Những điểm Tham Quan Di Tích Lịch Sử, Chiến Trường Xưa ở Miền Bắc

Nội dung chính

  • 1. Quảng trường Ba Đình
  • 2. Nhà tù Hỏa Lò – Hà Nội
  • 3. Khu di tích Đá Chông K9 – Hà Nội
  • 4. Khu di tích lịch sử Tân Trào – Tuyên Quang
  • 5. Khu di tích lịch sử Pác Bó – Cao Bằng
  • 6. Quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ – Điện Biên
  • 7. Nhà tù Sơn La
  • 8. Khu di tích An Toàn Khu Định Hóa – Thái Nguyên

Ngoài những chuyến đi chơi nghỉ dưỡng cho kỳ nghỉ lễ dài, 30/4 còn là khoảng thời gian thích hợp để dừng chân ghé lại những điểm di tích lịch sử, chiến trường xưa, ôn lại những dấu ấn khó quên của chiến tranh và tự hào về tinh thần chiến đấu bất khuất của ông cha ta. Dưới đây là những điểm tham quan lịch sử ở miền Bắc mà bạn không nên bỏ qua dịp kỷ niệm 30/4.

1. Quảng trường Ba Đình

Đối với thủ đô Hà Nội nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung, quảng trường Ba Đình không chỉ là một điểm đến để tham quan mà đây còn là biểu tượng, là niềm tự hào của người dân Việt. Nơi đã ghi dấu những vết tích huy hùng của dân tộc Việt sau bao nhiêu năm chịu ách đô hộ.

Quảng trường Ba Đình. Hình: Sưu tầm

Quảng trường Ba Đình. Hình: Sưu tầm

Đây không chỉ là nơi Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam, là nơi Bác sinh sống và làm việc sau ngày Thủ đô giải phóng từ năm 1954 đến 1969. Hiện nay đây còn là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của nước ta, những cuộc họp quan trọng của Quốc hội, Trung ương Đảng và Chính Phủ. Tiêu biểu là lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành nhân dịp các ngày lễ lớn.

Lễ thượng cờ ở quảng trường Ba Đình. Hình: Sưu tầm

Lễ thượng cờ ở quảng trường Ba Đình. Hình: Sưu tầm

Đến với Quảng trường Ba Đình cũng không thể bỏ qua những công trình kiến trúc độc đáo trong quần thể như: Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chùa Một Cột, Hội trường Ba Đình, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ, Ao cá Bác Hồ,…

2. Nhà tù Hỏa Lò – Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò, hay còn gọi là ngục Hỏa Lò, xưa có tên tiếng Pháp là Maison Centrale, có nghĩa là đề lao trung ương, còn tên tiếng Việt là Ngục thất Hà Nội, là một nhà tù cũ nằm ở số 1 phố Hỏa Lò, Hoàn Kiếm, Hà NộiNhà tù vẫn còn trường tồn với thời gian cho đến tận ngày nay như là một minh chứng rõ nét cho cả một thời kì lịch sử khổ cực mà gian lao, là biểu tượng cho tinh thần bất khuất, kiên cường của những người con Việt Nam yêu nước.

Nhà tù Hỏa Lò. Hình: Sưu tầm

Nhà tù Hỏa Lò. Hình: Sưu tầm

Tổng diện tích của cả khu nhà tù trước kia rộng lên đến hơn 12.000m2. Nơi đây được mệnh danh là chốn “địa ngục trần gian”, là nhà tù đáng sợ nhất Đông Nam Á, trong suốt thời gian hoạt động của mình, nhà tù Hỏa Lò đã trở thành nơi giam giữ của biết bao thế hệ chiến sĩ, nhà hoạt động cách mạng Việt Nam với kiến trúc trại giam được thiết kế với các hình thức tra tấn, ép cung vô cùng dã man, tàn nhẫn mà điển hình nhất là cỗ máy chém, cố máy đã đưa nhà tù ghi danh vào top 10 nhà tù khét tiếng nhất thế giới.

Máy chém ở nhà tù Hỏa Lò. Hình: Sưu tầm

Máy chém ở nhà tù Hỏa Lò. Hình: Sưu tầm

Khung cảnh tra tấn được tái hiện lại trong nhà tù Hỏa Lò. Hình: Sưu tầm

Khung cảnh tra tấn được tái hiện lại trong nhà tù Hỏa Lò. Hình: Sưu tầm

Đến nay, nhà tù Hỏa Lò chỉ còn 2.434m2 là được giữ lại, bảo tồn để trở thành khu di tích, phục vụ cho mục đích tham quan du lịch cho những ai muốn tận mắt chứng kiến và tìm hiểu về lịch sử.

3. Khu di tích Đá Chông K9 – Hà Nội

Khu Di tích K9 nằm bên bờ sông Đà, thuộc Đá Chông, huyện Ba Vì (Hà Nội), là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa – di tích đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh, là nơi giữ gìn thi hài của Người trong những năm kháng chiến trống Mỹ (1969-1975), cũng là nơi hoạt động của Người lúc sinh thời (1957-1969).

Khu di tích Đá Chông K9. Hình: Sưu tầm

Khu di tích Đá Chông K9. Hình: Sưu tầm

Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở K9 được khánh thành ngày 2-9-2015, là công trình mang ý nghĩa lịch sử và chính trị to lớn, là nơi để đồng bào, khách quốc tế đến tham quan, tưởng niệm, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn và truyền bá nâng cao giá trị đạo đức. Tại đây, bạn sẽ được vào thắp hướng cho Bác,  tham quan khu vực bảo quản thi hài Bác trong nhà kính, nhà hầm và các phương tiện kỹ thuật máy móc bảo vệ thi hài Bác.

Những kỷ vật trong phòng bếp được gìn giữ cẩn thận hầu như không có sự thay đổi gì nhiều so với trước đây. Hình: Sưu tầm

Những kỷ vật trong phòng bếp được gìn giữ cẩn thận hầu như không có sự thay đổi gì nhiều so với trước đây. Hình: Sưu tầm

Những chiếc xe cùng cán bộ, chiến sĩ Đoàn 69 di chuyển thi hài Hồ chủ tịch 6 lần vượt qua mọi địa hình thời tiết, bảo đảm an toàn tuyệt đối. Hình: Sưu tầm

Những chiếc xe cùng cán bộ, chiến sĩ Đoàn 69 di chuyển thi hài Hồ chủ tịch 6 lần vượt qua mọi địa hình thời tiết, bảo đảm an toàn tuyệt đối. Hình: Sưu tầm

4. Khu di tích lịch sử Tân Trào – Tuyên Quang

Khu di tích lịch sử Tân Trào nằm tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang – mảnh đất gắn liền với sự nghiệp cách mạng kháng chiến trường kì 9 năm hào hùng và tên tuổi vị cha già của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, Hồ Chí Minh.

Khu di tích lịch sử Tân Trào. Hình: Sưu tầm

Khu di tích lịch sử Tân Trào. Hình: Sưu tầm

Tổng diện tích tự nhiên của toàn khu là 561,1km2, với 17 di tích và cụm di tích tiêu biểu, đã được xếp hạng di tích quốc gia như cây đa Tân Trào, đình Tân Trào, đình Hồng Thái, trụ sở phân khu Nguyễn Huệ, văn phòng Chủ tịch phủ – Thủ tướng phủ, Bộ Nội Vụ, hầm và lán an toàn của chủ tịch Tôn Đức Thắng,… Trong đó, cây Đa Tân Trào được coi như biểu tượng cách mạng Thủ Đô của khu giải phóng. Dưới bóng cây Đa, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đọc bản quân lệnh số 1 trước sự chứng kiến của toàn quân giải phóng và nhân dân. Ngay sau đó toàn quân đồng lòng dốc sức cùng băng qua Thái Nguyên, tiến thẳng về giải phóng Hà Nội.

Các lán trong khu di tích Tân Trào. Hình: Sưu tầm

Các lán trong khu di tích Tân Trào. Hình: Sưu tầm

Cây đa Tân Trao. Hình: Sưu tầm

Cây đa Tân Trao. Hình: Sưu tầm

5. Khu di tích lịch sử Pác Bó – Cao Bằng

Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, cách Trung tâm Thành phố Cao Bằng 52 km về phía Bắc. Đây là nơi đã gắn liền với giai đoạn lịch sử đặc biệt quan trọng của cách mạng Việt Nam và cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1941-1945.

Những nơi ghi dấu Bác Hồ. Hình: Sưu tầm

Những nơi ghi dấu Bác Hồ. Hình: Sưu tầm

Đến với Pác Bó, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến và cảm nhận những địa danh quen thuộc đã đi vào trang sử hào hùng của đất nước như: Cột mốc biên giới Việt Trung số 108, hang Cốc Bó, Bàn đá dịch sử Đảng, lán Khuổi Nặm… cùng với dòng suối Lê Nin trong xanh hiền hòa, ôm lấy ngọn núi Các Mác hùng vĩ do chính Bác đặt tên trong thời gian Người hoạt động tại nơi đây.

Dòng suôi Lê nin xanh trong. Hình: Sưu tầm

Dòng suôi Lê nin xanh trong. Hình: Sưu tầm

Bài thơ Bác Hồ viết trong thời gian làm việc tại đây. Hình: Sưu tầm

Bài thơ Bác Hồ viết trong thời gian làm việc tại đây. Hình: Sưu tầm

6. Quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ – Điện Biên

Quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ là nơi gắn liền với chiến dịch 56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” của quân và dân ta làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” kết cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp của quân và dân ta.

Điện Biên Phủ nhìn từ trên cao. Hình: Sưu tầm

Điện Biên Phủ nhìn từ trên cao. Hình: Sưu tầm

Quần thể di tích Chiến trường Ðiện Biên bao gồm các di tích nổi bật như: Đồi A1, đồi Ðộc Lập, cứ điểm Hồng Cúm, Him Lam, cầu Mường Thanh, hầm chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (hay hầm Đờ Cát), Tượng đài chiến thắng, Tượng đài kéo pháo, Sở chỉ huy chiến dịch Ðiện Biên Phủ…

Hình ảnh tái hiện khung cảnh làm việc tại Điện Biên Phủ. Hình: Sưu tầm

Hình ảnh tái hiện khung cảnh làm việc tại Điện Biên Phủ. Hình: Sưu tầm

Trong đó, đồi A1- cứ điểm quan trọng bậc nhất trong tập đoàn cứ điểm của thực dân Pháp, là nơi bất cứ du khách nào cũng muốn tới thăm khi đến đây. Qua 39 ngày đêm chiến đấu ác liệt, tại đây quân đội Việt Nam đào một đường hầm đặt khối thuốc nổ nặng gần 1000kg và cho điểm hỏa vào đêm ngày 6 tháng 5 năm 1954. Đến sáng 7-5-1954 ta đã làm chủ hoàn toàn cứ điểm A1 mở đường cho đợt tổng công kích cuối cùng vào sở chỉ tập đoàn cứ điểm giành thắng lợi hoàn toàn.

Đồi A1 ở Điện Biên Phủ. Hình: Sưu tầm

Đồi A1 ở Điện Biên Phủ. Hình: Sưu tầm

7. Nhà tù Sơn La

Nhà tù Sơn La được xây dựng bởi người Pháp trong thời kỳ Pháp thuộc vào năm 1908  trên ngọn đồi Khau Cả, bên dòng suối Nậm La, tỉnh Sơn La. Đây từng là nơi đã giam giữ 1.007 lượt tù nhân cộng sản, nhưng cũng là trường học cách mạng, nơi ươm mầm “hạt giống đỏ” của cách mạng Việt Nam.

Nhà tù Sơn La. Hình: Sưu tầm

Nhà tù Sơn La. Hình: Sưu tầm

Nhà tù Sơn La có phần diện tích ban đầu khoảng 500m2, sau 3 lần xây dựng và mở rộng có tổng diện tích là 2.170m2. Nhà tù được xây dựng kiên cố, tường đá lẫn gạch, mái bằng tôn, giường nằm dành cho tù nhân được xây dựng bằng đá và láng bề mặt bằng xi măng. Phòng giam đặc biệt chỉ rộng 1,2m2 với những dụng cụ tra tấn, còng tay, xích sắt,.. có một hố xí nổi, không có nước dội và không được đi vệ sinh thường xuyên. Mùa đông, phòng giam lạnh như băng giá. Mùa hè thì nóng như chảo lửa, các loại dịch bệnh như phù thũng, thương hàn, sốt rét hoành hành như một loại vũ khí tàn ác, giết dần, giết mòn tù nhân.

Nhà tù Sơn La được xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt. Hình: Sưu tầm

Nhà tù Sơn La được xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt. Hình: Sưu tầm

Tái hiện khung cảnh bên trong nhà tù Sơn La. Hình: Sưu tầm

Tái hiện khung cảnh bên trong nhà tù Sơn La. Hình: Sưu tầm

Ngày nay, nhà tù Sơn La là một trong những khu di tích lịch sử thu hút nhiều đối tượng khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu.

8. Khu di tích An Toàn Khu Định Hóa – Thái Nguyên

An toàn khu Định Hóa thuộc địa phận các xã Phú Đình, Điềm Mặc, Thanh Định, Định Biên, Bảo Linh, Đồng Thịnh, Quy Kỳ, Kim Phượng, Bình Thành và thị trấn Chợ Chu – huyện Định Hóa – tỉnh Thái Nguyên, với tổng diện tích quy hoạch bảo tồn trên 5.200km2. Đây là nơi có địa thế hiểm trở đảm bảo “tiến có thể đánh, lui có thể giữ”, được Bác Hồ, các cơ quan của Đảng, Nhà nước chọn ở để lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp và đây là nơi quyết định mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.

An Toàn Khu Định Hóa. Hình: Sưu tầm

An Toàn Khu Định Hóa. Hình: Sưu tầm

Khu di tích quốc gia đặc biệt An toàn Khu Định Hóa có 128 địa điểm di tích, trong đó 15 di tích đã được nhà nước xếp hạng cấp quốc gia, 5 di tích xếp hạng cấp tỉnh, 108 điểm di tích đã xác minh định vị nhưng chưa xếp hạng, đang được nhà nước đầu tư phục hồi, bảo tồn. Trong đó, Tỉn Keo là “địa chỉ đỏ”, được coi là “trái tim” của chiến khu. Vào ngày 6-12-1953, tại nơi này, Bác Hồ chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Tiếp đó, ngày 1-1-1954, cũng tại Tỉn Keo, Bộ Chính trị họp, chỉ định cơ quan lãnh đạo và Bộ Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy.

Các lán bên trong An Toàn Khu Định Hóa. Hình: Sưu tầm

Các lán bên trong An Toàn Khu Định Hóa. Hình: Sưu tầm

Ngoài ra di tích An Toàn Khu Định Hóa còn có các điểm tham quan trọng điểm như: nhà tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh, đồi Khau Tý, đồi Phong Tướng, đình Làng Quặng, di tích Bảo Biên, di tích Khuôn Tát,…

Dù là bất kỳ ai, chỉ cần đang mang trong mình dòng máu đỏ da vàng thì những di tích lịch sử chắc chắn là điểm đến không thể bỏ lỡ trong hành trình tìm về cội nguồn của bạn.

Từ khóa » Di Tích Gần