Những điểm Mới Trong Luật Bảo Hiểm Xã Hội Năm 2020

Năm 2020 sẽ có nhiều thay đổi về chính sách luật bảo hiểm xã hộimà người lao động và người sử dụng lao động cần nắm rõ. Bài viết dưới đây eBH sẽ tổng hợp những quy định mới thay đổi của luật BHXH để bạn đọc tiện cập nhật thông tin.

Luật BHXH năm 2020

Những thay đổi trong luật BHXH năm 2020

1. Tăng hàng loạt trợ cấp bảo hiểm xã hội

Căn cứ theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP của Chính phủ, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo đó, từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở dành cho người lao động sẽ tăng từ 1.390.000 đồng/tháng lên 1.490.000 đồng/tháng.

Và khi đó, hàng loạt khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội cũng sẽ tăng lên tương ứng như sau:

Trợ cấp thai sản: Tăng từ 2,78 triệu đồng/tháng lên 2,98 triệu đồng/tháng (tức 02 lần mức lương cơ sở, theo quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe: Tăng từ 417.000 đồng/ngày lên 447.000 đồng/ngày (tức 01 ngày bằng 30% mức lương cơ sở theo quy định tại Điều 29, Điều 41 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

Trợ cấp mai táng: Tăng từ 13,9 triệu đồng lên 14,9 triệu đồng (tức 10 lần tháng lương cơ sở, theo quy định tại Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

Trợ cấp tuất hàng tháng: Tăng từ 695.000 đồng/tháng lên 745.000 đồng/tháng với mỗi thân nhân; riêng với thân nhân không có người nuôi dưỡng tăng từ 973.000 đồng/tháng lên 1,043 triệu đồng/tháng (tức từ 50% - 70% mức lương cơ sở, theo quy định tại Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)…

Tăng mức lương cơ sở kéo theo các khoản trợ cấp BHXH cũng tăng theo

Tăng mức lương cơ sở kéo theo các khoản trợ cấp BHXH cũng tăng theo

2. Thay đổi tiền lương tối thiểu, tối đa tính đóng BHXH bắt buộc

Theo Luật BHXH mới nhất sẽ có những thay đổi về tiền lương tối thiểu và lương tối đa để đóng BHXH.

2.1 Thay đổi về tiền lương tối thiểu đóng BHXH

Căn cứ theo Quyết định 595/QĐ-BHXH nêu rõ mức tiền lương tháng để đóng BHXH bắt buộc sẽ không được thấp hơn so với mức lương tối thiểu vùng đối với các công việc làm việc đơn giản nhất trong điều kiện làm việc bình thường và cao hơn nhất 7% so với lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã trải qua học nghề và đào tạo nghề.

Tính từ năm 2019 thì lương tối thiểu vùng được điều chỉnh dựa theo Nghị định 157/2018/NĐ-CP. Căn cứ theo đó thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu cũng phải tăng lên tương ứng.

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng 2019

Mức lương thấp nhất đóng BHXH bắt buộc

Người chưa qua học nghề

Người đã qua học nghề (+7%)

Vùng I

4.180.000

4.180.000

4.472.600

Vùng II

3.710.000

3.710.000

3.969.700

Vùng III

3.250.000

3.250.000

3.477.500

Vùng IV

2.920.000

2.920.000

3.124.400

Bảng mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu

2.2 Thay đổi về tiền lương tối đa đóng BHXH

Căn cứ theo Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định tiền lương đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Nếu tiền lương cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng BHXH bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Ngoài ra, theo Nghị Quyết 70/2018/QH14 quy định từ ngày 01/07/2019 mức lương cơ sở của người lao động sẽ được tăng lên 1,49 triệu đồng/tháng. Như vậy, từ thời điểm này, mức tiền lương tối đa đóng BHXH bắt buộc của người lao động là 29.800.000 đồng/tháng, thay vì 27.800.000 đồng như trước đó.

Luật BHXH quy định mới nhất về mức đóng BHXH tối thiểu

Luật BHXH quy định mới nhất về mức đóng BHXH tối thiểu

3. Điều chỉnh lương hưu với lao động nữ nghỉ hưu

Năm 2019 cũng là thời điểm Nghị định 153/2018/NĐ-CP của Chính phủ được áp dụng. Theo Nghị định này, lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ năm 2018 - 2021 có thời gian đóng BHXH từ đủ 20 năm đến 29 năm 06 tháng sẽ được điều chỉnh lương hưu.

Và mức điều chỉnh lương hưu của lao động nữ được tính bằng mức lương hưu thời điểm bắt đầu người lao động hưởng lương hưu x với Tỷ lệ điều chỉnh tương ứng với thời gian đã đóng BHXH và thời điểm hưởng lương hưu. Như vậy, nếu người lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2019 thì tỷ lệ điều chỉnh cao nhất là 9,23 % và tỷ lệ điều chỉnh thấp nhất là 0,81%, tùy thuộc vào thời gian đã đóng BHXH.

Như vậy, bài viết trên bảo hiểm xã hội điện tửeBH đã thông tin chi tiết đến người lao động về các thay đổi bảo hiểm xã hội trong năm 2020. Mong rằng, bài viết này sẽ giúp ích được cho người lao động khi tìm hiểu về các thông tin liên quan đến bảo hiểm xã hội.

Từ khóa » Những điểm Mới Của Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2019