Những điều Bạn Cần Biết Về Thủ Tục Nhập Khẩu Trái Cây Tươi Từ Úc, Mỹ
Có thể bạn quan tâm
Trái cây nhập khẩu là loại mặt hàng rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Đặc biệt như trái táo, nho, lê, cherry có nguồn gốc từ các quốc gia châu Âu. Sở hữu công nghệ đạt chuẩn an toàn quốc tế là lý do khách hàng nước ta lựa chọn hoa quả sạch. Vậy thủ tục nhập khẩu trái cây tươi từ Úc, Mỹ như thế nào? Mời các bạn hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Trái cây tươi từ Úc, Mỹ là gì?
Kinh doanh hoa quả nhập khẩu hiện là lĩnh vực được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Nguồn gốc cung cấp trái cây chủ yếu đến từ Mỹ, Úc, Hàn Quốc, New Zealand hoặc thậm chí tận Nam Phi.
Khái niệm, mô tả chung về trái cây tươi
Doanh nghiệp thực hiện thủ tục nhập khẩu trái cây tươi từ Úc, Mỹ mang đến nguồn hoa quả độc và lạ cho Việt Nam. Bởi đây là những loại cây không được trồng tại nước ta do khí hậu và điều kiện khác biệt. Các loại trái cây nhập khẩu phổ biến nhất hiện nay gồm có: Táo Envy, Nho Mỹ (nho không hạt), Cherry, Trái Kiwi, Lê Hàn Quốc, Cam ruột đỏ Navel và Cam Cara, Việt Quốc, Lựu…
Ưu và nhược điểm của trái cây tươi từ Úc, Mỹ
Không phải ngẫu nhiên mà trái cây nhập khẩu lại trở thành sản phẩm yêu thích của nhiều gia đình. So với các mặt hàng trong nước thì hoa quả tươi từ Úc và Mỹ có giá thành khá cao. Vậy điều gì khiến khách hàng lựa chọn sản phẩm này?
Các ưu điểm của trái cây tươi từ Úc, Mỹ
Tính đặc trưng của trái cây nhập khẩu chính là độ kiểm định an toàn thực phẩm. Mọi mặt hàng đều trải qua giai đoạn kiểm tra nghiêm ngặt từ sản xuất đến phân loại. VS ATTP là loại tiêu chuẩn quốc tế được dùng đối với mặt hàng này. Quá trình khảo sát nghiêm ngặt loại bỏ tất cả mặt hàng có nồng độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá cao. Do đó mà các loại hoa quả nhập từ nước ngoài thường có vẻ ngoài đẹp mắt, bên trong lại giàu chất dinh dưỡng.
Quy trình chăm sóc trái cây nhập khẩu ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến. Hoa quả đảm bảo hàm lượng khoáng chất, vitamin dồi dào. Ngoài mang lại cảm giác thơm ngon thì sản phẩm còn mang đến tác dụng cải thiện sức khỏe, tăng cường đề kháng…
Ưu điểm vượt trội của trái cây nhập khẩu không xuất hiện tình trạng đột biến gen. Điều này có tác động tuyệt vời đến chất lượng và độ ngon ngọt của từng loại trái. Thông thường thì các loại nho Mỹ rất giòn và ngọt. Ngược lại với nho được trồng trong nước ta có phần mềm và chua hơn.
Các nhược điểm của trái cây tươi từ Úc, Mỹ
Bên cạnh những điểm cộng tuyệt vời thì thủ tục nhập khẩu trái cây từ tươi Úc Mỹ vẫn tồn tại một số hạn chế. Hoạt động nhập khẩu mọi mặt hàng thực phẩm được giám sát nghiêm ngặt tại Cục Hải Quan trước khi vào nước. Nhưng vẫn xuất hiện tình trạng Trung Quốc nhập các mặt hàng từ Mỹ bằng đường biển. Sau đó thì họ đem bán vào Việt Nam với giá thành cực rẻ. Điều này dấy lên nỗi lo ngại về chất lượng “sạch” của trái cây mang thương hiệu Úc, Mỹ.
Căn cứ pháp lý và chính sách (xuất/nhập) trái cây tươi từ Úc, Mỹ
Để xác định thủ tục nhập khẩu trái cây tươi từ Úc, Mỹ cần dựa trên văn bản pháp lý do Nhà nước quy định. Đây cũng chính là lý do doanh nghiệp cần chú trọng đến các Nghị định, Thông tư dưới đây.
Dẫn chứng pháp lý
Đối với chính xác nhập khẩu trái cây tươi có nguồn gốc nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam không có gì nổi bật. Doanh nghiệp có thể tham khảo trực tiếp các văn bản liên quan đến vấn đề nhập hoa quả từ Úc, Mỹ thông qua các văn bản:
- Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT trình bày danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
- Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT nêu rõ quy trình, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu hoặc quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
- Thông tư 34/2018/TT-BNNPTNT thể hiện nội dung sửa đổi Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT cho phù hợp tình hình nhập khẩu hiện tại của nước ta.
- Thông tư 30/2017/TT-BNNPTNT bổ sung và sửa đổi Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT về KDTV
- Thông tư số 24/2017/TT-BNNPTNT (thay thế quyết định số 2515/QĐ-BNN-BVTV) ban hành bảng mã số HS đối với các hàng hóa chuyên ngành xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Quyết định 48/2007/QĐ-BNN (hoặc văn bản thay thế) về thủ tục cấp giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với các vật thể phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập vào Việt Nam.
- Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
- Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Các thông tư, văn bản về (xuất/nhập) trái cây tươi từ Úc, Mỹ
Các thông tư, văn bản trên là căn cứ để doanh nghiệp xác định thủ tục nhập khẩu trái cây tươi từ Úc, Mỹ. Hãy cùng phân tích từng mực thông tin giúp doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh có cái nhìn từ tổng quát đến chi tiết.
- Tại Điều 1 trong thông tư số 24/2017/TT-BNNPTNT, phụ lục 03 trình bày bảng mã số HS đối với danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017
- Quyết định số 4069/QĐ-BNN-QLCL ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra an toàn thực phẩm trước khi thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Tại Điều 2 trong Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT ghi nhận Thực vật nhập khẩu phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam. Bên cạnh đó, thủ tục nhập khẩu trái cây tươi từ Úc, Mỹ cũng như việc nhập khẩu các vật thể được quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều 2 phải có Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu và thực hiện kiểm dịch thực vật theo quy định. Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
- Tại Điều 1 thuộc Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT trình bày phạm vi cấp Giấy chứng nhận hoạt động kiểm dịch thực vật nhập khẩu. Các loại trái cây tươi nhập khẩu từ Úc, Mỹ cần xin giấy chứng nhận kiểm dịch trước khi đưa về Việt Nam.
- Tại Điều 2 trong Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT nêu rõ đối tượng áp dụng là doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh có hoạt động nhập khẩu mặt hàng thuộc diện kiểm dịch tực vật tại nước ta.
Dựa trên các dẫn chứng pháp lý mà doanh nghiệp cần thực hiện đúng thủ tục nhập khẩu trái cây tười từ Úc, Mỹ. Trong trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu thì doanh nghiệp không thể triển khai hoạt động kinh doanh của mình.
Quy định về thuế xuất/thuế nhập và HS code
Nộp thuế nhập khẩu là một trong các thủ tục mà mỗi doanh nghiệp đều có trách nhiệm hoàn thành. Đối với mặt hàng trái cây tươi từ Úc, Mỹ hoặc các quốc gia khác cũng không ngoại lệ. Nhà nước ban hành quy định thu thuế nhập khẩu phụ thuộc vào đặc điểm từng loại mặt hàng. Do đó mà sản phẩm trái cây sạch ngoại nhập có mức thuế không giống sản phẩm máy móc, thiết bị y tế…
Quy định về thuế nhập/xuất
Theo Nghị định 122/2016/NĐ-CP trình bày mức thuế suất đối với các loại mặt hàng trái cây tươi nhập khẩu từ nước ngoài. Do đặc điểm và giá thành mỗi loại hoa quả từ các quốc gia khác nhau nên sẽ có sự thay đổi về thuế. Cụ thể, mức thuế doanh nghiệp cần chuẩn bị trong thủ tục nhập khẩu trái cây tươi từ Úc, Mỹ doa động từ 10% đến 30%.
Nếu doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa tại các quốc gia có liên minh kinh tế cùng Việt Nam sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Một số mức thuế điển hình như sau:
- Nhập khẩu từ Úc – Niu Di Lân (thuộc khối ASEAN) hưởng thuế ưu đãi 7% đối với nho tươi hoặc nho khô.
- Nhập khẩu từ Hàn Quốc (thuộc khối ASEAN) hưởng thuế ưu đãi 0% đối với các mặt hàng nho, táo, lê tươi hoặc khô.
Mã HS Code (có show % thuế nhập khẩu trái cây)
Hoạt động kiểm duyệt thuế nhập khẩu được xác định dựa trên mã HS Code của mỗi loại mặt hàng. Trước khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu thì doanh nghiệp cần hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Bên cạnh đó thì mã HS Code còn giúp cơ sở kinh doanh dễ dàng nhận biệt những chính sách được áp dụng lên sản phẩm.
Sản phẩm trái cây tươi nhập khẩu từ Úc, Mỹ và một số loại trái cây nhập khẩu phổ biến như sau:
- Mã HS Code 0801 đối với dừa, quả hạch, hạt điều tươi hoặc khô
- Mã HS Code 0802 đối với các loại quả hạch khác, tươi hoặc khô
- Mã HS Code 0803 đối với chuối, lá chuối tươi hoặc khô
- Mã HS Code 0804 đối với quả chà là, sung, vả, dứa, bơ, ổi, xoài, măng cụt, tươi hoặc khô
- Mã HS Code 0805 đối với quả thuộc chi cam quýt, tươi hoặc khô
- Mã HS Code 0806 đối với quả nho, tươi hoặc khô
Các lưu ý khi nhập khẩu trái cây tươi từ Úc, Mỹ
Nhập khẩu trái cây là hoạt động kinh doanh được cấp phép tại Việt Nam. Tuy nhiên vẫn có một số loại trái cây cụ thể mà doanh nghiệp không được phép nhập khẩu. Trước khi thực hiện thủ tục nhập khẩu trái cây tươi từ Úc, Mỹ thì doanh nghiệp nên tra cứu trang web của Cục bảo vệ thực vật Việt Nam. Đây là nơi cung cấp thông tin các loại trái cây được nhập khẩu và các quốc gia có thể nhập khẩu.
Hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt giúp doanh nghiệp tiết kiệm khoản chi phí lớn trong quá trình nhập khẩu hàng hóa. Đối với các sản phẩm trái cây tươi muốn hưởng thuế ưu đãi thì doanh nghiệp cần chuẩn bị một số giấy tờ tiêu chuẩn. Cụ thể gồm có: Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) chuẩn chỉnh, chẳng hạn C/O form AANZ của Úc, Mỹ.
Hướng dẫn thủ tục hải quan (nhập/xuất) trái cây tươi từ Úc, Mỹ
Trong quá trình nhập khẩu trái cây tươi thì doanh nghiệp cần thực hiện hai giai đoạn. Đầu tiên là xin phép Cơ quan chức năng tiến hành thủ tục kiểm dịch thực vật để cấp giấy chứng nhập. Tiếp theo là bước triển khai thủ tục hải quan nhập khẩu hoa quả từ Úc, Mỹ
Các loại hồ sơ cần chuẩn bị
Bộ hồ sơ xin Giấy phép nhập khẩu trái cây tươi mà doanh nghiệp cần chuẩn bị gồm có:
- Đơn đăng ký kinh doanh trái cây tươi của doanh nghiệp
- Đơn đăng ký xin giấy phép theo mẫu
- Hợp đồng mua bán
- Hóa đơn thương mại của lô hàng
Bộ hồ sơ tiến hành thủ tục nhập khẩu trái cây tươi từ Úc, Mỹ mà doanh nghiệp cần chuẩn bị gồm có:
- Đơn đăng ký
- Bản gốc Phytosanitary được cấp bởi nước xuất khẩu
- Giấy phép nhập khẩu hàng hóa
- Vận đơn (hóa đơn chuyển hàng)
Bộ hồ sơ hoàn tất thủ tục nhập khẩu trái cây tươi mà doanh nghiệp cần chuẩn bị gồm có:
- Giấy phép nhập khẩu hàng hoá
- Tờ khai nhập khẩu hàng hoá
- Vận đơn (Bill of Lading)
- Hoá đơn mua bán(Sales Contract)
- Hợp đồng thương mại (Commercial Invoice)
- Đơn đăng ký
- Giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng
Nơi đăng ký hồ sơ/ban ngành
Cục bảo vệ thực vật là nơi tiếp nhận hồ sơ, thủ tục nhập khẩu trái cây tươi từ Úc, Mỹ. Địa chỉ cụ thể của Cục bảo vệ thực vật Hà Nội số 149 Hồ Đắc Di, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Hồ sơ doanh nghiệp sẽ được xử lý trong vòng 15 ngày đến 30 ngày.
Chuẩn bị hồ sơ
Mặt hàng trái cây nhập khẩu ngày càng thịnh hành bởi chất lượng cao cấp và hàm lượng dinh dưỡng cao. Điều này mở ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp trong ngành nghề này. Cùng theo dõi quy trình chuẩn bị thủ tục nhập khẩu trái cây tươi từ Úc, Mỹ như sau:
- Bước 1: Xét duyệt các sản phẩm cần nhập khẩu
Đầu tiên, doanh nghiệp cần kiểm tra mặt hàng của mình có thuộc phạm vị được phép nhập khẩu hay không. Kèm theo đó là nguồn gốc quốc gia nhập khẩu phù hợp theo quy định Việt Nam không.
- Bước 2: Chuẩn bị giai đoạn kiểm dịch sản phẩm
Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ đến Cục bảo vệ thực vật nhằm kiểm tra hàng hóa trước khi nhập về Việt Nam.
- Bước 3: Đăng ký lấy mẫu kiểm tra sản phẩm
Quá trình lấy mẫu kiểm dịch thực vật và an toàn vệ sinh thực phẩm được thực hiện sau khi mặt hàng dã có mặt tại cửa khẩu. Doanh nghiệp phối hợp cùng Chi cục kiểm dịch thực vật hoàn thành giai đoạn này.
- Bước 4: Lấy mẫu kiểm dịch trái cây tươi
Đơn vị kiểm dịch tiến hành lấy mẫu trên loại trái cây tươi nhập khẩu theo nhu cầu doanh nghiệp. Thời gian xét nghiệm trong vòng 24 giờ và doanh nghiệp sẽ nhận được kết quả ngay sau đó.
- Bước 5: Hoàn thành thủ tục hải quan
Khi nhập khẩu bất cứ mặt hàng nào thì doanh nghiệp đều phải thực hiện đầy đủ thủ tục tại cơ quan hải quan. Để tiết kiệm thời gian nhập khẩu trái cây tươi thì đơn vị có thể hoàn thành bước kiểm dịch và nộp hồ sơ hải quan luôn.
Cách chuẩn bị thủ tục nhập khẩu trái cây tươi từ Úc, Mỹ như thế nào? Hy vọng những thông tin từ bài viết trên đã giúp doanh nghiệp của bạn hóa giải vấn đề này. Trong trường hợp vẫn còn một số vướn mắc chi tiết khi nhập khẩu các mặt hàng ngoại quốc về Việt Nam kinh doanh thì bạn có thể liên hệ đến Zship Logistics.
Tư vấn dịch vụ miễn phí
Zship là một đơn vị cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực logistics và cũng là một trang blog chuyên chia sẻ kiến thức về xuất nhập khẩu. Từ góc độ của người dùng, Zship có thể được xem như một blog cung cấp thông tin chuyên sâu về logistics. Trang web này chứa đựng nhiều bài viết phong phú về các chủ đề như hải quan, vận chuyển hàng hóa, quản lý kho bãi, và nhiều khía cạnh khác liên quan đến logistics.
Không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin, Zship còn mang đến những lời khuyên thực tế và kinh nghiệm quý báu, giúp người đọc cải thiện kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm một nguồn thông tin tin cậy về logistics, Zship chính là điểm khởi đầu lý tưởng cho hành trình khám phá của bạn.
- Blog: Zship Logistics - Địa chỉ: Hà Nội - Hotline: Zalo Phone - Email liên hệ: info@zship.vn - Warehouse & Trucking Service Vietnam: https://zalo.me/g/vjxmnw989
Các dịch vụ đang được chúng tôi cung cấp và hỗ trợ khách hàng:
- Dịch vụ order và mua hộ hàng hóa quốc tế - Dịch vụ xin giấy phép quá cảnh (siêu tốc 24h): Lào, Cam, Trung Quốc. - Báo giá vận tải quốc tế hàng lẻ và container - Dịch vụ khai báo hải quan - Cho thuê kho bãi và vận hành phân phối - Dịch vụ tư vấn và ủy thác xuất nhập khẩu: dành cho người mới
Từ khóa » Trái Cây úc Nhập Khẩu
-
Trái Cây Úc Nhập Khẩu Chất Lượng Giá Tốt Tại Family Fruits
-
Một Số Mặt Hàng Trái Cây Nhập Khẩu Tươi Mát Và Chất Lượng Từ Thị Trườn
-
Một Số Mặt Hàng Hoa Quả Trái Cây Nhập Khẩu Từ Úc
-
Trái Cây Nhập Khẩu Từ (Úc) Australia | Luôn Tươi Sạch
-
Trái Cây Úc
-
#1 Trái Cây Nhập Khẩu Từ Úc Hà Nội & TPHCM | CHÍNH GỐC, GIÁ TỐT
-
Trái Cây Nhập Khẩu Úc - 1 Pound
-
Trái Cây Úc Nhập Khẩu - Klever Fruit
-
Trái Cây Úc Nhập Khẩu - Tươi, Ngon, Giá Tốt Tại Roots
-
Trái Cây Mỹ, Úc Siêu Rẻ, Giá Mấy Chục Ngàn Bày Bán La Liệt - Vietnamnet
-
Trái Cây Nhập Khẩu - Bio Farm
-
Trái Cây Nhập Khẩu Úc, New Zealand, Mỹ - Home | Facebook
-
Top 9 địa Chỉ Bán Trái Cây Nhập Khẩu Uy Tín Nhất TP. Hồ Chí Minh