Những điều Cấm Kỵ Khi ăn Cà Rốt Mà Bạn Nên Biết - PLO

Cà rốt là loại củ được sử dụng rất nhiều trong các món ăn hàng ngày, với hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu hàm lượng đường, các vitamin C,A, B1, B2, PP… cùng khoáng chất. Đặc biệt, trong cà rốt chứa nhiều carotene, hoạt chất làm trẻ hóa da, chống lão hóa làm giảm nguy cơ tim mạch và ung thư. Chính vì vậy mà thực phẩm này còn được ví như 'nhân sâm của người nghèo'.

cà rốt 1

DS Trương Tất Thọ cho biết: 'Tuy cà rốt là thực phẩm bổ dưỡng nhưng cũng không nên ăn nhiều và liên tục, vì lượng caroten cao không được cơ thể chuyển hóa hết thành vitamin A sẽ gây tích lũy và ứ đọng ở gan gây chứng vàng da, ăn không tiêu, mệt mỏi…

Do vậy, bình thường mỗi tuần chỉ nên cho trẻ ăn 2-3 lần, mỗi lần một nửa củ to hoặc một củ nhỏ 50 g là vừa, với phụ nữ có thể ăn 100-150 g ngày".

Những điều cấm kỵ khi ăn cà rốt

Ăn cà rốt sống

Theo các nghiên cứu khoa học, so sánh việc hấp thụ chất dinh dưỡng giữa cà rốt chưa chế biến và cà rốt đã qua sơ chế cho thấy, lượng chất carontene hấp thụ vào cơ thể khi ăn cà rốt sống chỉ là 10%. Con số này thấp hơn rất nhiều so vớ 30% của cà rốt đã qua chế biến hay 90% của nấu chín. Bên cạnh đó, do sở hữu lớp vách tế bào cứng nên cà rốt nếu không nấu chín sẽ rất khó giải phóng hết các chất dinh dưỡng bên trong, đặc biệt là tiền chất vitamin A.

cà rốt

Sử dụng quá nhiều

Cà rốt tuy là loại thực phẩm ngon bổ và rẻ, thế nhưng người lớn không nên dùng quá 300g và trẻ em không dùng quá 150g loại củ này một tuần. Việc dùng quá nhiều cà rốt khiến lợi bất cập hại. Bởi khi được nạp vào cơ thể quá nhiều, lượng beta carotene ứ đọng lại gây ra hiện tượng vàng da, chán ăn, sắc mặt và da tay chuyển thành màu cam, tăng lượng lipit trong máu, ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây cảm giác bồn chồn, mất ngủ.

Bên cạnh đó do hàm lượng nitrat có nhiều khi vào cơ thể sẽ biến thành nitri gây ngộ độc cho người sử dụng.

Nấu với gan động vật

Tuyệt đối không nấu chung cà rốt với gan của động vật, bởi trong gan động vật chứa rất nhiều các kim loại hàm lượng cao, đặc biệt là đồng và sắt. Trong khi đó, hàm lượng vitamin C có trong cà rốt sẽ làm oxy hóa mất hết công hiệu của các ion kim loại này. Bên cạnh đó, do chứa nhiều chất cellulose và axít oxalic, việc ăn cà rốt kèm sẽ gây rối loạn quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể.

Cắt hay nạo nhỏ khi nấu ăn

Thông thường do cà rốt khá cứng nên để nấu ăn nhanh hơn và đẹp hơn, các bà nội trợ thường hay cắt miếng nhỏ trước khi nấu. Điều này hoàn toàn không nên bởi khi thái, cắt nhỏ cà rốt sẽ khiến 50% các protein và carbohydrate hòa tan biến mất. Vì vậy tốt nhất nên thái to hoặc để cả củ khi chế biến là tốt nhất.

Nấu quá lâu

Nhiều bà nội trợ khi luộc cà rốt thường luộc rất lâu cho mềm, hay khi hầm kèm các món ăn lại hầm nát vì cho rằng sẽ giữ lại hàm lượng carotene được cao nhất. Điều này là hoàn toàn không nên bởi vốn dĩ trong cà rốt có rất nhiều nitrat, khi nấu cà rốt quá lâu và quá kỹ chất này sẽ đẩy nhanh quá trình biến thành nitri một hoạt chất gây độc. Chất nitri này khi vào cơ thể nếu ít thì gây hại cho sức khỏe, nếu nhiều có thể dẫn đến tử vong đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi.

Ăn kèm thủy, hải sản có vỏ

Các loại thủy hải sản có vỏ đặc biệt là tôm hay cua khi ăn kèm với cà rốt có thể gây ngộ độc nguy hiểm. Điều đó là do trong vỏ các loài trên thường chứa 1 lượng lớn các asen hóa trị 5, khi kết hợp với vitamin C có nhiều trong cà rốt sẽ bị biến thành asen hóa trị 3. Đây là hoạt chất có tên gọi khác là thạch tín, chứa làm lượng độc tố cực cao rất nguy hiểm.

Những tác dụng phụ đáng sợ của cà rốt

những điều khi ăn cà rốt phải biết

Gây rối loạn kinh nguyệt

Phụ nữ ăn quá nhiều (hơn 0,5 lít nước ép cà rốt hoặc hơn 300g cà rốt/ngày) và thường xuyên ăn món cà rốt bất kể dưới hình thức chín hay sống sẽ ảnh hưởng đến sự rụng trứng.

Tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, thậm chí là vô kinh một thời gian.

Do đó, bạn chỉ nên ăn với số lượng vừa phải, một tuần chỉ nên ăn 2-3 lần để hấp thu dinh dưỡng và giúp phát huy tối đa giá trị của nó có lợi nhất cho sức khỏe của bạn!

Gây ngộ độc natri

Chất hemoglobin trong cà rốt khi gặp natri trong cơ thể sẽ biến thành methemolobine – chất có thể khiến bạn bị ngộ độc.

Khi bạn ăn quá nhiều cà rốt sẽ khiến lượng methemolobine trong cơ thể sản sinh ra quá nhiều, cơ thể không thể xử lý kịp thời, gây ngộ độc.

Không những ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn mà nó còn có thể lấy đi tính mạng của bạn khi không sớm phát hiện và xử lý kịp thời.

Mắc bệnh vàng da

Carotene – hoạt chất tạo nên màu vàng cam cho cà rốt. Nếu cơ thể bạn nạp quá nhiều chất carotene sẽ khiến da bị biến đổi thành màu vàng do gan bị nhiễm độc.

Gây táo bón

Tuy có lượng chất rất dồi dào nhưng chất xơ chứa trong cà rốt ở dạng không hòa tan, nếu ăn cà rốt quá nhiều mà không uống đủ nước sẽ làm chúng bị tắc nghẽn tại ruột và gây nên hiện tượng táo bón.

Tuy cà rốt là thực phẩm bổ dưỡng nhưng cũng không nên ăn nhiều và liên tục, vì lượng caroten cao không được cơ thể chuyển hóa hết thành vitamin A sẽ gây tích lũy và ứ đọng ở gan, gây chứng vàng da, ăn không tiêu, mệt mỏi…

Do vậy, bình thường mỗi tuần chỉ nên cho trẻ ăn từ 2 - 3 lần, mỗi lần một nửa củ to hoặc một củ nhỏ 50g là vừa, với phụ nữ có thể ăn 100 - 150g ngày.

Cà rốt không chỉ chứa một lượng vitamin lớn mà hàm lượng đường chứa trong cà rốt cũng không hề nhỏ.

Nếu cơ thể dung nạp vào một lượng đường lớn nó sẽ làm tăng chỉ số đường trong máu, làm tăng huyết áp và cực nguy hiểm cho người mắc bệnh tiểu đường.

Theo Trịnh Tuyển (phunuonline)

Theo dõi Báo Pháp Luật Tp HCM trên Google News

Từ khóa » Có Nên ăn Lõi Cà Rốt