NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI MANG THAI 3 THÁNG GIỮA

Tuần thứ 13+14: Nước tiểu được hình thành, giới tính thai nhi rõ ràng

Thai nhi bắt đầu có hiện tượng uống nước ối và bài xuất nước tiểu vào buồng ối và lại uống, tạo thành chu kỳ. Xương của thai nhi bắt đầu cứng chắc hơn, đặc biệt là xương sọ và các xương dài. Da của thai nhi tuy vẫn còn mỏng và dễ nhìn xuyên qua, nhưng nó sẽ sớm dày lên. Cổ của thai nhi định hình rõ ràng hơn, và chi dưới cũng phát triển khá nhiều. Lách thai nhi bắt đầu sản sinh hồng cầu.Giới tính thai nhi sẽ nhìn thấy được rõ ràng. Tại thời điểm này thai nhi có chiều dài khoảng 87 mm và nặng khoảng 45 g.Tuần thứ 15+16: da đầu có tóc phát triển. mắt bắt đầu cử động Tuần thứ 15 thai nhi sẽ phát triển rất nhanh. Xương tiếp tục phát triển hơn nữa, và sẽ có thể nhìn thấy dưới hình ảnh siêu âm sau một thời gian nữa. Phần da đầu có tóc của thai nhi cũng bắt đầu hình thành, đầu của thai nhi cứng lên. Mắt của thai nhi có thể chuyển động từ từ. Tai của thai nhi cũng tiến vào những bước hoàn thiện cuối cùng. Tứ chi của thai nhi có khả năng chuyển động cùng nhau và có thể nhìn thấy trong quá trình siêu âm. Tuy nhiên những vận động này còn quá nhỏ nên thai phụ sẽ khó cảm nhận được. Vào thời điểm tuần thứ 16 này, thai nhi có chiều dài khoảng 120 mm và nặng khoảng 110 g.Tuần thứ 17+18: móng chân bắt đầu phát triển và bắt đầu có khả năng nghe Móng chân của thai nhi bắt đầu xuất hiện. Thai nhi trong buồng ối vận động nhiều hơn, bắt đầu lăn, xoay, lật. Trái tim thai nhi giờ đây có thể bơm khoảng 100 pint máu mỗi ngày (~ 47 - 48 lít máu mỗi ngày). Tai của thai nhi bắt đầu lồi ra bên ngoài, và thai nhi bắt đầu có khả năng nghe. Mắt của thai nhi bắt đầu nhìn về phía trước và hệ tiêu hóa cũng bắt đầu hoạt động. Vào tuần thứ 18 của thai kỳ, thai nhi có chiều dài khoảng 140 mm và nặng khoảng 200 g là những dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng giữaTuần thứ 19+20: lớp bảo vệ da thai nhi phát triển Tuần thứ 19 thai nhi phát triển chậm lại. Một lớp trơn nhờn, giống như pho mát xuất hiện, bao phủ lên da thai nhi gọi là lớp chất gây (vernix caseosa). Lớp chất gây có tác dụng bảo vệ làn da nhạy cảm của thai nhi trước sự ma sát, nứt nẻ hoặc dày cứng do tiếp xúc với dịch ối.

Tuần thứ 20 là dấu mốc đã qua một nửa chặng đường mang thai. Lúc này thai phụ có thể cảm nhận được sự cử động của thai nhi. Thai nhi sẽ luân phiên ngủ và thức tỉnh, và tất nhiên, thai nhi có thể bị đánh thức dậy bởi tiếng ồn hoặc các cử động của thai phụ.Vào thời điểm này, thai nhi có chiều dài khoảng 260 mm và nặng khoảng 320 g.Tuần thứ 21+22: thai nhi có thể mút tay, có thể nhìn thấy tóc thai nhi Tuần thứ 21 toàn thân thai nhi được bao phủ bởi một lớp lông tơ mềm. Lớp lông tơ này có vai trò giúp giữ lớp chất gây trên da thai nhi. Phát xạ mút của thai nhi cũng được hình thành. Thai nhi bắt đầu có hành động mút ngón tay cái. Tuần thứ 22 tóc và lông mày thai nhi có thể nhìn thấy được. Với thai nhi nam, tinh hoàn bắt đầu di chuyển xuống dưới. Tại thời điểm này thai nhi có chiều dài khoảng 280 mm và nặng khoảng 460 g.Tuần thứ 23: vân tay và vân chân hình thành Tuần thứ 23 mắt thai nhi bắt đầu có những chuyển động nhanh. Các đường rãnh cũng bắt đầu xuất hiện ở bàn tay và bàn chân, sau này sẽ trở thành yếu tố sinh trắc học vô cùng quan trọng, đó là vân tay và vân chân. Thai nhi có thể bắt đầu xuất hiện nấc, gây ra những chuyển động giật đột ngột.Tuần thứ 24: da thai nhi có nếp nhăn Tuần thứ 24 da thai nhi xuất hiện các nếp nhăn, không còn trong suốt như trước, và có màu hồng hoặc đỏ (là màu của máu trong các mao mạch).Tại thời điểm này, thai nhi có chiều dài khoảng 300 mm và nặng khoảng 630 g.Tuần thứ 25: thai nhi đáp lại lời mẹ Tuần thứ 25 thai nhi có thể cử động để đáp lại những âm thanh quen thuộc như giọng nói của mẹ. Giấc ngủ của thai nhi lúc này đa phần là pha ngủ mắt chuyển động nhanh (REM) (là một pha của giấc ngủ, khi đó nhãn cầu chuyển động rất nhanh dù mắt vẫn nhắm).Tuần thứ 26: phổi thai nhi phát triển Tuần thứ 26 phổi của thai nhi bắt đầu sản xuất surfactant - là một chất giữ cho các phế nang có thể giãn ra khi hít vào và không bị xẹp hay dính khi thở ra. Tại thời điểm này thai nhi có chiều dài khoảng 360 mm và nặng khoảng 760 g.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu không còn bị ảnh hưởng nhiều bởi cảm giác khó chịu ốm nghén mang lại và cũng dần quen với những thay đổi của hormone. Đây là thời điểm mẹ bầu bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi, mỗi bữa mẹ bầu nên tăng thêm khoảng 300 – 350 calories. Mỗi tháng, bạn phải tăng lên từ 2-2,5 kg để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi.

4 nhóm thực phẩm bà bầu nên bổ sung vào cơ thể để cung cấp đủ dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi:

  • Nhóm chất đạm gồm: cá, trứng, các loại thịt đỏ, đậu đỗ…
  • Nhóm chất bột gồm: khoai lang, gạo, ngô, mì…
  • Nhóm chất béo gồm: dầu lạc, vừng, lạc…
  • Nhóm vitamin, khoáng chất, chất xơ: các loại rau xanh đậm, hoa quả trái cây tươi…

Thêm nữa, bà bầu cũng nên bổ sung thêm các chất sắt, canxi, kẽm, vitamin B, vitamin A, D, C, E, beta carotene vào cơ thể. Đặc biệt việc uống đủ nước, tránh bỏ bữa rất quan trọng.

Từ khóa » Các Triệu Chứng Khi Mang Thai 3 Tháng Giữa