Những điểm Nhấn Trong Chiến Lược An Ninh Quốc Gia Mới Của Mỹ

TCQPTD Tòa soạn: 38A Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nội ĐT: (0243)8.457.044; (069)552.364 Fax: (0243)7.473.956 ISSN 2815-6277
  • tcqp
  • tcqp
  • Những chủ trương công tác lớn
    • Tin tức - Thời sự
    • |
    • Chuyên luận chỉ đạo
  • tcqptd
  • Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
    • Quán triệt, thực hiện nghị quyết
    • |
    • Bảo vệ Tổ quốc
    • |
    • Theo gương Bác
  • tcqptd
  • Tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm
    • Thực tiễn và kinh nghiệm
    • |
    • Giáo dục QP và AN - Giáo dục pháp luật
  • tcqptd
  • Bình luận - Phê phán
    • Phòng, chống "DBHB"; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng
    • |
    • Quốc phòng, quân sự nước ngoài
    • |
    • Sinh hoạt tư tưởng
  • tcqptd
  • Nghiên cứu - Tìm hiểu
    • Nghiên cứu - Trao đổi
    • |
    • Lịch sử Quân sự Việt Nam
  • tcqptd
  • Biển đảo Việt Nam
    • Bảo hiểm xã hội
    • |
    • Bảo hiểm y tế
    • |
    • Văn bản, chính sách mới
    • |
    • Chính sách Quân đội
    • |
    • Tư liệu
  • tcqptd
  • Tạp chí và Tòa soạn
    • Tạp chí
    • |
    • Tòa soạn
    • |
    • Cấu trúc Website

Thứ Bảy, 30/11/2024, 16:14 (GMT+7)

Bình luận - Phê phánQuốc phòng, quân sự nước ngoài

QPTD -Thứ Hai, 12/03/2018, 09:37 (GMT+7)Những điểm nhấn trong chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ

Trước bối cảnh tình hình an ninh khu vực và quốc tế diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ khó lường, cuối năm 2017, Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm đã công bố Chiến lược An ninh Quốc gia. Đây là lần đầu tiên, Chiến lược An ninh Quốc gia của một siêu cường được công bố ngay trong năm đầu nhiệm kỳ của một tổng thống; có thể khái quát một số điểm nhấn trong An ninh Quốc gia của chính quyền Đô-nan Trăm.

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu công bố Chiến lược An ninh Quốc gia ngày 18-12-2017. (Ảnh: AP)

Nguy cơ đến an ninh quốc gia

Chiến lược An ninh Quốc gia của chính quyền Tổng thống Đô-nan Trăm nhấn mạnh: “Nước Mỹ phải đối mặt với một thế giới nguy hiểm chưa từng có, với nhiều mối đe dọa gia tăng…”. Trước hết là các “cường quốc đối địch” Trung Quốc và Nga đang ngày càng hung hăng ngấm ngầm phá hoại những lợi ích của Mỹ trên khắp toàn cầu”. Hai quốc gia này đang tìm cách xây dựng một trật tự toàn cầu mới cả về quân sự lẫn kinh tế, tranh giành ảnh hưởng với Mỹ. Hơn thế, Chiến lược còn nhận định, Nga là một nhân tố tiêu cực trên trường quốc tế và Oa-sinh-tơn coi Mát-xcơ-va là một đối thủ. Thứ hai, nguy cơ đến từ các quốc gia “bất hảo”, gồm Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên và I-ran. Thứ ba, những nhân tố phi nhà nước như các tổ chức gây ra mối đe dọa xuyên quốc gia, đặc biệt là các nhóm khủng bố ở I-rắc, Xi-ry và Áp-ga-ni-xtan,… cũng được coi là nguy cơ trực tiếp đến an ninh quốc gia của Mỹ.

Đặt lợi ích “nước Mỹ lên trên hết”

Mặc dù trong Chiến lược đề cập nhiều đến vai trò của đồng minh, chia sẻ lợi ích với đồng minh và bảo vệ lợi ích của đồng minh, song nhìn chung, Chiến lược An ninh Quốc gia mới đều nhằm bảo vệ và phục vụ lợi ích của Mỹ. Chiến lược nhiều lần nhắc lại tiêu đề “Chiến lược An ninh Quốc gia nước Mỹ trên hết”. Điều này một lần nữa phản ánh tính thực dụng của Mỹ trong hoàn cảnh mới dưới biểu đạt: “Đó là một chiến lược của chủ nghĩa hiện thực có nguyên tắc được định hướng bởi kết quả chứ không phải ý thức hệ”.

Xung quanh vấn đề lợi ích, lần đầu tiên Chiến lược An ninh Quốc gia của Mỹ cùng lúc xác định bốn lợi ích quốc gia tối quan trọng trong thế giới cạnh tranh, tương ứng với bốn trụ cột mà Oa-sinh-tơn xác định phải bảo vệ bằng mọi giá, đó là: (1). Bảo vệ người dân Mỹ, đất nước và lối sống Mỹ; (2). Thúc đẩy sự thịnh vượng của nước Mỹ; (3). Bảo vệ hòa bình thông qua sức mạnh; và (4). Thúc đẩy ảnh hưởng của Mỹ.

Quan tâm tới Chiến lược khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Chính quyền của Tổng thống Đô-nan Trăm cho rằng, “phải điều chỉnh các phương thức tiếp cận các khu vực khác nhau trên thế giới để bảo vệ lợi ích quốc gia của Mỹ”. Theo đó, trong Chiến lược mới này, xuất hiện thuật ngữ “chiến lược khu vực” khi Mỹ xác định năm chiến lược khu vực1, trong đó nhấn mạnh “Mỹ phải kết hợp ý chí và khả năng để cạnh tranh và ngăn ngừa những thay đổi không có lợi ở Ấn Độ - Thái Bình Dương, châu Âu và Trung Đông”.

Trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, Mỹ khẳng định, cạnh tranh địa chính trị giữa tầm nhìn tự do và tầm nhìn áp bức của trật tự thế giới đang diễn ra. Tại khu vực này, Mỹ cho rằng, việc Trung Quốc nỗ lực xây dựng và quân sự hóa các tiền đồn ở Biển Đông đang đe dọa dòng chảy thương mại tự do, thu hẹp chủ quyền của quốc gia khác và làm suy giảm sự ổn định khu vực. Mặt khác, hành động này của Trung Quốc cũng nhằm hạn chế Mỹ tiếp cận khu vực này, qua đó mang lại quyền kiểm soát tự do lớn hơn cho Trung Quốc ở Biển Đông. Từ nhận định này, Mỹ cũng cho rằng, “các quốc gia trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương đang kêu gọi Mỹ duy trì sự lãnh đạo, nhằm duy trì một trật tự khu vực tôn trọng chủ quyền và độc lập”.

Đối với khu vực có liên quan, như: Đông Bắc Á, Mỹ cho rằng, chế độ Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên đang nhanh chóng đẩy nhanh các chương trình điều khiển học, hạt nhân và tên lửa đạn đạo sẽ tạo ra mối đe dọa toàn cầu mà cần phải có phản ứng quốc tế, cũng như thúc đẩy Mỹ tăng cường các quan hệ an ninh và có thêm các biện pháp tự vệ.

Sự quan tâm của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương còn được thể hiện khi Chiến lược nhắc lại vai trò của các đồng minh: Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a,… đã “chiến đấu” bên cạnh Mỹ trong mọi cuộc xung đột; Hàn Quốc là quan hệ liên minh và tình hữu nghị với Mỹ được tôi luyện qua nhiều thử thách của lịch sử; Ấn Độ là đối tác chiến lược quốc phòng hàng đầu của Mỹ, v.v. Đặc biệt, Chiến lược An ninh Quốc gia lần này đề cập nhiều đến một số nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó nhấn mạnh “Phi-líp-pin và Thái Lan là các đồng minh và thị trường quan trọng của Mỹ. Một số nước, như: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po,… là các đối tác an ninh và kinh tế ngày càng tăng của Mỹ; ASEAN và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vẫn là những trung tâm của cấu trúc khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và là những nền tảng để thúc đẩy một trật tự dựa trên tự do”. Trong chiến lược, Mỹ cũng thể hiện chính sách rõ ràng hơn với các nước này khi khẳng định: “Chúng ta sẽ tiếp thêm năng lượng cho các quan hệ đồng minh của chúng ta với Phi-líp-pin, Thái Lan và củng cố quan hệ đối tác của chúng ta với Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và các nước khác để giúp họ trở thành các đối tác hợp tác hàng hải”.

Thực hiện chính sách “linh hoạt” với các “cường quốc đối địch”

Chính quyền của Tổng thống Đô-nan Trăm cho rằng, Trung Quốc đang tìm cách thay thế Mỹ trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, mở rộng tầm với của mô hình kinh tế do nhà nước điều tiết và sắp xếp lại trật tự khu vực theo hướng có lợi cho họ. Chiến lược đặc biệt nhấn mạnh đến Nga, cho rằng nước này đang tìm cách khôi phục vị thế cường quốc của họ và thiết lập các phạm vi ảnh hưởng gần biên giới; mục tiêu của Nga là làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ trên trường quốc tế, chia rẽ Hoa Kỳ với các đối tác, thậm chí với cả đồng minh. Do Nga coi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU) là những mối đe dọa, nên Mát-xcơ-va tập trung đầu tư vào những khả năng quân sự mới, gồm các hệ thống hạt nhân vốn là mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ và khả năng gây mất ổn định trong lĩnh vực điều khiển học. Đặc biệt, Mỹ cho rằng, “Nga đang sử dụng các biện pháp lật đổ để làm suy yếu độ tin cậy những cam kết của Mỹ đối với châu Âu, phá sự thống nhất xuyên Đại Tây Dương, làm suy yếu các tổ chức và các chính phủ thuộc châu Âu”. “Với việc kết hợp giữa tham vọng và năng lực quân sự ngày một tăng của Nga đã tạo ra chiến tuyến bất ổn ở lục địa Á - Âu, nơi nguy cơ bùng phát xung đột do những tính toán sai lầm ngày càng gia tăng của Nga”.

Mặc dù có những đánh giá mang tính gay gắt, nhưng trong Chiến lược, Mỹ không thể hiện chính sách quá cứng rắn với Nga và Trung Quốc, mà vẫn tỏ thái độ “sẵn sàng hợp tác trên các lĩnh vực có chung lợi ích với hai quốc gia này”. Riêng với Trung Quốc, Mỹ vẫn khẳng định, sẽ duy trì mối quan hệ vững chắc của Oa-sinh tơn với Đài Bắc phù hợp với chính sách “một Trung Quốc” của Mỹ, gồm các cam kết của Mỹ theo Đạo luật Quan hệ Đài Loan, nhằm đảm bảo nhu cầu phòng vệ hợp pháp của Đài Loan và ngăn chặn sự cưỡng ép.

Coi trọng sử dụng “sức mạnh mềm” thúc đẩy ảnh hưởng trên trường quốc tế

Đề cập đến “sức mạnh mềm”, Mỹ cho rằng, một nước Mỹ an toàn, thịnh vượng và tự do trong nước là một nước Mỹ có sức mạnh, sự tự tin và sẽ lãnh đạo các nước. Mỹ cũng không hề giấu giếm niềm tự hào dân tộc khi cho rằng: “Toàn thế giới đang đi lên nhờ sự đổi mới và vai trò lãnh đạo của Mỹ đang trở lại”.

Trong Chiến lược An ninh Quốc gia lần này, Hoa Kỳ còn khẳng định, nước Mỹ sẵn sàng làm đối tác với các quốc gia, chia sẻ nguyện vọng về tự do và thịnh vượng. Chiến lược dẫn lại lời A. Ham-min-tơn (Bộ trưởng Ngân khố đầu tiên của Mỹ) rằng, “Cuộc đấu tranh cao cả mà chúng ta đã tiến hành vì sự nghiệp tự do, đôi khi đã trở thành một hình thức cách mạng trong tình cảm con người. Ảnh hưởng của chúng ta đã xâm nhập vào những khu vực bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa độc tài”.

Tuy nhiên, trên cơ sở thừa nhận “Chúng ta (tức Mỹ) cũng có đầu óc thực tế và hiểu rằng, lối sống Mỹ không thể áp đặt lên những nước khác, hay coi đó là xu hướng tiến bộ tất yếu”, Mỹ khẳng định sẽ không áp đặt những giá trị của mình lên các quốc gia khác. Các quan hệ đồng minh, quan hệ đối tác và liên minh của Mỹ được xây dựng dựa trên ước vọng tự do và những lợi ích chung, khi nước Mỹ làm đối tác với các quốc gia, Mỹ phải phát triển các chính sách giúp đạt được những mục tiêu của mình trong khi các đối tác có thể đạt được những mục tiêu của họ.

Trên đây là những điểm nhấn trong Chiến lược An ninh Quốc gia của Mỹ. Nội dung Chiến lược là vậy, còn thực tế ra sao lại là một chuyện khác, câu trả lời còn bỏ ngỏ.

ĐỨC CƯỜNG - DUY MINH ____________

1 - Các chiến lược khu vực mà Mỹ xác định trong Chiến lược An ninh Quốc gia mới là: Ấn Độ - Thái Bình Dương, châu Âu, Trung Đông, Nam Trung Á, Tây Bán Cầu và châu Phi.

TAG

Tổng thống Đô-nan Trăm,an ninh quốc gia,chiến lược

In bài Ý kiến bạn đọc (0) Các tin, bài đã đưa

Xu hướng tăng cường sức mạnh quân sự ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương 25/11/2024

Những thay đổi tầm nhìn chiến lược trong lĩnh vực quân sự của Ấn Độ 14/11/2024

Sự ra đời Liên bang Mali - Burkina Faso – Niger và những tác động đến an ninh khu vực 28/10/2024

Hợp tác ba bên Mỹ - Nhật - Philippines và tác động đối với khu vực, thế giới 27/09/2024

Đôi nét về Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương năm 2024 26/09/2024

Chiến lược công nghiệp quốc phòng của Liên minh châu Âu và tác động đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương 22/08/2024

Cục diện cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương 15/08/2024

Nhật Bản thúc đẩy tiến trình chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương 29/07/2024

Xu hướng phát triển và sử dụng tên lửa chiến thuật trong các cuộc chiến tranh gần đây 18/07/2024

Đôi nét về Kế hoạch phòng thủ toàn diện của NATO và những tác động đối với khu vực, thế giới 27/06/2024

ENGLISH 中文 Đọc tạp chí in Tiêu điểm 10 sự kiện quốc phòng, quân sự nổi bật trên thế giới năm 201810 sự kiện quốc phòng, quân sự nổi bật trên thế giới năm 2018Với cả hai gam màu “sáng - tối” đan xen, năm 2018 thế giới được chứng kiến những cuộc đối thoại lịch sử, cùng sự cạnh tranh chiến lược gay gắt giữa các nước lớn. Để góp phần làm rõ bức tranh thế giới toàn cảnh, Tạp chí Quốc phòng toàn dân lựa chọn và giới thiệu cùng bạn đọc 10 sự kiện quốc phòng, quân sự nổi bật... Tin, bài xem nhiều

Những thay đổi tầm nhìn chiến lược trong lĩnh vực quân sự của Ấn Độ

Xu hướng tăng cường sức mạnh quân sự ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương

mucluc 11/2024
  • tcqp
  • |
  • Những chủ trương công tác lớn
  • |
  • Sự kiện lịch sử
  • |
  • Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
  • |
  • Tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm
  • |
  • Bình luận - Phê phán
  • |
  • Nghiên cứu - Tìm hiểu
  • |
  • Biển đảo Việt Nam
  • |
  • Tạp chí và Tòa soạn
Giấy phép số 478/GP-BTTTT, Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 27/7/2021. Tổng Biên tập: Thiếu tướng, ThS. TẠ QUANG CHUYÊN Phó Tổng Biên tập: Đại tá, ThS. HOÀNG VĂN TRƯỜNG; Đại tá, PGS, TS. NHÂM CAO THÀNH; Đại tá, ThS. NGUYỄN MẠNH TUẤN © 2013 Bản quyền thuộc về Tạp chí Quốc phòng toàn dân. Bảo lưu mọi quyền Địa chỉ: 38A - Lý Nam Đế - Hoàn Kiếm - Hà Nội; ĐT: (024)38.457.044; (069)552.364 Fax: (024)37.473.956 - Email: thukytoasoan.qptd@gmail.com Đại diện phía Nam: 161-163, Trần Quốc Thảo, Quận 3, TP Hồ Chí Minh; Fax: (028) 62.905.671; ĐT: (069) 667.446

Từ khóa » Chiến Lược An Ninh Quốc Gia Mỹ Năm 2017