Những điều Bạn Cần Biết Về Nôn Do điều Trị Hóa Chất Chống Ung Thư
Có thể bạn quan tâm
Video
Xem thêm tinThiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
20/11/2024 Chiều ngày 19/11, Viện NCKHYDLS 108, Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Thay mặt Thường vụ, Đảng uỷ, lãnh đạo Viện NCKHYDLS 108, Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108, Giám đốc Bệnh viện đã phát biểu chúc mừng, tri ân quý Thầy cô; đề ra các mục tiêu cụ thể cho đội ngũ giảng viên và phương hướng hoạt động năm 2025. Trân trọng kính mời quý vị xem video phát biểu chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song dưới đây: Chi tiếtBệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ
14/11/2024 Chi tiếtPhẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108
11/11/2024 Chi tiếtHội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng năm 2024
30/10/2024 Chi tiết Trang chủ | Y Học Sức Khỏe Những điều bạn cần biết về nôn do điều trị hóa chất chống ung thư 09:06 AM 26/10/2017 Buồn nôn và nôn là những tác dụng phụ thường gặp trong quá trình điều trị bệnh ung thư bằng hóa chất. Nếu không được dự phòng và kiểm soát tốt, tình trạng này có thể dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng như: – Người bệnh không thể ăn uống và đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng giúp cho hồi phục sức khỏe sau khi truyền hóa chất, để chuẩn bị sẵn sàng cho đợt điều trị tiếp theo. Tình trạng nôn kéo dài có thể gây ra rối loạn nước và điện giải, suy dinh dưỡng khiến bệnh nhân trở nên suy kiệt, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, dễ gây tâm lý căng thẳng có thể dẫn tới trầm cảm trong quá trình điều trị hoá chất. – Nếu bệnh nhân được dùng hóa chất đường uống thì buồn nôn và nôn khiến họ không thể uống được đầy đủ liều thuốc theo chỉ định, thậm chí bỏ thuốc gây ảnh hưởng lớn đến kết quả điều trị. Một số bệnh nhân còn không thể và không muốn trở lại điều trị các đợt tiếp theo. Những thời điểm bạn có thể buồn nôn và nôn trong quá trình điều trị hóa chất? – Nôn cấp tính: Có thể xuất hiện sớm, trong vòng 1-2 giờ từ khi bắt đầu truyền hóa chất. – Nôn muộn: Xảy ra sau 24 giờ sau khi truyền hóa chất. – Nếu dấu hiệu buồn nôn, nôn xuất hiện ngay từ trước khi truyền hóa chất, đó có thể liên quan đến yếu tố tâm lý của bạn quá lo lắng hoặc bị ám ảnh bởi tình trạng nôn trong đợt điều trị trước đó. Các yếu tố nguy cơ có thể gây nôn và buồn nôn trong quá trình điều trị hoá chất? - Loại hoá chất: Không phải tất cả các loại hóa chất đều có thể gây buồn nôn và nôn. Tùy thuộc vào nguy cơ gây nôn (cao – trung bình – thấp) của các loại thuốc sử dụng trong phác đồ hóa chất dành cho bạn, bác sỹ sẽ cân nhắc sử dụng các loại thuốc chống nôn phù hợp, có thể giúp bạn ngăn cản hoàn toàn sự xuất hiện các tác dụng phụ này. - Liều thuốc (liều cao dễ gây buồn nôn và nôn). - Đường dùng thuốc, ví dụ, tiêm tĩnh mạch có thể gây buồn nôn và nôn nhanh hơn nhiều so với thuốc được cung cấp qua đường miệng. Điều này là do thuốc hấp thụ nhanh hơn qua đường tĩnh mạch. - Sự khác biệt cá nhân: không phải mọi người sẽ có phản ứng tương tự với liều hoặc loại hoá trị liệu như nhau. Nghĩa là với cùng một loại và cùng một liều hóa chất thì mức độ gây nôn có thể khác nhau ở từng bệnh nhân. - Một số yếu tố nguy cơ cá nhân có thể khiến bạn buồn nôn và nôn bao gồm: • Giới: nữ. • Độ tuổi: dưới 50 tuổi. • Tiền sử: Có bị ốm nghén trong thời kỳ mang thai, đã từng bị say tàu xe. • Tâm lý: Cảm thấy rất lo lắng khi có quyết định điều trị hoá chất. Những việc bạn có thể làm để dự phòng và giảm nhẹ buồn nôn, nôn trong quá trình điều trị hóa chất: – Tuân thủ sử dụng các loại thuốc chống nôn theo chỉ định của bác sỹ điều trị, ngay cả khi chưa có dấu hiệu buồn nôn – nôn, vai trò của các thuốc này là ngăn ngừa các dấu hiệu đó khi chưa xuất hiện. – Thông báo với bác sỹ điều trị hiệu quả của các loại thuốc chống nôn (không còn buồn nôn hay đỡ, giảm hay không thay đổi hay nặng hơn) để bác sỹ có thể có những điều chỉnh thuốc thích hợp hơn cho bạn. – Lựa chọn chế độ ăn phù hợp: + Chia nhỏ các bữa ăn: Thay vì 3 bữa ăn chính mỗi ngày, chuyển thành 5-6 bữa ăn nhỏ/ngày, không để cho bạn có cảm giác đói. + Có thể chọn các món ăn khô như lương khô, hạt điều, bánh mì… Không uống nước trong bữa ăn đặc biệt ở bữa ăn đầu tiên buổi sáng. + Nếu không thể ăn nhiều do có thể sẽ gây buồn nôn, nôn sau ăn, bạn nên sử dụng các loại thực phẩm bổ dưỡng giàu năng lượng (các loại thịt trắng, thịt đỏ, hải sản…), tuy nhiên tránh các món ăn nhiều dầu, mỡ, nhiều mùi, các loại trứng, khoai … Những thức ăn khó tiêu sẽ khiến bạn cảm thấy ậm ạch, khó chịu ở bụng, kích thích cảm giác buồn nôn! + Không nên ăn các món ăn bạn yêu thích trong những thời gian có nguy cơ buồn nôn, nôn cao (những ngày đầu sau truyền hóa chất): Sẽ không còn là món khoái khẩu nữa khi bạn gắn liền nó với những lúc cảm thấy buồn nôn hay nôn sau khi ăn! – Chú ý đảm bảo lượng nước uống hàng ngày, tối thiểu 2-3 lít/ngày. Bạn hãy trao đổi thêm với bác sỹ điều trị để có được chỉ dẫn phù hợp. – Tuyệt đối tránh cà phê và thuốc lá. – Không nằm nghỉ hay tập thể dục trong khoảng 2 giờ sau bữa ăn. – Nếu bạn nôn, ngừng ăn. Sau khi ngừng nôn, giảm cảm giác buồn nôn, bạn có thể từ từ bắt đầu lại với việc uống một ít nước gừng, kẹo gừng, nước hoa quả ít ngọt, sữa đậu, nước gạo rang… Nếu sau 1 tiếng cảm thấy dễ chịu hơn, bạn có thể sử dụng các món ăn mềm như cháo, bánh mì, chuối, thạch… trước khi trở lại với các món ăn bình thường. Có thể dùng thức ăn nguội hơn để hạn chế sự kích thích gây buồn nôn trở lại do mùi của thức ăn. - Sử dụng kỹ thuật thư giãn. Ví dụ như thiền định và thở sâu. Những biện pháp tự chăm sóc này có thể giúp bạn ngăn ngừa buồn nôn và nôn, nhưng chúng không thể thay thế cho thuốc chống nôn. Khi nào bạn cần đến bệnh viện ngay để được điều trị hỗ trợ? – Buồn nôn, nôn mức độ nặng khiến bạn không thể ăn, uống được và mệt mỏi nhiều. – Dấu hiệu nôn kèm theo đau đầu dữ dội, choáng ngất, mệt thỉu, tụt huyết áp là những dấu hiệu đáng ngại, cần thiết phải liên lạc ngay với bác sỹ điều trị và nhập viện. – Buồn nôn, nôn đã dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ nhưng không cải thiện. BS. Nguyễn Thị Phương Thảo Khoa Huyết học Lâm sàng – Bệnh viện TƯQĐ 108 Chia sẻTin cùng chuyên mục
Tin cùng chuyên mục
Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao
14:14 07/07/2019Chăm sóc người bị cảm cúm
13:46 21/12/2018Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp
03:08 12/07/2018Từ khóa » Nôn để Làm Gì
-
Khi Nào Cần đến Thuốc Chống Nôn?
-
Buồn Nôn Và Nôn - Rối Loạn Tiêu Hóa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Nôn Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Ngừng Nôn Và Buồn Nôn: Các Biện Pháp Khắc Phục Hiệu Quả Nhất
-
Nôn Mửa (Ói) Là Gì? Nguyên Nhân, Cách điều Trị Và Phòng Ngừa Hiệu ...
-
BUỒN NÔN VÀ NÔN SAU HÓA TRỊ - Bệnh Viện K
-
Buồn Nôn Phải Làm Sao? Cách Khắc Phục Hiệu Quả
-
NÔN VÀ BUỒN NÔN Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ
-
Nôn Mửa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hướng Dẫn Xử Trí Ngộ độc Thức ăn
-
Nguyên Nhân Gây Buồn Nôn Sau Khi Uống Thuốc Và Cách Khắc Phục
-
Nguyên Nhân Nào Dẫn đến Tình Trạng Buồn Nôn Chán ăn
-
CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG BUỒN NÔN VÀ NÔN KHI ĐIỀU TRỊ UNG ...
-
Trẻ Nôn ói, Ba Mẹ Làm Gì? - CarePlus