Những điều Cần Biết để Phòng Tránh Bệnh Sốt Rét

TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
  • Home
  • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
    • Hình ảnh hoạt động
  • Bảng giá dịch vụ
    • Bảng giá dịch vụ tiêm chủng
    • Bảng giá dịch vụ Xét nghiệm, Khám chữa bệnh
    • Bảng giá khám, tư vấn sức khoẻ
    • Bảng giá quầy thuốc
    • Bảng giá khám, tư vấn, điều trị phơi nhiễm HIV
    • Bảng giá thu phí hoạt động Kiểm dịch Y tế quốc tế
    • Bảng giá dịch vụ quan trắc môi trường lao động
    • Bảng giá khám bệnh nghề nghiệp
    • Bảng giá dịch vụ xét nghiệm mẫu nước
  • Hoạt động chuyên môn
    • Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
    • Phòng, chống HIV/AIDS
    • Phòng, chống bệnh không lây nhiễm
    • Dinh dưỡng
    • Sức khỏe môi trường - Y tế trường học
    • Bệnh nghề nghiệp
    • Sức khỏe sinh sản
    • Truyền thông, giáo dục sức khỏe
    • Ký sinh trùng - Côn trùng
    • Kiểm dịch y tế quốc tế
    • Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng
    • Phòng khám đa khoa
  • Truyền thông COVID-19
    • Áp phích truyền thông
    • Infographics truyền thông
    • File phát thanh truyền thông
    • Tờ rơi truyền thông
    • Hướng dẫn phòng chống dịch
  • Văn bản
    • Công văn
    • Quyết định
    • Thông tư
    • Nghị định
    • Thông báo
    • Kế hoạch
  • Báo cáo hoạt động
    • Tuyến Quận, huyện và các Bệnh viện
    • Báo cáo Khoa, phòng
Hội thảo triển khai hoạt động kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù liều vắc xin cho trẻ nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học Bộ Y tế điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở mới Tập huấn nâng cao năng lực về phòng, chống thừa cân - béo phì ở trẻ em Hội thảo khoa học “Bệnh viêm màng não do não mô cầu và vắc xin phòng ngừa” Đà Nẵng Triển khai tiêm chủng vắc xin phòng bệnh uốn ván- bạch hầu trong chương trình Tiêm chủng mở rộng
  • Trang nhất
  • Hoạt động chuyên môn
  • Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
6 2 banner2 1 Những điều cần biết để phòng tránh bệnh sốt rét Thứ tư - 01/06/2022 10:21 1. Tác nhân gây bệnh và lan truyền bệnh sốt rét: - Bệnh sốt rét là một bệnh do ký sinh trùng sốt rét sống nhờ trong máu (hồng cầu) gây nên. - Muỗi Anopheles (A - nô – phen) là vector truyền ký sinh trùng sốt rét từ người bệnh sang người lành. Thói quen chứa nước ở lu, xô, chậu, thùng... quanh nhà lâu ngày mà không súc rửa, không đậy kín tạo điều kiện cho bọ gậy (lăng quăng) phát triển thành muỗi. - Bệnh sốt rét có tính chất lưu hành địa phương, có thể gây thành dịch, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cộng đồng và nguồn nhân lực lao động chính của toàn xã hội. sot ret 3 2. Những triệu chứng khi mắc bệnh Thời gian ủ bệnh còn tùy thuộc vào muỗi Anophen đang mang trùng loài ký sinh nào như: đối với P.falciparum thì thời gian ủ bệnh trung bình là 12 ngày, P.vivax trung bình 14 ngày, P.malariae là 20 ngày thậm chí là một tháng, P.ovale từ 11 ngày đến 10 tháng. Theo như phân loại của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì bệnh sốt rét ở Việt Nam được chia làm hai loại như sau: Sốt rét thông thường: Đây là dạng bệnh có những biểu hiện triệu chứng thường gặp khi mới mắc, dạng này không đe dọa đến tính mạng con người. Sốt rét thông thường được thể hiện qua ba dạng sốt như sau: Sốt sơ nhiễm: Dạng sốt này thường xuất hiện đầu tiên nhưng không điển hình, sốt cao liên tục trong vài ngày và hay bị nhầm lẫn với những bệnh thông thường. Sốt điển hình: Dạng này được chia thành 3 giai đoạn khác nhau: Giai đoạn rét run, toàn thân run rẩy, môi tái, nổi da gà, kéo dài từ 30 phút đến 2 giờ. Giai đoạn sốt nóng, lúc này bệnh nhân giảm triệu chứng run mà bắt đầu nóng dần lên thân nhiệt có thể đạt đến 41 độ, mặt đỏ, da khô, tim đập nhanh, thở mạnh, nhức đầu và khát nước, có thể kéo dài đến 3 giờ. Giai đoạn vã mồ hôi, lúc này thân nhiệt lại giảm, bệnh nhân ra mồ hôi nhiều, giảm nhức đầu, khát nước, giai đoạn này bệnh nhân cảm thấy dễ chịu. Sốt thể cụt: Những cơn sốt không xuất hiện thành cơn mà chỉ thấy biểu hiện rét run, có thể kéo dài từ 1 - 2 giờ. Thể sốt này chỉ thường gặp ở những bệnh nhân mắc bệnh sốt rét nhiều năm. Ký sinh trùng lạnh: Dạng này chỉ gặp ở những người đã khỏi bệnh nhưng vẫn còn mầm bệnh trong cơ thể. Những người này khi xét nghiệm thì vẫn cho kết quả dương tính với bệnh nhưng không có biểu hiện sốt, sức khỏe ổn định bình thường. Sốt ác tính: Dạng bệnh này gồm có 4 thể: + Thể não: Người bệnh có biểu hiện rối loạn ý thức, sốt cao liên miên, nhức đầu dữ dội, tiêu chảy không kiểm soát,… đây là những dấu hiệu của tiền ác tính. Bệnh nhân mắc bệnh ác tính thể não tỷ lệ tử vong cao. + Thể giá lạnh: Thể này người bệnh bị tụt huyết áp, da xanh tái nhợt, đổ mồ hôi nhiều, nhức đầu dữ dội, toàn thân lạnh. + Thể tiêu hóa: Bệnh nhân đau bụng dữ dội, buồn nôn, tiêu chảy, thân nhiệt hạ. + Thể gan: Thể này da của người bệnh có màu vàng, củng mạc mắt vàng, phân và nước tiểu vàng, có thể buồn nôn hoặc nôn. 3. Khi mắc bệnh sốt rét phải làm gì? - Khi có sốt kéo dài hoặc nghi ngờ mắc bệnh sốt rét ở bất cứ đâu phải tìm đến cơ sở y tế khám, lấy lam máu xét nghiệm, phát hiện sớm và điều trị kịp thời. - Khi mắc bệnh sốt rét phải được điều trị đúng phác đồ, đủ liều và điều trị liều thuốc tiệt căn theo hướng dẫn của thầy thuốc. - Thuốc sốt rét được cấp miễn phí không phải trả tiền - Không nên mê tín, cúng bái tốn tiền bạc vô ích mà không chữa được bệnh. 4. Muốn phòng chống bệnh sốt rét phải làm gì? Muốn phòng chống bệnh sốt rét chúng ta phải diệt ký sinh trùng sốt rét, diệt muỗi truyền bệnh sốt rét, bằng cách: - Chống muỗi đốt : + Ngủ trong màn (mùng) ở nhà và mang màn theo cả khi đi vào rừng rẫy, công trường. + Tẩm màn bằng hóa chất diệt muỗi theo hướng dẫn của các bộ phòng dịch. Ngủ màn có tẩm thuốc diệt muỗi không ảnh hưởng tới sức khỏe và là biện pháp tốt nhất để phòng chống bệnh sốt rét + Phun hóa chất diệt muỗi (khi có chỉ định của ngành y tế). + Hun khói, dùng hương xua muỗi, thuốc xịt muỗi... phòng chống muỗi đốt. - Diệt nơi muỗi đẻ trứng và trú ẩn: + Phát quang bụi rậm quanh nhà. Di dời chuồng gia súc ra xa nhà ở. Nếu có điều kiện, giăng màn cho gia súc tránh muỗi đốt. + Lấp vũng nước đọng, vệ sinh dụng cụ chứa đựng nước, khơi thông cống rãnh dòng chảy hạn chế nơi trú ẩn sản sinh ra muỗi. + Sắp xếp đồ đạc trong nhà gọn gàng. 5. Những người có nguy cơ mắc bệnh Bệnh lý này rất phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ lứa tuổi nào. Sau đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc: - Trẻ em và trẻ sơ sinh có nguy cơ rất lớn mắc bệnh, vì lứa tuổi này không thể tự bảo vệ mình khi muỗi đốt do đó lứa tuổi này rất dễ bị muỗi tấn công. - Những người đi đến nơi có dịch sốt rét. - Những vùng quê khó khăn vì nơi đây điều kiện sinh hoạt ô nhiễm thiếu thốn và ít được tiếp xúc với thông tin truyền thông, không biết cách để phòng ngừa bệnh. - Những người nghi ngờ mình bị muỗi Anophen đốt nhưng lại không đến cơ sở y tế để kiểm tra cũng có nguy cơ cao mắc bệnh. Hiện nay, chưa có vắc xin phòng bệnh sốt rét, chính vì vậy việc phòng chống muỗi truyền bệnh vẫn được xem là biện pháp hữu hiệu nhất. Có nhiều phương pháp khác nhau để phòng chống muỗi truyền bệnh sốt rét (như: diệt muỗi, diệt loăng quăng bằng hóa chất hoặc ngăn sự tiếp xúc giữa người và muỗi truyền bệnh). Ở các vùng có bệnh sốt rét lưu hành, người dân cần mặc quần dài, áo tay dài khi đi làm nương, làm rừng, bôi thuốc xua muỗi lên những nơi da hở, đốt hương muỗi, dọn dẹp nhà cửa gọn gàng…Người dân cũng có thể làm cửa lưới, mành rèm chống muỗi ở các cửa sổ để giảm tối đa sự xâm nhập của muỗi vào nhà. Điều quan trọng nhất, hữu hiệu nhất để phòng chống sốt rét hiện nay là phải ngủ màn thường xuyên, màn phải được tẩm hóa chất và phun hóa chất diệt muỗi... Phước Bình (tổng hợp) Tags: có thể, sức khỏe, thậm chí, xã hội, ảnh hưởng, thời gian, thói quen, y tế, tổ chức, thế giới, sốt rét, biểu hiện, phát triển, lao động, lưu hành, nhân lực, triệu chứng, tác nhân, trung bình, phân loại, ký sinh

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 1 phiếu bầu Click để đánh giá bài viết Tweet

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận

Những tin mới hơn

  • Những điều cần biết về tiêm vắc xin phòng COVID-19 nhắc lại lần 2 (mũi 4)

    (15/06/2022)
  • Bộ Y tế: Hướng dẫn mới nhất về tiêm vắc xin phòng COVID- 19

    (24/06/2022)
  • Người đã mắc COVID-19 thì tiêm vắc xin phòng COVID-19 như thế nào?

    (28/06/2022)
  • Sự khác nhau giữa tiêm vaccine COVID-19 mũi bổ sung và mũi 3

    (04/07/2022)
  • Tiêm vắc xin phòng COVID-19 là tiêm vắc xin phòng chống dịch COVID-19

    (05/07/2022)
  • Số ca mắc sốt xuất huyết 6 tháng đầu năm 2022 tăng gấp 22,7 lần so với cùng kỳ năm 2021

    (06/07/2022)
  • Sốt xuất huyết: Hỏi và đáp

    (08/07/2022)
  • Phân biệt sốt vi rút và sốt xuất huyết

    (11/07/2022)
  • Theo dõi và chăm sóc trẻ Sốt xuất huyết

    (12/07/2022)
  • Hiểu về muỗi vằn để phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả

    (13/07/2022)

Những tin cũ hơn

  • Khi nào được xác định là mắc bệnh Đậu mùa khỉ?

    (01/06/2022)
  • 06 khuyến cáo phòng bệnh Đậu mùa khỉ

    (27/05/2022)
  • Lợi ích của tiêm chủng mở rộng cho trẻ

    (24/05/2022)
  • Bộ Y tế hướng dẫn sàng lọc, phân luồng người nghi nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám chữa bệnh

    (19/05/2022)
  • Khuyến cáo phòng bệnh Tay chân miệng

    (05/05/2022)
  • Bộ Y tế: 8 lưu ý người dân cần biết về hộ chiếu vaccine

    (05/05/2022)
  • Cách kiểm tra đã được cấp hộ chiếu vaccine COVID-19 hay chưa

    (18/04/2022)
  • Lợi ích của tiêm liều bổ sung, liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19

    (27/04/2022)
  • Hỏi và đáp về tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi

    (26/04/2022)
  • Tiêm vắc xin phòng COVID-19 – cách tốt nhất bảo vệ sức khỏe cho trẻ

    (25/04/2022)
Số ĐIỆN THOẠI
  • Liên hệ công việc 0236.3890.407
  • Đường dây nóng 0905.108.844 (Không TV tiêm chủng)
Tổng đài tư vấn
  • Tổng đài tư vấn: (Hoạt động trong giờ hành chính không tính Lễ, Tết) - Thứ 7, CN: Buổi sáng 1900.988.975
  • Tư vấn tiêm chủng 1900.988.975 ấn phím 1 hoặc phím 2
  • Tư vấn sức khỏe sinh sản 1900.988.975 ấn phím 3
  • Tư vấn điều trị các bệnh giun sán, viêm gan B, C. Tư vấn xử lý các loại côn trùng 0934.048.568
VIDEO truyền thông
  • Sau
  • Trước
Tài liệu truyền thông GDSK
    TRIỂN KHAI TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG BỆNH UỐN VÁN- BẠCH HẦU TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG
  • TRIỂN KHAI TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG BỆNH UỐN VÁN- BẠCH HẦU TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG
  • Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...
  • Những cách phòng bệnh sởi cần biết
  • INFOGRAPHICH: Khuyến cáo của BYT mới nhất về PC dịch bệnh sởi
  • 6 cách phòng chống dịch Cúm A(H5N1)
  • INFOGRAPHICH: GIỚI THIỆU THÔNG TƯ SỐ 32/2023/TT-BYT HƯỚNG DẪN LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH 2023
© Bản quyền thuộc về TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG. Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Các Biện Pháp Phòng Chống Bệnh Sốt Rét Sinh 7