Những điều Cần Biết Khi Dùng Thuốc Trị Chàm Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN

Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Đặt lịch

Trẻ em là đối tượng đặc biệt nên trong điều trị, chăm sóc y tế cho trẻ cần có những nguyên tắc riêng, khác với người lớn. Khi dùng thuốc trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, có những lưu ý bố mẹ cần biết rõ để áp dụng đúng.

dùng thuốc trị chàm cho trẻ sơ sinh
Lưu ý khi dùng thuốc trị chàm cho trẻ sơ sinh

Lưu ý khi dùng thuốc trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh

1. Chú ý hàm lượng thuốc

Hàm lượng thuốc điều trị chàm sữa ở mỗi nhóm tuổi rất khác biệt. Ở trẻ nhỏ, độ nhạy cảm của làn da thường mạnh hơn so với người lớn rất nhiều. Chính vì điều này nên việc chăm sóc da cho bé cần phải đặc biệt cẩn thận. Một số loại thuốc bôi có thành phần lưu huỳnh, khi dùng cho người lớn với hàm lượng 30% thì khi dùng cho trẻ em thường chỉ sử dụng với lượng từ 10% trở xuống để tránh nguy cơ kích ứng da.

*Tùy theo độ tuổi mà bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bôi ngoài da phù hợp để tránh kích ứng. Phụ huynh cũng không nên tự ý dùng thuốc nếu chưa có chỉ định của bác sĩ về loại và liều lượng.

2. Chú ý đặc tính của thuốc

Các loại thuốc bôi ngoài da khi sử dụng cần phải tương thích với cơ địa, vị trí vùng da bị thương tổn, ảnh hưởng của thời tiết hiện tại và một số yếu tố khác. Khi bôi thuốc lên vị trí bị chàm da cần lưu ý đến mức độ tương thích của thuốc với vùng da đó. Một số loại thuốc có thể gây kích ứng hoặc phản ứng quá mức nếu sử dụng lên những vùng da nhạy cảm, những vùng da mỏng,…

Thông thường, khi chỉ định sử dụng thuốc bôi ngoài da, bác sĩ sẽ có những hướng dẫn về những vùng da được bôi thuốc, những vị trí cần tránh bôi thuốc ở trẻ để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị bằng thuốc.

3. Một số vùng da cần thận trọng

Vùng da đang bị tổn thương

Đa số những loại thuốc bôi ngoài da cần phải chú ý tránh những vùng da đang bị tổn thương nặng. Thông thường khuyến cáo chung của các loại thuốc bôi ngoài da điều trị chàm sữa cho trẻ đều yêu cầu tránh sử dụng lên những vùng da đang có tổn thương nặng như:

  • Vùng da đang có các vết viêm trợt, vết thương hở miệng.
  • Những vùng da đang bị chảy nước, rỉ dịch tiết trên bề mặt da.
  • Vị trí thương tổn có kèm theo tình trạng nhiễm khuẩn.

Đối với những vùng da này, bác sĩ thường chỉ định các loại dung dịch để vệ sinh, làm sạch da như hồ nước, dung dịch sát khuẩn nhẹ, sử dụng các loại gạc đắp,… Sau khi vùng da thương tổn đã giảm bớt, bác sĩ mới chỉ định các loại thuốc bôi điều trị.

Vùng da dễ bị dính, bí hơi

Đối với những vùng da dễ bị dính, bí hơi, nhất là những vị trí có khe kẽ, các nếp nhăn tự nhiên trên da, cần cần thận khi bôi thuốc. Đặc biệt, vào những thời điểm nhiệt độ cao, nóng bức như mùa hè thì càng phải cẩn thận.

Tương tự như những vùng da đang tổn thương, tại vị trí các nếp gấp, kẽ da,… thì tốt nhất bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc nước, dung dịch. Đây là những sản phẩm có tác dụng vệ sinh, làm sạch da, dễ bay hơi, do đó giúp bạn tránh được nguy cơ dính, bí hơi, tạo cảm giác rít khó chịu trên da của trẻ.

Vùng da mỏng, nhạy cảm

Ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi có một số vùng da đặc biệt nhạy cảm do lớp da ở những vị trí này rất mỏng. Những vùng da này gồm có bẹn, nách, vùng sinh dục, háng (vùng da quấn tã). Riêng với những vùng da này cần ưu tiên sử dụng các loại sản phẩm dịu nhẹ. Không được tự ý sử dụng thuốc tùy tiện, đặc biệt tránh dùng các thuốc có hoạt lực mạnh lên những vùng da này vì có nguy cơ gây bỏng.

sử dụng các loại dung dịch vệ sinh dịu nhẹ
Một số vùng da cần ưu tiên áp dụng các biện pháp vệ sinh bằng dung dịch dịu nhẹ, không dùng ngay các loại thuốc có hoạt lực mạnh

4. Nên bôi thử để theo dõi phản ứng

Tất các các loại thuốc dù sử dụng cho người lớn hay trẻ nhỏ đều có tỉ lệ bị dị ứng, kích ứng. Với các loại thuốc bôi ngoài da cũng không ngoại lệ. Đối với trẻ bị chàm sữa, phụ huynh cần chú ý theo dõi các phản ứng trên da của bé. Tốt nhất nên bôi thử ở những vùng da nhỏ để theo dõi.

Sau khi bôi một lượng nhỏ, nếu da của bé không có các phản ứng dị ứng kích ứng thì tiếp tục bôi trên diện rộng. Nếu có phản ứng kích ứng, dị ứng thì cần phải ngưng sử dụng ngay và hỏi ý kiến của bác sĩ.

Tham khảo thêm: 11 loại kem bôi trị chàm sữa phổ biến hiện nay

5. Thận trọng về thời gian sử dụng

Hầu hết các loại thuốc điều trị ngoài da cần sử dụng theo từng đợt để theo dõi tiến triển, mức độ hiệu quả. Đặc biệt, một số loại thuốc bôi đặc trưng như acid crisophanic, acid boric, acid salixylic, gudron,… khi dùng toàn thân dài ngày hoặc ngắn ngày đều cần phải cẩn thận. Nếu sử dụng thuốc kéo dài vừa có thể gây nhờn thuốc, kém hiệu quả vừa làm tăng nguy cơ nhiễm độc da.

Thông thường những nhóm thuốc bôi ngoài da sẽ được bác sĩ chỉ định liều dùng 7 ngày, 10 ngày, 15 ngày, 20 ngày tùy theo loại thuốc, mức độ hoạt động của thuốc. Sau mỗi đợt, bác sĩ sẽ hẹn tái khám và đánh giá những tác động của thuốc đối với hiệu quả điều trị. Nếu thuốc có tác dụng tốt, bệnh nhân sẽ được chỉ định tiếp tục sử dụng hoặc chuyển sang thuốc khác nếu như hiệu quả điều trị không như mong đợi.

6. Cẩn thận với tương tác thuốc

Các loại thuốc điều trị có thể gây ra tương tác thuốc không mong muốn. Nếu không chú ý và sử dụng cùng lúc 2 loại thuốc tương tác với nhau có thể gây ra một số ảnh hưởng xấu trên da, làm tăng nguy cơ tai biến, tác dụng phụ.

Chính vì vậy khi trao đổi với bác sĩ, bệnh nhân cần liệt kê những loại thuốc đang sử dụng cho trẻ để bác sĩ có hướng điều trị thích hợp để tránh gây ra những ảnh hưởng không mong muốn do việc tương tác thuốc xảy ra.

thăm khám khi trẻ bị chàm sữa
Thăm khám khi trẻ bị chàm sữa để được hướng dẫn điều trị và có chỉ định sử dụng thuốc phù hợp

7. Chú ý các vấn đề về an toàn khi sử dụng thuốc

Đối với các loại thuốc bôi ngoài da, hầu hết nhãn dán đều cảnh báo các thông tin an toàn cần biết trong quá trình sử dụng. Các loại thuốc bôi ngoài da cần bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa nguồn nhiệt, ánh sáng mạnh, ánh nắng trực tiếp. Trong quá trình sử dụng không được để thuốc dính vào mắt, mũi, miệng của bé, không được nuốt.

Thông tin trong bài viết không có tác dụng thay thế hướng dẫn điều trị, chẩn đoán và toa thuốc. Bệnh nhân khi có những vấn đề về sức khỏe cần trao đổi với bác sĩ để được điều trị đúng hướng.

Có thể bạn quan tâm

  • Bé bị chàm sữa mẹ không nên ăn gì?
  • Trẻ bị chàm sữa nên tắm lá gì?

Từ khóa » Cách Chữa Chàm Sữa Cho Em Bé