Những điều Bệnh Nhân Ung Thư Cần Biết Khi Tiêm Phòng Covid-19
Có thể bạn quan tâm
Ung thư là một tình trạng nguy cơ cao
Những bệnh nhân ung thư thuộc một trong các nhóm ưu tiên được tiêm vắc-xin COVID-19 sớm, nhưng việc có thể được tiêm vắc-xin ngay hay không còn phụ thuộc vào nguồn cung cấp vắc-xin sẵn có. Ngoài ra, các bệnh nhân ung thư thường ở lứa tuổi cao, đây cũng là một nhóm thuộc diện được ưu tiên tiêm vắc-xin sớm.
Xin ý kiến tư vấn bác sỹ điều trị ung thư trước khi chủng ngừa
Đối với các bệnh nhân ung thư và đang điều trị ung thư, điều quan trọng là phải nói chuyện với bác sỹ điều trị của mình trước khi tiêm liều đầu tiên của bất kỳ loại vắc – xin nào. Loại ung thư và phương pháp điều trị của bệnh nhân sẽ là một yếu tố để xem xét. Bác sỹ điều trị ung thư sẽ thảo luận về rủi ro, lợi ích, lịch trình và những điều bệnh nhân ung thư nên lưu ý trước khi tiêm liều vắc - xin đầu tiên.
Tác dụng phụ của vắc - xin
Các tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm vắc-xin là đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi và đau nhức cơ. Sốt và ớn lạnh cũng có thể xảy ra, đặc biệt là sau tiêm liều thứ hai.
Sau khi tiêm phòng, một số người có thể nổi hạch bạch huyết. Nổi hạch bạch huyết thường xảy ra nhất ở dưới cánh tay hoặc ở cổ bên cạnh chỗ tiêm chủng. Vì ung thư cũng có thể gây ra hạch to nên điều quan trọng là bệnh nhân ung thư phải nhận ra đây là một tác dụng phụ có thể xảy ra và thường không phải là dấu hiệu cho thấy ung thư của họ đang tiến triển.
Các hạch to thường mềm khi chạm vào và sẽ tự biến mất, nhưng đôi khi có thể kéo dài trong vài tuần. Các bệnh nhân ung thư nên liên hệ với bác sỹ của mình nếu các hạch to không bắt đầu giảm đi trong vòng ba đến bốn tuần sau khi tiêm liều vắc-xin thứ hai.
Thời điểm tiêm vắc-xin và điều trị ung thư
Nếu có sẵn vắc-xin, có thể trì hoãn việc bắt đầu một số phương pháp điều trị ung thư không khẩn cấp cho đến khi hoàn tất việc tiêm chủng. Tuy nhiên, không nên trì hoãn hầu hết các phương pháp điều trị ung thư để đợi tiêm chủng. Bác sỹ điều trị có thể tư vấn về thời gian tiêm chủng liên quan đến việc điều trị ung thư của bệnh nhân. Tùy thuộc vào các phương pháp điều trị ung thư đang thực hiện, bác sỹ có thể có những cân nhắc đặc biệt khác cho bệnh nhân ung thư khi tiêm vắc-xin.
Cuối cùng, điều quan trọng cần lưu ý là những bệnh nhân ung thư có xu hướng bị suy yếu hệ thống miễn dịch, điều này có thể làm cho vắc-xin kém hiệu quả hơn. Hiện tại, vắc-xin mRNA cung cấp khả năng bảo vệ 94 - 95% khỏi vi-rút Sars-Covi-2 trong khi vắc-xin Johnson & Johnson có hiệu quả 66% trong việc ngăn ngừa bệnh COVID-19 vừa và nặng sau 28 ngày tiêm chủng và 85% hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhập viện. Nhưng rất khó để biết liệu bệnh nhân ung thư có cùng mức độ đáp ứng đó hay không. Do đó, điều quan trọng là tất cả chúng ta phải tiếp tục tuân theo các khuyến nghị về an toàn trong một thời gian nữa, bao gồm vệ sinh tay đúng cách, tuân thủ các nguyên tắc về giãn cách xã hội và thể chất cũng như tiếp tục đeo khẩu trang ngay cả sau khi đã được tiêm phòng.
TS.BS Nguyễn Thanh Bình
Khoa Hóa trị liệu và Bệnh máu
Từ khóa » Chích Ngừa Ung Thư Phổi
-
TIÊM PHÒNG VẮC XIN COVID-19 CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI
-
Nghiên Cứu Mới Về Vắc Xin Trị Ung Thư Phổi - Sở Y Tế Tỉnh Hà Tĩnh
-
Người Bị Ung Thư Có Nên Tiêm Vắc Xin Không? | Vinmec
-
Vắc Xin Ngừa Ung Thư Phổi, Ruột Và Tuyến Tụy Sẽ được Thử Nghiệm ...
-
Bệnh Nhân Ung Thư Có Nên Tiêm Vắc Xin Covid-19? - CarePlus
-
PHÒNG NGỪA UNG THƯ PHỔI
-
Vắc-xin COVID-19 Và Bệnh Nhân Bị Ung Thư
-
[PDF] Tại Sao Tôi Cần Thử Nghiệm Lao Phổi Không Hoạt Động? - CDC
-
Bệnh Nhân Ung Thư Có Thể Tiêm Vắc Xin Phòng Covid-19 Hay Không?
-
Cuba Vừa Tìm Ra Vắc Xin Phòng Bệnh Ung Thư Phổi đầu Tiên Trên Thế Giớ
-
Ung Thư Phổi Di Căn Xương Tiêm Vaccine Covid-19 Có ảnh Hưởng Gì ...
-
[PDF] Các Dịch Vụ Phòng Ngừa Của Medicare
-
Vắc Xin điều Trị Ung Thư: Cơ Hội Sống Cho Người Bệnh
-
Vắc Xin COVID-19 Và Bệnh Ung Thư - Hoạt động Của địa Phương