ thuật hiệu quả để kể chuyện và thể hiện bằng hình ảnh.
- 2 Câu Hỏi Thường Gặp về Máy Ảnh: Chiều Cao Thị Điểm Khung Ngắm Có Quan Trọng Không?
Thị điểm của khung ngắm là gì, và tại sao nó lại quan trọng nhất là khi bạn đeo kính? Đọc tiếp để tìm hiểu thêm.
- 3 Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #1: Khẩu độ
Điều đầu tiên cần cân nhắc khi chụp ảnh bằng một chiếc máy ảnh số là tác động của khẩu độ đối với ảnh của bạn. Hoàn thiện ảnh sẽ thay đổi thế nào phụ thuộc vào việc mở hay khép khẩu? Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu các tác động của việc thay đổi khẩu độ đối với độ sâu trường ảnh bằng cách so sánh vài ví dụ, và tìm hiểu về khái niệm số f. (Người trình bày: Tomoko Suzuki)
- 4 Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #2: Tốc Độ Cửa Trập
Khi chụp ảnh, bạn phải nắm rõ tốc độ cửa trập và hiệu ứng của nó đối với ảnh. Bạn có thể tạo ra dạng hiệu ứng gì với tốc độ cửa trập nhanh hơn hoặc chậm hơn? Chúng ta hãy tìm hiểu hiệu ứng của các tốc độ cửa trập khác nhau với sự hỗ trợ của các ví dụ sau đây. (Người trình bày: Tomoko Suzuki)
- 5 Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #3: Phơi sáng
Phơi sáng là một trong những yếu tố chính có thể làm nên hoặc phá hỏng ảnh. Chúng ta hãy thảo luận về cách chúng ta có thể sử dụng phơi sáng hiệu quả để có được kết quả tốt nhất (Người trình bày: Tomoko Suzuki)
- 6 Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #4: Bù Phơi Sáng
Bù phơi sáng là một chức năng bạn có thể sử dụng để thay đổi mức phơi sáng do máy ảnh cài đặt (mức phơi sáng đúng do máy ảnh quyết định) thành mức bạn thích. Ở đây, chúng ta tìm hiểu thêm về chức năng này, và tìm hiểu cách xác định các đối tượng cần bù phơi sáng dương hoặc âm. (Người trình bày: Tomoko Suzuki)
- 7 Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #5: Độ Nhạy Sáng ISO
Độ nhạy ISO đóng vai trò không kém quan trọng so với khẩu độ và tốc độ cửa trập về tác dụng của nó đối với phơi sáng. Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu thêm về những lợi thế và bất lợi của việc tăng độ nhạy sáng ISO. (Người trình bày: Tomoko Suzuki)
- 8 Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #6: Cân Bằng Trắng
Cân bằng trắng là một tính năng đảm bảo rằng màu trắng được tái tạo chính xác bất kể ảnh được chụp ở loại ánh sáng gì. Ở mức rất cơ bản, sử dụng thiết lập Tự Động Cân Bằng Trắng là thường gặp. Tuy nhiên, thiết lập này không phải là một giải pháp đáp ứng mọi nhu cầu. Để có thiết lập cân bằng trắng phù hợp nhất với nguồn sáng, hãy chọn một thiết lập cân bằng trắng cài đặt sẵn trên máy ảnh. (Người trình bày: Tomoko Suzuki)
- 9 Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #7: Đo sáng
Chức năng đo sáng dùng để đo độ sáng của đối tượng và quyết định mức phơi sáng nào là phù hợp nhất với ảnh. Chúng ta hãy xem xét từng chế độ đo sáng khả dụng, và hiểu hơn về việc chế độ nào là hiệu quả nhất ở các điều kiện/cảnh nào. (Người trình bày: Tomoko Suzuki)
- 10 Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #8: Lấy Nét
Một việc giúp cho nhiếp ảnh gia chuyển tải ý định nhiếp ảnh của mình đến người xem là lấy nét. Bí quyết để lấy nét chính xác nhất là gì? Chúng ta hãy tìm hiểu thêm về các đặc điểm của lấy nét tự động (AF) và lấy nét thủ công (MF). (Người trình bày: Tomoko Suzuki)
- 11 Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #9: Các Chế Độ AF
Khi lấy nét ở đối tượng, điều rất quan trọng là phải dự đoán chuyển động của đối tượng và chụp đúng lúc. Điều này có nghĩa là điều thiết yếu là phải biết chế độ tự động lấy nét (AF) thích hợp cần sử dụng đối với đối tượng đứng yên, và cần sử dụng chế độ nào khi đối tượng chuyển động. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn 3 dạng chế độ AF. (Người trình bày: Tomoko Suzuki)
- 12 Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #10: Picture Style
Với chức năng Picture Style, bạn có thể điều chỉnh tông màu và độ tương phản để cải thiện vẻ hấp dẫn của đối tượng. Bằng cách chọn thiết lập Picture Style hoàn hảo, bạn có thể có được kết quả hoàn hảo khi thể hiện ý định chụp của mình trong một tấm ảnh sống động. (Người trình bày: Tomoko Suzuki)
- 13 Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #11: AF Phát Hiện Lệch Pha
AF Phát Hiện Lệch Pha là hệ thống tự động được sử dụng khi chụp qua khung ngắm trên máy ảnh DSLR. Đặc điểm chính của nó nằm ở tốc độ tự động lấy nét nhanh của nó. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giải thích thêm về AF phát hiện lệch pha, và hệ thống Dual Pixel CMOS AF của Canon sử dụng công nghệ AF mới nhất để cho phép thực hiện AF phát hiện lệch pha ngay cả ở chế độ Live View như thế nào. (Người trình bày: Tomoko Suzuki)
- 14 Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #12: Khung Ngắm
Khi nói đến chụp ảnh, một bộ phận quan trọng của máy ảnh là khung ngắm. Hiện nay, có những chiếc máy ảnh không được trang bị khung ngắm, chỉ có chức năng chụp ở chế độ Live View. Tuy nhiên, khi bạn có nhiều kinh nghiệm chụp ảnh hơn, bạn sẽ nhận ra chụp ảnh với khung ngắm có thể ảnh hưởng nhiều thế nào đến ảnh của bạn. Trong bài viết này, chúng ta hãy xem xét kỹ hơn về khung ngắm. (Người trình bày: Tomoko Suzuki)
- 15 Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #13: Live View
Việc triển khai hệ thống Dual Pixel CMOS AF trong các mẫu máy ảnh mới nhất của Canon đã cải thiện rất nhiều các điều kiện chụp ở chế độ Live View. Live View, có tốc độ AF cao ngang với AF qua khung ngắm, dần trở thành một phương pháp chụp được nhiều nhiếp ảnh gia chọn. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giải thích thêm về các đặc điểm của chế độ Live View. (Người trình bày: Tomoko Suzuki)
- 16 Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #14: Vị Trí và Góc
Vị trí và góc là hai yếu tố ảnh hưởng nhiều đến kết quả của ảnh. Vì chúng có tác động đáng kể, việc thay đổi chúng đảm bảo rằng bạn sẽ có thể có được một hiệu ứng khác trong ảnh. Trong phần sau đây, chúng ta xem xét 3 điểm liên quan đến vị trí và góc. (Người trình bày: Tomoko Suzuki)
- 17 Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #15: Program AE
Chế độ Program AE, một chế độ bán tự động trong đó máy ảnh tự động cài đặt khẩu độ và tốc độ cửa trập, cho phép bạn chụp nhanh để nắm bắt những cơ hội chụp ảnh bất ngờ, nhưng vẫn có thể kiểm soát sáng tạo đối với các thiết lập khác chẳng hạn như cân bằng trắng.
- 18 Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #16: Aperture-priority AE
Bạn muốn tạo ra những tấm ảnh có hiệu ứng nhòe hậu cảnh đẹp (hiệu ứng bokeh), hay đảm bảo rằng mọi thứ trong ảnh đều đúng nét? Chế độ Aperture-priority AE là một chế độ tiện lợi để có được những hiệu ứng đó. Chúng ta hãy xem xét chế độ này một cách chi tiết hơn. (Người trình bày: Tomoko Suzuki)
- 19 Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #17: Shutter-priority AE (chế độ TV)
Chế độ Shutter-priority AE là một chế độ chụp hữu ích khi bạn muốn 'đóng băng' đối tượng chuyển động, hoặc ngược lại, chụp các đối tượng chuyển động có nhòe chuyển động. Đọc tiếp để tìm hiểu cách bạn có thể sử dụng chế độ này! (Người trình bày: Tomoko Suzuki)
- 20 Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh #18: Phơi Sáng Thủ Công (chế độ M)
Nếu bạn muốn kiểm soát cả khẩu độ và tốc độ cửa trập, bạn nên sử dụng chế độ Phơi Sáng Thủ Công. Nó có thể là một chế độ khá khó thành thạo đối với người mới sử dụng, nhưng cũng có thể là rất tiện để đạt được những ý định nhiếp ảnh nhất định. Trong bài viết cuối cùng trong loạt bài Những Điểm Cơ Bản về Máy Ảnh, chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn chế độ này và nó có thể được sử dụng để làm gì. (Người trình bày: Tomoko Suzuki)
Từ khóa » Tốc Trong Máy ảnh
-
Tốc độ Màn Trập Máy ảnh Là Gì? - PhongVu
-
Tốc độ Màn Trập Là Gì? Có ý Nghĩa Như Thế Nào Trong Chụp ảnh?
-
Tốc độ Chụp Trong Nhiếp ảnh
-
Tốc độ Màn Trập Là Gì? Có ý Nghĩa Gì Trong Việc Chụp ảnh?
-
ISO – TỐC ĐỘ - KHẨU ĐỘ CHO NGƯỜI MỚI CẦM MÁY
-
Kiến Thức Nhiếp ảnh Cơ Bản “Khẩu độ - Tốc độ - ISO ” | Anh Đức Digital
-
Tốc độ Màn Trập Máy ảnh: Những điều Bạn Cần Biết! - Reviewed
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Máy ảnh (P2): Tốc độ Màn Trập - Nguyen Kim
-
Hướng Dẫn Cách đo Tốc độ Màn Trập Máy ảnh Dễ Hiểu
-
Part 3: Tìm Hiểu Về Shutter Speed (Tốc độ Màn Trập) Trong Nhiếp ảnh
-
Tìm Hiểu Về Tốc độ Màn Trập (Shutter Speed) Trong Nhiếp ảnh
-
Những Sai Lầm Với Tốc độ Màn Trập Thường Gặp Nhất
-
Tìm Hiểu Về Mối Quan Hệ Giữa Tốc độ Màn Trập Và Tốc độ ăn đèn