Những điều Bạn Nên Biết Về Bệnh Rận Mu | Medlatec

1. Bệnh rận mu là gì?

Hiểu đơn giản, bệnh rận mu sẽ xảy ra đối với nam và nữ giới khi có côn trùng sống, phát triển ở bề mặt da cơ quan sinh dục ngoài. Cụ thể, loại côn trùng gây bệnh được biết đến với tên quốc tế là Pthirus pubis và thường được phát hiện ở vùng có lông mu.

Pthirus pubis là tác nhân gây bệnh rận muPthirus pubis là tác nhân gây bệnh rận mu

Trong một số trường hợp, côn trùng có thể ký sinh tại khu vực tóc, lông nách, lông chân tay hoặc lông mi của bệnh nhân và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Nhìn chung, côn trùng gây bệnh rận mu có kích thước nhỏ hơn các loại rận khác, chính vì thế mọi người thường chủ quan và không phát hiện ra sự tồn tại của chúng.

Theo các số liệu thống kê, tỷ lệ nam giới mắc bệnh có xu hướng cao hơn, nguyên nhân là do lông của họ dày, rậm hơn nhiều so với nữ giới. Đây là điều kiện thuận lợi để rận sinh sôi, phát triển và lây lan sang những người xung quanh.

2. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu là: đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh rận mu, dựa vào thông tin này, chúng ta sẽ chủ động chăm sóc sức khỏe, hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Thông thường, côn trùng gây bệnh sẽ lây lan từ người sang người khi bạn tiếp xúc gần gũi, thân mật với bệnh nhân. Đặc biệt, nếu quan hệ tình dục với người bệnh thì khả năng lây rận mu tương đối cao. Bên cạnh đó, những người dùng chung đồ dùng cá nhân, ví dụ như quần áo, khăn tắm với bệnh nhân cũng phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cực kỳ cao. Đó là lý do vì sao bác sĩ luôn khuyên chúng ta không dùng chung đồ cá nhân với người khác.

Phong trào tẩy lông vùng kín là yếu tố khiến nhiều người mắc bệnh rận mu

Phong trào tẩy lông vùng kín là yếu tố khiến nhiều người mắc bệnh rận mu

Trong nhiều năm trở lại đây, tỷ lệ người mắc bệnh tại Việt Nam có xu hướng gia tăng nhanh, một phần là do các bạn trẻ có tư tưởng cởi mở hơn trong chuyện tình dục. Tuy nhiên, họ vẫn chưa được trang bị đầy đủ kiến thức để tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân khi quan hệ tình dục, hoặc một số bạn có nhiều bạn tình. Điều này khiến bạn rất dễ nhiễm bệnh và lây cho người xung quanh mình.

Tại Mỹ, nhiều người phát hiện rận Phthirus pubis ký sinh ở khu vực lông mu, tình trạng này xảy ra do phong trào tẩy lông vùng kín. Song, các spa làm dịch vụ không đảm bảo vệ sinh, dùng chung dụng cụ với nhiều khách hàng. Chính vì thế, việc xác định nguồn lây bệnh gặp rất nhiều khó khăn.

3. Quá trình phát triển của rận Phthirus pubis trong cơ thể người

Sau khi ký sinh trên vùng lông mu, rận trưởng thành sẽ bắt đầu quá trình sinh sản, phát triển của mình. Thông thường, trứng rận sẽ nở sau khoảng 7 - 10 ngày và chúng có hút máu vật chủ để sinh sống, phát triển, đây cũng chính là nguyên nhân gây ra nhiều triệu chứng khó chịu đối với bệnh nhân.

Nhiều nghiên cứu cho thấy rận mu có khả năng sống sót rất tốt, cụ thể chúng có thể sống bình thường ngay cả khi không được cung cấp đầy đủ thức ăn khoảng 2 ngày liên tiếp. Đặc biệt, loài rận này sống và ký sinh rất dai trên cơ thể của vật chủ, chính vì thế việc điều trị bệnh gặp rất nhiều khó khăn.

Quan hệ tình dục với bệnh nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnhQuan hệ tình dục với bệnh nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh

4. Nhận biết các triệu chứng của rận mu

Nhìn chung, các triệu chứng khi mắc bệnh rận mu không quá nguy hiểm đối với sức khỏe của chúng ta, tuy nhiên chúng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Cụ thể, sau khoảng 5 - 6 ngày nhiễm bệnh, chúng ta sẽ đối mặt với cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở cơ quan sinh dục. Đặc biệt, tình trạng ngứa ngáy càng trở nên nghiêm trọng hơn vào buổi tối, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân. Nếu phát hiện triệu chứng này, mọi người không nên chủ quan, bỏ qua việc theo dõi và điều trị nhé!

Ngoài ra, người bệnh có thể bị sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi và trông thiếu năng lượng. Một số người phát hiện trên vùng da lông mu xuất hiện các nốt màu xanh, đây chính là vị trí rận mu cắn và hút máu của bạn.

Khi phát hiện bệnh, chúng ta nên chủ động đi khám và điều trị, bởi vì rận Phthirus pubis trưởng thành có thể ký sinh trên cơ thể tới 30 ngày. Rận mu cái còn sở hữu khả năng sinh sản trung bình 25 - 30 trứng mỗi lần. Nếu bạn chần chừ, ngại đi điều trị thì số lượng rận ký sinh ở khu vực lông mu ngày càng gia tăng và có thể lan sang một số bộ phận khác trên cơ thể.

Bệnh nhân thường cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu

Bệnh nhân thường cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu

5. Điều trị rận mu có khó hay không?

Nếu phát hiện và điều trị sớm thì bạn có thể giải quyết dứt điểm bệnh một cách nhanh chóng. Trước khi sử dụng thuốc, chúng ta nên thay đổi thói quen sinh hoạt, quan tâm tới vấn đề vệ sinh thân thể, quần áo, chăn gối và các đồ dùng cá nhân. Nếu bạn duy trì sử dụng thường xuyên các loại dầu gội, sữa tắm thì rận gây bệnh có thể bị tiêu diệt phần nào.Ngoài ra, mọi người có thể áp dụng một số biện pháp như dùng nhíp để loại bỏ trứng rận, tắm bằng nước nóng và cạo lông sạch sẽ…

Nếu các phương pháp kể trên không thể tiêu diệt tận gốc rận mu, bệnh nhân cần tới khám tại các cơ sở y tế uy tín và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Hai nhóm thuốc thường dùng trong trị bệnh đó là Malathion và Ivermectin.

Trong đó, thuốc Malathion được sản xuất dưới dạng kem dưỡng, bệnh nhân sử dụng trên vùng lông mu có rận sống ký sinh, sau đó bạn nhớ rửa sạch bằng nước khi đã để thuốc trên da được 8 tiếng đồng hồ. Loại thuốc Ivermectin là thuốc uống và chỉ dùng trong một khoảng thời gian nhất định, chúng ta không được lạm dụng sản phẩm này trong quá trình điều trị.

Mọi người nhớ vệ sinh cơ thể sạch sẽ

Mọi người nhớ vệ sinh cơ thể sạch sẽ

Khi gặp phải các dấu hiệu bị nhiễm rận mu, bạn có thể đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để thăm khám và điều trị. Các bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng bệnh của bạn và đưa ra phác đồ thích hợp nhất, vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe, vừa tiêu diệt dứt điểm rận gây bệnh. Mọi người có thể liên lạc với tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ kỹ càng hơn.

Hy vọng rằng qua bài viết này chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quan về bệnh rận mu, đặc biệt là con đường lây truyền cũng như các triệu chứng thường gặp. Dựa vào những thông tin đó, mỗi người sẽ có ý thức bảo vệ sức khỏe, chủ động đi điều trị khi phát hiện dấu hiệu rận tấn công vào khu vực lông mu.

Từ khóa » Cách Phòng Tránh Bệnh Rận Mu