Những điều Cần Biết để Tự Chăm Sóc Bản Thân Trong Dịch COVID-19

Bỏ qua đến nội dung An toàn trên mạng
  • Cảnh báo lừa đảo

Tìm kiếm UNICEF

Fulltext search Max Bài viết Những điều cần biết để tự chăm sóc bản thân trong dịch COVID-19

Những điều cần biết để tự chăm sóc bản thân trong dịch COVID-19

UNICEF Việt Nam 20 Tháng 9 2020

Dành cho nhân viên công tác xã hội, người chăm sóc và nhân viên làm việc trong các cơ sở chăm sóc tập trung, trung tâm bảo trợ xã hội và trường giáo dưỡng.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát trẻ em sống tại các cơ sở thường có khả năng gặp nhiều rủi ro lây nhiễm hơn. Là nhân viên công tác xã hội, người chăm sóc trẻ, người chăm sóc và nhân viên quản lý tại cơ sở trợ giúp xã hội, bạn là người chịu trách nhiệm về sự an toàn và sức khỏe của trẻ.

Để hỗ trợ tốt nhất cho trẻ em tại cơ sở, bạn phải biết cách bảo vệ bản thân, giữ sức khỏe tốt và chăm sóc sức khỏe thể chất, tinh thần và sức khỏe tâm lý xã hội của chính mình.

Những điều cần biết để tự chăm sóc bản COVID-19- Page 2 (Blue heart)

Chăm sóc bản thân bao gồm những gì?

1. Giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm

3. Bảo vệ sức khỏe tinh thần

4. Biết nên làm gì khi ốm.

Những điều cần biết để tự chăm sóc bản COVID-19- Page 3 (Blue heart)

Để giảm thiểu nguy cơ:

Lời khuyên vệ sinh

  • Hạn chế tối đa việc ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết.
  • Nếu buộc phải ra ngoài, luôn luôn đeo khẩu trang , hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, làm sạch các đồ vật và thiết bị thường xuyên sử dụng.
  • Thực hiện khai báo y tế, cấp nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế, cơ sở y tế.

Lời khuyên khi bạn làm việc bên ngoài:

  • Thông báo cho quản lý trực tiếp của bạn
  • Đánh giá các tình huống có thể khiến những thành viên trong gia đình bạn cũng như đồng nghiệp và trẻ em trong cơ sở gặp nguy cơ nhiễm COVID-19 và có kế hoạch giảm thiểu những nguy cơ đó
  • Sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp và thực hiện giãn cách xã hội càng nhiều càng tốt, tại trung tâm, tại nhà và khi tham gia giao thông công cộng.
  • Khi về nhà, hãy thay quần áo và rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn ngay lập tức trước khi chạm vào người khác và đồ vật quanh bạn.

Có rất nhiều thông tin không chính xác đang được lan truyền trong cộng đồng, đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông xã hội. Hãy chắc chắn cập nhật những thông tin mới nhất về COVID 19 từ các nguồn đáng tin cậy.

Những điều cần biết để tự chăm sóc bản COVID-19- Page 4 (Blue heart)
Những điều cần biết để tự chăm sóc bản COVID-19- Page 5 (Blue heart)

Để bảo vệ sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của bạn:

Nếu bạn cảm thấy

Mệt mỏi, lười biếng, kích động, tức giận, mất phương hướng, cáu kỉnh, thiếu kiên nhẫn với con cái, bối rối, buồn bã, lo lắng, bất lực, quá khích.

Hoặc nếu bạn thấy

Khó ngủ, chán ăn, khó làm việc nhà hàng ngày, khó chăm sóc bản thân và con cái, thiếu động lực, cô đơn, đau đầu kéo dài, căng cơ, thiếu năng lượng.

Bạn cần biết

Tất cả những phản ứng này rất phổ biến, trong tình hình căng thẳng và khó khăn này, giống như tình huống bạn đang gặp phải. Hầu hết các mối quan tâm của bạn có lẽ là dành cho con cái và các thành viên trong gia đình cũng như những người bị nhiễm bệnh gián tiếp hoặc trực tiếp. Bạn chăm sóc bản thân tốt, bạn mới có thể chăm sóc những người thân yêu của mình tốt hơn.

Những điều cần biết để tự chăm sóc bản COVID-19- Page 6 (Blue heart)

Cần phải làm gì khi ốm:

  • Tự cách ly và tránh tất cả các hình thức tiếp xúc
  • Không đi làm vì điều đó làm cho người khác có nguy cơ bị lây nhiễm
  • Thông báo cho tất cả những người bạn đã tiếp xúc trong 20 ngày qua

Các triệu chứng chính của COVID19 gồm có sốt, mệt mỏi và ho khan. Một số bệnh nhân có thể bị đau, nghẹt mũi, chảy nước mũi và đau họng. Những triệu chứng này thường nhẹ và xuất hiện ở nhiều giai đoạn. Học cách nhận biết các triệu chứng này ở giai đoạn đầu và theo dõi tình hình sức khỏe của bạn

Nếu bạn nghi ngờ bạn bị lây nhiễm; hoặc nếu bạn khỏe mạnh, nhưng đã đi đến các thành phố/quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch hoặc đã tiếp xúc với bệnh nhân, hãy liên hệ ngay với Đường dây nóng của Bộ Y tế (1900 3228/1900 9095) để được hướng dẫn thêm.

Những điều cần biết để tự chăm sóc bản COVID-19- Page 7 (Blue heart)
Những điều cần biết để tự chăm sóc bản COVID-19- Page 8 (Blue heart)

Các chủ đề liên quan

Covid-19 Việt Nam

Khám phá thêm

Thông cáo báo chí 08 Tháng 11 2023

Chính phủ Nhật Bản và UNICEF hỗ trợ tăng cường hệ thống Y tế số tại Việt Nam

Truy cập Thông cáo báo chí 29 Tháng 6 2023

USAID và UNICEF cung cấp 590 tủ lạnh bảo quản vaccine giúp cải thiện tiếp cận tiêm chủng tại các xã khó khăn ở Việt Nam

Truy cập Thông cáo báo chí 28 Tháng 6 2023

New Zealand hợp tác với UNICEF cung cấp thiết bị y tế trị giá 1 triệu đô-la New Zealand cho Việt Nam

Truy cập Thông cáo báo chí 29 Tháng 12 2022

Chính phủ Anh và UNICEF hỗ trợ trang thiết bị y tế trị giá 500.000 bảng Anh cho Việt Nam

Truy cập

Footer - vt

Trang chủ
  • Chúng tôi làm gì
  • Nghiên cứu và Báo cáo
  • Chuyện của chúng tôi
  • Hành động
Giới thiệu về UNICEF
  • Trẻ em Việt Nam
  • Thông cáo báo chí
  • Liên hệ
  • Làm việc với UNICEF
Quyên góp

Social

Footer secondary - vt

  • Thông tin pháp lý
  • Liên hệ

Từ khóa » Hình ảnh Giữ Khoảng Cách 2m